Books are not made for furniture, but there is nothing else that so beautifully furnishes a house.

Henry Ward Beecher

 
 
 
 
 
Thể loại: Trinh Thám
Biên tập: Bach Ly Bang
Upload bìa: Minh Khoa
Số chương: 208
Phí download: 13 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 22739 / 122
Cập nhật: 2015-10-14 21:37:32 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Z.28 Một Vụ Đánh Cắp Tài Liệu Nguyên Tử - Chương 11: Văn Bình Thua Đậm
ắt ông Hoàng sáng lên, long lanh như đêm nào ông khoa khẩu súng Pạc-hoọc bá phát bá trúng ở bến tàu Thượng Hải, cứu Văn Bình khỏi chết. Ông đứng lên bắt tay Văn Bình. Lâu ngày không hoạt động, tay ông mềm mềm như tay con gái. Bỗng ông hỏi Văn Bình:
- Còn vấn đề bác sĩ Đoàn Trung, anh nghĩ sao?
Văn Bình nhìn vào tận mắt ông Hoàng:
- Tôi cũng nghĩ như ông.
Ông Hoàng nheo mắt, ra vẻ đồng ý. Văn Bình nhìn tấm cửa sắt đóng lại bằng điện sau lưng, trong lòng thơ thới, nhẹ nhõm. Văn Bình lái xe về căn phòng riêng ở đường Võ Tánh. Lúc chàng bước chân vào phòng, chiếc đồng hồ điện treo trên tường chỉ đúng mười một giờ rưỡi đêm. Chàng vào nhà tắm, và theo thói quen, tắm cả nước nóng lẫn nước lạnh. Chàng kỳ cọ cho da nóng lên, đoạn uống một hơi ba cốc huýt-ky không pha đá. Chuông điện thoại trong phòng reo lên. Chưa nghe chàng đã biết Lê Diệp. Tiếng Lê Diệp có vẻ gấp rút:
- Tôi ở tiệm Thiên Đường. Anh có thể đến được không?
- Đợi mươi phút nữa.
Chàng mặc vào người một cái áo gi-lê đạn bắn không thủng. Thứ gi-lê này, quân đội Mỹ từng dùng ở mặt trận Cao-Ly. Đó là một thứ áo lưới, gồm sáu lớp chỉ ni-lông thật bền, kết lại với và chồng chất lên nhau. Cách xa năm thước, đạn bắn không thấu người được.
Chàng thủ vào tay áo bên phải một cái roi cao-su đầy chì bọc da cứng. Cái ma-trắc này thu gọn trong cánh tay vét-tông, khi hữu sự chỉ xốc tay áo, cán roi sẽ nhảy gọn vào lòng bàn tay. Một phát roi đánh trúng chỗ sẽ làm đối phương bất tỉnh hoặc chết tức khắc. Chàng định mang theo lưõi dao nhỏ giấu dưới tất chân, nhưng sực nhớ đến tài ném dao tuyệt luân và sáu con dao thần của Lê Diệp thì chàng lại thôi.
Lê Diệp đợi chàng ở chiếc bàn vuông thấp lè tè, ngay cửa ra vào của tiệm khiêu vũ Thiên Đường. Thiên Đường là nơi hò hẹn của khách chơi tứ chiếng. Đèn bên trong bao giờ cũng tối tối, kín đáo, pha lẫn màu đỏ. Vũ nữ đều bận hàng mỏng dính như tuyn, và đi giầy đế cao tấc hai. Văn Bình ngồi xuống ghế để sẵn bên cạnh Lê Diệp. Bồi tới, chàng gọi một chai huýt-ky thượng hạng. Trước mặt Lê Diệp, đã có bốn vỏ chai côca-côla. Lê Diệp nói:
- Anh bố trí tài đấy. Thằng cha đi chiếc Ford xanh trắng, mui vải là một gã ăn chơi khét tiếng, tên là Đồng Tăng-Gô. Tên cúng cơm là Phạm Đồng. Tôi đã điện thoại số xe và tướng mạo của y cho Ban Căn Cước. Y chẳng làm gì cả mà vẫn có tiền bao gái.
- Nhân tình của y ở đây là ai?
- Thu Thủy. Cái cô bé người trông như trái dâu chín, mẵc áo dài mỡ gà, ngồi ở góc kia với một kép người Mỹ!
- Thấy rồi. Mộng Kiều hôm nay có đi làm không?
- Không, tôi hỏi bồi thì họ nói cô ta bận việc.
- Chết tôi rồi. Tôi hẹn Mộng Kiều đợi tôi ở nhà. Thôi cũng chẳng sao, chúng mình càng hoạt động được dễ dàng, khỏi vướng víu. Đồng Tăng-Gô đi đâu rồi?
- Y đến đây, ra quầy rượu nói nhỏ với lão quản lý rồi được đưa vào phòng riêng của chủ. Cái phòng sau tấm rèm rượu chát ở cuối "bít", bên trái ấy, anh thấy chưa?
- Thấy.
- Y vào đó gần một tiếng đồng hồ mà chưa ló mặt ra. Xe của y vẫn còn nguyên ngoài cửa. Vì vậy tôi mới điện thoại hỏi anh.
- Khiêu vũ trường có lối sau không?
- Không. Tôi nhảy ở đây luôn nên biết rõ.
- Đồng Tăng-Gô có thể chuồn ra một lối khác mà anh không thấy không?
- Tôi không tin. Y có biết tôi đi theo đâu. Tôi thận trọng lắm. Lúc tới đây cũng thế.
Văn Bình không hỏi nữa. Tấm riềm màu rượu chát vừa được vén lên. Phạm Đồng bận một bộ âu phục chéo, cắt thật ôm lấy thân cân đối. Y tiến ra bàn Thu Thủy, vuốt má nàng một cách âu yếm trước con mắt bực bội của người khách chơi ngoại quốc, đoạn thản nhiên bước ra ngoài đường, nhảy lên chiéc Ford xả máy chạy mất hút.
Lê Diệp định chạy theo nhưng Văn Bình lừ mắt, ra hiệu ngồi lại. Chàng không cần theo dõi Phạm Đồng nữa. Chàng đã biết Phạm Đồng đi đâu rồi. Năm phút sau, Văn Bình ôm lưng một cô gái mỹ miều nhảy một bản tăng-gô chầm chậm. Nhảy xong, chàng về bàn uống thêm hai cốc huýt-ky đầy ắp nữa rồi mới chịu tính tiền ra về. Dùng điện thoại vô tuyến của xe Lê Diệp, Văn Bình liên lạc với Trung Ương và Ban Vây Bắt ở quanh biệt thự khả nghi ở Phú Lâm. Ban này báo cáo Phạm Đồng chưa quay về, mà biệt thự vẫn im lìm như không có người ở.
Chàng lại biết một tin quan trọng khác. Cái kim cà-vạt lượm được gần thi thể của Nguyễn Phổ hồi tối là của bác sĩ Đoàn Trung. Những viên đạn gắp được trong ngực Nguyễn Phổ thuộc loại chín ly, thứ đạn Đoàn Trung dùng với khẩu Luger mà ông được phép xử dụng.
Không còn hồ đồ nữa. Đoàn Trung đã dính dấp tới hai vụ ám sát. Văn Bình dặn Lê Diệp lái xe đến biệt thự của Đoàn Trung.
Đoàn Trung ở một biệt thự lầu mới cất, kiểu tối tân ở khi Trần Nhật Duật. Biệt thự này, ngày cũng như đêm đều có một nhân viên an ninh gác. Lê Diệp lái vòng biệt thự và tìm chỗ tối đậu xe. Văn Bình xuống trước, đi men dưới lùm cây đen sì. Đến bức tường biệt thự, nhìn ra đầm rau muống rộng bát ngát, chàng thót một cái lên đỉnh, gỡ giây thép gai và mảnh chai vỡ, nhảy vào trong, nhẹ nhàng như chiếc lá rụng. Lê Diệp nhảy vào sau.
Bên trong tối như hũ nút. Chàng được biết người gác thường trực không ở nhà dưới mà ở trên lầu vì bác sĩ Đoàn Trung ăn, ngủ trên lầu. Đoàn Trung lại không nuôi chó nên tòa biệt thự đã rộng, đã vắng, càng rộng, càng vắng thêm. Đến cửa chính dưới nhà, Văn Bình rút chùm chìa khóa trong túi ra lựa và mở. Cánh cửa được lau dầu kỹ càng nên bản lề không kêu một tiếng. Văn Bình rón rén bước vào. Chàng nín hơi nhìn bốn bên. Lê Diệp đứng ở ngoài, đợi tiếp ứng. Một phút sau, quen với bóng tối, chàng bắt đầu nhận được đồ vật bày biện trong phòng.
Hai bộ sa-lông đồ sộ choáng cả phòng khách. Cửa sổ đều treo riềm kín mít. Chàng lần đường lên cầu thang. Đếm đúng bốn mươi lăm bậc, hết cầu thang, chàng bước vào sàn gạch tầng trên. Đúng lý ra chàng phải gặp ánh đèn của người gác, nhưng không, tầng trên cũng tối om như nhà dưới. Chàng mở một cánh cửa: phòng ngủ. Một cánh cửa khác: phòng làm việc của Đoàn Trung. Quái, chiếc lanh-côn mui vải của Đoàn Trung để trong ga-ra, không lẽ Đoàn Trung đi bộ? Điều này không thể có vì Đoàn Trung rất thích lái xe hơi.
Văn Bình tiến lại cửa sổ, kéo riềm lại kín, rồi bật đèn ngủ lên. Một cảnh tượng hỗn độn hiện ra trước mắt. Trên giường, áo quần bừa bãi. Nào áo ngủ, quần tây, giầy tất, đồ vật tùy thân như bật lửa, khăn mù-soa.... Nhìn chỗ trũng hình chữ nhật trên nệm bông, chàng biết Đoàn Trung vừa đóng va-ly. Mà mới đóng xong thì phải vì chỗ trũng còn sâu. Tủ đựng quần áo đã trống hốc. Vào phòng tắm, thuốc, bót đánh răng, khăn mặt cũng biến mất. Đoàn Trung đã xa chạy cao bay rồi. Không cần tìm thêm nữa, chàng tắt đèn, đi xuống tầng dưới.
Khi tới bậc thang cuối cùng, đột nhiên một cảm giác khó hiểu chận cuống họng thở của chàng. Cảm giác này, chàng có mỗi khi giác quan thứ sáu đánh hơi thấy chuyện nguy hiểm. Chàng liền ngồi thụp xuống. Vút! một làn gió cực mạnh vèo ngang cổ chàng. Nếu chàng không nhanh trí thụp xuống thì đã mạng vong. Ngọn roi lại kêu vút cái nữa. Chàng biết ngay là roi ma-trắc. Tuy chưa biết địch thủ đứng ở phía nào, chàng lựa theo chiều gió nên đoán phỏng được. Không lỡ một giây, toàn thân chàng phóng mạnh vào phía phát ra gió.
Chàng đụng phải một cây thịt nặng nề. Cây thịt ngã chúi vào tường. Cuộc tranh hùng duiễn ra trong bóng tối, cả hai đều không thấy mặt nhau, nhưng đều là tay võ siêu quần. Văn Bình chỉ kịp đứng lên thì một ngọn roi khác quật vào lưng. Chàng đau nhói xương sống. Chắc đối thủ phải có sức khỏe đấm chết con bò mộng. Chàng vặn người lại, thu sức mạnh vào tay phải, rũ roi chì ra rồi vung lên. Hình như địch đã quen với bóng tối nên dò trước được ngọn đánh của chàng. Ngọn ma-trắc của chàng vừa phóng ra, một bàn tay cứng như gọng kìm chụp lấy cườm tay. Gọng kìm của địch khép chặt lại, nếu chàng không dầy công tập luyện thì xương bàn tay đã bị bóp vụn ra từng mảnh.
Chàng nghiếng răng giật ra nhưng gọng kìm cứ xiết chặt lại. Biết trước địch sẽ bồi một cú nốc ao, chàng vụt quay người, dùng một thế võ Nhật-Bản độc kéo địch thủ về phía trước và gánh lên lưng chàng. Địch không phải tay vừa. Văn Bình đành chuyển qua thế khác. Sau cùng, chàng tung một ngọn cước vào mặt địch. Bàn tay sắt rời cườm tay chàng ra. Chàng chưa kịp rút khẩu súng trong cái túi đeo dưới vai thì ánh đèn điện bật sáng, và án ngữ ngay cửa ra vào là một người dong dõng cao, mặt trắng trẻo có râu mép: Trường Thanh, cầm lăm lăm khẩu súng máy. Trường Thanh quát:
- Dơ tay lên, không chết mất xác!
Văn Bình lặng lẽ đưa tay lên. Địch thủ của chàng lúc nãy là một người cao lớn, đeo mặt nạ: Nicôlai Kô-băng. Kô-băng quay ra phía Trường Thanh, gắt bằng giọng lơ lớ:
- Sao chậm thế?
Trường Thanh cung kính đáp:
- Dạ, còn mang thằng lúc nãy đi đã.
Thì ra Lê Diệp đã bị bắt như một đứa trẻ. Điều này làm Văn Bình ngạc nhiên. Lê Diệp là một trong những điệp viên trí vũ song toàn. Đánh ngã Lê Diệp đâu phải dễ. Nhưng chàng chợt nhớ đến nắm tay sắt của người cao cao. Nếu chàng không giỏi thì đã bó tay quy hàng rồi. Lê Diệp tuy giỏi nhưng chưa thể là đối thủ của bàn tay sắt ấy. Kô-băng dặn Trường Thanh:
- Coi lấy nó. Chút nữa tôi về rồi liệu.
Kô-băng đi ra vườn. Văn Bình dư biết y đi đâu. Y đoán trước chàng sẽ đến bắt Đoàn Trung về tội sát nhân nên bố trí cho Đoàn Trung trốn trước và mai phục đón chàng bằng ma-trắc và súng máy. Sở dĩ lúc chàng vào chúng chưa ra tay vì sợ đánh cả hai khó thắng. Chúng áp dụng chiến thuật đánh tỉa người một. Gớm thật! Chàng nhìn kỹ Trường Thanh. Trông bàn tay và cách thủ thế, Văn Bình biết địch thủ không phải là võ sĩ lành nghề. Bụng chàng đỡ lo hơn lúc nãy. Nếu có cơ hội làm địch đãng trí độ mấy tích-tắc đồng hồ, chàng sẽ thoát hiểm như bỡn. Trường Thanh đã đọc được mưu kế của Văn Bình. Y lia lia đầu súng máy vào bụng chàng, miệng nói:
- Không được cựa quậy. Hơn hai chục viên đạn này, dầu bắn không trúng cũng không thoát chết được đâu! Khôn hồn cứ để nguyên hai tay lên đầu.
Văn Bình phản đối:
- Mỏi tay lắm, không chịu nổi.
Trường Thanh buông thỏng:
- Thì mày quay lại, mặt nhìn vào tường. Rồi tao cho bỏ tay xuống.
Văn Bình tuân lệnh. Nếu Trường Thanh cầm súng lục thì trong khi quay 180 độ, chàng có thể lòn tay vào trong, rút súng ra, bắn chết y mà y không kkịp nhả đạn, nhưng khốn nỗi Trường Thanh lại dùng súng máy. Kinh nghiệm nhiều năm trong nghề dậy chàng đừng khinh thường súng máy. Bất đắc dĩ chàng đành quay mặt vào tường. Trường Thanh bắt chàng đứng xa trong ba mươi phân, hai tay chắp sau đít. Chàng nghe tiếng kéo ghế. Trường Thanh bắt đầu mỏi chân. Chàng liền nghiêng mình sang một bên. Lập tức có tiếng quát:
- Đứng im. Đứng im không tao bắn què chân!
Văn Bình ngoan ngoãn đứng im. Nghĩ mưu khác, chàng dấu dịu:
- Tôi hút thuốc lá được không?
Trường Thanh gắt ngậu xị:
- Không được. Cứ để hai tay ra sau lưng như lúc nãy.
Chuông điện thoại trên bàn reo lên. Văn Bình nín hơi nghe đối thủ phản ứng, Trường Thanh cứ ngồi trên ghế, không nhúc nhích. Chuông cứ reo hoài, mỗi lúc một to, một dài. Trường Thanh cau có, liếc nhìn Văn Bình đứng sát tường, đoạn cắp khẩu tiểu liên vào nách, tay trái nhấc ống nghe lên vai. Nghe chuông im và phật một cái, tiếng ống nghe nhấc khỏi giá. Văn Bình biết dịp may đã tới. Nhưng chàng nán thêm ba chục giây nữa xem người ở đầu giây bên kia là ai.
Tiếng trong điện thoại nhỏ quá, chàng nghe không rõ. Chàng quyết định phản công. Thu toàn lực, chàng quay ngoắt người lại, thân chàng quay tròn như chong chóng luôn hai vòng, và đến vòng thứ hai, bàn chân phải của chàng đá hất cái bàn đặt máy điện thoại. Chiếc bàn bằng gõ lim, khá nặng, khổ lớn làm chân chàng tê hẳn. Nhưng dưới sức mạnh của chàng, chiếc bàn bị lật ngược, sách vỡ đổ lỏng chỏng. Đối phương nhanh mắt buông máy điện thoại ra nhảy chệch sang bên, tay phải đỡ nòng súng, ngón tay trỏ bên phải lảy cò. Từ lúc Trường Thanh chuẩn bị bắn đến khi viên đạn đầu tiên bay ra, Văn Bình đã lấy lại thăng bằng và phóng được ngọn cước thứ hai bằng chân trái. Văn Bình thường đá xa rất tài tình. Nhiều địch thủ đã mất mạng về cái đá tài tử nhưng ghê gớm ấy.
Ngọn cước của chàng bay vèo trong không khí, đạp đúng đầu súng tiểu liên. Tacata… Loạt đạn đầu bắn ra vọt lên trên. Trường Thanh không bắn tiếp được nữa. Đà của ngọn cước mạnh làm Trường Thanh toác cả kẽ tay, khiến khẩu tiểu liên nặng nề rơi đánh "binh" xuống sçn gạch hoa. Văn Bình nhảy tới sát Trường Thanh. Một quả thôi sơn vút vào mặt Trường Thanh. Trường Thanh dùng một thế tuồng Tàu để đỡ.
Tuy nhiên, trái đấm của Văn Bình như quả tạ trăm cân, bàn tay đỡ đòn của Trường Thanh bị dại hẳn đi. Tay trái Văn Bình xòe rộng như cánh quạt, đập mạnh vào vai Trường Thanh. Y bị đánh bất thình lình, đau điếng người, miệng la lên. Liền khi ấy, tay phải của Văn Bình thu lại, nhoài ra, phạt vào cổ Trường Thanh. Ngón đòn này giáng xuống hai hòn gạch xếp chồng lên nhau còn vỡ tan, huống hồ cái cỏ bằng xương và thịt của người chưa khổ công tập luyện. Rắc một cái. Trường Thanh ngã khuỵu xuống, chết tức khắc. Miếng võ Nhật của Văn Bình đã bẻ gẫy xương cổ và dập bét hai mạch máu gần yết hầu. Văn Bình quỳ xuống, lục áo quần Trường Thanh. Không một mảnh giấy. Chàng liền đứng dậy, ngoái tay ra phía sau tắt công-tơ điện, ngọn đèn duy nhất trong phòng khách tắt ngúm. Chàng không thể đợi Kô-băng được nữa, tuy chàng biết Kô-băng là nhân vật quan trọng, là người đã đón Lê Diệp trước rạp chiếu bóng và "săng-ta" Như Luyến. Kô-băng chỉ về đây một khi công việc hoàn hảo. Bây giờ chàng phải đi tìm Kô-băng.
Văn Bình lái xe xuống Phú Lâm. Dọc đường, chàng gọi điện thoại vô tuyến cho nhân viên Sở, ra chỉ thị bố trí bao vây các bến tàu, trường bay, bến xe hơi. Chàng tin Đoàn Trung đương tìm cách trốn khỏi Sàigòn. Gần tới cầu Phú Lâm, rẽ vào một hẻm tối, Văn Bình gặp lại mấy nhân viên của Ban Đo-Góc chúi mũi trên bản đồ lân tinh và ống nghe. Văn Bình hỏi:
- Có gì khác không?
Một nhân viên đáp:
- Thưa không.
Văn Bình hỏi thêm:
- Cái Magwave vẫn ở địa điểm cũ đấy chứ?
- Thưa vâng.
- Từ lúc tôi đi đến giờ có ai ra vào nữa không?
- Thưa không.
Văn Bình bặm môi suy nghĩ. Không lẽ Phạm Đồng lại không về đây? Tên cao cao, nói giọng lơ lớ đi đâu? Phạm Đồng đi đâu? Hay là….? Chàng hỏi người nhân viên chỉ huy:
- Ở đây, ta có mấy người cả thảy?
Người kia đáp:
- Thưa, kể thì nhiều, nhưng tuân lệnh ông, tôi chỉ để một xe đo-góc và bốn người mai phục xung quanh, đón người ra vào mà thôi.
Văn Bình nói:
- Không, không tôi không cần nhiều người. Chỉ cần hai người bắn khá cùng đi với tôi. Tôi vào trước họ đứng ngoài bắn bảo vệ cho tôi.
Người kia đưa cái vi âm vô tuyến lên miệng:
- Alô, gấu trắng đây, gấu trắng đây. Yêu cầu hổ đen, beo vằn, yêu cầu hổ đen, beo vằn về địa điểm ngay.
Tuy trong hoàn cảnh nghiêm trọng, Văn Bình không nhịn được cười. Tủm tỉm, chàng pha trò:
- Dạo này, Sở sính dùng những tiếng gấu, hổ với beo nhỉ? Chắc hẳn cái anh coi về mật hiệu sợ vợ lắm! Sợ sư tử Hà Đông mà lại!
Dưới ánh lân tinh của bản đồ, chàng thấy mấy nhân viên cười một cách kín đáo nhưng thích chí. Năm phút sau, hai nhân viên "hổ đen", "beo vằn" về tới xe đo-góc. Văn Bình rút khẩu Luger, bỏ cò an ninh xuống, đi trước mở đường, hai người kia đi sau ba thước, phòng vệ. Chàng chạy một mạch đến trước cổng. Đến nơi, chàng phục một bên, lắng nghe động tĩnh. Bên trong vẫn vắng như tờ. Chàng nhặt một hòn sỏi ném vào trong. Đợi mấy phút không nghe tiếng động nào khác, chàng lấy chân se sẽ ẩy cánh cổng, cánh cổng mở ra từ từ. Chàng lẻn vào trước. Hai nhân viên kia vào sau nhưng chàng không cho họ vào. Chàng dặn họ hườm súng sẵn, gặp bóng đen nào khả nghi cứ nã đạn không cần lên tiếng.
Văn Bình khom lưng chạy qua mấy cây cam nặng chĩu quả. Chàng vòng bên trái nhà lẻn vào lối sau. Cửa sau cũng mở. Chàng đứng yên một hồi nữa. Không có dấu hiệu nào chứng tỏ biệt thự có người. Chàng đi sâu vào phòng dưới. Đi quen trong bóng tối nên chàng không đụng bàn ghế. Một lúc sau, chàng đã tới cầu thang. Lên gần hết cầu thang, chàng nghe tiếng rên rỉ. Văn Bình đứng nép vào tay vịn thang gác, lắng tai nghe. Tiếng rên xen lẫn tiếng ú ớ, hình như người rên bị nhét giẻ vào miệng. Tiếng rên lại có vẻ yếu ớt, có lẽ của người đã mất sức.
Chàng có vành tai rất thính. Đó không phải là tiếng rên của trẻ con. Tất không phải của thằng Lập. Cũng không thể là tiếng rên của Lê Diệp vì hắn ta có tính gan lì, đau mấy cũng không thèm rên. Vậy tiếng rên đó là của ai? Văn Bình tiến thêm bước nữa. Tiếng rên từ phía trái vọng lại. Chàng đưa tay ra quơ phía trước. Đụng phải một cánh cửa đóng, chàng định thần một giây. Tiếng rên từ sau cánh cửa phát ra. Hườm sẵn khẩu súng trong tay, chàng lách sang bên, chân phải hất tung cánh cửa. Bình một cái, tấm cửa khép hờ bật vào trong.
Tiếng rên đột nhiên im bặt. Văn Bình có cảm giác như đang sống trong bầu không khí Bắc Cực. Trái tim chàng đập chậm lại. Đôi mắt chàng mở rộng, như muốn chọc thủng màn tối. Ngón tay của chàng đặt sẵn lên cò. Tứ phía vẫn im lìm. Chàng tiến vào khung cửa, đưa tay tìm nút mở đèn. Đó là một căn phòng ngủ chật hẹp. Hai người, một đàn ông, một đàn bà, bị trói dính vào nhau, còng queo, ở chân chiếc giường Hồng-Kông, lấp loáng ánh đồng.
Văn Bình gỡ miếng vải đen trên mặt họ ra. Chàng suýt kêu lên một tiếng ngạc nhiên. Người đàn ông không phải là Lê Diệp như chàng ức đoán. Thiếu phụ là một người trên bốn mươi, nét mặt kinh sợ, cặp mắt sâu hoắm, mà chàng chưa gặp bao giờ. Chàng rút dao cắt hết dây trói cho hai người và rút giẻ khỏi miệng. Người đàn ông đứng dậy, ngồi bệt lên đệm giường, miệng hỏi, giọng lễ phép:
- Thưa ông, ông là ai?
Văn Bình không đáp. Chàng hỏi:
- Ông là ai? Tại sao lại bị trói như thế này?
Thiếu phụ mếu máo đáp:
- Thưa, chúng tôi mới ở Huế vào được một tuần. Nhà tôi là công chức. Vì mới thuyên chuyển vào nên chưa kịp mang các cháu và thuê người giúp việc. Hồi chập tối, chúng tôi ăn cơm thì bị họ xô vào bắt trói. Chúng tôi không hiểu tại sao nữa.
Không cần căn vặn, chàng đã biết thiếu phụ nói sự thật. Kinh nghiệm bao năm lăn lộn giúp chàng xét người rất nhanh chóng. Chàng cố bặm môi để khỏi thoát ra một tiếng thở dài. Ngưởi chồng nắn tay cho vợ, miệng hỏi:
- Thưa, ông là công an phải không?
Văn Bình gật đầu. Thiếu phụ òa lên khóc:
- May quá, không có các ông tới cứu tôi chắc chết mất.
Văn Bình mỉm cười:
- Không hề gì đâu thưa bà.
Đoạn ngoảnh sang phía người chồng, chàng hỏi:
- Bọn cướp cả thảy mấy đứa?
- Thưa, hai đứa.
- Có một đứa trẻ trạc mười tuổi bị bắt với ông bà phải không?
- Thưa không.
Văn Bình tỏ vẻ thất vọng. Chàng nhìn thẳng vào mắt người chồng,hỏi vặn lần chót:
- Ông thử nhớ xem. Nhớ xem có nghe tiếng kêu nào của một đứa trẻ không? Vì tôi cả quyết họ đã mang thằng bé tới đây.
Người chồng thở một hơi thuốc lá, thừ mặt ra nghĩ ngợi. Đột nhiên, người vợ nói to lên:
- A, tôi nhớ ra rồi.
Người đàn ông quay lại phía vợ, hỏi dồn:
- Nhớ thế nào hả mình?
Người đàn bà chỉ tay vào khung cửa sổ trông ra sau, đáp:
- Anh quên rồi sao? Lúc thằng bộ hạ trói chúng mình lại ấy mà! Em nghe tên chánh đảng ra lệnh cho một tên khác, đoạn y kéo riềm che cửa sanh bên. Lúc đó, em bị khăn đen che cả hai mắt, không trông thấy gì, nhưng cũng nghe rõ các tiếng động.
Văn Bình nhìn đồng hồ tay, hỏi giọng sốt ruột:
- Tiếng động như thế nào, thưa bà?
Thiếu phụ đáp:
- Tôi nghe tiếng người quát ở phòng bên. Và có tiếng người khóc, chắc chắc không phải là người lớn.
Không đợi thiếu phụ dứt lời, Văn Bình mở toang cửa ăn thông với phòng bên. Đó là một gian phòng lớn, bầy biện sang trọng, dùng làm nơi đãi tiệc và tiếp khách trên gác. Dười ánh đèn nê-ông sáng như ban ngày, Văn Bình thấy cái bật lửa chàng cho thằng Lập hồi chiều nằm lỏng chỏng trên sàn gạch hoa. Văn Bình cảm thấy một mũi tên nhọn đâm nhói vào tim. Chàng lại bị lừa. Địch điệu hổ ly sơn chàng tới đây để mang thằng Lập đi nơi khác.
Z.28 Z.28 - Người Thứ Tám Z.28