Thất bại ư? Tôi chưa bao giờ gặp phải. Với tôi, chúng chỉ là những bước lùi tạm thời.

Dottie Walters

 
 
 
 
 
Tác giả: Dang Chi Binh
Thể loại: Tùy Bút
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 214
Phí download: 13 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 4611 / 116
Cập nhật: 2023-03-29 02:21:49 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 165: Tìm Bạn Đời
ặc biệt từ hôm qua, mẹ tôi đã sai tôi ra đường Bắc Hải, để mời mợ Út, cùng vào ăn cơm hôm nay. Tôi xin sơ lược về mợ Út của tôi: Mợ Út chỉ hơn tôi hai, ba tuổi, mợ là vợ của cậu Út, có bốn người con, mợ là họ hàng phía bên mẹ của tôi. Khi tôi đi tù về thì cậu Út đã chết từ khi nào, và mợ đã tái giá với một người khác mà chúng tôi thường gọi là chú Hiệp. Chú Hiệp và mợ Út, sống với bốn người con riêng của mợ Út ở đường Bắc Hải.
Từ ngày tôi về, thỉnh thoảng tôi vẫn ra thăm hỏi sức khỏe mợ Út và chú Hiệp, các em Quang, Tuấn, Thu và Phương (hiện nay mợ Út + chú Hiệp và các em đều đã ở Califomia, Mỹ). Mợ Út là người thành thị, từ Hà Nội cùng di cư vào Sài Gòn 1954, mợ giao thiệp rộng và ăn nói dễ vừa lòng người. Hôm nay, mẹ tôi sai tôi đi mời mợ, điều chính yếu là nhờ mợ mối lái tìm, cưới vợ cho tôi. Bữa cơm của đại gia đình hôm ấy, mọi người đều tán đồng và ủng hộ, việc tôi cưới vợ là đúng với ba lý do:
1) Tôi đã lớn tuổi rồi.
2) Tỏ với chính quyền VC, tôi an cư lạc nghiệp, chí thú làm ăn, sống với bố mẹ già.
3) Có người phụng dưỡng đỡ đần cha mẹ mù lòa, già yếu của tôi, nếu như một mai...? Tôi muôn vạn nẻo đường? Trong đó có cả một nẻo về lòng đất nữa!
Mợ Út, tên thực là Vân, rất sốt sắng sẽ đảm nhận việc tìm kiếm một người. Người đó sẽ đồng hành đi chung cuộc đời với tên bất tài, bất hạnh này, mợ Út căn dặn tôi: “cuối tuần ra mợ “.
Những cháu nhỏ, chưa có ý thức, thì không nói làm gì, các em Thu, cô chú Tuất, chị Hai Công hưng phấn ra mặt. Từ lâu, trong lòng của mỗi người, tuy không thể hiện ra ngoài; rất băn khoăn, thấp thỏm không yên, cảnh bố mẹ mù lòa già yếu, mà không có một ai sống bên cạnh để giúp đỡ, những khi “tối lửa, tắt đèn”. Những ngày “mưa tạnh, gió hòa ” lại có những ngày “mưa giông, sét giật ” thì làm sao?
Riêng cuộc đời của người em, người anh lận đận, may mắn sống sót từ trong cơn ” lốc ” của quê hương trở về. Tuy tuổi đã trên nửa đời, với nhiều ” di chứng ” của cơn ” lốc” vẫn đang bị những cái vòi của con Hồng Tu ộc quấn chặt khấp người ngày đêm. Những chiếc vòi ” vô hình ” này đã thẩm hút cơ thể của tôi, chỉ còn da bọc xương.
Chị Hai Công, đã gọi riêng tôi xuống bếp, chị cầm tay tôi, nước mất đoanh tròng:
- Chị thương cậu lấm? Mười ngày nữa, chị sẽ xuống cho, tặng cậu một cây vàng? Không được nói cho các cô biết.
Tôi đã lên nhà chị ở Hồng Ngự, một căn nhà tranh vách đất nghèo nàn. Vậy mà chị lại có một cây vàng để cho tôi, tôi hiểu lúc này (1981), một cây vàng không phải là nhỏ trong cái lúc mà tình người đã bị con Hồng Tuộc làm cho cạn khô. Tôi đã ngồi xuống chiếc ghế con ở bếp, hai tay tôi ôm đầu, hàng giờ để thẩm nhận dần cái tình thương yêu lồng lộng của chị Công.
Cuối tuần đó, tôi mò ra mợ Út, chú Hiệp theo lời dặn. Mợ nhìn tôi rồi nói như thật, như đùa:
- Năm nay cháu đã 44 – 45 rồi, mợ nhìn cháu, chỉ ngoài 30 thôi!
Tôi hiểu, mợ tôi muốn cho tôi một liều thuốc, để yêu đời, tôi cười và cũng nói vui lại với mợ:
- Mợ lại cho cháu đi ” trực thăng ” rồi! Dù vậy, cháu cũng xin cảm ơn mợ!
Miệng trả lời mợ Út như vậy, nhưng trong lòng tôi cũng có những suy nghĩ chủ quan: Tôi luôn năng động thể dục, thể thao, bơi lội, lại có sáu năm nằm yên một chỗ thực hành phương pháp A (tập II Thép Đen) nên có phần trẻ lâu. Cụ thể đã có nhiều bạn bè nói đến, từ ý nghĩ chủ quan này tôi đã nói thắng với mợ Út nội dung:
- Với khả năng nhìn sâu, xét kỹ của mợ về con người, cháu tin nơi mợ lấm! Nhưng cháu cũng xin đưa ra những ý nghĩ của cháu về vấn đề này như sau. Thực sự cháu sẽ lập gia đình, nhưng chưa phải bây giờ, như bữa cơm ở nhà cháu: cháu phải lấy vợ. Vậy cháu đề nghị thế này: Vấn đề tiên quyết trong cuộc hôn nhân này: Cháu bị tù 18 năm, rõ ràng không phải chuyện riêng của cá nhân cháu, mà tù trong chế độ VC với cái tội ” Hoạt động, gián điệp ” thì hầu như không được tiếp xúc hay nhìn thấy ai.
Vậy cô nào, đối tượng bất cứ là ai, có đồng ý trừ cho cháu những tháng năm, cháu nằm trong nhà tù cộng sản hay không, có như thế thì cháu mới bàn đến chuyện hôn nhân. Nếu ” đối tượng ” đồng ý trừ, thì cháu năm nay mới có hai mươi mấy, huống chi (tôi nửa đùa, nửa thật) cháu nói vui theo lối ” hình dung “: ông trời ban cho loài người, phụ nữ cũng như nam giới, mỗi người một sợi ” tơ đồng “, tượng trưng cho cái thời hoa mộng của mỗi người. Một người đàn ông 44- 45 tuổi ở ngoài đời, thông thường, cái dây tơ đồng của người ấy đã ” gẩy ” nhiều lần, nếu không nói là gẩy quá nhiều nên đã ” rão ” ra rồi. Bây giờ có đem ra gẩy thì nó kêu ” bùng bục, rè rè ” Ngược lại cái giây ” tơ đồng ” của cháu chưa hề gẩy lần nào, vậy nếu bây giờ có điều kiện gẩy, thì nó phải “thánh thót, lanh lảnh” như buổi ban đầu hoa mộng của mỗi người!”.
Mợ Út và chú Hiệp nghe tôi trình bày, đều cười như nắc nẻ, chú Hiệp còn nói đùa thêm:
- Cậu lý luận, hình dung kiểu này thì dù cho cô nào khó tính mấy, rồi cũng sẽ trừ cho cậu. Vì họ cũng cảm thấy, như có phần đóng góp cho cái đất nước, khổ đau của chúng ta, không may gặp phải con Hồng Tuộc. Trên thế giới, bất cứ một nước nào gặp phải con Hồng Tuộc, gặp nhiều thì dân khổ nhiều, gấp ít thì dân khổ ít.
Ngày Chủ Nhật, đã có hẹn với chú Hiệp, mợ Út; sau khi đi lễ về tôi phóng xe ra đường Bắc Hải.
Theo mợ Út ở ngoài đầu đường Bấc Hải, có cô Hoàng Thúy 37 tuổi, hiện là giáo viên cấp Hai trường Nguyễn Quý Cáp, bố là “chef” một nhà ga xe lửa, ở Nha Trang đã chết trong chiến tranh. Hiện nay cô Thúy sống với mẹ già 65 tuổi và người em trai theo nghiệp bố, đang làm trong ngành hỏa xa của chế độ mới. Cũng theo mợ Út, nhà cô Thúy rất gia phong, nền nếp đạo đức cô và mẹ cô thường đi lễ nhà thờ Thánh Tâm. Mấy ngày trước mợ Út đã nói sơ về tôi với gia đình cô Thúy, hôm nay họ muốn tôi ra để chuyện trò, như để nhìn và ra mất buổi đầu.
Vì ngay ở đầu phố, nên tôi và mợ đều đi bộ đến nhà cô Thúy, ngôi nhà của cô Thúy hai lầu, cũng khá khang trang. Bà cụ và người em trai cô Thúy chừng 30 tuổi, tiếp đãi chúng tôi tỏ ra có văn hóa, lịch thiệp. Cậu Thành, em cô Thúy đã hỏi tôi rất nhiều chuyện ở trong tù, cậu tỏ ra rất thích thú những cảnh phản gián Hà Nội theo dõi v.v… Vì trước đây cậu đã đọc Z 28 của Người Thứ Tám. Khi cô Thúy đưa nước ra mời khách, mợ Út đã kéo lại ngồi với mợ để nói chuyện.
Bà cụ và cậu Thành tỏ ra một vài ý: Nếu cưới hỏi xong thì bà cụ sẽ lo cho vợ chồng ” oversea” (Vượt biên) v.v... Chúng tôi nói chuyện khoảng hơn một giờ, thì xin phép ra về.
Buổi chiều mợ còn dẫn tôi ra đường Thoại Ngọc Hầu, đến nhà cô Mai, sinh viên Văn Khoa năm thứ 2, năm nay cô 23 tuổi. Trên đường về nhà, mợ Út đã hỏi ý kiến tôi về cô Hoàng Thúy, tôi cũng thưa với mợ vài nét có tính cách phiến diện: tỏ ra là một gia đình có học, có văn hóa. Họ tiếp đãi chuyện trò ân cần không kênh kiệu, khách sáo. Dù vậy, xin cứ để ít ngày nữa, vội gì.
Khi tôi về nhà, thầy tôi thì không để ý, nhưng mẹ tôi như nôn nóng đợi chờ, tôi mới bước vào nhà, mẹ tôi đã hỏi vọng ra từ trong màn:
- Làm sao con? Liệu có xong không?
Nghe mẹ tôi dồn dập hỏi tôi chỉ thấy lòng tôi như ăn mấy cục muối mặn. Hình dung, thương cảm cho nỗi niềm của mẹ tôi, nếu mắt người không bị lòa, thì đây là việc của người. Chính người sẽ đo lường thẩm định người con dâu của người, nhưng giờ đây chỉ ngồi một chỗ âm thầm trong bóng đêm để đợi, để nghe, để xin một sự ” bố thí ” của dòng đời cho người. Tâm tư của tôi như vậy, nên tôi đã trèo lên ngồi cạnh người, tường thuật tỉ mỉ, chi tiết sự việc cho mẹ tôi. Tôi hiểu đây là một cách, để nỗi “ẩn ức” trong lòng của người vơi đi được phần nào.
Buổi chiều, mợ Út không đi được xe đạp, nên tôi đã phải “đèo” mợ ở yên sau. Hai mợ cháu mò mẫm lách dòng người đến nhà của cô Mai. Ông bố và bà mẹ cô Mai là nhà giáo, dù là dậy các cháu ở bậc tiểu học trong xứ đạo (giáo làng). ông bà gốc gác ở Cẩm Thủy, Thanh Hóa, vì chúng tôi vào nhà bất chợt, nên cô Mai đang ngồi với mấy em nhỏ, ở cái bàn trong góc nhà. Ông bố tên là Thăng, khoảng trên năm chục tuổi. ông bà Thăng tỏ ra chất phác, cuộc đời của ông bà gắn bó nhiều với luỹ tre, với xóm làng. Chỉ một thoáng nhìn cô Mai nhưng cô đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng. Đôi mắt của cô tròn và đen như hai hột nhãn lồng, mái tóc cuối Xuân, đầu Hè như co, như duỗi trên chiếc áo sơ- mi mầu nâu non của cô. Đặc biệt, trong khi tôi và bà mợ ngồi tiếp chuyện với ông bà Thăng, tôi đã nhìn thấy hai cái hột nhãn lồng ấy nhiều lần, ở một cái khe cửa phía nhà trong.
Ông bà Thăng hỏi rất nhiều sự việc: tại sao ra ngoài Bắc? Họ hàng, thân nhân quê quán, và về bố mẹ của tôi v.v... Tôi cứ sự thật trình bày, cũng hơn một giờ, chúng tôi xin phép ông bà đi về. Ông bà Thăng vồn vã, như đã thân quen lâu ngày:
- Bây giờ anh đã biết nhà, khi nào có thời gian cứ xuống chơi với các em!
Trên đường về nhà, bà mợ lại hỏi như sau buổi đến nhà cô Hoàng Thúy. Lẽ ra, tôi chưa muốn nói về ý nghĩ của tôi, nhưng nghĩ đến tâm sức của bà mợ, đã mấy ngày nay vất vả vì tôi. Tôi dịu dàng nói chân thành với bà mợ:
- Mợ hỏi, cháu thấy khó nói, khó diễn tả, xin nói dễ hiểu thế này: ” Cháu có thiện cảm với cô Mai hơn là cô Thúy “.
Mợ Út nói, còn hai đám nữa ở xứ Đắc Lộ và bên đường Hoàng Văn Thụ. Một người hẹn chiều thứ Bẩy tới, nhưng một người ở đường Hoàng Văn Thụ, thì ngay 8 giờ tối thứ ba này. Tôi không nghĩ mợ Út lại quen biết nhiều thế!
Đã nhờ mợ, thì cứ phải đi theo mợ, và cũng là đi theo sự may rủi. Truy cho cùng của sự may rủi, là định mệnh của đời mình rồi còn gì. Vì cuộc đời kỳ diệu khôn lường.
Từ ngày trở về miền Nam, quá nhiều sự việc dồn dập, nhưng chính vì ngày đêm CA, không cho tôi thở nữa nên rất nhiều sự việc, tôi không còn tâm hồn nào mà nghĩ tới. Thời gian này, do những thúc bách như đã trình bày, nên tôi đi tìm vợ. Một hôm chợt từ trong hố sâu của đĩ vãng, váng vất nổi lên hình bóng một người của trước năm 1962. Đó là cô Thu Nga, con của một người bạn thân của mẹ tôi, ở khu Bàn Cờ mà dạo ấy, mẹ tôi đã tâm niệm Thu Nga sẽ là cô con ” dâu ” hiền của bà cụ.
Phải nói, nếu không vì ngày ấy lòng tôi quá nhiều sôi nổi với quê hương dân tộc, cộng với cái chí ngang dọc, vẫy vùng của người con trai còn đỏ thắm nên tôi đã gạt hết, gạt cả những hình bóng diễm kiều, của giai nhân sang bên cạnh. Để tôi bay theo gió, theo mây, để rồi đã rụng vào mồm của con Hồng Tuộc.
Tối hôm nay, ngoài chuyện phải trình bày, tường thuật tỉ mỉ sự việc đến nhà cô Mai, (dứt khoát không thể quên hai hột nhãn lồng) tôi sẽ hỏi mẹ tôi về cô Thu Nga ngày ấy, bây giờ ra sao? Tất nhiên sẽ cũng như cô TTKH: (tôi không thích gọi là bà).
Nếu biết rằng….tôi đã lấy ….chồng…
Trời ơi!….người ấy có…… … buồn không?
Có còn thương đến loài……hoa vỡ…
Tựa trái tim phai…..tựa…..máu hồng!
Thưa cô Thu Nga, thương thì vẫn thương! Nhớ thì vẫn nhớ! Nhưng tôi không buồn vì là...... tôi tự nguyện. Và chính lòng tôi muốn hỏi cô:
Nếu biết rằng … … …. tôi đã ở tù
Trời ơn Người ấy có …buồn không?
Có còn thương nhớ người … … … năm… … cũ…
Vùng vẫy bên trong…. miệng …Tuộc Hồng?
Ngày thứ Ba, tôi lại đèo mợ Út sang bên khu Lăng Cha Cả, đường Hoàng Văn Thụ, cô này có một cái tên rất là “lai láng, dập dờn”: Thùy Trang. Bố cô là một Thiếu Tá trong binh chủng Thiên thần Mũ Đỏ, hiện ở trại tù Hà Nam Ninh, chưa biết ngày về. Ông có hai trai, hai gái, cô Thùy Trang là thứ nhì, 26 tuổi, người em Út cũng là gái 20 tuổi rồi, người anh trai cả hơn 30 tuổi đã có gia đình và một con nhỏ. Người anh trai này tên là Dương đang là sinh viên sĩ quan cửa Thủ Đức, được ba tháng thì đứt phim nên không phải đi tù.
Bà mẹ của cô Trang đã gần 60 tuổi, năm 1980 cả hai mẹ con đã mò mẫm ra trại Nam Hà, để thăm nuôi chồng và cha. Qua mợ Út tôi còn được biết, hai chị em cô Thùy Trang đã đi vượt biên hai lần rồi, nhưng không thoát, có lần bị bắt giam hơn bốn tháng, phải đút vàng mới được tha về.
Tóm lại đây là một gia đình của phe ta, cái phe đã không đứng bằng chính đôi chân của mình, mà hay đứng dựa, đứng vịn vào người khác, nên đã chiến bại. Và nó mới đẻ ra, những nông nỗi nhiều nhiều sau này, cho người cùng phe.
Bà mẹ và anh chàng Dương cũng tiếp đãi chúng tôi nồng hậu, anh Dương và bà cụ tỏ ra tương đối hiểu biết về những thủ đoạn gian ác, lật lọng của VC. Tôi hơi ngạc nhiên, sau tôi mới hiểu: gia đình gốc ở xã Lưu Phương Phát Diệm, Kim Sơn tỉnh Ninh Bình. Phát Diệm khu tự trị đã một thời làm cho Hồ Chí Minh điên đầu.
Bà cụ và anh Dương có nhã ý mời chúng tôi ăn bữa cơm gia đình buổi chiều tối, vì đối với mợ Ut thì có thân quen. Phần vì 7 giờ tôi phải đi trình diện, phần khác tôi còn định ra Phường xin con dấu, để sáng mai lên quận xin gia hạn ba tháng tạm trú ở nhà bố mẹ. Tôi đã nói riêng với mợ Út, rồi tôi đưa luôn lý do trên ra để từ chối bữa ăn. Lúc này tôi thấy bà cụ hướng lên gác gọi to:
- Trang! Có chùm trái vải của chú Trung ở dưới vườn cho hôm qua, con đưa xuống đây để mời bà Vân (Út) và anh Bình ăn vải đầu mùa!
Tôi nghe tiếng ” dạ ” êm và ngọt, như mùi trái Lạc Tiên, ngày còn bé tôi và chị Hai Công hay ra vườn dâu để lục lọi, tìm kiếm. Rồi thoáng bóng một đôi chân, mềm mại đi xuống gác. Gặp mắt tôi, cô hơi cúi đầu như chào, đôi bàn tay rụt rè bầy những chùm vải ra một cái đĩa trên bàn.
Nhìn đôi bàn tay, tôi có ý nghĩ: Đôi bàn tay này chắc cũng đã làm phiền những giấc ngủ, của những anh chàng nào gặp chúng lúc ban ngày. Nhưng cái đầu và mặt của cô hơi một chút khuyết điểm, sống mũi của cô hơi gẫy lõm vào như hình chữ V gioãng. Cái cằm của cô hơi ngắn, thành ra nếu nhìn thoáng, tường rằng cô móm. Bộ mặt của người anh lại tương đối hoàn chỉnh, con trai đâu cần bộ mặt bằng con gái. Thế mà, ông trời cũng thường hay lắt léo chéo cẵng gà, có thể cô Thùy Trang cũng được “bù trừ”. Giọng nói của cô nhiều lúc nghe như tiếng khánh, tiếng ngọc chạm nhau, lý luận của cô cũng rất mạch lạc, vững chắc dễ thuyết phục người nghe.
Khi chúng tôi chào, bắt tay từ giã ra về, anh Dương và chính cô Thùy Trang, đã thỏ thẻ ngập ngừng:
- Có dịp mời bà và anh ghé sang chơi! Em rất thích nghe chuyện tù của anh Bình!
Tôi chỉ biết cám ơn toàn bộ gia đình đã niềm nở đón tiếp như người quen, lại được thưởng thức những trái vải đầu mùa, thực là may mắn! Trên đường về, tôi có nhận xét với mợ Út, gia đình này tuy ở Phát Diệm nhưng cháu thấy có vẻ hơi đài các, còn cô Thùy Trang, có thể cô phải va chạm cuộc sống nhiều nên tỏ ra khá sắc sảo, tinh nhanh.
Tôi vẫn tin vào sự kỳ diệu của đời, có những cái đúng bây giờ nhưng sau này lại không còn đúng nữa, hay ngược lại! Chính vì vậy tôi thường nghe nhiều ở cửa miệng người già là ” vợ chồng là duyên số “. Để rồi, tôi sẽ cảm nghiệm trong những ngày tới.
Mợ Út và mẹ tôi, thấy đã đi đến ba đám, xem ý tôi vẫn: con cá vàng bơi lội trong hồ, nên cái ” côn “, ” gas ” lúc đầu đã hạ dần xuống. Nghe mợ Út còn nói thứ Bẩy này đến một nhà ở khu Đắc Lộ, gần hồ bơi Cộng Hòa. Cô này tên Hương, mợ lại khen, ca ngợi là một cô gái được nết lại được người, rất đảm đang, đã có mấy lần đi buôn hàng chuyến cà phê đường Ban Mê Thuột với mợ Út. Thì tôi cứ đến gặp cô Hương đó đã, vội gì?
Chiều hôm qua, một việc làm cho tôi bần thần, thấp thỏm có lúc tự trách, nhưng có lúc lại thôi. Đi làm về, khi tôi mệt nhọc đạp xe về đến ngang cổng khu Tân Chí Linh, rõ ràng từ xa, qua dáng dấp là cô Mai đang đi gần lại, vì ngược chiều nhau. Đúng rồi, hai hột ” nhãn lồng ” nhưng cô không nhìn thấy tôi, sắp ngang qua tôi thì cái mũ mầu gạch non trên đầu của cô bị gió hất tung xuống đường. Tôi đã đạp xe qua hàng chục mét. Tôi ngừng xe ngoái lại chiếc mũ bay xuống mé đường, cô Mai cũng đã ngừng, dắt xe trở lại để lấy cái mũ. Tại sao tôi lại lưỡng lự không nhặt cái mũ cho cô Mai? Phải chăng khi ấy tôi chưa phân định kịp giữa lịch sự, lịch thiệp (galant) với ” nịnh “để làm vừa lòng một đối tượng. Nếu ở cái sau, tôi cứ thấy thấp thoáng có chữ ” hèn ” nên tôi đã ngần ngại, nhặt chiếc mũ cho cô Mai?
Rồi cũng đến ngày thứ Bẩy, buổi sáng đó tôi lại phải đi Lao Động Xã Hội Chủ Nghĩa, trưa về cơm nước tắm rửa gần ba giờ, tôi đã xách xe ra mợ Út (vì mợ dặn trước). Lần này không hiểu sao mợ lại căn dặn tôi nhiều việc như: Cô Hương này rất quý trọng mợ Út, nên mợ cũng thương quý cô Hương. Hôm nay, có cả người anh rể cô Hương cũng đến để tiếp, và cũng muốn xem cái anh chàng ” đồng hao ” của mình thế nào!. Mợ vẫn nói ” Cái mặt và dáng dấp của cháu, nhiều lắm là 35 tuổi, vậy cháu nhớ khi nói chuyện với gia đình cô Hương, cháu đừng nói đi tù 18 năm, mà nói đi tù 10 năm thôi. Chứ họ không tin, chả lẽ bị tù chính trị ra Bắc mới có 16- 17 tuổi thì ai tin được?” (tôi suy đoán chắc mợ Út đã giới thiệu tôi 35 tuổi).
Hẹn 7:30 tới nhà cô Hương, vì 7 giờ tôi đem sổ cho cô Ngọc Anh ký, nên tôi đạp xe ra chở mợ Út, để đi luôn.
Trời đã cập quạng, chim đã bay về tổ, khách lữ hành cũng rảo cẫng, chúng tôi loay hoay tìm số nhà một lúc. Một trong những căn nhà mới xây cùng một kiểu cho công nhân viên chức mua, của chế độ cũ. Trong sân, dưới tàng cây trứng cá đã có hai chiếc xe Honda, một thanh niên chừng 26 – 27 mặc sơ- mi trắng quần đen, bỏ trong thùng. Anh ta tự giới thiệu khi bắt tay, là anh rể của cô Hương, đến đây để đón tiếp và chuyện trò với tôi. Anh ta kéo tôi ngồi xuống mấy chiếc ghế ở góc sân, anh đưa bao thuốc lá Samitt đầu lọc ra mời tôi. Tôi hiểu giai đoạn ấy thuốc lá đầu lọc là loại sang, ăn chơi. Trong khi bà mợ vào trong nhà, tỏ ra đã quen biết nhiều với gia chủ.
Những câu chuyện xã giao trao đổi với anh chàng ” anh rể ” làm cho tôi đã hơi ngại ngần trong cách xưng hô. Thôi thì cứ “anh, tôi “, dưới ánh điện từ trong. nhà chiếu ra mập mờ sáng tối, chẳng thể nhìn được nét ngượng ngùng trên nét mặt của tôi.
Đến khi trong nhà đã chuẩn bị xong, mợ Út thò mặt ra gọi niềm nở:
“vào trong này cháu ”.
Trong phòng khách, đèn sáng choang, một ông chừng 46 – 47 mặc bộ Pyjama đã sờn cổ. Qua cách tiếp đón, bắt tay chứng tỏ là chủ nhân của ngôi nhà. Ngay lúc này, tôi đã mất hết tự nhiên, đành rằng tôi gọi người đó là ông. Nhưng tôi lúng túng không biết xưng cháu, hay xưng con, chả lẽ xưng tôi khi định đến hỏi vợ là con gái của người ta? Vì vậy trong khi chuyện trò, tôi toàn là dùng những câu không có chủ từ. Ví dụ như khi ông ta hỏi:
- Anh đã được ra tù từ bao giờ?
- Dạ thưa ông, được gần 7 tháng rồi ạ!
- Ông bà cụ của anh có khoẻ không?
- Dạ.....cám ơn Chúa, bố mẹ.....khỏe ạ!
Nói chung, bao nhiêu cái chủ động tháo vát mọi khi của tôi, hôm nay chúng bỏ nhà đi chơi sạch. Mặt của tôi cứ nóng lên, nhất là khi một bà từ trong nhà đi ra, tươi cười cầm tay mợ tôi, trông bà chỉ trạc tuổi của tôi 44- 45 tuổi. Khi được ông giới thiệu: ” Đây là nhà tôi “. Tôi cũng đứng dậy hơi cúi đầu, miệng lí nhí:
- Xin chào… bà ạ!
Tôi và mợ Út ngồi một ghế sofa, ông bà đó ngồi một sofa đối diện, một cái bàn kính thấp hình chữ nhật dài ở giữa, mặt nhìn mặt rõ mồn một. Ông bà ta cứ chằm chằm nhìn thẳng mặt tôi, ngược lại, tôi chưa dám nhìn xem bộ mặt của ông bà ta ra sao? Mặt tôi cứ nóng lên phừng phừng, lợi dụng lúc ông bà quay đi; tôi bấm lưng mợ Út nói nhỏ như cầu cứu:
- Về đi thôi! Mợ ơi!
Mợ coi như không nghe thấy lời “cầu cứu” của tôi, mợ vẫn say sưa bàn tán vào câu chuyện với bà.....đó. Ông bà hỏi tôi rất nhiều chuyện, từ khi còn đi học ở trong Nam, cho tới khi ra Bắc và lại đi tù (tất nhiên 10 năm). Cảnh bố mẹ, anh chị em v.v… Tôi toàn bị động trả lời ngập ngọng, nhất là khi biết bà ấy còn kém tôi một tuổi. Trước bốn con mắt của ông bà ngồi đối diện, người tôi như ngồi trên nồi rang. Mục đích là đến hỏi con gái của người ta mà lại xưng “tôi” thì làm sao “ổn”, xưng “cháu” hay “con” thì cái miệng của tôi không thể thồt ra lời.
Tay tôi cầm chén nước trà từ lúc đầu; để che lấp những lúc mất tự nhiên, tôi lại đưa chén nước lên miệng nhấp, nước đã hết từ lâu. Cái chén đã nóng lên do ” nhiệt ” ở tay tôi chuyền vào, mà tôi vẫn chưa dám bỏ chén nước xuống bàn, cho tới khi bà ấy quay vào trong nhà gọi rất trìu mến:
- Hương ơi! Đưa nước thêm ra đây con!
Tôi nghe tiếng “dạ” êm như gió mộng trong nắng Xuân, từ trong bếp vọng ra, tôi biết cô Hương “đối tượng” của tôi sắp ra. Tôi cũng còn biết bốn con mắt như tia đèn bấm, đang chòng chọc quan sát mặt tôi, khi con gái của họ ra “trình làng”. Tôi đã được biết cô Hương năm đó 18 tuổi, tôi chỉ thoáng bóng dáng một giai nhân có bộ tóc dài óng ả, xuống quá dưới mông. Cho tới bây giờ tôi cũng chưa biết mặt mũi của cô ta ra sao? Tôi có dám nhìn lên mặt của cô ấy đâu!
Tôi chỉ được nhìn đôi bàn tay của cô, khi cô nhẹ nhàng rót thêm nước vào các chén, và tôi lại được liếc nhìn “suối tóc mơ ” một lần nữa khi cô quay vào nhà trong. Cho tới khi tiễn chúng tôi ra cửa, ông bà còn vồn vã căn dặn:
- Bất cứ khi nào có thời gian, anh lại đây chơi với các em, chuyện trò như trong gia đình.
Cho tới khi ra sân, ra cổng bắt tay với người “anh rể hờ một giờ ” lòng tôi còn xốn xang xúc động.
Từ hôm tôi có ý định cưới vợ, đây là đám thứ tư, đối tượng nhiều tuổi nhất là cô Hoàng Thúy 37 tuổi, đối tượng ít tuổi nhất là cô Hương “suối tóc mơ ” 18 tuổi.
Tôi một người con trai đã 44-45 tuổi đời, bị dòng đời đẩy xô vào trận cuồng lưu, đến nay là một người tù, bị quản chế chặt chẽ ngày đêm. Bố mẹ thì mù lòa già yếu, cơm gạo thì bữa đói, bữa no. Không những “tay trắng” mà còn là những bàn tay “nhơ bẩn” có quá nhiều vết đen, trong chế độ này.
Ai cũng nhìn thấy vì sao, cả bốn đám đều nồng nhiệt đón nhận? Do tôi đẹp trai? Do tôi ăn nói hay, tán hươu, tán vượn giỏi? Dù một em bé mới lớn, mới hiểu biết cuộc đời cũng thấy là hoàn toàn không phải! Về phương diện này có khi còn ngược lại. Như vậy vì sao?
Đặt câu hỏi thì ai cũng thấy nguyên nhân sáng tỏ như ban ngày: Nó ẩn tàng, nó cuốn chặt, nó luồn lỏi vào bên trong sự việc. Tôi đi tìm vợ được người ta chấp nhận là: ý thức và tinh thần hoài...Ngô, hay hoài Quốc Gia của người dân.
Tôi hiểu: Muốn trong lòng người dân có cái tinh thần hoài…..này, phải mất nhiều xương máu, công sức của các bậc cha anh, máu xương của nhiều người đã nằm xuống. Khối óc và bàn tay của nhiều người, nhiều thế hệ để được lòng dân ” hoài ” này. Chế độ VC hiện nay càng hà khắc, độc tài, chà đạp tự do, dân chủ thì lòng dân càng ” hoài ” Quốc Gia. Cũng như cụ Nguyễn Du, cụ Nguyễn Khuyến, bà Huyện Thanh Quan v.v… thậm chí đã làm công chức, làm quan cho triều Nguyễn, mà tâm hồn vẫn còn hoài nhà Lê. Tôi xin cúi đầu cảm tạ công ơn của quý vị đã đóng góp cho Quốc Gia, để tôi được hướng thành quả ngày nay.
Trong những câu chuyện trao đổi ở nhà các cô, dù có nói về gia cảnh, về chuyện làm ăn – Là những phương diện, tôi không bằng ai – Nhưng phải nhận rằng, thân nhân của các cô, có thể ở cả các cô nữa, đều ít nhiều ấp ủ trong tâm tư lý tưởng quốc gia.
Sáng ngày Chủ Nhật tôi lại phóng xe sang nhà vợ chồng Lợi, tôi tường thuật sơ lược chuyện tôi đi hỏi vợ, cho vợ chồng nó nghe. Vợ chồng Lợi thích nhất là cái cảnh tôi ” ngậm hột thị ” ở nhà cô Hương 18 tuổi ở Đắc Lộ. Thằng Lợi vừa cười, vừa nói:
- Tao cứ hình dung cái mặt của mày lấm lét “đíu” dám nhìn mặt cô em. Mày càng “khổ” thì ông, càng “sướng”!
Buổi trưa tôi đạp xe về qua Hàng Xanh, đã nhiều lần lên nhà Lợi trở về, cứ đi qua ngã ba Hàng Xanh là tôi dẫn xe đạp lần mò đến trước cái tháp, người bán hàng đã xếp chồng những bia lon, thành một cái tháp hình tam giác. Tôi ngẩn ngơ hàng chục phút, ngắm nghía những lon Heineken, những lon Coca-cola, Budweiser của ngoại quốc. Đời tôi từ Nam chí Bắc chỉ mới được thường thức bia hơi, bây giờ đi tù về lại có cái loại bia lon của Mỹ, của Nhật, của Hòa Lan. Như vậy, không biết bên trong mùi vị, nó như thế nào? Có khác với bia hơi không
Chỉ vì khả năng trong túi không có đủ tiền, nên nhiều lần chỉ được đứng ngắm nhìn, tường tượng. Rồi dẫn xe đi, đầu còn ngoảnh lại nhìn cái tháp bia lon, như một loại hàng xa- xỉ không phải của mình. Nhưng hôm nay, tôi long trọng xin báo cho cái tháp tam giác ấy rõ, tôi đã có chủ trương! Chủ trương từ mấy ngày hôm trước rồi! Chị Hai Công khi trở về Hồng Ngự đã đút vào túi của tôi 50 đồng.
Thép Đen Thép Đen - Dang Chi Binh Thép Đen