The greatest thing you'll ever learn is just to love and be loved in return.

Eden Ahbez, "Nature Boy" (1948)

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 120
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3179 / 36
Cập nhật: 2016-06-20 20:54:37 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Trả Lời Phỏng Vấn Tuần Báo Sinh Viên Việt Nam
ề nỗi cô đơn của những người trẻ tuổi, chúng tôi có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, Giám đốc Trung tâm Thông tin Thư viện và Nghiên cứu Khoa học, Văn phòng Quốc hội.
PV: Thưa tiến sĩ, dưới con mắt của một nhà khoa học, ông giải thích thế nào về xu hướng con người ngày càng cô đơn trong đời sống hiện đại, đặc biệt là lớp trẻ?
NSD: Thực ra, cô đơn có tự ngày xửa, ngày xưa. Thiên hướng trầm cảm nhiều khi nằm sâu âm u trong cấu trúc của gen người. Cách đây không lâu, sau khi giải mã xong toàn bộ hệ thống gen người, nhiều nhà khoa học đã lạc quan tuyên bố là đã đọc được “cuốn sách cuộc sống”. Thực tế không phải như vậy. Đến nay, về cơ bản, chúng ta đều là những người “mù chữ” khi nhìn vào cuốn sách đó. Tuy nhiên, một số nhà khoa học đã tìm hiểu được cơ chế hoạt động của một số gen, trong đó có gen gây bệnh trầm cảm. Trong trường hợp như vậy, cô đơn, trầm cảm là rủi ro của số mệnh, chứ chưa hẳn đã là hậu quả của cuộc sống hiện đại.
Tuy nhiên, cũng có thể nêu ra một số nguyên nhân vì sao con người dễ cô đơn hơn trong xã hội của chúng ta:
Một là, trước đây đời sống vất chất quá khó khăn. Những đòi hỏi chính đáng, nhưng thường “thô bạo” của dạ dày đã lấn lướt tiếng lòng nỉ non của con tim. Ngày nay, khi những nhu cầu cơ bản đã được đáp ứng, con người có điều kiện hơn để quan tâm đến phần hồn của mình. Mà phần hồn của con người thì phức tạp hơn phần xác nhiều. Và chúng ta ngày càng hiểu ra rằng, sống no đủ đã khó, sống hạnh phúc còn khó hơn. Đối với nhiều người, hạnh phúc thường là “con cá lặn mất tăm dưới biển”. Tất nhiên, để lại trên bờ nỗi cô đơn.
Hai là, đất nước ta đã trải qua một thời kỳ chiến tranh cách mạng. Lẽ sống, địch ta, phải trái đối với những thế hệ không còn là thanh niên nữa đã từng rất giản dị và sáng tỏ. Lý tưởng và hy vọng vào một tương lai tốt đẹp đã làm mê say lòng người. Trong bối cảnh như vậy, con người thật sự ít cảm thấy cô đơn. Thế nhưng lớp trẻ hôm nay lại đang sống trong một môi trường hoàn toàn khác: Những hào hứng, sôi nổi chung chung đã qua đi; đối mặt là biết bao lo toan, là những câu hỏi nhiều hơn những câu trả lời.
Ba là, cuộc sống hiện đại với sức ép và tốc độ chóng mặt của nó quả thực có vấn đề.
PV: Xin ông nói cụ thể hơn được không?
NSD: Sức ép của cuộc sống hiện đại thể hiện ở rất nhiều góc độ. Xin được kể sơ qua như sau:
Trước hết, trong nền kinh tế thị trường, tiêu dùng là cái được khuyến khích bằng mọi cách. Một trong những cách khuyến khích tiêu dùng hữu hiệu nhất là thông qua quảng cáo và phim ảnh (ví dụ như các phim của Hàn Quốc) áp đặt các chuẩn mực thời thượng. Sang trọng và sành điệu là nhu cầu do quảng cáo đẻ ra và được áp đặt lên đầu các bạn trẻ. Mặc dù nhu cầu này của thế hệ trẻ không những dễ hiểu, mà còn chính đáng. Thế nhưng khả năng đáp ứng có thể trở thành nỗi buồn khôn nguôi của rất nhiều người.
Học hành căng thẳng, công ăn việc làm khó khăn có thể là một loại sức ép khác.
PV: Những thay đổi trong đời sống gia đình ảnh hưởng tới tâm lý của lớp trẻ ra sao?
NSD: Điều dễ nhận thấy là do quá bận với công việc và học hành, các thành viên trong gia đình còn rất ít thời gian dành cho nhau. Tôi đã từng đọc một câu khẩu hiệu ghi trên xe buýt ở Canada: “Không có sự thành đạt nào trong công việc có thể bù đắp được cho thất bại trong đời sống gia đình”. Đây là một câu khẩu hiệu hay. Nhưng kết hợp sự thành đạt trong công việc với hạnh phúc gia đình quả là không dễ dàng. Rất nhiều gia đình trong xã hội chúng ta mới chỉ làm được vế thứ nhất. Các bạn trẻ trong những gia đình này thường có cuộc sống vật chất rất đầy đủ, nhưng ít được bố mẹ quan tâm chăm sóc hơn. Đây là một kiểu thừa bơ sữa, thiếu tình thương.
PV: Ông có cho rằng cuộc sống của chúng ta đang mất dần đi tính nhân bản?
NSD: Có lẽ tình hình không đến nỗi bi đát như vậy. Tuy nhiên, chúng ta đang đứng trước nguy cơ: tiến bộ về vật chất không phải bao giờ cũng củng cố được tiến bộ về tinh thần. Thực tế, do quá bận rộn, chúng ta không còn thời gian cho thể thao, văn hóa và giao tiếp. Có cảm giác chúng ta là những thực thể cô đơn chen chúc nhau trên đường phố, hơn là một cộng đồng người gắn kết và có mục đích chung.
PV: Theo ông, người trẻ tuổi làm cách nào để lấy lại thăng bằng khi rơi vào nỗi cô đơn?
NSD: Theo tôi, các bạn trẻ nên đọc cuốn sách “Quẳng gánh lo đi mà vui sống”. Cuộc sống đã là ân huệ lớn nhất của mỗi chúng ta. Mà khi chúng ta đã có cái quý nhất, thì những cái khác đâu có đáng kể gì!
Ngoài ra, tôi nghĩ rằng mọi người nên chơi thể thao và lao động để nỗi buồn được giải thoát ra khỏi người cùng với mồ hôi.
Vũ Quỳnh Trang (Thực hiện)
(Tuần báo SVVN)
Những Nghịch Lý Của Thời Gian Những Nghịch Lý Của Thời Gian - Nguyễn Sĩ Dũng Những Nghịch Lý Của Thời Gian