Where the sacred laws of honour are once invaded, love makes the easier conquest.

Addison

 
 
 
 
 
Tác giả: Harold Robbins
Thể loại: Tiểu Thuyết
Nguyên tác: The Adventurers
Dịch giả: Lê Văn Viện
Biên tập: Nguyen Thanh Binh
Upload bìa: Little rain
Số chương: 150
Phí download: 11 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3228 / 32
Cập nhật: 2016-01-08 08:10:00 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 23
hi đi qua phòng ngoài của lãnh sự quán, tôi chạm trán với trung uý Giraldo. Tôi dừng lại, anh ta dập hai gót giày, đứng nghiêm. "Thưa ngài".
"Trung uý Giraldo" tôi đưa tay ra. "Thật ngạc nhiên thấy anh ở New York đấy".
Anh ta bắt tay tôi thật nghi thức. "Tôi cũng vậy. Trong chiến tranh Triều Tiên, tôi được đào tạo phi công trong không lực Hoa Kỳ. Giờ tôi bỗng lại đến đây để học khoá nâng cao".
"Khóa nâng cao? Nhưng chúng ta làm gì có máy bay?"
"Tôi biết" Giraldo đáp. "Vì thế mà họ đưa tôi trở lại đây".
"Vào văn phòng tôi". Giraldo theo vào, và tôi khép cửa lại. "Vậy anh là một phi công".
"Vâng, nhưng chỉ lái máy bay cánh quạt một động cơ thôi ạ. Tôi đến đây để học lái phản lực".
"Phản lực?" Tổng Thống hy vọng thật lớn. Làm sao mà ông hoàn tất được, tôi cũng chẳng biết nữa. "Ở nhà thế nào?"
"Vẫn thế" Giraldo ngần ngại nhìn tôi. "Không tốt lắm, bọn cướp ngày càng táo tợn. Có thêm nhiều làng bị tấn công, nhưng báo chí không đưa tin. Có lẽ vì thế mà tôi được gửi sang đây. Có đồn đại rằng dù sao thì chúng ta cũng phải có máy bay phản lực để đương đầu với chúng".
"Thế còn súng đạn?"
"Tôi cũng không biết. Hoyos phụ trách cảng, và chúng tôi không nghe được gì cả. Không có báo cáo nào thêm về việc bắt giữ các chuyến hàng cả."
Tôi lặng thinh. Nếu linh cảm của tôi đúng thì súng đạn vẫn tuồn vào và phải có nhiều Hoyos mới cản được.
"Curatu đã trở thành trại lính" Giraldo nói tiếp. "Lính tráng khắp nơi. Dân chúng thì lặng lẽ và căng thẳng, như thể họ đang đợi một cái gì đó nổ ra. Sau tám giờ tối là không còn ai ở ngoài đường nữa. Như một thành phố của ma quỷ vậy".
"Có lẽ mọi chuyện sẽ mau khá lên thôi". Tôi nói.
"Tôi hy vọng thế". Giraldo nghiêm túc trả lời. "Tồn tại như thế thì khủng khiếp thật. Chúng tôi bắt đầu cảm thấy như đang sống torng một nhà tù khổng lồ".
Sergei giận dữ. "Tôi sẽ giết thằng con hoang này!"
Tôi nhìn ra cửa sổ văn phòng anh. Mặt trời của buổi chiều muộn long lanh trên những tháp nhà trắng toát. Mắt tôi đau nhức và nặng trịch. Cơn đói ngủ đang xâm lấn tôi. Dù sao thì người ta cũng chẳng bao giờ thực sự nghỉ ngơi trên những chuyến bay đêm đằng đẵng ấy.
"Lẽ ra tôi phải biết hơn chứ!" Sergei vẫn tự xỉ vả mình. "Bất cứ lúc nào thằng khốn ấy cho không anh cái gì thì hãy cẩn thận. Lẽ ra tôi phải nhận ra cái bẫy ở đấy chứ".
"Anh tham lắm vào, Sergei. Hắn đã tóm được anh ngay cả khi chưa tiếp cận anh".
"Kiếm một vài đô la để có thể dành dụm được thì có sai trái gì đâu?" Sergei nói như phòng thủ. "Thuế khoá ở đây ăn sống nuốt tươi anh. Vậy là anh chuỷên một chút sang Thuỵ Sĩ, ai chả làm thế".
Tôi để cho cặp mắt dạo quanh văn phòng sang trọng. Tôi nghĩ về căn hộ hai lầu ở đại lộ Số Năm và ngôi nhà tráng lệ của anh ở Connecticut. Tôi nhớ đến chiếc Rolls- Royce đen với gia huy nạm vàng trên cửa. "Khi anh chẳng có gì cả thì anh chẳng phải đóng thuế má gì hết".
Sergei ắt nhận ra được điều tôi đang nghĩ, mắt anh lim dim lại.
"Anh thật ngốc" tôi thêm. "Rủi ro chừng ấy mà chỉ để kiếm vài đồng đô la thôi à. Chưa kể lại đã đặt mình vào tay kẻ cắp".
Tôi không nói cái gì mà Sergei chưa biết, nhưng anh vẫn tự vệ. "Ít ra tôi cũng không phải là người duy nhất".
Nếu như Sergei muốn an ủi mình bằng điều đó, thì đấy là quyền của anh. Rất tiếc là anh đã đúng. Sự tham lam của Robert đã dẫn anh vào cái bẫy mà chỉ có Chúa và Marcel biết là còn bao nhiêu nạn nhân nữa.
Sergei hỏi. "Giờ tôi phải làm gì?"
"Anh chẳng làm gì cả. Tôi làm".
Sergei quá mừng vì chỉ giữ vai trò cộng tác.
Tôi rà lại toàn bộ sức việc trong đầu. Marcel đã mua công ty của Robert bằng tên của Sergei và giải thích rằng nó được sử dụng để vận chuyển sản phẩm của Sergei từ Pháp đến Hoa Kỳ. Và Robert, biết rõ thành công của Sergei, do ước tính được khối lượng hàng khổng lồ phải vận chuyển, đã cam kết mà không hề ngần ngại.
Rồi Marcel bảo với Sergei rằng vẫn còn một cổ phần nhỏ của công ty Vận chuyển De Coyne và bán cho anh năm phần trăm. Trong đầu Sergei, cái tên De Coyne đồng nghĩa với an toàn và khi Marcel bảo rằng hắn đã nói chuyện, và Robert đã đồng ý để Sergei trở thành chủ tịch, anh đã quá sung sướng. Không gì có thể lôi anh ra được nữa. Khoản chia mà Sergei nhận được và tiền hoa hồng mà nhà băng De Coyne kiếm được đã làm cả hai thoả mãn và cũng hạn chế tính tò mò của họ.
Thực ra, tôi chỉ tự trách mình là đã không phát hiện ra sớm. Mối nghi ngờ đã ẩn tàng trong đầu từ khi lần đầu tiên tôi nghe về chuyện súng ống. Có lẽ, từ trong tiềm thức, tôi nhớ ra những câu chuyện mà tôi từng nghe về Marcel mua những chiếc tàu đầu tiên bằng cách bán vũ khí ở phương Đông. Hắn chẳng ngọng nghịu gì với lãi suất khổng lồ trong nghề lái súng. Nhưng bằng vào cách nghĩ của mình, tôi cũng ngu như những người khác vậy. Tôi nhìn Sergei, hỏi "Là chủ tịch công ty, anh ký các giấy tờ chứ?"
"Đúng vậy".
"Anh có lưu ở đây không?"
"Không, Marcel giữ toàn bộ hồ sơ, bảo thế an toàn hơn".
"Thế anh có cái gì?"
"Chỉ có các chứng nhận chứng khoán".
"Đưa ra đây".
Sergei nhấc điện thoại trên bàn. "Mang cho tôi tập màu đỏ trong hồ sơ cá nhân của tôi".
Một lát sau, cô thư ký bước vào. "Có phải tập này không ạ, thưa quý ngài?" cô nói với vẻ nghiêm chỉnh.
"Đúng, cảm ơn cô".
Cô quay ra, rời văn phòng. Tôi không kìm nổi nụ cười. "Ô, người anh em, cuối cùng thì anh cũng đạt được, thưa quái ngài".
Sergei đủ bẽn lẽ để đỏ mặt. "Doanh nghiệp cũng khá" Anh tìm thấy những chứng chỉ và đẩy về phía tôi. "Đây".
Tôi xem xét cẩn thận. Chúng là những chứng chỉ in thông thường trên giấy màu xanh với những viền trang trí màu da cam và vàng. Tên công ty in trên đầu rồi số lượng cổ phần trong mỗi chứng chỉ được đánh máy vào. Dưới cùng, ở hai góc, là chữ ký của hai người được uỷ quyền. Một,tất nhiên là của Sergei với địa vị chủ công ty. Tôi liếc sang chữ ký thứ hai, hy vọng là của Marcel, nhưng lẽ ra tôi phải biết khá hơn. Con cáo này không bao giờ đặt tên mình vào cái gì cả.
Nhưng cái tên mà tôi thấy còn sáng tỏ hơn nhiều, vì nó gói gọn cả súng đạn, các bọn cướp, và nhóm của tiến sĩ Guayanos làm một. Chữ ký kia là của Alberto Mendoza, thư ký công ty.
Chuông điện thoại reo như thể từ xa lắm. Tôi ủê oải ra khỏi giấc ngủ. "Alô?"
Đấy là một trong các thư ký của lãnh sự quán. "Tôi có thông tin ngài cần đây ạ".
Tôi ngồi trên giường, cố nhớ xem đã đề nghị cái gì. Người thư ký như cảm nhận được, bỗng nói thêm. "Về Alberto Mendoza, thưa ngài".
"Ồ phải" giờ thì tôi tỉnh hẳn. "Anh mang giúp lên nhé?"
Tôi đặt điện thoại xuống, nhìn đồng hồ. Gần nửa đêm. Tôi nhớ đã trở về lãnh sự quán sau khi tạm biệt Sergei, và đã bảo người thư ký lấy cho tôi tập hồ sơ về Mendoza. Rồi tôi lên gác, vào phòng tắm. Rồi tính nằm thư giãn trên giường một lát. Và tôi chỉ nhớ đến đấy cho tới khi chuông điện thoại reo lên.
Miệng tôi như đầy rơm, quần áo nhầu nhĩ và dính chặt vào người. Tôi trở dậy, vươn vai. Khi có tiếng gõ nhẹ trên cửa, tôi bước ra, vzđi vừa cài khuy áo.
Giọng Mèo Bự xuyên qua cánh cửa còn đóng. "Ông Pérez đã đến".
"Bảo ông ấy vào đi".
Cửa mở ra, người thư ký bé nhỏ, tóc hoa râm đưa cho tôi một tờ giấy đánh máy. "Thông tin đây, thưa ngài".
"Cảm ơn ông Pérez".
"Còn gì nữa không ạ, thưa ngài?"
"Không, cảm ơn. Ông đã làm vượt yêu cầu rồi. Tạm biệt".
"Tạm biệt ngài".
Tôi đặt tờ giấy lên bàn gương và đọc trong khi cởi quần áo.
Alberto Mendoza: 34 tuổi, sinh ngày 28.7.1921, Curatu.
Cha mẹ: Pedro Mendoza, lái buôn, Dolores Garcia.
Học vấn: trường dòng Tên, Curatu. Tốt nghiệp loại ưu năm 1939. Đại học Mexico. Khoa học Chính trị và Kinh tế, tốt nghiệp loại ưu năm 1943. Đại học Columbia, Bogótá. Thạc sĩ Khoa học Chính trị năm 1944.
Nghề nghiệp: Trung uý Quân đội, tháng 7 năm 1944. Xử tại Toà án binh ngày 10.11.1945, tội danh: phát tán tài liệu phản nghịch. Tuyên án: có tội. Hình phạt: 10 năm khổ sai. Được tha trong tổng ân xá chính trị năm 1950.
Khác: rời Corteguay đi Âu châu năm 1950. Hành tung không rõ cho đến tháng 9.1954 khi cộng tác với Guyanos. Đời sống cá nhân: không rõ.
Tôi ngồi xuống và cởi giầy. Điều đó như đã đủ để xác nhận. Tôi nghĩ đến Beatriz, và thấy như phát bệnh. Với ngần ấy điều chống lại thì chúng tôi chẳng bao giờ có được một cơ hội. Hẳn nào, cô từng cho là tôi có dính líu đến cái chết của cha cô.
Tôi rủa ầm lên và chợt như tỉnh hẳn. Tôi không trở lại giấc ngủ được nữa. Tôi lại liếc chiếc đồng hồ. Marcel ắt vẫn còn thức. Hắn không đi ngủ trước ba giờ sáng. Vẫn chưa quá muộn để làm điều tôi phải làm.
Những Kẻ Phiêu Lưu Những Kẻ Phiêu Lưu - Harold Robbins Những Kẻ Phiêu Lưu