I would never read a book if it were possible for me to talk half an hour with the man who wrote it.

Woodrow Wilson

 
 
 
 
 
Tác giả: Dang Chi Binh
Thể loại: Tùy Bút
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 214
Phí download: 13 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 4611 / 119
Cập nhật: 2023-03-29 02:21:49 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 153: Thăm Mộ Cụ Ngô
ôi đã vận dụng lý do: Mẹ tôi vừa ho ra máu, bố tôi đêm qua đã té ở dưới bếp, chảy máu mũi. Tôi phải lo cơm nước, thuốc men cho hai cụ, và tôi phải thu xếp nhiều chuyện trong nhà v.v... Thứ Ba tuần tới tôi mới có thể đi làm việc ở tổ Mành Trúc, trong khi chúng bắt tôi đi làm Thứ Hai. Phải dùng nhiều cách để hỗ trợ nhau, tên Mậu mới đồng ý.
Như thế phải tranh thủ ngày mai, tôi thực hiện cái chủ trương thứ ba, là thăm mộ Cụ Ngô. Những ngày trước, tôi lựa lời thăm hỏi, không ngờ người cho tôi tin tức tương đối đáng tin cậy, là ông Trùm Lộc. Ông là công giáo được phường chỉ định làm tổ trưởng khu phố của tôi. Tối thứ Năm hàng tuần, tôi vẫn phải đến nhà ông để sinh hoạt tổ dân phố với bà con, đọc báo và nghe thông báo điều này, khoản kia của Phường, của Quận. ông Trùm Lộc, hơn sáu chục tuổi tỏ vẻ lấm lét, ghé vào tai tôi thì thầm:
- Mộ của Cụ Diệm và ông Nhu được ông bà Trần Trung Dung (là cháu), chôn ở nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi.
Tôi hiểu một mình tôi vào thăm mộ hai người, là không tiện lắm! Tôi biết tụi cộng sản vẫn rải những công an chìm, lẫn vào những người ra vào nghĩa trang. Như chúng sẽ bí mật chụp hình, hoặc để ý những ai còn tư tưởng hướng về một người mà chúng kình địch. Những tổng thống, hoặc các vị lãnh đạo khác chúng chẳng phí thời gian làm như vậy.
Tôi đã hẹn trước với cháu Thanh Lan, con của cô Xuân cũng đã 19 – 20 tuổi rồi. Điều tôi không thể quên, là cái tên “Thanh Lan” này lại chính tôi đã đặt cho cháu, khi vào thăm mẹ nó sinh ở nhà thương Từ Dũ. Hơn một năm trước ngày tôi đi Bắc, bố nó là công nhân ở Ba Son, đẻ con đầu lòng chưa kịp đặt tên. Bấy giờ anh trai vào thăm, nên mẹ nó nhờ tôi đặt tên cho cháu luôn. Đi với cháu gái, cho có vẻ gia đình, nếu biết khéo léo ứng xử có thể qua mặt, những con mắt cú vọ của CA chìm.
Hai bác cháu đã mò mẫm đến được mục tiêu. Lúc đầu, tôi còn ngồi xa xa cạnh những ngôi mộ khác, để quan sát theo dõi toàn bộ hiện trường. Tôi hơi ngạc nhiên, nhìn hai bó huệ còn tươi và một bó to bạch hồng, ở mỗi ngôi mộ. Hơn một chục cây nhang đang nghi ngút tỏa mùi hương, luồn vào trong gió của mỗi ngôi mộ.
Tôi bần thần, ngước mắt nhìn lên mây trời, lòng tôi rung rung mở dần ra như một sự cảm ơn không bằng lời. Những ai đã vừa tặng hoa, thắp nhang cho hai ngôi mộ đặc biệt này? Phải chăng cũng là những người dân vô danh như tôi và cháu Lan? Chỉ vì lòng ngưỡng phục một người đã dám gạt bỏ tiền tài và danh vọng, chọn cái chết dứt khoát, không chịu để chủ quyền Quốc Gia bị xâm phạm, không những người dân ngưỡng phục, kẻ thù cũng không thể coi thường.
Thấy không có gì trở ngại, tôi và cháu Lan trang trọng thắp nhang và đặt một bông hoa hồng nhỏ (tôi không đủ tiền mua một bó), như tỏ tấm lòng của một người, đã nhận một nhiệm vụ trong thời của cụ, ra Hà Nội nhưng bất tài, kém khả năng hiểu biết, nên đã rơi vào tay kẻ thù. Nay sống sót trở về, tôi xin cúi đầu tạ tội với cụ, với đồng bào lầm than khổ đau hiện nay, và sau này.
Tôi nhìn kỹ từng phần nhỏ của hai ngôi mộ, rồi tôi lại nhìn lên trời. Mây đen trắng lổn nhổn trên nền xanh mát của bầu trời. Tôi ngắm một đám mây to, đang đùn lên về phía Đông. Tôi chợt thấy- có thể từ lòng thành mong ước, hay trí tưởng tượng- rõ ràng tôi nhìn thấy nét mặt một bà cụ già tóc trắng phau, bộ mặt hiền từ đôn hậu. Mắt Cụ đang đăm đăm nhìn tôi, cháu Lan và hai ngôi mộ. Một luồng lạnh từ trong xương sống đi dần lên đầu tôi, phải chăng là hồn thiêng của dân tộc, linh khí của sông núi và của Sài Gòn đã bốc lên, kết tụ lại? Đó là Người Mẹ Hiền Việt Nam. Miệng của Mẹ mấp máy tôi nghe rành rọt:
Các con thương yêu của mẹ! Với ý chí rắn chắc, bền bỉ chịu đựng, các con hãy đứng dậy bằng chính đôi chân của mình, mẹ luôn luôn đứng bên cạnh và độ trì cho các con.
Tôi bàng hoàng thảng thốt, quay lại cháu Lan đang quỳ bên cạnh, mắt cháu Lan cũng đang ngước nhìn lên trời. Không biết cháu có nghe thấy những lời, của Mẹ Việt Nam như tôi không?
Kính thưa quý vị độc giả! Hiện giờ tôi đang viết hồi ký tường thuật lại những cảnh đời tôi đã trải qua! Theo sự hiểu biết của tôi, hồi ký là tường thuật lại những sự việc gì tai tôi nghe, mắt tôi thấy, những sự kiện tôi đã phải trải qua và những gì chính tôi cảm nghĩ ở trong trại tù, không thể nhìn được trong buồng xà-lim này với trong buồng xà-lim kia. Ngoài trại chung không thể chứng kiến buồng này, nhìn sang buồng khác, càng không thể biết được cảm nghĩ của người khác. Viết như vậy là tưởng tượng, tưởng tượng là hư cấu, hư cấu là viết tiểu thuyết. Tôi luôn luôn tôn trọng sự hiểu biết rộng rãi, sáng suốt của quý vị.
Có một chuyện nhỏ, nhưng buồn cười, tôi xin trình bày, như một thể hiện lòng tôn trọng của tôi về sự sáng suốt của quý vị. Khi cháu Lan và tôi dắt hai chiếc xe đạp vào nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi, mấy bà, mấy cô bán nhang, nến, hoa xông ra mời chào:
- Mời cậu mợ mua hoa đi!
- Mời cậu mợ mua nhang, nến này!
Tôi đã nghiêm mặt nói rõ ràng:
- Đây là cháu của tôi! Tôi là bác của nó!
Mấy bà xin lỗi, nhưng có cô lại buông một câu cộc lốc:
- Thế mà!
Do sự mời chào, lôi kéo khách mua hàng, nhưng cũng nói lên một điều: Vì tù lâu, nằm yên một chỗ, nên tôi không già lắm! Lòng tôi cũng ” rổn ” lên một niềm vui, hy vọng sẽ lấy được vợ, không sợ ở ” giá “
Cháu Lan hiện nay đã có ba con, người cháu rể tên là Mão, hai vợ chồng mở một hiệu phở khá đông khách, ở Ông Tạ Sài Gòn.
Buổi chiều, tôi và bố mẹ vừa ăn xong, thì có tiếng gõ cửa, tôi lại tưởng CA. Nhưng thật vui, đó là anh Đèo Văn Bạch, anh được về trước tôi 7- 8 tháng, anh đã đến thăm tôi hơn tuần lễ trước. Nhà anh ở phía trước hồ bơi Cộng Hòa, tôi lại phải nhớ để ghi vào sổ trình diện, anh Bạch trình diện tháng một lần. Sở dĩ tôi tưởng anh Bạch là CA, vì mới đêm qua CA phường, CA khu vực một giờ đêm, đập cửa nhà tôi rầm rầm. Chúng bắt mở cửa ngay, cửa vừa mở chúng gạt tôi ra, chen lấn vào trong nhà. Đèn pin chiếu loang loáng khắp trên gác, dưới bếp, xoi mói, chúng bắt đưa sổ hộ khẩu, sổ trình diện. Tôi còn thoáng thấy một vài tên áo vàng nữa, phía sau nhà. Cảnh giác của chúng thật cao và kỹ thuật cũng thâm hậu.
Chúng suy đoán, bất ngờ ban đêm đột nhập vào khám nhà, nếu trong nhà có người lạ, không hợp pháp thì sẽ chạy chuồn ra ngoài, nên chúng đã phòng sẵn bên ngoài. Tôi thì chẳng ngán ngẩm gì, nhưng thầy mẹ tôi mù lòa, già yếu, các người hốt hoảng đờ người ra.
Tôi không nhìn rõ, nhưng chắc mặt các người phải tái đi, chúng kéo hất tung cả mùng mền của thầy mẹ tôi.
Tôi cảm thấy, tôi có lỗi với bậc sinh thành lắm, không những làm các người lo lắng, mà ngay giấc ngủ của các người cũng không yên. Sau khi chúng rút đi rồi, không một lời chào thầy mẹ tôi, tôi đã quỳ xuống, gục đầu vào đầu gối mẹ tôi, mắt tôi mờ đi, nói trong nghẹn ngào:
- Xin thầy mẹ, tha lỗi cho con!
Mẹ tôi đưa bàn tay run rẩy vuốt đầu tôi, từng dòng nước từ đôi mắt loà chảy xuống má, mẹ tôi không nói ra lời, bố tôi đã vào màn, chỉ nghe những tiếng thều thào mệt nhọc:
- Lậy Chúa tôi! Lạy Chúa tôi!
Tôi không hiểu thực dân Pháp ngày trước có làm như thế với người dân không?
Sáng hôm sau tôi đã đến tổ mành trúc, với cái tên: “Mành Trúc Xuất Khẩu 19 tháng Năm”. Đây là một khu thủ công chuyên sản xuất mành trúc của Phường, chừng gần hai chục người, năm sáu cậu 15- 16 tuổi, bẩy tám bà xồn xồn 30- 35 tuổi, vài thanh niên, mấy ông nhơ nhỡ như tôi. Tổ mành trúc do một bác chừng 50 tuổi, tên là Bằng làm tổ trưởng, các công nhân kể trên toàn là thường dân, chỉ có tôi là đi tù về mà thôi. Thấy tôi có vẻ nhanh nhẹn, nên ông Bằng phân công tôi ở khâu cắt trúc, bằng một chiếc máy cưa con con.
Sản xuất tính theo giờ và mức khoán, hình thức thì có vẻ nền nếp, nhưng thực tế thì không phải như thế. Chỉ thoáng qua thái độ làm việc của mọi người, qua các khâu tôi đã thấy, cũng như cái chung của công nhân dưới chế độ ưu việt XHCN dân chủ gấp triệu lần các chế độ dân chủ, của các nước tư bản. Trên sổ sách ghi 7 đồng một ngày, nhưng riêng tôi cuối tuần lãnh lương chiều thứ Sáu, ông Bằng đã khất lại, để tuần sau. Chỉ hơn một tuần tôi đã biết ông Bằng là một cán bộ của phường. Từ đó, trừ thứ Bẩy, Chủ Nhật cuối tuần, hoặc những ngày đặc biệt tôi phải lên Thành xuống Quận, ngày nào tôi cũng phải đi làm ở tổ Mành Trúc.
Một buổi chiều tôi cà rịch, cà tàng đạp xe đến đường Phan Đình Phùng để mua thuốc đau mắt cho mẹ tôi, thoáng một bóng người quen quen, anh ta đang định trèo lên một chiếc xe Buýt. Tôi dẫn xe đến, người đó cũng quay lại. Ồ! Tôi không thể tin ở mắt mình, Lộc, Lộc Vàng! Tôi và Lộc Vàng đã ríu rít như “mít quậy sinh tố với dứa”, vừa ngọt vừa thơm ngát. Lộc Vàng trong vụ nhạc vàng ” đồi trụy ” của Hà Nội năm 1967 (tôi đã tường thuật), tôi siết chặt tay Lộc vồn vã:
- Sao lại ở đây? Sao lại ở trong này? Vào đây bao giờ và ở đâu?
Lộc không trả lời, mà cũng cuống quít hỏi tôi tới tấp:
- Anh về bao giờ? Nhìn anh mà em không nghĩ là anh? Vì em không tin được!
Nhớ lại những ngày cuối tuần buồn lê thê, trong trại tù Thanh Phong muốn tìm những giờ phút trầm lắng để gửi hồn chơi vơi về những nơi mình muốn. Cái thú nhất giai đoạn ấy với tôi là ngồi năm bẩy người, những người cùng ”gu” phóng đãng chơi vơi tâm hồn, với một ca trà rừng đặc, nhấm nháp bằng những chiếc ly nứa con tự chế.
Sắp xếp người ”ghếch” (tiếng trong tù) áo vàng. Nếu có áo vàng vào trại thì người gác ra hiệu, trong này lời ca tiếng nhạc, bất đầu đổi ”gam” từ nhạc xanh ra nhạc ”đỏ“. Toán Xồm đàn, Đắc Sọ đập sàn nứa thay trống, Lộc Vàng ca Nhạc ”tiền chiến, như những bài: Thiên Thai, Đêm Đông, Suối Mơ, Cánh hoa duyên kiếp v.v... Hay nhạc ”vàng“: Mưa Rừng, Tàu Đêm Năm Cũ v. v… Thậm chí cả những bài của Sài Gòn sau này (tôi chưa biết) Đời Là Vạn Ngày Sầu, Xuân Này Con Không Về, Áo Lụa Hà Đông v.v...
Giọng ca của Lộc Vàng nổi tiếng của đất Thăng Long. Bây giờ trong một bối cảnh lâm ly ngục tù, ngồi lim dim đôi mắt, mặc cho lời ca, tiếng nhạc tỉ tê rót vào tai, thì còn cái thú nào hơn?
Sau khi miền Nam bị ” cướp giật ” cộng sản chuyển tôi ra trại xây. Nhóm ”nhạc vàng” Toán Xồm, Đắc Sọ, Thành Tai Voi và Lộc Vàng, tôi không còn gặp nữa. Cho tới ngày tôi được ra từ trại Thanh Phong (Thanh Hóa) giữa năm 1980 cùng với Toán Xồm, tôi không có thời gian để hỏi về những người trong nhóm đó.
Hôm nay, bất chợt gặp lại Lộc Vàng ở Sài Gòn. Lộc Vàng đã được tha từ 1977, như thế Lộc đã có hơn hai năm ở ngoài chiếc lồng to, cuộc sống tần tảo, Lộc đã xoay sở đủ nghề: quét vôi, làm thuê, gánh nước v.v...
Hiện nay, Lộc tìm vào Sài Gòn ”phe phẩy” vặt vãnh, tìm nơi ”đất lành chim đậu“. Gặp tôi, Lộc tưởng là một dịp may, Lộc có biết đâu, tôi còn bị o-ép, đè bóp hơn ở trong tù. Ngồi ở một quán nước mía, hai anh em tâm tình, đều tắc tị. Trong những câu chuyện lan man, đến những người đã đi tù về, hiện đang ở Hà Nội, chợt Lộc nói như khoe thành tích:
- Em mới gặp ông Võ, bây giờ về hưu, ông buồn lắm! ông ấy muốn về Nam mà không có tiền!
Đầu óc tôi lơ mơ, chưa nhớ rõ ”Võ” nào? Thấy mặt tôi ngẩn tò te, Lộc đã hỏi, như giải thích:
- Anh không biết ông Võ, chánh giám thị ở Hỏa Lò à?
Tôi chợt nhớ, ông Võ đó đã có ”â ” với tôi, đã cấm CAVT đánh tôi, trong buổi tôi trốn tù ở Hỏa Lò 1964. Tôi săn đón hơn:
- Ủa, em gặp trong trường hợp nào? ông ta có khỏe không?
Lộc vẫn vồn vã:
- Em mới ngồi uống cà phê với cụ ấy ở Hàng Trống, cụ ấy bây giờ hom hem, bé tí, em cũng gặp cô Vân y tá nữa!
Như một luồng điện, tôi vội vàng cầm tay Lộc, vồ vập:
- Em biết cô Vân ư? Em gặp cô ấy ở đâu?
Lộc lại lơ đãng vô tình, không thấy sự mất bình thường của tôi, Lộc trả lời một cách rời rạc:
- Em đang ngồi với ông Võ, thấy cô Vân đi với một đứa nhỏ, em hỏi luôn ông Võ, là cô Vân có con lớn thế?
- Ông Võ trả lời em sao?
Bây giờ Lộc đã thấy thái độ không thường của tôi, Lộc còn cười, nói như đùa trêu tôi:
- Mặt anh làm gì mà thất sắc thế! Làm như cô Vân là bồ của anh không bằng?
Tôi đứng dậy trả tiền, kéo Lộc ra mé đường, tôi muốn rủ Lộc về nhà tôi chơi để hỏi thêm chi tiết, phần vì cũng gần tối đến giờ trình diện, và còn phải mua thuốc kịp cho mẹ. Lộc nói là Lộc về Bắc chuyến tàu Thống Nhất chiều mai, Lộc hiện đang ở nhà một người quen bên Khánh Hội. Tôi cứ khẩn khoản bảo Lộc ngồi lên yên, tôi ”đèo” đi mua thuốc cho mẹ. Chơi với tôi, khoảng 9 giờ tôi sẽ mang Lộc về Khánh Hội.
Tôi ngấu nghiến đạp xe, mua thuốc rồi về, mới 6: 30 đã tới nhà. Trên đường tôi đã cho Lộc biết sơ qua cảnh sống của tôi. Lộc lại tỏ ra thương cảm, chia xẻ với tôi hơn, tôi chỉ có 4 đồng, trả tiền nước mía hết 2 đồng chỉ còn 2 đồng, tôi đành mua hai quả trứng vịt 1đồng 50 để bác, có rau muống luộc nữa, thế là hơn trong tù rồi. Bố mẹ tôi đã ăn cơm từ chiều. Tôi chỉ cho Lộc bếp núc, rồi tôi lấy cuốn vở sang nhà cô Mỹ Lệ ở xóm bên, trình diện. Gạo hãy còn nhiều, hai chục ký, thằng Lợi cho đã ăn hết đâu.
Thép Đen Thép Đen - Dang Chi Binh Thép Đen