Số lần đọc/download: 904 / 19
Cập nhật: 2020-09-23 22:20:26 +0700
Chương 441: Cuộc Chiến Tuyên Truyền
K
hi đã chính thức đạt được thỏa thuận đầu tư với tập đoàn Kodak, ban Tuyên giáo tỉnh ủy không còn chèn ép thông tin được nữa, truyền thông trong tỉnh Yến tiến hành đợt tuyên truyền rung trời động đất. Trong khoảng thời gian ngắn Tống Triêu Độ trở thành như một minh tinh, nóng đến nỗi chạm tay vào là bỏng. Đương nhiên, ở trong các dịp công khai thì Tống Triêu Độ không quên nhắc tới có sự ủng hộ mạnh mẽ của Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh, ông ta cũng thường nhắc tới cái tên Hạ Tưởng.
Những lời nói có liên quan của Mã Vạn Chính thì Hạ Tưởng cũng đã chuyển đạt lại cho Tống Triêu Độ, Tống Triêu Độ chỉ thản nhiên gật gật đầu, không tỏ vẻ gì mà Hạ Tưởng cũng không hỏi nhiều tới vấn đề này.
Đồng thời tuyến đường sắt nối ra biển của thành phố Đan Thành cũng được Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo lên Bộ Đường sắt và được cơ quan này cực kỳ coi trọng. Bộ Đường sắt cũng đã tổ chức để các chuyên gia tiến hành nghiên cứu và phản biện luận chứng kinh tế kỹ thuật, đại bộ phận các chuyên gia đều có ý kiến tán thành đối với tuyến đường sắt nối ra biển này. Mặc dù cũng có người nói rằng phương án này quá mức cấp tiến, rất hao tiền tốn của, nhưng bởi vì đã có tiền lệ là công trình đầu tư lớn tại thành phố Bảo đưa lại thành công ngoài mong đợi đã nâng cao hình tượng của tỉnh Yến, thêm điểm nữa là do thành phố Đan Thành là một trong hai thành phố tiến hành việc thí điểm nên tạo nên dấu ấn đáng kể cho các chuyên gia.
Tuy nhiên công tác lập dự án đầu tư cho dự án đường sắt luôn mất một thời gian rất dài, hơn nữa việc xây dựng, tu bổ lại tuyến đường sắt là một việc trọng đại nên có lẽ trong khoảng thời gian một năm rưỡi nữa cũng chưa chắc có thêm chuyển biến gì.
Ở kiếp trước, thủ tục để dự án được báo cáo lên tới Bộ Đường sắt thì phải đi qua các bước chấp thuận tại Ủy ban nhân dân tỉnh, chu trình này mất khoảng một năm rồi sau đó mới tới thẩm định của Bộ Đường sắt. Như vậy lộ trình của thủ tục này thường mất khoảng hai năm. Nhưng đối với dự án này thì Ủy ban nhân dân tỉnh gần như ngay lập tức chấp thuận, không tốn chút thời gian nào. Hạ Tưởng cũng tin tưởng rằng chỉ cần bước tiếp theo của việc điều chỉnh kết cấu sản xuất được khai triển thì sẽ cải cách thành công một số doanh nghiệp tại thành phố Đan Thành, điều này cũng sẽ có một ảnh hưởng rất lớn đối với quyết định thông qua của Bộ Đường sắt.
Dự án đầu tư Du lịch văn hoá của Nghiêm Tiểu Thì đã bắt đầu tiến hành động thổ, công việc của cô trở nên rối tinh rối bù. Đối với việc Hạ Tưởng được Cốc Nho thu nhận làm học trò thì cô cũng không có ý bất bình hay tức giận gì, cũng không có nhiều suy nghĩ mà hơn nữa bây giờ thì cô quá bận rộn. Một mặt việc cải cách chế độ xã hội các công ty, doanh nghiệp trong thành phố Đan Thành cũng chính thức bắt đầu triển khai, do chịu sự ảnh hưởng lớn từ các nguồn đầu tư từ bên ngoài nên các tâm lý mâu thuẫn trong sự thay đổi chế độ xã hội đã chuyển biến theo chiều hướng tích cực, các tư tưởng tiêu cực dần tiêu tan, thái độ cũng trở nên chủ động. Đương nhiên, việc này cũng có liên quan tới chuyện trong các hội nghị gần đây Diệp Thạch Sinh đều lên giọng ủng hộ việc điều chỉnh kết cấu sản xuất. Bí thư Diệp đã công khai tỏ thái độ nên một số thế lực bảo thủ cũng trở nên phải cẩn thận, không dám xông lên làm con chim đầu đàn đắc tội.
Hiện tại tình hình tại thành phố Bảo diễn ra rất tốt, cùng với việc công ty Đạt Phú được đầu tư vào hơn một tỷ rưỡi đô la thì hạng mục Nhà máy ô tô Vạn Lý cũng thu hút được khoản đầu tư 500 triệu tệ cũng rất được sự chú ý của mọi người. Sau khi hiệp định về vốn được ký kết xong, Nhà máy ô tô Vạn Lý rất nhanh chóng điều chỉnh sách lược của mình, đang toàn lực nghiên cứu chế tạo sản phẩm dòng xe CUV, sắp tới sẽ tung ra thị trường.
So với hai hạng mục đầu tư lớn trên thì giá trị sáu triệu nhân dân tệ của mặt hàng thực phẩm như rau quả tươi ngâm Mậu Thịnh không đáng được nhắc tới, thậm chí cũng không ai chú ý tới việc các mặt hàng này đang chậm rãi cải biến sách lược bắt đầu chú trọng khâu đóng gói, hơn nữa sản phẩm này cũng bắt đầu trở nên rất đa dạng, không còn chỉ mỗi mặt hàng dưa muối mà bắt đầu cung cấp các mặt hàng khác cùng loại ra thị trường. Những người bên ngoài thì không nắm được nhưng những cán bộ công nhân viên của nhà máy thì trong lòng rất rõ ràng rằng mặc dù mặt hàng rau củ quả muối này đã đầu tư thêm không đáng kể nhưng sự biến hóa trở nên rõ nét nhất trong khoảng thời gian ngắn nhất là sau khi cải biến khâu đóng gói, chỉ trong vòng thời gian ngắn ngủi một tuần mà đã tiêu thụ lượng sản phẩm lên gấp đôi. Vì thế, nhóm công nhân viên Nhà máy này không thể không làm tăng thêm giờ, điều này lại càng làm cho Nghiêm Tiểu Thì lại không ngừng ngập đầu vào trong đống công việc.
Cán bộ công nhân viên đều có chung một suy nghĩ, đó là mặc dù tiếp nhận thêm nguồn đầu tư tài chính 6 triệu tệ, khoản đầu tư này tính ra cũng không nhiều lắm, tuy nhiên mang tới đây không chỉ có mỗi nguồn tài chính mà còn mang theo một thị trường tiêu thụ rộng lớn. Theo đà phát triển này thì không tới một năm rưỡi nữa sản lượng tiêu thụ của nhà máy phải tăng gấp vài lần.
Sản lượng tiêu thụ tăng lên thì không những tăng thêm thu nhập cho người lao động mà còn thu hút, phát triển lực lượng lao động. Những cán bộ, công nhân viên lão thành của Nhà máy nhận thấy điều này đều phải thốt ra rằng mặc dù người này chỉ mang đến đây 6 triệu tệ đầu tư nhưng thật ra giá trị của 6 triệu tệ này còn vượt quá 30 triệu
Thành phố Đan Thành và thành phố Bảo tiến thêm được một bước thành công nữa, càng lúc hiệu ứng lan tỏa càng rõ ràng. Không ít các thành phố khác bắt đầu hỏi dò Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh về việc khi nào thì có thể đề xuất xin được thực hiện thí điểm lần hai. Những câu hỏi này đều bị Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh lấy lý do là chờ đã, khi nào có chủ trương sẽ thông báo. Hiện tại, Diệp Thạch Sinh cực kỳ vui mừng và muốn triển khai thêm lần thứ điểm thứ hai, tuy nhiên sau khi nhận được điện thoại của Phó Thủ tướng Hà thì trở nên trầm tĩnh lại, quyết định chậm lại để nghe ngóng đã.
Điện thoại của Phó Thủ tướng Hà được gọi thẳng đến văn phòng của Diệp Thạch Sinh sau khi Tổng Giám đốc của Tập đoàn Kodak kết thúc cuộc trả lời phỏng vấn ở Bắc Kinh.
- Thạch Sinh, thành phố Bảo làm rất tốt, rất thành công. Điều này có được là do Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Yến tích cực quan tâm thực hiện. Tuy nhiên…
Giọng của Hà Thần Đông nghe không có vẻ gì uy nghiêm mà giọng điệu lại thể hiện ra sự mê hoặc làm người nghe cảm giác không thể chống nổi sự cám dỗ.
- Tôi vẫn phải nói thêm một điều là không phải chỉ bởi một trận chiến mở màn thành công mà đã ăn mừng thắng lợi, không nên tự mèo khen mèo dài đuôi, lại càng không được tỏ vẻ gì. Việc một trong hai thành phố thực hiện thí điểm thành công có yếu tố ngẫu nhiên rất lớn, cũng chưa thể hiện rõ được đường đi nước bước của cách thực hiện. Tôi cảm thấy tỉnh Yến nên đi từng bước vững chắc thì mới tốt, chờ thêm một đoạn thời gian nữa, chờ thành phố Đan Thành và thành phố Bảo có ít nhất là bảy hay tám doanh nghiệp cỡ trung tại đây đều có những thành tích nhất định thì lúc đó mới mở rộng ra toàn tỉnh, như vậy sẽ ổn định hơn. Đương nhiên, đây chỉ là ý kiến của cá nhân tôi, còn quyền quyết định cụ thể thì phụ thuộc vào tỉnh Yến.
Hà Thần Đông vốn là người kiên định ủng hộ với việc điều chỉnh kết cấu sản xuất, cũng do ông ta tác động mà tỉnh Yến mới bắt đầu tiến hành công cuộc này, từ đó mới có tổ lãnh đạo, mới có tình thế tốt như bây giờ. Vậy vì sao đột nhiên lúc này ông ta lại yêu cầu tỉnh Yến bước chậm lại, lại còn phải chờ đợi các cơ sở của thành phố Đan Thành và thành phố Yến vững chắc rồi mới yêu cầu mở rộng ra toàn diện? Buông điện thoại ra, Diệp Thạch Sinh hơi trầm tư, lập tức nhìn ra mùi vị bất bình thường ở trong việc này, có lẽ là trong thượng tầng có mâu thuẫn, chỉ sợ là có người đưa ra ý kiến phản đối một cách mãnh liệt việc điều chỉnh kết cấu sản xuất.
Chẳng lẽ trong định hướng của chính sách quốc gia sẽ có sự thay đổi? Chắc chắn không thể như vậy, việc kiên trì mở ra đường lối cải cách nền kinh tế sẽ cố định, nếu có điều gì thay đổi thì có lẽ là các đấu tranh chính trị hoặc là tranh chấp về các quan điểm khác nhau tạo thành xung đột. Dựa vào kinh nghiệm nhiều năm làm chính trị thì Diệp Thạch Sinh có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng việc điều chỉnh kết cấu sản xuất sẽ tiếp tục được triển khai, nhưng trong các bước trung gian, quá độ của quá trình sẽ có một ít sự khúc khuỷu. Điều mà Phó Thủ tướng Hà ám chỉ chính là tỉnh Yến nên khiêm tốn một chút, tránh khỏi việc trở thành tấm bia ngắm của thượng tầng chính trị.
Mặc kệ là làm tốt hay là làm xấu, chỉ cần bị thượng tầng nhìn ngắm, đưa ra làm ví dụ thì khó tránh được việc bị kẹp ở giữa, lúc đó sẽ có tình cảnh nan giải là phải lựa chọn đi theo người nào.
Diệp Thạch Sinh tức thì có phản ứng với thông tin này, liền gọi điện thoại cho Mã Tiêu:
- Đồng chí Mã Tiêu, các tin tức liên quan đến lĩnh vực điều chỉnh kết cấu sản xuất sau này chúng ta tạm thời áp chế lại, không cần phải rầm rộ. Ban Tuyên giáo nên gửi một văn bản truyền đạt một chút về tinh thần, ừ, sau này các tin tức liên quan đến phương diện điều chỉnh kết cấu sản xuất, bao gồm cả các tin tức về tổ lãnh đạo cũng không cần phải đưa tin tuyên truyền nữa.
Diệp Thạch Sinh không để cho Mã Tiêu cơ hội nào để hỏi lại, lập tức dập ngay điện thoại. Y đối với Mã Tiêu thật ra cũng không quá vừa ý, với việc Hạ Tưởng tình cờ gặp một phóng viên viết bài đưa tin thì tất nhiên không tin, tuy rằng mặt ngoài cũng tỏ vẻ bực tức Hạ Tưởng, nhưng cũng hiểu được đây là do Mã Tiêu gây sự. Về phần Cố Tăng được điều tới đảm nhiệm Phó Trưởng chi nhánh Tân Hoa xã thường trú tại tỉnh Yến thì y tuy rằng cũng không rõ lắm việc có người nào đứng sau lưng làm việc này, nhưng y cũng hiểu rất rõ ràng rằng đây là muốn làm xấu mặt Mã Tiêu.
Sau khi nhậm chức không lâu thì Mã Tiêu đã lập tức gây sức ép để làm một số chuyện, đây cũng không phải là việc tốt. Từ trước tới nay trong tỉnh Yến thì mảng tuyên truyền vẫn bình ổn, nếu Mã Tiêu muốn cố ý thay đổi hiện trạng hiện nay thì y cũng phải nhìn xem khí hậu chính trị trong tỉnh Yến có cho phép hay không? Lại càng phải để ý xem nhân vật số một có đồng ý hay không nữa chứ?
Diệp Thạch Sinh cũng biết rất rõ lai lịch của Mã Tiêu, vì thế thái độ của y với Mã Tiêu mới không đủ phần tôn trọng mà đan xen vào đó lại có sự bất mãn.
Suy nghĩ tới sự tình Mã Tiêu, bỗng nhiên Diệp Thạch Sinh nhớ tới Hạ Tưởng, cảm thấy cũng nên nói rõ một chút với Hạ Tưởng, dặn hắn trong đoạn thời gian sắp tới đây nhất định phải cẩn thận lời nói và việc làm, ngàn vạn lần không cần làm ra cái sự kiện gì như vụ tình cờ gặp phóng viên gì nữa. Nghĩ tới sự tinh quái của Hạ Tưởng, Diệp Thạch Sinh cũng lắc đầu cười, nghĩ rằng thằng nhóc này khi thành thật thì cực kỳ thành thật, mà khi cần nói láo thì cũng đồng dạng là một người rất tinh quái.
Đối với Hạ Tưởng, do có quan hệ cùng với Thành Đạt Tài, lại thêm việc Hạ Tưởng là người chủ đạo trong việc đàm phán thành công với Tập đoàn Kodak nên Diệp Thạch Sinh có thêm một số ấn tượng tốt và có sự mong chờ với Hạ Tưởng.
Sau một lát, thư ký quay lại báo với Diệp Thạch Sinh biết rằng Hạ Tưởng đi tới Bắc Kinh để gặp gỡ và bái Cốc Nho làm thầy.
Diệp Thạch Sinh phất tay để thư ký rời đi, ông ta cũng không khỏi nghĩ thầm rằng Cốc Nho là một học giả kinh tế nổi tiếng, Hạ Tưởng mà trở thành học sinh của ông ta thì cũng là một chuyện tốt. Ông ta cũng không nghĩ tới mạng lưới quan hệ của Hạ Tưởng lại rộng lớn đến như vậy, ngay đến Cốc Nho mà cũng kinh động được, điều này cũng làm ông ta có chút giật mình.
Diệp Thạch Sinh không ngờ rằng lần đi tới Bắc Kinh này Hạ Tưởng không những làm kinh động đến Cốc Nho và Dịch Hướng Sư, mà còn kinh động đến Phó Thủ tướng Hà Thần Đông.
Điều làm Hạ Tưởng không thể ngờ được chính là khi hắn vừa tới Bắc Kinh liền gặp một việc ngoài dự kiến nhưng có liên quan đến việc lớn sau này.
Tại Bắc Kinh thì Hạ Tưởng xem như cũng rất quen thuộc, trên đường hắn lái xe tới Viện Khoa học Xã hội thì vừa lúc gặp phải tắc đường, hắn liền rẽ sang một đường nhỏ bên cạnh, không ngờ con đường nhỏ cũng tắc, không còn cách nào khác đành phải chậm rãi chờ đợi. Khi hắn đi đến một sạp bán báo thì bỗng nhiên tâm tư lay động, hắn liền xuống xe mua một tờ báo, đó là tờ Tin tức hàng ngày của quốc gia.
Hạ Tưởng cầm lấy tờ báo, nhìn thoáng qua, lập tức hô hấp như ngừng lại.
Tờ Tin tức hàng ngày của quốc gia có một bài viết dài được ký tên phía dưới là Trình Hi Học, tiêu đề bài viết là "Ba điều nêu rõ mặt lợi và hại trong việc điều chỉnh kết cấu sản xuất". Bài viết này tuy rằng không nằm ngay trang nhất, nhưng cũng nằm ở trang hai, trên một vị trí cực kỳ bắt mắt, hơn nữa tiêu đề còn in đậm rất bắt mắt. Hạ Tưởng chỉ mới nhìn thoáng qua đề mục, chưa kịp xem nội dung bài viết thì đột nhiên có một cảm giác như có luồng hơi lạnh buốt chạy dọc sau lưng. Theo bản năng, một ý nghĩ trong đầu hắn bỗng xuất hiện: "Các thế lực bảo thủ của quốc gia đang tạo thế".
Hạ Tưởng vội vàng trở lại xe, lấy lại sự bình tĩnh, chăm chú đọc từng chữ trong bài viết. Sau khi xem xong, hắn nhắm mắt ngả người dựa vào ghế lái, không nhúc nhích. Qua một khoảng thời gian sau thì mới khẽ lắc đầu cười, lẩm bẩm lầu bầu nói một câu trong miệng:
- Trình Hi Học được xưng là đương kim Thái Sơn Bắc Đẩu trong lĩnh vực kinh tế của cả nước, đáng tiếc là ánh mắt cũng thường thôi. Nguồn:
Câu văn trong bài viết không thể nói là cực kỳ sắc bén, quan điểm cũng rất cấp tiến phân tích rằng việc điều chỉnh kết cấu sản xuất thì hại nhiều hơn lợi. Điều thứ nhất là rất dễ làm mất mát tài sản quốc hữu, thứ hai là dễ nảy sinh ra các hủ bại. Điều thứ ba nêu ra là khi hùn vốn đầu tư với các công ty nước ngoài thì các công ty trong nước vốn đang nhỏ yếu sẽ rất dễ dàng bị các công ty đa quốc gia biến thành bị phụ thuộc. Bài viết nhấn mạnh điều này thực tế là lấy lợi ích trong ngắn hạn để đổi lấy tổn thất về lâu dài.
Trình Hi Học hùng hồn liệt kê ra mấy tỉnh đang tiến hành sự điều chỉnh kết cấu sản xuất đã dẫn tới phát sinh các vụ án có liên quan đến hủ bại. Cùng với điều này chính là việc các thương hiệu trong nước sau khi chung vốn với các tập đoàn đa quốc gia thì trở thành công ty phụ thuộc, thậm chí có những nơi thương hiệu cũng mất hết. Nhìn bề ngoài thì thấy có vẻ thu được số vốn đầu tư mấy trăm triệu đô, thậm chí tỷ đô, nhưng sau vài năm nhìn lại thì việc mở cửa cho các tập đoàn đa quốc gia vào như vậy thật ra là biến thành tự chui đầu vào rọ, mười mấy năm vất vả tạo ra thương hiệu thế mà chỉ bị hủy hoại trong chốc lát, hơn nữa mười mấy năm vất vả thành lập con đường tiêu thụ của riêng mình lại bị các công ty đa quốc gia thoái mái chiếm thành của bọn họ.
Không thể phủ nhận rằng ánh mắt của Trình Hi Học rất nhạy bén, quan điểm cũng có những điểm đặc sắc riêng, và quả thật cũng đã vạch ra được đủ loại tật xấu trong việc điều chỉnh kết cấu sản xuất, sau đó lại từ những điểm xấu này để tiến hành châm biếm làm cảnh tỉnh mọi người. Tuy nhiên ông ta lại thiên hướng quá lớn về chỉ trích khuyết điểm, không nêu đến các ưu điểm. Quả thật, điều chỉnh kết cấu sản xuất đúng thật là làm tài sản của quốc gia bị mất mát, làm một số thương hiệu bị biến mất, nhưng không để cho các doanh nghiệp xông pha biển lớn, vật lộn với sóng bão thì không thể nào đây lại là một nền kinh tế thị trường thực sự. Mà một doanh nghiệp muốn phát triển thực sự thì phải có năng lực và sức mạnh để trải qua các khảo nghiệm ngặt nghèo của nền thị trường.
Nhưng trong bước đẩy mạnh nền kinh tế thị trường thì nhất định sẽ có một số các doanh nghiệp xuất phát bởi nguyên nhân bên trong bọn họ mà tự bị đào thải, do đó rất nhiều thương hiệu vốn rất nổi danh rồi cũng từ từ biến mất. Mặc dù có thương hiệu đã thu phục được lòng người, nhưng kết quả đó không phải là do chính tự thị trường lựa chọn. Nhà máy từng danh chấn một thời của tỉnh Yến là nhà máy sản xuất đồng hồ và nhà máy sản xuất TV thì hiện tại đã phải đóng cửa vì phá sản, trong nước còn có các thương hiệu bị biến mất như hải sản đông lạnh Hương Tuyết, xe đạp Phi Cáp, máy giặt Song Âu. Đương nhiên những thương hiệu này không có căn cơ, giá trị để tiếp tục phát triển nên bị biến mất, không đáng nhắc tới, đóng cửa là tất nhiên, không đóng cửa mới là việc bất bình thường.
Quá trình được thị trường lựa chọn đó chính là quá trình khôn thì sống mà dại thì chết. Chung vốn cũng vậy mà không chung vốn cũng vậy, thương hiệu này ngã xuống thì lại có thương hiệu mới nổi lên. Nếu đem tất các việc này mà quy tội cho việc điều chỉnh kết cấu sản xuất thì đúng là không phải.
Cho dù có lý giải gì đi nữa, phê phán nhẹ nhàng thì bảo tư tưởng này là bảo thủ, mà nặng nề ra là phải nói là tìm xương trong trứng gà.
Không có việc thì tự tìm lấy việc để làm, Hạ Tưởng hiểu rõ rằng Trình Hi Học là nhân vật đại biểu cho học giả kinh tế trong nước, được một số người tôn xưng thành Thái Sơn Bắc Đẩu. Học thuyết của ông ta có ảnh hưởng rất sâu rộng tới nhiều tầng lớp thượng tầng của Quốc gia. Mà tất cả các học giả cao cấp cũng không phải chỉ có thân phận bình thường như các học giả khác, mà bọn họ chính là các cố vấn cho Trung ương và Quốc vụ viện. Ngôn luận của bọn họ được phát ra, nhất là trên một tờ báo lớn như Tin tức hàng ngày của quốc gia như thế này chính là một tín hiệu chính trị cực kỳ mãnh liệt.
Chính là thế lực bảo thủ tiến hành công khai khiêu chiến với thế lực cải cách.
Cũng may là Hạ Tưởng lại đọc lại một lần nữa bài viết thì thấy rằng trong bài không nhắc tới câu nào tới quá trình điều chỉnh kết cấu sản xuất của tỉnh Yến. Nếu không chỉ cần có một đoạn nào đó nhắc tới tên tỉnh Yến thôi thì Diệp Thạch Sinh sẽ rất khiếp sợ, không biết chừng thì sẽ từ thái độ ủng hộ công khai biến thành thái độ mập mờ, thậm chí còn có thể trì hoãn công cuộc này. Tính cách cơ bản của Diệp Thạch Sinh là theo thiên hướng bảo thủ, hơn nữa đang là Bí thư Tỉnh ủy, đối với việc gió chuyển hướng trong chính trị thì cực kỳ mẫn cảm, không dám có chút buông lỏng nào.
Tuy nhiên, ngay cả như vậy thì Hạ Tưởng cũng tin rằng sau khi Diệp Thạch Sinh đọc xong bài viết này thì sẽ do dự mất nửa ngày. Đương nhiên, Hạ Tưởng cũng không biết là trước đó Diệp Thạch Sinh đã nhận được điện thoại của Phó Thủ tướng Hà, vì thế cũng ít nhiều chuẩn bị sẵn tâm lý.
Trận địa tuyên truyền trong nước cực kỳ rõ ràng, mấy đại gia lớn trong truyền thông bị mấy thế lực lớn phân chia nhau. Hạ Tưởng suy nghĩ một lát rồi lại xuống xe mua thêm mấy tờ báo của Thanh niên, Nhật báo Kinh tế để cẩn thận xem kỹ lại lần nữa. Trên những tờ báo này thì không có thanh âm gì khác thường cả, vẫn bình tĩnh trước sau như một.
Có lẽ không chừng trước đó đã biết được tờ Nhật báo Quốc gia sẽ tung ra một bài viết phản đối, nên có lẽ không đến hai ba ngày sau báo Thanh niên và Nhật báo Kinh tế sẽ có phản ứng lại. Tuy nhiên, lúc này Dịch Hướng Sư và Hà Thần Đông chắc hẳn là đã đọc được bài viết này, không chừng còn đang thảo luận đối sách.