Freedom is not given to us by anyone; we have to cultivate it ourselves. It is a daily practice... No one can prevent you from being aware of each step you take or each breath in and breath out.

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Tác giả: Cổ Long
Thể loại: Kiếm Hiệp
Upload bìa: Ngô Quang Hoàng
Số chương: 40
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 7492 / 185
Cập nhật: 2016-06-25 10:11:46 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 39 - Bước Đường Cùng Hoá Nên Liều Lĩnh Bích Dạ Vô Vi Chung Số Phận
óng chiều dần buông, một bóng hình đơn lẽ tợ một pho tượng đá đang đứng ngây người giữa một sắc trời bàng bạc một màu tím biêng biếc.
Và cảnh sắc hoàng hôn càng thêm mỹ lệ khi từng đàn chim nhạn rủ nhau chao nghiêng cánh và soi mình vào một mặt nước phẳng lặng đang phản chiếu ánh chiều tà.
Bóng hình đơn lẽ nọ càng thêm ngây người khi phát hiện trong những cánh nhạn kia có nhiều con thản nhiên đạp chân vào mặt nước tim tím, làm mặt nước vốn phẳng lặng bỗng vỡ ra. Sau đó, chúng ré lên chừng như thích thú với trò đùa vô hại, và đập cánh bay vút lên tầng không.
Bóng hình kia vì cảnh quan tuyệt trần của thiên nhiên nên phải ngây người hay vì lạ trước sắc màu tím biếc của mặt nước đang nhuộm từng cánh nhạn nên phải lẳng lặng ngắm nhìn? Hoặc giả, đó là một pho tượng đá thật sự được ai đó có tình tạc nên và đặt bên bờ nước cho quang cảnh thêm hữu tình?
Câu đáp liền xuất hiện.
Bóng hình đó bỗng nhích động, cho biết đó không phải là hình nhân và cũng không là pho tượng đá.
Bóng hình đó không phải ngây người vì cảnh nhạn đã được ánh nước hắt lên nhuộm nên một màu tím. Vì bóng hình đó ngay khi nhích động thân hình liền tung bổng người lên, không để sẵn sàng tóm lấy một cánh nhạn.
Và sau cùng, sắc màu tím biêng biếc của làn nước đang phản chiếu sắc trời chiều cũng không làm chàng ta phải động lòng đến phải ngây người. Vì chàng ta ngay khi tóm được một cánh nhạn đã ung dung vùi cánh nhạn đó chìm hẳn vào làn nước tím biếc nọ.
Đang tung tăng bay lượn, cánh nhạn nào bất ngờ bị tóm phải mà không ngoác miệng kêu inh ỏi?
Đang kêu lại bị vùi vào làn nước, con chim nhạn đương nhiên phải đập tung đôi cánh và sặc nước khiến tiếng kêu nghẹn lại.
Sự phẳng lặng của mặt nước liền vỡ tung ra, cảnh mỹ quan tự nhiên của đất trời ngay lập tức bị hành vi của chàng ta phá vỡ.
Chàng ta là ai? Nỡ nào nhẫn tâm sát hại một cánh nhạn bằng một phương thế vô cùng độc ác thế kia?
Không. Chàng ta không hề có ý định sát hại một cánh nhạn hoàn toàn vô tội.
Kìa, chàng ta đã nhấc con chim nhạn lên khỏi mặt nước và buông tay ra.
Bất ngờ được buông tha, con chim nhạn dù chưa kêu được cũng vội đập cánh phành phạch để vút người lạng đi.
Chàng ta lại ngây người. Và lần này là ngây người chỉ để nhìn theo cánh chim nhạn mà chàng vừa đại từ đại bi phóng sinh.
Đây quả là một trò đùa cho dù là vô hại nhưng vẫn là hành vi của một người lấy sự đau khổ của ai đó, của sinh vật nào đó làm điều thích thú. Do vậy, bảo chàng ta đại từ đại bi phóng sinh con chim nhạn thì khó có thể tin được.
Tuy nhiên, dù là điều khó tin cũng phải tin. Vì chàng ta sau một lúc ngây người bỗng mở miệng phát thoại. Chàng nói theo cánh chim nhạn mới phải một phen hoảng hốt kia:
- Thứ cho ta, nhạn ơi. Rồi đây, ta sẽ giữ yên tĩnh mãi Bích Dạ Đầm, cho ngươi và bầy đoàn thân hữu ngươi tha hồ bay lượn. Ta còn quên chưa nói lời đa tạ ngươi. Vì nhờ có ngươi, ta mới biết hiện giờ thù nhân của ta đang ẩn thân ở đâu.
Dứt lời và sau khi nhìn theo cánh nhạn được chàng phóng sinh giờ đã nhập đoàn cùng chúng bạn đang thả sức bay lượn khắc từng không, chàng ta bất ngờ tung người ra giữa đầm.
Oâi chao! Nhìn mãi những cánh nhạn chàng ta tự cho bản thân là nhạn nên định bay lượn như chúng chăng?
Là người chứ nào phải muôn điểu mà chàng ta lại có hành động rồ dại như thế này?
Oà! Chàng ta không hề rồ dại.
Và chàng ta dù không là cánh nhạn, nhưng xem kìa, chàng ta đang ung dung lướt người trên mặt nước bằng một khinh thân pháp xuất quỷ nhập thần.
Như những cánh nhạn lúc nãy, thỉnh hoặc một đôi lần, chàng ta cũng khẽ đụng mũi giày vào mặt nước làm mặt nước chốc chốc bị vỡ ra.
Nếu đây là Bích Dạ Đầm như lời chúng ta vừa mới tự nhủ thì với khinh thân pháp tuyệt đại tối thương này chàng ta chỉ có thể là cung chủ Bích Dạ Cung Bạch Bất Phục mà thôi.
Vì chỉ có Ngũ Tuyệt Thân Pháp của Bích Dạ Cung mới có năng lực đưa cung chủ Bích Dạ Cung vượt được mặt nước Bích Dạ Đầm.
Bằng không, tại sao thay vì đặt chân lên tiểu đảo nằm giữa đầm Bích Dạ sau một lúc thi triển khinh thân pháp chàng ta lại ung dung trầm người vào làn nước ngay sát bờ đá?
Bõm!
Chỉ có Bạch Bất Phục mới có hành động này. Chàng muốn vào Bích Dạ Cung nên không thể không trầm người vào đáy đầm nước.
Và chàng thật sự ung dung khi chạm tay vào một mô đá tròn lẳn để phát động cơ quan nhằm khai mở bí môn của Bích Dạ Cung.
Bí môn khai mở, nước từ đầm nước liền theo đó tràn vào Bích Dạ Cung vốn rỗng không.
Chàng vừa hạ thân yên ổn giữa tầm thảm điều, từ trên ngai vị dành riêng cho cung chủ Bích Dạ Cung liền có tiếng kêu kinh ngạc:
- Bạch Bất Phục, sao ngươi tìm được ta ở đây?
Qua lời xác nhận này chàng ta đúng là Bạch Bất Phục.
Chàng cũng kinh ngạc nhìn một lão bà có da mặt nhăn nheo đang ung dung ngồi vào vị trí đáng lý chỉ có chàng mới được quyền ngồi:
- Mụ là Kha Ngọc Nhân, cung chủ Vô Vi Cung? Sao mụ ra nông nỗi này?
Mụ bà liền phát tác:
- Ngươi còn hỏi ta à? Nếu không phải do ngươi thì là ai?
Chàng nheo mắt nhìn lão bà tóc bạc da mồi một lần nữa rồi mỉm cười thích thú:
- Kể ra mụ cũng liều lĩnh thật. Ta chỉ nghĩ đến việc mụ ẩn thân nơi này kể từ lúc ta biết rằng Huyết Hạc nghìn năm đã hoá giải toàn bộ độc chất U Linh đoạn trường trong Bích Dạ Đầm. Ha…ha…ha…! Còn việc mụ phải trở nên thế kia có phải là do lãnh thuỷ cùng lãnh khí đã làm cho bí thuật trụ nhan của mụ trở thành vô dụng không?
Sự phát tác trước đó của mụ yêu phụ Vô Vi Tiên Tử nếu có làm cho Bạch Bất Phục phải kinh ngạc ít nhiều thì bây giờ sự trầm tĩnh của mụ làm chàng vô cùng kinh ngạc.
Mụ ung dung hỏi:
- Quái lão đã như thế nào rồi?
Dù kinh ngạc, chàng vẫn đáp:
- Lão đã tự tìm chết khi vận dụng đến độ chót yêu công quái phướng.
Mụ gật đầu:
- Còn bọn kia thì sao? Đã khôi phục thần trí chưa?
Chàng nhếch môi cười lạnh:
- Tà bất thắng chính, yêu công quái phướng đâu dễ gì làm hại bọn họ?
Mụ níu mày làm cho sắc diện vốn nhăn nheo càng thêm nhăn nheo:
- Ngươi đã cứu tỉnnh chúng? Bằng cách nào?
Chàng ngạo nghễ đáp lại:
- Đương nhiên đã hoá giải yêu công, ta phải dùng âm công ngũ tuyệt! Tuy nhiên… Mụ tỏ vẻ nôn nao:
- Sao?
Chàng không giấu được sự tự hào:
- Do phải diệt trừ mụ trước đã, ta chưa có dịp giải cứu quần hùng.
Mụ gật đầu khiến điều ấy mặt chảy xệ của mụ rung chuyển:
- Vậy là bọn chúng vẫn mê loạn thần trí cho đến tận hôm nay?
Chàng gật đầu:
- Mười ngày kể cũng lâu. Nhưng mụ yêu tâm chậm lắm là sáng ngày kia họ sẽ trở lại như trước.
Mụ mỉm cười, thật khó có thể xem đó là một cái cười:
- Ngươi quả là tự phụ. Tuy nhiên, có một điều ta tin chắc là ngươi không bao giờ ngờ đến.
- Là điều gì?
Mụ nghiến răng ken két trước khi giải thích:
- Đó là:
ngoài việc ngươi là kẻ duy nhất phải bồi táng cùng ta, các võ phái Trung Nguyên tất phải hỗn loạn một khi biết rằng chưởng môn nhân của chúng vĩnh viễn là những hình nhân vô tri vô giác.
Chàng có vẻ cảnh giác:
- Mụ quá sợ đến phải mê loạn thần trí rồi sao? Ta sao lại phải bồi táng cùng mụ yêu phụ ngươi?
Đột ngột, mụ đứng lên khỏi ngai cung chủ.
Bạch Bất Phục thoáng bất ngờ khi thấy mụ yêu phụ vươn hai tay chộp lấy hai vật.
Một là cái chuông ngọc, kế đó là cái trống được bịt kín hai mặt bằng thiết luyện.
Mụ còn rít lên:
- Vì ta sẽ huỷ diệt ngươi bằng chính âm công của hai cổ vật này. Xem đây!
Tay lắc chuông, tay vỗ trống mụ yêu phụ sau nhiều ngày xem xét đã nghĩ được cách vận dụng âm kình để kích động hai vật kia tạo thành hai loại âm công lợi hại.
Tiếng trống mạnh như tiếng sấm động, lại được cả tiếng chuông cao vút đến xé màng nhĩ hoà theo, cả hai cùng xô ập vào đôi tai của Bạch Bất Phục.
Trong một sát na suy nghĩ, chàng hiểu được ngay câu nói của mụ.
Để kháng cự lại âm công của hai cổ vật lôi, chung này, Bạch Bất Phục không thể không thi triển Ngũ tuyệt Âm Công Bích Dạ.
Và nếu đã thế, Bích Dạ Cung làm sao chi trì nổi trước sự công phá của quá nhiều loại Âm Công?
Không chịu nổi tất phải vỡ ra, khi đó, chính mụ muốn như vậy, chàng phải cùng chết với mụ, chàng phải làm người bồi táng cho mụ.
Hiểu thì hiểu, để trừ khử mụ và để bảo toàn tính mạng, Bạch Bất Phục đâu còn cách nào khác để lựa chọn?
Dùng chưởng với mụ thì không được rồi. Vì âm công từ hai cổ vật Lôi, Chung đang thay nhau công phá tâm can chàng, chàng đâu thể vận dụng nội kình để dùng chưởng lực?
Chỉ một lúc chần chừ của chàng, chấn kình từ Âm Công ngay lập tức xô chàng phải té ngồi xuống.
Nhìn mụ yêu phụ đang loé lên những tia mắt đắc ý, Bạch Bất Phục vội toa. công và chụm miệng lại.
Thoạt đầu, do Âm Công ngũ tuyệt được chàng phát động muộn nên tiếng kêu chỉ là những làn âm thanh bé nhỏ. Và tai chàng vẫn cứ nghe âm công của hai cổ vật Lôi, Chung!
Nhưng sau đó, lúc chàng toa. công đến chỗ dẹp bỏ được tạp niệm, tai chàng dần quên đi hai loại âm công kia.
Nhờ đó, Ngũ tuyệt Âm Công Bích Dạ của chàng càng lúc càng rõ hơn:
Không bao lâu, âm công từ hai cổ vật nọ dần dần bị Ngũ tuyệt Âm Công Bích Dạ của chàng lấn át.
Cảm nhận được toàn thân đang thơi thới, Bạch Bất Phục liền hé mắt ra và nhìn vào đối phương.
Mụ yêu phụ lúc này đang có nhân dạng bên ngoài đúng là kinh tờm.
Mái tóc bạc rối bời, da dẻ tái nhợt, hai mắt trợn ngược, hai bên miệng rĩ máu và y phục thì xốc xếch, tuy nhiên, mụ vẫn vỗ trống, vẫn lắc chuông.
Chạm phải ánh mắt nhìn đầy đắc ý của chàng, mụ lại thêm một lần mạo hiểm.
Mụ vươn tay chộp luôn cây cổ cầm gần đó.
Và nhanh tốc, mụ dùng cước chân để dẫm loạn vào trống, tay hữu lắc chuông còn ta tả bật mạnh những sợi tơ đồng của cây cổ cầm:
Không ngờ mụ yêu phụ lại quyết tâm với định ý cùng chết chung với chàng như thế, Bạch Bất Phục vụt đứng lên và thổi ra từng tràng âm thanh dài thật dài, và mạnh thật mạnh.
Mụ yêu phụ như bị một luồng kình lực vô hình chấn lùi.
Mụ ngã ngồi vào lại chiếc ngai cung chủ hai tay vẫn còn ôm lấy cổ cầm và chuông ngọc. Chỉ có cái trống là phải rời chân mụ.
Nền đá chợt rung chuyển mạnh sau khi cả mụ yêu phụ lẫn Bạch Bất Phục đều dồn toàn bộ chân nguyên nội thể vào những loại Âm Công.
Mụ yêu phụ thổ huyết.
Nhưng mụ vẫn cố gắng chi trì trận tỷ đấu Âm Công.
Mụ lại thổ huyết và lần này phải buông rơi chuông ngọc.
Bạch Bất Phục vẫn phát động Ngũ tuyệt Âm Công Bích Dạ và nền đá vẫn cứ rung chuyển.
Mụ gục ngã và rời khỏi chiếc ngai cung chủ.
Bạch Bất Phục vội thu hồi Âm Công và dịch chân bước đến.
Bỗng, mụ nhích động thân hình, xoay người nằm nghiêng sang một bên.
Bạch Bất Phục sợ mụ yêu phụ lại có hành vi phản thường, vì cổ cầm vẫn còn ở trong tay mụ nên bước nhanh đến.
Bất ngờ, mụ dùng cổ cầm nện thẳng vào chiếc ngai cung chủ.
Chàng không thể không nhớ đến một lời ở trong cuộn lụa do môn nhân Bích Dạ Cung lưu tự:
“Cung chủ chỉ cần xoay chiếc ngai kia đúng một vòng theo hướng tây, đông! Cơ quan lập tức bị chế ngự” Điều đó có nghĩa là ẩn dưới chiếc ngai kia phải có cơ quan ám tàng.
Chàng hồn kinh phách động liền quật thẳng một kình vào mụ yêu phụ, ngăn hành vi của mụ.
- Chết!
Nhưng đã muộn!
Mụ tuy thảm tử sau chưởng kình của chàng nhưng chiếc ngai cung chủ cũng bị cổ cầm quật phải.
Và chiếc ngai phải bị vỡ nát. Cơ quan lập tức phát động.
Ngay lập tức, toàn bộ những bức tường đá tạo thành Bích Dạ Cung đều phải rung chuyển lên. Cả nền đá dưới chân chàng cũng phải rúng động như đang gặp cơn địa chấn.
Lo sợ, chàng đưa mắt nhìn quanh. Bốn bức tường vốn đang lay chuyển lại bị toàn bộ khối nước bên ngoài ép vào liền lay động mạnh hơn.
“Chúng sắp ngã vào trong? Ta bị chúng đè chết mất!” Hoảng loạn, Bạch Bất Phục chỉ còn một cách duy nhất.
Chàng hướng về bức tường đá trước mặt và phát động Ngũ tuyệt Âm Công Bích Dạ.
Cùng với ba bức tường đá ở phía trước bị Ngũ tuyệt Âm Công Bích Dạ đẩy bật ra, toàn thân chàng liền theo sức nước tuôn vào từ ba phía kia lao vọt ra phía trước.
Chàng kịp lao ra trước khi lượng nước ở phía trước tuôn vào để gặp ba luồng nước kia tạo thành xoáy nước cực lớn có thể nuốt chừng cả một ngọn núi nhỏ.
Vẫn nhớ đặc tính của nước ở Bích Dạ Đầm là:
“Thủy bất thuỷ, nê bất nê”, Bạch Bất Phục nhanh chóng đạp chân vào nền đá và vận dụng nhanh hai tay để lao lên thật nhanh theo bờ đá của tiểu đảo.
Tiểu đảo đang rung chuyển. Đó là cảm nhận của chàng lúc hai tay chạm vào bờ đá.
Do đó, ngay lúc đặt chân lên tiểu đảo, Bạch Bất Phục không dám chần chừ liền tung người lao đi, theo khinh thân pháp ngũ tuyệt.
Những tiếng chấn động khủng khiếp liền vang lên ở phía sau chàng.
Không cần quay đầu nhìn lại, chỉ cần nhìn vào mặt nước đầm Bích Dạ đang xao động tạo thành những lượn sóng lớn, Bạch Bất Phục cũng hiểu:
thế là toàn bộ tiểu đảo với Bích Dạ Cung đều bị phá huỷ và chìm ngập vào đáy nước Bích Dạ Đầm.
Sau hai lần đạp khẽ chân vào đầu hai ngọn sóng lớn Bạch Bất Phục đã yên vị Ở bên bờ đầm.
Nhìn lại đầm nước Bích Dạ, chàng không thể không than oán:
- Chao ôi! Đúng vào lúc Bích Dạ Đầm trở lại sắc màu thật sự là Bích Dạ, do u Linh đoạn trường độc đã bị huyết hạc ngàn năm hoá giải, không ngờ cũng là lúc Bích Dạ Cung vĩnh viễn mất đi. A… a….a… chốn suối vàng liệu Lã Chấn Tùng tiền bối có trách ta không?
Âm Công Âm Công - Cổ Long Âm Công