To choose a good book, look in an inquisitor’s prohibited list.

John Aikin

 
 
 
 
 
Tác giả: Liễu Hạ Huy
Thể loại: Tiên Hiệp
Upload bìa: Son Le
Số chương: 1521
Phí download: 29 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 7111 / 218
Cập nhật: 2015-11-07 22:40:28 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 358: Ngu Thật Và Giả Ngu
Ngôn Thừa Hoan trợn tròn mắt. Hắn ta thật sự không ngờ bản thân mình đã cố gắng ăn nói nhũn nhặn, nịnh nọt mà vẫn rơi vào hoàn cảnh như này.
Điều làm hắn ta càng không ngờ tới là gã thanh niên này lại có kiểu suy nghĩ rất quái dị. Cái gì gọi là may mắn của người xấu? Chẳng lẽ chính bản thân mình cũng là người xấu sao?
Hàng năm chính mình đã quyên góp không ít tiền bạc cho các tổi chức từ thiện. Mặc dù thu nhập của mình giảm bớt nhưng đó cũng chính là tâm ý của mình.
Sắc mặt Ngôn Thừa Hoan biến đổi bất thường nhưng hắn ta nhanh chóng lấy lại vẻ tươi cười nói: "Tôi nghĩ có nhiều bạn bè thì có nhiều đường đi hơn. Tần tiên sinh hẳn cũng không muốn làm việc gì cũng cứng nhắc như vậy. Hơn nữa tiên sinh vẫn còn bạn làm ăn ở bên Đài Loan này phải không? Hay là như này đi, Tần tiên sinh hãy cứ ra một điều kiện., chúng tôi nhất định sẽ cố hết sức thoả mãn. Ha, ha, tôi rất thích được kết giao với một người trẻ tuổi tài cao như Tần tiên sinh".
"Nếu vậy thì đã làm anh thất vọng rồi. Tôi không bao giờ muốn kết bạn với một người mặt người dạ thú như anh" Tần Lạc thẳng thắn nói.
Mã Duyệt ở phía sau suýt chút nữa phì cười. Nàng thực sự không ngờ người thanh niên này lại có sự sắc bén đáng yêu như vậy. Phong cách nói chuyện cũng có mấy phần tương tự với tiểu thư. Nghĩ gì nói đó, ngắn gọn, rõ ràng, không ướt át, bẩn thỉu, cũng không thèm giữ thể diện cho đối phương.
"Tần tiên sinh, nói vậy là tiên sinh không muốn thương thảo với chúng tôi hay sao?" Dù sao Ngôn Thừa Hoan cũng là ông chủ của một tập đoàn. Hắn ta bị Tần Lạc chế giễu ngay tại đây thế này đương nhiên cũng cảm thấy mất mặt.
"Thương thảo hay không là chuyện của các anh, tại sao lại nói do tôi quyết định?' Tần Lạc nói. "Có vẻ như anh vẫn chưa hiểu rõ ràng một điều. Các anh tìm tới tôi để đàm phán chứ không phải tôi mời các anh tới đàm phán".
Ngôn Thừa Hoan tức giận muốn vỡ tung lồng ngực nhưng anh ta lập tức kiềm chế được con thịnh nộ của mình, nhã nhặn nói: "Đúng vậy. Chúng tôi tới đây vì thành ý của mình, chúng tôi cũng hy vọng Tần tiên sinh có thể nghiêm túc đàm phán cùng chúng tôi. Tiên sinh có điều kiện gì thì cứ nói ra, phải vậy không? Chuyện gì chúng ta cũng có thể thương lượng được".
"Lúc trước tôi đã nói cho các anh biết các anh hãy cho tôi một cái lý do các ông tới đây nói chuyện" Tần Lạc nói: "Bởi vì anh tới đây xin lỗi tôi cần phải biết xem có phải anh đã hoàn toàn quên những chuyện ông đã làm trước kia hay không?"
"Vậy chúng tôi nguyện ý bồi thường".
"Bồi thường như thế nào?' Tần Lạc cười hỏi.
Ngôn Thừa Hoan vẫy Hà Á Vĩ, Hà Á Vĩ hiểu ý vội vàng chạy tới bên chiếc ghế sa *** cầm một cái hộp bằng đồng trông giống như đồ cổ tới. Xem ra hai người đã chuẩn bị trước, bây giờ mới lấy lễ vật ra.
Nếu như Tần Lạc sớm nói tha thứ cho hai người thì chắc hẳn bọn họ cũng sẽ không lấy tặng vật này ra.
Ngôn Thừa Hoan nhận cái hộp đồng sau đó hai tay hắn ta cung kính đưa cho Tần Lạc nói: "Tần tiên sinh, xin tiên sinh hãy nhận lễ vật nho nhỏ này. Vẫn là câu nói trước của tôi. Lần này chúng tôi mang theo thành ý tới đây. Xin tiên sinh hãy chấp nhận lời xin lỗi của chúng tôi".
Tần Lạc cảm động trước "thành ý" của hắn ta, hắn đưa tay nhận cái hộp đồng. Hắn tháo cái khoá nhỏ màu vàng, có thể nó được làm bằng vàng dòng sau đó hắn nhẹ nhàng mở nắp hộp, nhấc tấm vải lụa phủ bên trên ra.
Hai mắt Tần Lạc thoáng co rút lại khi hắn nhìn thấy lễ vật ở bên trong.
Đồng nhân. Bên trong là một bức tượng đồng nhân.
Đương nhiên tượng đồng nhân cũng chẳng có gì ngạc nhiên nhưng đây không phải là một tượng đồng nhân bình thường, mà nó là một bức tượng "châm cứu đồng nhân".
Tượng đồng nhân châm cứu* ban đầu được làm ở thời Bắc Tống do Hàn Lâm y quan lúc đó là Vương Duy Nhất* chế ra. Hai mặt ngực và lưng có thể khép, mở, bên trong có chạm khắc tạng phủ cùng khí quan trong cơ thể. Mặt ngoài đồng nhân có chạm vị trí các huyệt đạo, đồng thời dùng sáp ông bôi kín các lỗ thủng của mặt ngoài tượng rồi đổ nước vào trong.
Nếu như lấy vị trí huyệt đạo chính xác khi châm vào nước sẽ chảy ra. Nếu lấy huyệt đạo không chính xác, châm không thể châm vào. Cho đến tận bây giờ vẫn không ai có thể giải thích nguyên nhân của việc lấy huyệt đạo chính xác thì có nước chảy ra. Mọi người vẫn thường gọi đó là: Câu đố bí ẩn của tượng đồng nhân.
Trên thế giới, những người học châm cứu không ai không biết về tượng đồng nhân châm cứu. Các đại phu trước khi được châm cứu phải trải qua khảo nghiệm châm cứu tượng đồng nhân. Nếu châm đúng huyệt đạo thì từ trong tượng đồng nhân sẽ có nước chảy ra.
"Cái này có gì đặc biệt sao?" Mã Duyệt lên tiếng hỏi. Nàng nhìn thấy vẻ mặt kỳ lạ của Tần Lạc trong khi bản thân nàng lại không nhìn thấy cái tượng đồng nhân đó có gì kỳ quái nên nàng mới lên tiếng hỏi.
"Trong sử sách có ghi lại. Tượng đồng nhân châm cứu bắt đầu từ đời Tống. Thời Đại Tống thuật châm cứu rất thịnh hành, các đại phu châm cứu chỉ dựa vào kinh nghiệm của mình cùng với giải thích của các sách y thư châm cứu để tiến hành châm cứu cho người bệnh. Vào thời đó khắp cả nước xuất hiện rất nhiều ca châm cứu lầm".
Tống Nhân Tông Triệu Trinh nhận được tấu chương của đại nhần về việc châm cứu lầm, ông rất đau đầu về việc này. Cuối cùng Tống Nhân Tông cảm thấy rằng chỉ khi ban bố một quy định về vị trí huyệt đạo tiêu chuẩn khắp nước thì mới có thể ngăn chặn việc châm cứu lầm. Vào năm 1023, Tống Nhân Tông ban bố chiếu lệnh một lần nữa tiến hành sửa đổi lại các tác phẩm y học. Vào năm 1026 sau Công Nguyên, nhà y học nổi tiếng Đại Tống là Vương Uy Nhất bắt tay vào tổ chức hiệu đính các tác phẩm châm cứu học cổ đại, không bao lâu sau, ông ta hoàn thành tiêu chuẩn kinh huyệt châm cứu tiểu chủân quốc gia ( Đồng Nhân Du Huyệt Châm Cứu Đồ Kinh)
"Tống Nhân Tông cho rằng chỉ nguyên y thư vẫn không đủ, còn cần cả vật để thí nghiệm vì vậy ông hạ lệnh cho viện y quan chế đục tượng đồng nhân. Hai năm sau hai tượng đồng nhân được chế thành. Khi hai tượng đồng nhân này được chế thành thì vào đúng năm Tống Thiên Thánh năm thứ năm nên hai tượng đồng nhân này còn được gọi là Tống Thiên Thánh tượng đồng nhân châm cứu. Sau khi Tống Thiên Thánh châm cứu đồng nhân được chế thành, triều đình Đại Tống coi là quốc bảo. Các quốc gia xung quanh cũng coi Tống Thiên Thánh châm cứu đồng nhân là kỳ vật. Lúc đó Trung y của Trung Quốc chúng ra rạng ranh thế giới. Thầy thuốc Trung Quốc chúng ta được vạn dân kính ngưỡng, được đồng nghiệp tôn trọng, kính yêu. Đối với Trung y mà nói đó là thời đại huy hoàng nhất".
"Tượng đồng nhân châm cứu nguyên mẫu là một bức tượng nam tử thân cao năm thước, ba tấc. Tư thế đứng thẳng, hai tay duỗi thẳng, lòng bàn tay hướng ra phía trước, được đúc thành hai bộ phận trước và sau, lại đặc chế ra những đầu cắm để có thể tháo dỡ ra từng phần đã thể hiện được công nghệ đúc chế và mỹ học cơ thể người rất tinh xảo, cao cấp. Trên đồng nhân có tên của ba trăm năm mươi bốn huyệt đạo, tất cả các huỵêt đạo đều được đục một lỗ nhỏ. Không cần nhìn tôi cũng biết vật trong tay tôi không phải là thật".
Hiển nhiên bức tượng châm cứu đồng nhân trong tay Tần Lạc không phải là bức tượng đồng nhân châm cứu cao một mét bảy ba được ngự chế mà chỉ là một mẫu vật phỏng chế thế nhưng thoạt nhìn thì bức tượng phỏng chế này cũng có vẻ rất có niên đại, hơn nữa còn rất sống động. Tất cả những công năng của tượng đồng nhân nguyên gốc đều được thể hiện trên bức tượng nhỏ này. Không cần phải có con mắt chuyên gia xem xét cũng biết đây là một vật báu vô giá.
Đột nhiên Tần Lạc rất tức giận. Hắn vô cùng căm hận Ngôn Thừa Hoan.
Mẹ, anh quá cay độc, tặng tiền, tặng xe, tặng phụ nữ, tặng đồ cổ, tặng tranh gì đó cũng được, tặng cái gì không tặng lại đi tặng bức tượng đồng nhân này, tặng bức tượng này làm gì?
Tặng cái này làm tôi sao có thể từ chối anh đây? Chẳng lẽ anh không biết là tôi rất đam mê cái này sao?
Đúng vậy. Bản thân hắn là một thầy thuốc Trung y, một người yêu thích Trung y. Tần Lạc rất khó từ chối một tặng vật như vậy.
"Tần tiên sinh, lễ vật này có làm ngài hài lòng không?" Ngôn Thừa Hoàn nhìn thấy ánh mắt vui mừng xen lẫn sự kinh ngạc của Tần Lạc liền hỏi vẻ nịnh nọt.
"Anh hãy cầm về đi thôi. Tôi không thích" Tần Lạc đưa lại bức tượng đồng nhân.
"Tần tiên sinh nghiên cứu y học, có lẽ bức tượng đồng nhân này có sự trợ giúp nào đó với tiên sinh. Tần tiên sinh, hay anh cứ nhận lấy đi, cứ coi như là một chút thành ý của Ngôn tổng" Mã Duyệt đột nhiên lên tiếng khuyên nhủ.
Ngôn Thừa Hoan cảm kích liếc mắt nhìn Mã Duyệt một cái rồi nói: "Đúng, đúng. Tôi biết Tần tiên sinh rất có danh tiếng trong giới Trung y nên tôi mới cố ý mang bảo vật gia bảo từ đời Tống tới đây. Tục ngữ có câu: Bảo kiếm tặng anh hùng. Tần tiên sinh có được bức tượng đồng nhân này thì đúng là hợp nhau càng tăng thêm sức mạnh. Xin Tần tiên sinh cứ nhận lấy nó".
Tần Lạc do dự một lát rồi nói: "Thôi được, trước tiên tôi cứ nhận lấy. Chuyện của anh tôi sẽ tới giải thích với Hà thị nhưng hiệu quả thế nào tôi vẫn không thể nói trước. Thực phẩm của anh có mùi, anh cũng nên tự tìm hiểu nguyên nhân đi nha".
"Dạ, dạ. Làm phiền Tần tiên sinh quá, làm phiền quá" Ngôn Thừa Hoan cuống quýt nói cám ơn.
Sau khi Mã Duyệt tiễn khách xong quay lại định đẩy xe lăn của Tần Lạc quay về phòng thì thấy hắn đang ôm bức tượng, vuốt ve nó. Vẻ mặt hắn nhu hoà, ánh mắt lóng lánh, sắc mặt đỏ ửng làm người khác cũng phải xúc động, trong như hắn đang ôm một tiểu nhân tình thì phải.
Mã Duyệt thầm khinh bỉ. Người thanh niên này lúc trước vẫn còn làm ra vẻ nghiêm chỉnh, không thích, còn bảo người ta hãy mang về.
"Cô hãy nói xem chuyện này nên giải quyết thế nào?" Tần Lạc đột nhiên hỏi Mã Duyệt.
"Dĩ hoà vi quý" Mã Duyệt nói. "Ngôn Thừa Hoan không có thành tích nổi bật gì. Anh ta chỉ do thừa kế mà có địa vị hôm nay thế nhưng gia đình anh ta rất có thế lực ở Đài Loan. Ngôn gia cũng là lập nghiệp từ xã hội đen mà lên tuy rằng bây giờ có sa sút nhưng thế lực vẫn không tệ chút nào. Một khi sản phẩm của anh muốn đi vào thị trường Đài Loan, thậm chí là Đông Nam Á thì càng không nên quá cương với bọn họ".
"Vậy không phải quá tiện lợi cho anh ta sao?" Tần Lạc có vẻ không cam lòng.
"Tiện lợi sao? vừa rồi anh mới lấy tượng đồng nhân của anh ta là gì" Mã Duyệt liếc nhìn Tần Lạc nói.
"Có Hà gia chèn ép sau này bọn họ đương nhiên sẽ an phận, không dám trêu chọc Trần Tư Tuyền nữa. Mà nếu anh vẫn không cam lòng, anh có thể tận dụng cơ hội đưa ra các yêu cầu với bọn họ. Nếu như anh không tiện ra mặt mà anh nghĩ bạn của anh có thể thì anh cũng có thể giao cho bạn của anh làm".
"Điều này chứng tỏ tại sao cô có thể trở thành trợ lý của Mục Nguyệt". Tần Lạc cười khen ngợi Mã Duyệt.
"Người bên cạnh tiểu thư không thể có tài trí bình thường" Mã Duyệt tự hào nói.
Tần Lạc nhìn Mã Duyệt hỏi: "Tại sao cô lại biết rõ mọi chuyện về Ngôn gia vậy?"
"Đây là nhiệm vụ tiểu thư giao cho tôi" Mã Duyệt trả lời.
"Cô ấy bảo cô đi điều tra à?"
"Đúng".
"Tại sao lại làm vậy?"
"Không có lý do gì hết" Mã Duyệt nhìn Tần Lạc nói. "Tôi có thể cho anh xem tư liệu từ lúc anh mười tuổi tới nay nếu anh muốn".
"Tại sao cô lại nói cho tôi những chuyện này?" Tần Lạc nhìn Mã Duyệt chằm chằm và hỏi: "Tại sao cô muốn nói cho tôi những chuyện này? Cô có ý định gì vậy?"
"Tiểu thư làm rất nhiều chuyện ngốc nghếch. Tôi hy vọng tiểu thư không tiếp tục làm những chuyện như vậy nữa".
"Cô nói vậy là có ý gì?"
"Từ góc độ đầu tư học mà nói mỗi khi làm bất kỳ chuyện gì thì đều phải tính tới lợi nhuận, sự thuận lợi cũng như nguy hiểm" Mã Duyệt nói. "Đối với anh đó là một ngoại lệ, khi tiểu thư đầu tư vào anh, tiểu thư chưa từng tính toán qua các yếu tố này".
Ánh mắt sáng quắc của nàng nhìn Tần Lạc nói: "Tôi nói cho anh biết điều này là vì muốn nhắc nhở anh. Đối với chuyện này tiểu thư thực sự rất ngốc nhưng chẳng lẽ anh cũng giả ngốc sao?"
* VƯƠNG DUY NHẤT
(Không rõ năm sinh năm mất)
Ông cũng có tên là Vương Duy Đức, không xét được tịch quán. Là nhà châm cứu học trứ danh đời Tống. Ông là ngự y đời Tống Nhân Tông. Ông tinh thông y dược, nghiên cứu sâu về châm cứu học. Đời Tống, dùng châm cứu để trị bệnh đã tương đối thịnh hành. Nhưng từ xưa đến nay, vì phép châm cứu do thầy dạy trò thực hành, sách y sao chép có nhiều chỗ thiếu sót, danh xưng và lý luận về kinh mạch đều có nhiều sai lầm, cho nên việc học tập châm cứu và trị liệu lâm sàng gặp nhiều khó khăn. Tình thế này cần phải khẩn cấp cải biến. Niên hiệu Thiên Thánh năm đầu (1023), triều đình xuống chiếu sai Vương Duy Nhất, lúc đó đang giữ chức vụ ở Y quan viện, hoàn thành nhiệm vụ này. Ông đem số sách châm cứu đang hành, xem xét đính chính từng quyển một, trải ba năm công phu, biên soạn nên bộ ‘Đồng Nhân Thủ Huyệt Châm Cứu Đồ Kinh’ ba quyển. Bộ sách do triều đình ban hành toàn quốc, làm sách pháp định về châm cứu. Trong sách có chữ viết dưới hiønh vẽ, ghi chép rõ ràng sự tuần hoàn của ba mạch âm, ba mạch dương ở chân tay và vị trí của huyệt đạo, độ sâu của kim châm và công năng của trị liệu, v.v... Làm công việc sửa sai, thống nhất thuyết pháp bất đồng của các thầy thuốc về huyệt đạo, bộ ‘Đồ Kinh’ rất có ý nghĩa, là một bộ sách chuyên môn quan yếu về châm cứu học. Về sau, ông nghĩ rằng nếu dùng mô hình thân thể người ta để biểu hiện dây thần kinh, mạch máu và huyệt đạo thì sánh với cách tự thuật bằng văn tự sẽ chuẩn xác hơn nhiều, lại thấy được ngay. Ông đem ý tưởng này của mình viết thành tờ tấu báo cáo lên vua. Vua Tống Nhân Tông chuẩn y, đồng thời giao cho ông phụ trách việc này.
Năm thứ 5 niên hiệu Thiên Thánh nhà Tống (1027), ông thiết kế đúc được hai bộ mô hình người bằng đồng về châm cứu huyệt đạo. Triều đình ra lệnh để một bộ người đồng tại Y quan viện, còn lại một bộ để ở trong điện Nhân Tế tại chùa Đại Tướng Quốc cho nhân dân tham quan. Người đồng do ông cho đúc nên, cao 5 thước 3 tấc, là thân thể đàn ông, ruột rỗng, do trước sau hai mảnh hợp lại; bên trong chế đủ ngũ tạng, lục phủ, mặt ngoài khắc dây thần kinh, mạch máu và huyệt đạo; huyệt đạo là chỗ nhỏ thông từ trong ra ngoài mặt, kế bên có khắc tên huyệt. Khi sử dụng, thoa sáp lên mặt ngoài người đồng, đổ nước sạch vào trong ruột, người châm kim dò theo dây thần kinh chọn huyệt châm vào. Nếu lấy huyệt chuẩn xác thì khi kim châm vào, nước vọt ra; lấy huyệt không đúng, ắt kim không châm vào đúc. Dùng cách này để huấn luyện người học châm cứu, hoặc để khảo hạch các thầy châm cứu.
Vương Duy Nhất viết sách ‘Đồ Kinh’, sau đó đúc thành người đồng, hai thứ có tác dụng bổ sung cho nhau: dùng sách thuyết minh ngồi đồng bằng văn tự, dùng người bằng đồng giải thích sách bằng hình tượng, khiến cho ngươi ta học tập và nghiên cứu châm cứu được thêm phương tiện làm việc. Sách và người đồng của ông có ảnh hưởng sâu xa cho sự phát triển ngành học châm cứu đời sau. Người đời sau được ông mở đường cũng chế tạo không ít người đồng. Do vậy, đối với sự phát triển và truyền bá thuật châm cứu, ông đã cống hiến rất lớn.
Cuối đời Bắc Tống, quân Kim xâm lược phiùa Nam. Người đồng được xem là ‘quốc
bảo’ bị quân Kim cướp đem đi. Người đồng này về sau chuyển về triều nhà Nguyên,
rồi trở lại Trung Nguyên (Trung Quốc). Còn lại một người đồng lúc đó lưu lạc đến thành Tương Dương. Sau đó, không còn biết tông tích của hai người đồng ấy.
15-02-2011, 09:23 AM
Bác Sĩ Thiên Tài Bác Sĩ Thiên Tài - Liễu Hạ Huy Bác Sĩ Thiên Tài