To read without reflecting is like eating without digesting.

Edmund Burke

 
 
 
 
 
Tác giả: Lev Tolstoy
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Vu Van Quyen
Upload bìa: khoa tran
Số chương: 130
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 4557 / 45
Cập nhật: 2015-10-05 14:43:53 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 122
ekhliudov đứng ở mép phà, nhìn dòng sông rộng chảy xiết. Trong óc chàng lởn vởn hai hình ảnh: một là cái đầu lắc lư của Krinxov đang hấp hối trong căm hờn; hai là hình ảnh Katiusa phấn khởi bước đi trên đường, bên cạnh Ximonxon. Hình ảnh thứ nhất Krinxov sắp chết mà chưa đành lòng chết - gây cho chàng một cảm tưởng nặng nề, buồn rầu: Hình ảnh thứ hai - Katiusa phấn khởi đã chiếm được tình yêu của một người như Ximonxon và hiện giờ đã tìm được một con đường chính đáng, vững vàng, chắc chắn, đâng lẽ phải gây cho chàng một cảm tưởng vui mừng mới phải, thế mà trái lại nó làm cho Nekhliudov thấy lòng nặng nề mà chàng không thể nào trấn áp được.
Từ thành phố, tiếng một chiếc chuông đồng hồ lớn lướt trên mặt nước ngân nga vọng tới. Người đánh xe ngựa đứng bên cạnh chàng và những người khác trên phà lần lượt ngả mũ và làm dấu, chỉ trừ có một ông già lùn đầu tóc rối bù, đứng cạnh thành phà từ trước mà Nekhliudov không để ý. Ông già không làm dấu, mà lại ngẩng đầu lên nhìn Nekhliudov. Ông cụ mặc một cái áo ngoài vá rách mướp, một chiếc quần dạ và đi một đôi giầy nát và cũng vá víu. Lưng ông cụ đeo một cái bị, đầu đội chiếc mũ cao bằng da thú đã trơ hết tuyết.
- Sao cụ lại không cầu nguyện thế - Người đánh xe cho Nekhliudov đội lại cái mũ lưỡi trai, hỏi ông già. - Cụ chưa được rửa tội chắc?
- Cầu nguyện à? Cầu ai kia chứ? - ông già đầu bù liền dằn từng tiếng đáp lại, giọng quả quyết.
- Lại còn cầu ai? Cầu Chúa chứ còn cầu ai nữa, - người đánh xe nói, giọng mỉa mai.
- Thế anh hãy chỉ cho lão xem Chúa của anh ở đâu?
Trong giọng nói và vẻ mặt của ông già có cái gì nghiêm trang và rắn rỏi làm người lái xe cảm thấy mình đang nói chuyện với một con người kiên cường; anh ta hơi lúng túng, nhưng gắng không lộ ra và, không chịu im lặng bẽ mặt trước đám đông đương đứng nhìn hai người, anh đáp lại rất nhanh:
- Ở đâu ư? Cố nhiên là ở trên trời.
- Thế anh đã lên trời chưa?
- Dù tôi lên rồi hay chưa lên thì ai cũng biết là người ta phải cầu Chúa.
- Chưa ai trông thấy chúa ở đâu cả. Chỉ có Người Con Một nằm trong lòng Chúa Cha là đã xuống thế gian nầy thôi. - ông già chau mày nghiêm nghị nói, lời vẫn nhanh như trước.
- Rõ ràng cụ không phải là tín đồ công giáo rồi, cụ là người tôn thờ cái lỗ huyệt. Cụ cầu khẩn cái lỗ huyệt, - người đánh xe nói, gài roi ngựa vào thắt lưng và kéo lại dây thắng dắt trên mình một con ngựa.
Có người cười.
- Thế bố tin đạo nào hở bố? - Một người đứng tuổi đứng bên cạnh một chiếc xe tải ở đầu phà bên nầy hỏi ông già.
- Lão chẳng có tín ngưỡng nào hết vì lão không tin ai, ngoài tin bản thân mình ra, - ông già vẫn trả lời nhanh và quả quyết như trước.
- Làm thế nào mà cụ có thể tin vào mình được? – Nekhliudov hỏi, chàng bắt chuyện với ông già. - Cụ cũng có thể nhầm được.
- Không đời nào. - ông già vừa lắc đầu vừa trả lời quả quyết.
- Thế sao lại có những tín ngưỡng khác nhau? - Nekhliudov hỏi.
- Là vì người ta ở đời chỉ tin vào người khác mà không tin ở chính mình, cho nên mới có những tín ngưỡng khác nhau. Trước kia, tôi cũng tin ở những người khác, nên đã lúng túng và quẩn quanh như đi trong rừng rậm vậy. Tôi đã lạc mất đường, đến nỗi không có hy vọng tìm thấy lối ra. Nào tín đồ phái cũ, nào tín đồ phái mới, người thì theo phái Subbotnich, kẻ theo tông Kliti, rồi dòng Popopxi, dòng Betxpopoxi, dòng Apxtriac, dòng Molocan, dòng Xkovxy, phái nào, dòng nào cũng cho mình là đúng, là hay, kỳ thực thì tất cả đều mò mẫm, mỗi phái bò đi một ngả như những con chó con mới đẻ chưa mở mắt. Có nhiều tín ngưỡng thật, nhưng tinh thần chỉ có một. Nó ở anh, ở tôi, ở kẻ kia. Thành ra nếu mỗi người đều tin ở chính mình thì tất cả đều thống nhất lại được, mỗi người hãy là mình đi, thì tất cả sẽ hoá là một.
Ông già nói to, và luôn luôn nhìn ra chung quanh, có ý muốn để thật nhiều người nghe được lời mình nói.
- Thế cụ tin tưởng như vậy đã lâu chưa? - Nekhliudov hỏi.
- Tôi ấy à? Đã lâu lắm rồi. Chúng nó xua đuổi tôi đi đến năm nay là hai mươi ba năm rồi.
- Xua đuổi cụ thế nào?
- Xưa chúng xua đuổi Chúa Cứu Thế thế nào, thì nay chúng xua đuổi tôi như vậy. Chúng bắt tôi và đem ra toà, đem ra trước cha cố - bọn thầy dòng dạy luật và bọn Pharixe(2). Một lần chúng bỏ tôi vào nhà điên, nhưng chúng không làm gì được tôi, vì tôi tự do. Chúng hỏi "Tên anh là gì? Chúng tưởng tôi sẽ lấy một cái tên nào đó cho mình. Nhưng tôi chẳng lấy tên nào hết. Tôi đã từ bỏ tất cả rồi: tôi không có tên, không có chỗ ở, không có làng nước. Tôi chỉ là tôi. Tên là gì ư? Là Người. - Chúng hỏi: "Bao nhiêu tuổi?" Tôi nói: Tôi không tính tuổi bao giờ, tuổi tôi không thể tính được vì tôi đã sống lâu và còn sống mãi mãi". - "Cha mẹ anh là ai?" - Tôi không cha, không mẹ, chỉ có Chúa và Đất. Chúa là cha, Đất là mẹ. - Chúng lại hỏi tôi: "Còn Đức Hoàng đế thì sao? Anh có thừa nhận Hoàng đế không? - Tôi nói: "Sao lại không, ông ta là Hoàng đế của ông ta, còn tôi, tôi là Hoàng đế tôi". Chúng nói: "Thôi, nói chuyện với anh ta làm gì?" - Tôi bảo: "Tôi có cần các anh nói chuyện với tôi đâu?" Vì thế chúng hành hạ tôi.
- Thế bây giờ cụ đi đâu? - Nekhliudov hỏi.
- Chúa dẫn tôi đi đâu thì tôi đi đấy. Kiếm được việc thì tôi làm, không có việc thì tôi đi ăn xin.
Ông già thấy phà sắp tới bờ, thôi không nói nữa, nhìn mọi người đang lắng nghe mình nói, vẻ đắc thắng.
Phà đã tới bờ, Nekhliudov lấy ví tiền ra cho ông già một ít tiền, nhưng ông già từ chối và nói:
- Tôi không nhận thứ nầy, tôi chỉ nhận bánh.
- Vậy xin lỗi cụ.
Không có gì phải xin lỗi, ông có làm gì phật ý tôi đâu mà phật ý tôi thế nào được. - ông già vừa nói, vừa đeo lên lưng cái bị bỏ xuống ban nãy.
Xe đã đánh lên bờ và ngựa đã thắng cương.
Khi Nekhliudov thưởng tiền xong cho những người vạm vỡ và lên xe, anh đánh xe nói: "Ngài nói chuyện với lão ấy làm gì. Lão ta chỉ là một lão vô lại ngông cuồng!"
Chú thích:
(1) chỉ Jesus.
(2) Pharixe, tên một phái chính trị trong đạo Do Thái. Đạo Cơ-đốc lúc mới ra đời đã bị bọn nầy dùng luật pháp đấu tranh kịch liệt. Vì thế trong Tân ước, bọn Pharixe bị coi là phái tà đạo, giả nhân giả nghĩa (N.D)
Phục Sinh Phục Sinh - Lev Tolstoy Phục Sinh