Người không đủ can đảm để mạo hiểm thì sẽ không gặt hái được gì trong cuộc sống.

Muhammad Ali

 
 
 
 
 
Tác giả: Agatha Christie
Thể loại: Trinh Thám
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: Lê Huy Vũ
Số chương: 28
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 457 / 48
Cập nhật: 2020-04-04 20:30:41 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 3 - Tại Biệt Thự Geneviève
rong chớp mắt, Poirot nhảy khỏi xe, mắt ánh lên vẻ quan tâm đặc biệt.
“Anh nói cái gì kia? Bị giết? Khi nào? Kiểu gì?”
Anh cảnh sát đứng thẳng người lại.
“Tôi không thể trả lời bất cứ câu hỏi nào, thưa ông.”
“Phải rồi. Tôi hiểu.” Poirot ngẫm nghĩ một phút. “Chắc là cảnh sát trưởng đang ở trong phải không?”
“Vâng, thưa ông.”
Poirot chìa ra một tấm danh thiếp, và viết vội mấy chữ lên đó.
“Voilà!Đây! Anh làm ơn cho người chuyển tấm thiệp này vào cho cảnh sát trưởng ngay lập tức.”
Anh cảnh sát nhận tấm thiệp, ngoái đầu ra sau vai, huýt sáo. Mấy giây sau, một cảnh sát khác đi ra, anh ta đưa cho người này lời nhắn của Poirot. Sau mấy phút chờ đợi, một người đàn ông thấp đậm, dáng khỏe mạnh với bộ ria mép vĩ đại bước ra mở toang cổng. Viên cảnh sát đứng nghiêm và tránh sang một bên.
“Ngài Poirot thân mến,” người mới đến kêu lên. “Thật vui khi được trông thấy ngài. Ngài có mặt thật đúng lúc.”
Gương mặt Poirot sáng bừng lên.
“Ngài Bex! Quả là một niềm vinh hạnh.” Anh quay sang tôi. “Đây là anh bạn người Anh của tôi, Đại úy Hastings – còn đây là ngài Lucien Bex.”
Cảnh sát trưởng và tôi cúi chào nhau xã giao, và ngài Bex lại quay sang Poirot.
“Mon vieux,Bạn cũ của tôi ơi, tôi đã không gặp ngài từ năm 1909, cái lần ở Ostend ấy. Ngài có thông tin gì có thể giúp được chúng tôi chăng?”
“Có thể là ngài đã biết rồi. Chắc ngài đã biết là tôi được mời đến đây?”
“Không. Ai mời ngài đến?”
“Người vừa chết. Có vẻ như ông ta đã biết việc có người muốn mưu hại mình. Chỉ tiếc là ông ấy nhờ đến tôi khi đã quá muộn.”
“Sacré tonnerre!Trời đất quỷ thần ơi!” vị người Pháp thốt lên. “Vậy là ông ta đoán được trước vụ ám sát của mình. Điều đó phá vỡ đáng kể các giả thiết của chúng tôi! Nhưng mời ngài vào trong đã.”
Ông ta giữ cánh cổng, và chúng tôi cùng rảo bước về phía ngôi nhà. Ngài Bex tiếp tục nói:
“Thẩm phán điều tra, ngài Hautet, phải được thông báo ngay về chuyện này. Ông ấy vừa khám nghiệm hiện trường vụ án xong và đang chuẩn bị bắt đầu thẩm vấn.”
“Thời gian xảy ra tội ác là khi nào?” Poirot hỏi.
“Thi thể được phát hiện ra sáng nay, lúc khoảng chín giờ. Lời khai của phu nhân Renauld và các bác sĩ chứng tỏ rằng cái chết đã xảy ra khoảng lúc hai giờ sáng. Nhưng xin mời vào, mời ngài.”
Chúng tôi tới gần mấy bậc cấp dẫn lên cửa trước của ngôi biệt thự. Trong sảnh, một cảnh sát khác đang ngồi. Nhìn thấy cảnh sát trưởng, anh ta đứng bật dậy.
“Ngài Hautet đang ở đâu?” cảnh sát trưởng hỏi.
“Trong phòng khách, thưa ngài.”
Cảnh sát trưởng Bex mở cánh cửa phía bên trái hành lang, và chúng tôi bước vào. Ngài Hautet và thư ký đang ngồi bên một chiếc bàn tròn lớn. Họ nhìn lên khi chúng tôi bước vào. Cảnh sát trưởng giới thiệu chúng tôi, và giải thích cho sự hiện diện của tôi.
Hautet, thẩm phán điều tra, là một người cao, gầy, với đôi mắt sẫm màu sắc sảo, cùng một bộ râu bạc được cắt tỉa gọn gàng, có thói quen vuốt râu khi nói. Đứng cạnh lò sưởi là một người đàn ông lớn tuổi, vai hơi khom, chúng tôi được cho biết đó là bác sĩ Durand.
“Quá lạ lùng,” Hautet nhận định khi cảnh sát trưởng kết thúc câu chuyện. “Ngài có bức thư ở đây không?”
Poirot đưa lá thư cho ông ta, vị thẩm phán đọc thư. “Hừm! Ông ta nói tới một bí mật. Thật tiếc là ông ta đã không nói rõ hơn. Chúng tôi mắc nợ ngài rồi, ngài Poirot. Tôi hy vọng là ngài sẽ cho chúng tôi vinh dự được ngài hỗ trợ trong quá trình điều tra. Hay là ngài buộc phải về lại London?”
“Ngài thẩm phán, tôi muốn ở lại. Tôi đã không tới kịp lúc để ngăn chặn cái chết cho khách hàng của mình, nhưng vì danh dự, tôi phải tìm cho ra kẻ sát nhân.”
Ông thẩm phán cúi đầu.
“Những tình cảm thật cao quý. Thêm nữa, chắc chắn là phu nhân Renauld sẽ muốn có được sự giúp đỡ của ngài. Chúng tôi đang nóng lòng đợi ngài Giraud từ Cơ quan an ninh ở Paris tới, và tôi chắc chắn là ngài và ngài ấy có thể hỗ trợ nhau rất nhiều trong quá trình điều tra. Trong lúc đó, tôi hy vọng ngài sẽ hạ cố dự các buổi thẩm vấn cùng tôi, và cũng cần phải nói ngay rằng, mọi sự trợ giúp mà ngài yêu cầu đều sẽ được đáp ứng.”
“Cảm ơn ngài. Xin ngài hiểu cho rằng hiện tại thì tôi hoàn toàn chưa có gì trong tay. Tôi không biết bất cứ điều gì hết.”
Ông Hautet gật đầu với cảnh sát trưởng và vị này kể lại sự việc:
“Sáng nay, khi xuống nhà để bắt đầu làm việc, người hầu già Françoise thấy cửa trước khép hờ. Giật mình, nghĩ là có trộm, bà ta nhìn vào phòng ăn, nhưng khi thấy bộ đồ bạc còn nguyên vẹn, bà ta không băn khoăn về chuyện đó nữa, mà kết luận rằng ông chủ đã dậy sớm đi dạo.”
“Xin phép ngài tôi ngắt lời một chút, nhưng đó có phải là thói quen thường ngày của ông ấy không?”
“Không, nhưng bà hầu già Françoise lại có một quan niệm chung về người Anh, rằng họ đều hơi điên, và bất cứ lúc nào họ cũng có thể làm những chuyện kỳ quặc nhất! Khi đi gọi bà chủ như mọi lần, cô hầu gái trẻ Léonie tá hoả phát hiện ra bà chủ bị bịt miệng và trói gô lại, gần như cùng lúc đó, họ nghe tin xác của ông Renauld vừa được tìm thấy, chết cứng, bị đâm từ sau lưng.”
“Ở đâu?”
“Đây là một trong những tình tiết kỳ lạ nhất của vụ này. Thưa ngài Poirot, cái xác nằm úp, trong một lỗ huyệt chưa lấp.”
“Sao kia?”
“Phải. Một cái hố mới đào – chỉ cách khuôn viên khu biệt thự vài thước.”
“Ông ta chết được bao lâu rồi?”
Bác sĩ Durand lên tiếng:
“Tôi đã khám nghiệm tử thi lúc mười giờ sáng nay. Rất có thể ông ta đã chết từ ít nhất là 7, cũng có thể là 10 tiếng trước.”
“Hừm, như thế tức là khoảng từ nửa đêm tới ba giờ sáng.”
“Chính xác, và căn cứ theo lời khai của bà Renauld thì có thể xác định thời điểm là khoảng hai giờ sáng, điều này giúp thu hẹp phạm vi thêm một chút. Cái chết diễn ra ngay tức thì, và như thế đương nhiên không thể là do nạn nhân tự gây ra.”
Poirot gật đầu, vị cảnh sát trưởng tiếp tục:
“Những người hầu cận trong cơn hoảng loạn đã vội vã cởi trói cho bà Renauld. Lúc đó bà ta trong tình trạng vô cùng yếu ớt, gần như bất tỉnh vì đau do bị trói. Theo lời bà ta kể lại, có hai gã đàn ông đeo mặt nạ đột nhập vào phòng ngủ, bịt miệng và trói bà ta lại, trong khi dùng vũ lực bắt ông chồng đi. Khi nghe tin dữ, bà ta lập tức rơi vào tình trạng hoảng loạn. Khi tới nơi, bác sĩ Durand đã kê ngay thuốc an thần, và chúng tôi vẫn chưa thẩm vấn được bà ấy. Nhưng chắc chắn là bà ấy sẽ tỉnh lại, bình tĩnh hơn và đủ sức chịu đựng sự căng thẳng của cuộc thẩm vấn.”
Cảnh sát trưởng ngừng lời.
“Thế còn những người khác trong nhà thì sao thưa ngài?”
“Có bà quản gia già Françoise, bà ta đã sống nhiều năm với người chủ cũ của biệt thự Geneviève. Rồi hai chị em nhà Oulard, Denise và Léonie. Nhà họ ở Merlinville, cha mẹ họ là những người được tôn trọng nhất mực. Rồi có người tài xế mà ông Renauld đưa từ Anh về, nhưng người này lại đang nghỉ phép. Cuối cùng là phu nhân Renauld và con trai, cậu Jack Renauld. Anh này hiện cũng không có ở nhà.”
Poirot cúi đầu. Ông Hautet lên tiếng:
“Marchaud!”
Một sergent de villeviên cảnh sát xuất hiện.
“Đưa bà Françoise lại đây.”
Viên cảnh sát chào, rồi biến mất. Một lát sau, anh ta quay lại, dẫn theo Françoise đang run rẩy sợ hãi.
“Tên bà là Françoise Arrichet phải không?”
“Vâng thưa ngài.”
“Bà đã làm việc ở biệt thự Geneviève lâu rồi phải không?”
“Mười một năm với bà tử tước. Rồi khi bà tử tước bán biệt thự hồi mùa xuân vừa rồi, tôi đã nhận lời tiếp tục làm việc cho ngài quý tộc người Anh. Thật chẳng ngờ…”
Ông thẩm phán ngắt lời:
“Chắc chắn rồi, chắc chắn rồi. Giờ thì, bà Françoise, liên quan tới cửa trước nhà, ai là người có trách nhiệm khóa cửa vào buổi đêm?”
“Là tôi thưa ngài. Tôi lúc nào cũng rất chu đáo trong việc đó.”
“Thế còn đêm qua?”
“Tôi đã khóa cửa như thường lệ.”
“Bà chắc chứ?”
“Xin thề có thánh thần chứng giám, thưa ngài.”
“Lúc đó là khoảng mấy giờ?”
“Cùng giờ với mọi hôm, mười rưỡi, thưa ngài.”
“Những người còn lại trong nhà thì sao, họ đã đi ngủ cả chưa?”
“Phu nhân đã đi nghỉ trước đó một lát. Denise và Léonie thì lên cùng với tôi. Ông chủ vẫn ở trong phòng làm việc.”
“Tức là, nếu sau đó có người mở cửa thì hẳn phải chính là ngài Renauld?”
Françoise nhún đôi vai rộng.
“Ông ấy làm như vậy để làm gì chứ? Trong khi bọn ăn trộm và sát thủ lúc nào cũng lượn lờ xung quanh! Thật là một ý tưởng hay ho! Ông chủ đâu có khờ khạo thế. Không có vẻ là ông chủ phải tiễn người phụ nữ ấy ra về…”
Vị thẩm phán lập tức cắt ngang: “Người phụ nữ? Ý bà là người phụ nữ nào?”
“Sao kia ạ? người phụ nữ đã tới gặp ông chủ ấy.”
“Có phải người ấy đã tới gặp ông ta tối hôm đó không?”
“Phải, thưa ngài – và cả những tối khác nữa.”
“Cô ta là ai? Bà có biết cô ta không?”
Một vẻ gian trá toát lên trên gương mặt bà già, rồi bà ta càu nhàu:
“Làm sao tôi biết đó là ai được chứ? Tối qua tôi không mở cửa cho bà ta.”
“A ha!” vị thẩm phán gầm lên và đập mạnh tay xuống bàn. “Bà định giỡn mặt cảnh sát phải không? Tôi ra lệnh cho bà ngay lập tức nói cho tôi tên của người phụ nữ tới gặp ông Renauld vào các buổi tối.”
“Cảnh sát – cảnh sát,” Françoise làu nhàu. “Chả bao giờ tôi nghĩ mình lại dính dáng với cảnh sát cả. Nhưng tôi biết đủ rõ về bà ta. Đó là bà Daubreuil.”
Cảnh sát trưởng buột miệng thốt lên, xô người về phía trước, như thể rất sửng sốt.
“Bà Daubreuil – ở biệt thự Marguerite ngay dưới đường phải không?”
“Chính là như thế thưa ngài, ôi chao, bà ấy mới đẹp làm sao.” Bà già hất đầu vẻ khinh miệt.
“Bà Daubreuil,” cảnh sát trưởng lẩm bẩm, “Không thể nào.”
“VoilàVậy đó,” Françoise gầm gừ. “Nói ra sự thật thì nhận được thái độ thế đó.”
“Không hề,” vị thẩm phán hỏi cung lên tiếng xoa dịu. “Chỉ là chúng tôi thấy kinh ngạc, vậy thôi. Vậy thì bà Daubreuil và ông Renauld, họ là…” Ông tế nhị ngừng lại. “Hử? Đương nhiên là vậy phải không?”
“Làm sao mà tôi biết được? Nhưng các ông thì sao? Thưa ngài, ông chủ là một milord Anglais - très richequý tộc Anh – rất giàu, còn bà Daubreuil thì nghèo, nghèo và très chicthanh lịch, với tất cả những điều đó, bà ấy lặng lẽ sống cùng con gái mình. Tất nhiên, bà ấy có quá khứ của mình! Bà ấy không còn trẻ nữa, nhưng ma foi!thú thực Xin nói với các ngài rằng chính tôi đây đã nhiều lần chứng kiến bao nhiêu đàn ông quay đầu lại nhìn theo mỗi khi bà ấy ra phố. Ngoài ra thì gần đây, bà ấy có nhiều tiền hơn, cả thị trấn biết chuyện đó. Thời tiêu xài dè sẻn đã qua rồi.” Françoise lắc đầu đầy quả quyết.
Hautet vuốt râu trầm ngâm. Sau một hồi, ông ta hỏi:
“Thế còn phu nhân Renauld? Bà ấy coi chuyện này là gì – tình bạn chăng?”
Françoise nhún vai.
“Bà ấy lúc nào cũng cực kỳ nhã nhặn – vô cùng lịch thiệp. Người ta có thể nghĩ rằng bà ấy không mảy may nghi ngờ. Nhưng dù thế, chẳng phải là con tim sẽ rất đau khổ sao thưa ngài? Ngày qua ngày, tôi chứng kiến phu nhân càng lúc càng xanh xao gầy mòn. Bà ấy không còn như khi mới đến đây một tháng trước nữa. Ông chủ cũng thay đổi. Ông ấy cũng có những mối lo lắng. Ai cũng thấy ông ấy sắp khủng hoảng thần kinh tới nơi. Và đó cũng là chuyện dễ hiểu thôi, nhất là với một vụ ngoại tình theo kiểu đó. Chẳng có giữ ý giữ tứ hay thận trọng gì hết. Đúng style Anglaiskiểu Anh.”
Tôi nhột nhạt cựa mình đầy phẫn nộ trên ghế, nhưng vị thẩm phán hỏi cung tiếp tục đặt câu hỏi, không hề bị xao nhãng vì những vấn đề ngoài lề.
“Bà nói rằng ông Renauld không phải tiễn bà Daubreuil về? Thế thì bà ấy có ra về không?”
“Có, thưa ngài. Tôi nghe tiếng họ ra khỏi phòng làm việc và đi về phía cửa. Ông chủ nói lời chúc ngủ ngon, và đóng cửa sau khi bà ấy ra về.”
“Lúc đó là mấy giờ?”
“Khoảng mười giờ hai lăm thưa ngài.”
“Bà có biết ông Renauld đi ngủ lúc nào không?”
“Tôi nghe tiếng lên nhà lúc khoảng 10 phút sau khi chúng tôi lên. Cầu thang kêu cọt kẹt nên ai cũng nghe thấy tiếng người đi lên đi xuống.”
“Chỉ có thế thôi? Bà không nghe thấy âm thanh lạ nào khác trong đêm à?”
“Không hề, thưa ngài.”
“Buổi sáng, trong số những người làm, ai là người xuống nhà đầu tiên?”
“Là tôi, thưa ngài. Tôi lập tức nhìn thấy cánh cửa hé mở.”
“Thế còn những cửa sổ khác dưới nhà thì sao, chúng đều được khóa chặt chứ?”
“Đúng vậy. Chẳng có gì đáng nghi hay không đúng chỗ cả.”
“Tốt lắm. Françoise, bà có thể đi.”
Bà lão chậm chạp cất bước về phía cửa. Đến ngưỡng cửa, bà ngoái lại.
“Tôi sẽ nói với ông thêm một điều nữa. Cái bà Daubreuil đó là một người xấu! Ồ, phải, phụ nữ rất hiểu nhau. Bà ta là một người xấu xa, hãy nhớ lấy điều đó.”
Rồi Françoise lắc lắc đầu vẻ hiểu biết và rời khỏi căn phòng.
“Léonie Oulard,” cảnh sát trưởng gọi.
Léonie xuất hiện, mắt ướt đẫm, gần như kích động. Hautet làm việc với cô một cách tế nhị. Lời khai của cô chủ yếu liên quan đến việc phát hiện ra bà chủ bị bịt miệng và trói gô lại, và cô ta có phần hơi phóng đại câu chuyện này. Cũng giống như Françoise, cô không nghe thấy gì trong đêm.
Tiếp sau là chị gái cô, Denise. Cô đồng ý với ý kiến rằng ông chủ của mình gần đây thay đổi rất nhiều.
“Mỗi ngày ông ấy lại trở nên rầu rĩ hơn. Ông ấy ăn ít hơn và lúc nào cũng ủ rũ.” Nhưng Denise lại có giả thiết riêng. “Chắc chắn là ông ấy bị bọn mafia theo dõi! Hai gã đeo mặt nạ còn có thể là dạng nào khác nữa? Thật là một xã hội điên loạn!”
“Tất nhiên cũng có khả năng đó,” cảnh sát trưởng nhẹ nhàng nói. “Giờ thì, cô gái, có phải cô là người mở cửa cho bà Daubreuil vào nhà tối qua không?”
“Không phải tối hôm qua, thưa ngài, mà là tối hôm kia.”
“Nhưng Françoise vừa nói với chúng tôi là bà Daubreuil đã ở đó tối hôm qua?”
“Không thưa ngài. Quả đúng là có một người tới gặp ông Renauld tối qua, nhưng không phải là bà Daubreuil.”
Quá đỗi ngạc nhiên, cảnh sát trưởng xác nhận lại, nhưng cô gái nhất định giữ nguyên lời khai. Cô biết rất rõ hình dáng của bà Daubreuil. Người phụ nữ này cũng có tóc đen, nhưng thấp hơn và trẻ hơn nhiều.
Không gì làm cô thay đổi được ý kiến.
“Cô đã gặp người này bao giờ chưa?”
“Chưa bao giờ, thưa ngài.” Rồi cô gái thận trọng nói thêm: “Nhưng tôi nghĩ cô ta là người Anh.”
“Người Anh ư?”
“Vâng, thưa ngài. Cô ấy nói tiếng Pháp khá tốt khi xin gặp ông Renauld, dù phát âm chuẩn nhưng rất dễ nhận ra. Hơn nữa, khi ra khỏi phòng làm việc, họ nói chuyện bằng tiếng Anh.”
“Cô có nghe thấy họ nói gì không? Ý tôi là cô có hiểu được không?”
“Tôi ấy à, tôi nói tiếng Anh rất tốt,” Denise tự hào nói. “Người phụ nữ nói nhanh quá, tôi không bắt kịp, nhưng tôi nghe được mấy lời cuối của ông chủ lúc mở cửa cho cô ta.” Cô dừng lại, rồi nhắc lại một cách cẩn trọng và khó nhọc: “Phảy-phảy-nhưn vì Chú, đi ngai đi!”
“Phải phải, nhưng vì Chúa, đi ngay đi!” cảnh sát trưởng nhắc lại.
Ông cho Denise nghỉ và, sau ít phút cân nhắc, gọi Françoise trở lại. Ông hỏi xem liệu bà ta có nhầm lẫn gì về cái đêm mà bà Daubreuil ghé thăm không. Tuy nhiên, Françoise lại tỏ ra bướng bỉnh bất ngờ. Chính xác là bà Daubreuil đã tới nhà đêm hôm qua. Chắc chắn là bà ấy. Denise muốn thu hút sự chú ý, thế thôi! Vì thế nên cô ta đã bịa ra câu chuyện hay ho về một người đàn bà lạ. Khoe mẽ cả trình độ tiếng Anh của cô ta nữa! Rất có thể là ông chủ chẳng bao giờ nói cái câu tiếng Anh đó ấy chứ, và, thậm chí nếu ông ấy có nói, thì điều đó cũng chẳng chứng tỏ được điều gì, vì bà Daubreuil nói tiếng Anh cực chuẩn, và thường hay sử dụng thứ tiếng đó khi nói chuyện với ông bà Renauld. “Ông biết đấy, cậu Jack, con trai của ông chủ, thường xuyên ở đây, và cậu ấy nói tiếng Pháp rất tệ.”
Cảnh sát trưởng không gặng hỏi thêm. Thay vào đó, ông hỏi về người tài xế, và biết được rằng chỉ mới hôm qua thôi, ông Renauld đã nói rằng chắc chắn ông không cần dùng tới xe, và Masters có thể nghỉ phép.
Poirot nhíu mày ra chiều phân vân.
“Gì vậy?” Tôi thì thầm.
Anh lắc đầu và hỏi:
“Xin lỗi, ngài Bex, nhưng chắc hẳn là ông Renauld có thể tự lái xe?”
Cảnh sát trưởng nhìn sang bà Françoise và bà lão lập tức đáp lại:
“Không, ông chủ không tự lái xe.”
Poirot càng nhăn tợn.
“Mong anh giải thích cho tôi điều đang khiến anh bận tâm,” tôi nóng ruột.
“Anh không thấy sao? Trong bức thư, ông Renauld có nhắc tới chuyện cử xe tới Calais đón tôi.”
“Có thể ý ông ấy là một chiếc xe thuê,” tôi gợi ý.
“Không nghi ngờ gì, chắc chắn là vậy. Nhưng tại sao lại đi thuê xe khi anh có xe riêng? Vì sao lại chọn ngày hôm qua để cho một tài xế nghỉ phép – bất ngờ, đột xuất? Có phải vì lý do nào đó mà ông ta muốn anh này tránh đi trước khi chúng ta tới không?”
Án Mạng Trên Sân Golf Án Mạng Trên Sân Golf - Agatha Christie Án Mạng Trên Sân Golf