Số lần đọc/download: 2728 / 70
Cập nhật: 2015-11-08 05:35:41 +0700
Quyển 9 - Chương 40
T
riệu Quốc Đống rất bình tĩnh xoay xoay cây bút trong tay mà nghe Lăng Tiêu nói.
- Ở tình hình hiện nay thì rốt cuộc có thích hợp hay không, tôi cảm thấy đáng để nghiên cứu. Tôi hiểu ý của Bí thư Triệu, Tây Giang trì trệ đã lâu, Bí thư Triệu hy vọng nhanh chóng khởi động quái trình cải cách, đẩy mạnh kinh tế Tây Giang hồi phục. Ý tưởng này thì tốt nhưng chúng ta phải xem thời cơ đã chín hay chưa?
- Thời cơ không chỉ dựa vào nội bộ các công ty, nhà máy, còn cần phải suy nghĩ các nhân tố khác như chính sách của Trung ương, cùng với đặc thù của Thị xã Ninh Lăng chúng ta. Căn cứ tôi biết thì Trung ương đang đề nghị chỉnh đốn việc đề xuất cải cách các công ty vừa và nhỏ, yêu cầu căn cứ tình hình thực tế của các xí nghiệp mà xác định phương thức cải cách. Còn nếu chỉ nghĩ đẩy xí nghiệp ra ngoài, giúp chính quyền thoát gánh nặng là không chính xác.
Lăng Tiêu nói chuyện rất sắc bén.
- Tôi đã nghiên cứu qua về mấy xí nghiệp, nhà máy ở Tây Giang chúng ta. Vấn đề như nhà máy Tiêu kiện và Ngũ kim đang làm ăn tốt, sao cần cải cách? Đây là một vấn đề, vấn đề khác là MBO không phải không thể, nhưng nhân viên quản lý nhận cổ phần thì tôi thấy cần bàn, có phải là cứ làm quản lý sẽ được phần hơn? Như vậy có ảnh hưởng tới tính tích cực của nhân viên không? Mà cổ phần hóa có khiến tài sản quốc gia mất đi không? Mấy vấn đề này đã làm rõ chưa? Tôi cảm thấy Ủy ban kỷ luật nên điều tra làm rõ ở mấy vấn đề này, đảm bảo không khiến tài sản quốc gia bị thất thoát.
Không thể không nói Lăng Tiêu này nói chuyện khá có trình độ. Ít nhất nói ra chỗ thiếu sót của cách MBO này, làm người ta thấy nó có mạo hiểm.
Triệu Quốc Đống không lo Lăng Tiêu đặt câu hỏi, ngược lại khi Lăng Tiêu đặt câu hỏi thì có thể thấy trong Hội nghị thường vụ Thị ủy mình sẽ bị chất vấn lớn hơn nữa.
Nhưng người này nói chuyện đúng là có tính mê hoặc cao, hai nhà máy Tiêu kiện và Ngũ kim đều có hiệu quả kinh doanh tốt, sao nhất định phải bán, hoặc là nói cải cách?
Hội nghị trở nên yên tĩnh, các thường vụ đều ra vẻ suy nghĩ.
- Mọi người cần nói gì thì mời nói ra, có ý kiến, nghi ngờ gì cũng xin nói thẳng. Chúng ta chỉ cần không vì lợi ích cá nhân thì tranh luận là bình thường.
Tằng Lệnh Thuần thấy hội nghị hơi im lặng liền nhìn Triệu Quốc Đống rồi nói:
- Nói ra trong hội nghị là việc tốt, chứ nói sau chính là đi ngược kỷ luật tổ chức.
- Tôi xin nói một chút, vừa nãy Bí thư Lăng nói tôi thấy có lý. Hai nhà máy kia có hiệu quả kinh doanh khả quan, mặc dù hai năm nay có một chút khó khăn nhưng dưới sự cố gắng của toàn bộ nhân viên nhà máy thì năm ngoái vẫn làm ăn có lãi. Ở điểm này Bí thư Lăng đưa ra ý kiến không cần cải cách, bên Ủy ban có phải nên bàn lại hay không?
Vương Ích sa sầm mặt nói:
- Tôi không phải chuyên gia kinh tế nhưng vẫn đọc tài liệu về phương thức MBO, thấy phương thức này áp dụng khi cải cách công ty nhà nước chưa nhiều. Đúng như Bí thư Lăng nói, hai nhà máy này có hiệu quả kinh doanh tốt có phải do nhân viên quản lý lầm ra? Xác định số cổ phần thì phải dựa theo pháp luật, không thể nói trống rỗng, hoặc nói khách quan một chút anh thấy ai có cống hiến nhiều cho nhà máy thì sẽ thưởng cổ phần, như vậy là không thích hợp. Quy mô hai nhà máy này không nhỏ, liên quan ít nhất vài triệu, với thu nhập của nhân viên quản lý, bọn họ sao có thể mua nổi? Vấn đề tài chính có thể có chuyện không?
- Tôi thấy nếu như nguồn gốc tài chính không vấn đề gì thì chỉ có thể là vay. Nếu nói là vay, bọn họ thành cổ đông lớn có thể chuyển khoản vay sang nhà máy không? Tôi thấy khả năng này rất lớn. Nếu vì như vậy mà nhà máy hoạt động không tốt thì nó càng là gánh nặng cho chính quyền.
Trên thực tế khi Triệu Quốc Đống đề cử Lạc Dục Thành làm Phó bí thư Quận ủy, quan hệ giữa Vương Ích và Triệu Quốc Đống đã không còn hòa thuận nữa. Triệu Quốc Đống đề cử Lạc Dục Thành làm Vương Ích rất phản cảm. Chẳng qua Tằng Lệnh Thuần vùi đầu làm việc nên Vương Ích biết mình phải nhịn. Đến khi Lăng Tiêu thay Lôi Bằng thì mới có chút biến hoá.
Vị Phó bí thư này có vẻ rất tích cực, hơn nữa không e ngại nhiều như các vị Thường vụ quận ủy khác, nói chuyện thẳng thắn. Hơn nữa cũng không hề lùi bước trước việc Triệu Quốc Đống là Thường vụ thị ủy. Hai người dần trở nên mật thiết. Đồng thời Lăng Tiêu cũng có quan hệ tốt với Tằng Lệnh Thuần, điều này càng làm Vương Ích cảm thấy Lăng Tiêu có năng lực.
Hai người Vương Ích và Lăng Tiêu cũng thường xuyên nói ra quan điểm của mình về việc Triệu Quốc Đống không ngừng đòi cải cách các nhà máy với Tằng Lệnh Thuần. Điều này cũng đã ảnh hưởng đến cái nhìn của Tằng Lệnh Thuần.
Triệu Quốc Đống cũng ý thức được thời gian vừa rồi mình chỉ chú ý tới biến hoá trên Thị xã cùng với hội nghị công tác phát triển kinh tế của tỉnh thì huyện đã bắt đầu có biến.
Làm Triệu Quốc Đống không ngờ nhất là Lăng Tiêu và Vương Ích có thể kéo gần Tằng Lệnh Thuần lại. Tằng Lệnh Thuần vốn có quan hệ cũng khá được với hắn, mặc dù trong công việc có vài điểm không nhất trí nhưng tổng thể mà nói Tằng Lệnh Thuần khá ủng hộ Triệu Quốc Đống. Nhưng từ thái độ trong lần trước khi Tằng Lệnh Thuần chủ trì hội nghị nghiên cứu công tác của toàn quận đã làm Triệu Quốc Đống cảm thấy có biến hoá.
Triệu Quốc Đống không phải là thấy thái độ Tằng Lệnh Thuần có biến hoá về căn bản, mà là Tằng Lệnh Thuần coi trọng ý kiến và thái độ của Lăng Tiêu và Vương Ích, đây là biến hoá khá vi diệu. Người chủ trì khi lên tiếng vào lúc nào sẽ thể hiện khuynh hướng của người đó. Nếu nói ngoài hắn là Bí thư ra, trong Hội nghị thường ủy nếu ba vị Phó bí thư đều phản đối hắn, như vậy hắn không làm tròn trách nhiệm của Bí thư Quận ủy.
- Mấy vị đồng chí có ý kiến gì khác đều có thể nói.
Tằng Lệnh Thuần nhẹ nhàng nói.
Quế Toàn Hữu đã lên tiếng, Tiếu Triêu Quý và Bành Nguyên Hậu cũng có ý kiến. Dù sao ở vấn đề kinh tế thì không liên quan mấy tới bọn họ. Lạc Dục Thành không quá quen vấn đề này. Về phần Hạ Đồng thì thường sẽ theo dòng phương hướng chính.
- Chủ tịch Tằng, tôi muốn phát biểu ý kiến của mình.
Ngụy Hiểu Lam đặt bút lên sổ rồi nói.
- Ồ? Được, Hiểu Lam nói đi.
Tằng Lệnh Thuần có ấn tượng phong phú với Ngụy Hiểu Lam. Mặc dù không thể nói là quan hệ mật thiết nhưng Tằng Lệnh Thuần khá coi trọng năng lực làm việc của Ngụy Hiểu Lam.
- Tôi thấy vừa rồi Bí thư Triệu nói rất đúng đáng để chúng ta suy nghĩ. Nghiên cứu công việc cần nghiên cứu tình thế.
Ngụy Hiểu Lam thản nhiên nói.
- Tại sao phải nghiên cứu tình thế? Chúng ta bây giờ ở tình thế gì? Nghiên cứu tình thế, chúng ta mới có thể xác định rõ vị trí lịch sử của Tây Giang, qua đó làm điểm dựa đáng tin cậy khi đưa ra quyết định và triển khai công việc. Dựa vào tình thế chính là các hoàn cảnh khách quan ảnh hưởng tới công việc, mà nghiên cứu công việc nhất định cần nghiên cứu tình thế.
- Tây Giang chúng ta đang ở tình thế gì? Đại hội Đảng 15 đã chỉ rõ phương hướng cho sự phát triển năm năm tới của chúng ta, vậy năm năm tới chúng ta cần nắm bắt gì? Nói rốt cuộc là nắm bắt công việc, nắm bắt công việc trọng tâm đó là phát triển kinh tế.
- Lại xem tình hình Tây Giang chúng ta. Sản xuất công nghiệp mấy năm liền trì trệ, tăng trưởng gần như không có, đây là do trụ cột của chúng ta không tốt? Không phải, mọi người đều biết Tây Giang kế thừa trụ cột của Quận Ninh Lăng trước đây, có trụ cột hơn bất cứ quận, huyện nào khác của Ninh Lăng. Trên Thị xã không coi trọng? Không phải, Thị ủy phái Bí thư Triệu đến Quận Tây Giang chúng ta, hơn nữa Bí thư Triệu còn kiêm chức Thường vụ thị ủy, Bí thư Triệu phụ trách công tác kinh tế của Huyện Hoa Lâm hai năm, Hoa Lâm năm 95 xếp gần cuối của Thị xã, vậy mà năm 97 đứng thứ ba của Thị xã, chỉ kém Tây Giang và Tào Tập. Bí thư Lăng từ cơ quan trực thuộc trung ương phái xuống, Chủ tịch Tằng đến từ Ủy ban kinh tế Thị xã, qua đó đủ để chứng minh Thị ủy, Ủy ban Thị xã coi trọng Tây Giang chúng ta.
Ngụy Hiểu Lam đột nhiên lên tiếng làm tất cả mọi người đều chú ý tới. Mọi người đều hứng thú với lời nói của Ngụy Hiểu Lam, và muốn xem vị Phó chủ tịch này có lời lẽ kinh người gì.
- Trung ương và hai cấp tỉnh, Thị xã đã xác định công tác trọng tâm là phát triển kinh tế, kiên định đi theo con đường cải cách. Tây Giang chúng ta cũng không ngoại lệ. Lúc này Tây Giang có viễn cảnh tốt, khu công nghiệp Lâm Cảng sắp khởi công, Khu Khai Phát bên cạnh cũng chuẩn bị được quy hoạch thành Trụ sở sản xuất thiết bị ngành điện, chúng ta không thể ngồi chờ.
- Cải cách nhà máy, thành lập chế độ công ty hiện đại, tôi nhớ đây là lời phát biểu của Thủ tướng Hồng sau Hội nghị Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc lần thứ 9 đã đưa ra khi phóng viên nước ngoài hỏi về ý tưởng cải cách công ty nhà nước của chính phủ, đây cũng là nguyên tắc cơ bản mà Trung ương xác định. Các nhà máy của Tây Giang nhỏ mà phân tán, không là nhà máy thuộc mấy ngành hàng đầu của quốc gia. Nếu chúng ta không quyết đoán bỏ trói buộc cho các nhà máy, giải phóng từ chính sách đế cơ chế, để các nhà máy tiến vào nền kinh tế thị trường mà cứ có quan niệm cũ khống chế bọn họ trong tay sẽ hại các công ty, nhà máy, còn liên lụy tới chính quyền.
- Về phần lời Bí thư Lăng cùng bí thư Vương nói nhà máy Tiêu kiện và Ngũ kim có hiệu quả kinh doanh tốt, tôi thấy nhìn một nhà máy không nên nhìn theo tình hình trước mắt mà phải xem xu thế trong tương lai. Tôi từ chỗ Phó chủ tịch Hoắc mà nhận được bản phân tích tình hình kinh doanh và báo cáo tài chính của hai nhà máy này thì thấy bắt đầu từ năm 92, tiền thuế của nhà máy Ngũ kim mỗi năm giảm hơn năm trước 20%. Đến năm 97, một công ty lớn như vậy đạt lợi nhuận sau thuế chỉ là 150 ngàn.
- Tình hình nhà máy Tiêu kiện cũng không tốt hơn là bao. Năm 92 lãi là 5,8 triệu, năm 93 giảm mạnh xuống còn có 600 ngàn, năm 94 tăng lên 1,8 triệu, bắt đầu từ năm 95 không ngừn giảm. Năm 96 cỉ còn lãi 300 ngàn, năm ngoái tiền trả lãi ngân hàng ngang với tiền lãi kiếm được. Nếu chúng ta vẫn còn lưu luyến ôm hai nhà máy này thì tôi đoán năm nay hoặc năm sau muốn đẩy ra ngoài cũng không được mấy.
Một loạt số liệu, lời lẽ sắc bén làm các vị Thường vụ quận ủy ngồi đây không còn gì để nói.