Books are not made for furniture, but there is nothing else that so beautifully furnishes a house.

Henry Ward Beecher

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 120
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3179 / 36
Cập nhật: 2016-06-20 20:54:37 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 104: Tài Sản Vô Hình
i cũng biết “Trăm nghe không bằng một thấy”. Và... “Trăm thấy không bằng một sờ”. Từ trước đến nay, cách thức chiêm nghiệm thế giới khách quan nói trên quả thật là một sự anh minh đáng kính. Tuy nhiên, cuộc sống đang thay đổi nhanh chóng đến mức ngay cả sự anh minh, cho dù đáng kính này, cũng đã hơn 50% là một thứ đồ cổ. Trong nền kinh tế mới (còn được gọi là kinh tế tri thức), có vẻ như những thứ không thấy, không sờ được đang là phần quan trọng hơn của thế giới khách quan. Chúng mới thực sự là nền tảng cho sự tăng trưởng của một doanh nghiệp, cũng như của một quốc gia. Những cái “có có không không” này được gọi là các tài sản vô hình (intangible assets). Có người còn gọi chúng là tài sản phi vật thể. Gọi cách nào cũng được, miễn là chúng ta hiểu đúng khái niệm và hiểu đúng thách thức của thời cuộc đối với đất nước ta.
Trước hết, có lẽ, chúng ta đang sống trong một thế giới đã thay đổi. “Cuộc cách mạng thông tin sắp tới thực sự đang xảy ra... Nó không phải là cuộc cách mạng đối với công nghệ, máy móc, kỹ thuật, phần mềm, hay tốc độ. Nó là MỘT CUỘC CÁCH MẠNG VỀ CÁC KHÁI NIỆM” (P.Drucker). Hãy thử tìm hiểu cuộc cách mạng này, bắt đầu bằng khái niệm “tài sản vô hình”.
Tài sản vô hình là gì?
Bạn đã bao giờ thử định nghĩa hình lò xo là gì chưa? Việc định nghĩa tài sản vô hình không khéo cũng vô vọng như vậy. Để tránh việc phải tìm cách định nghĩa cái dễ cảm nhận, nhưng khó mô tả, xin phép được đi đường vòng một ít (Trong cuộc sống, nhiều khi đường vòng lại là con đường ngắn hơn).
Năm 1986, giá trị của Công ty MicrosoĞ là 86 tỷ USD. Thế nhưng toàn bộ những tài sản có thể thấy được và sờ được (còn gọi là tài sản hữu hình, bao gồm bất động sản, máy móc, thiết bị...) chỉ chiếm 1 tỷ USD. Phần khổng lồ 85 tỷ USD còn lại là giá trị của những tài sản không thấy và không sờ được. Những tài sản vô hình của Công ty MicrosoĞ có nhiều. Xin lấy một thứ tài sản vô hình là bản quyền (copyright) của phần mềm hệ điều hành Windows làm ví dụ. Bất cứ một người sử dụng máy tính cá nhân nào đều phải mua bản quyền cho việc sử dụng hệ điều hành này. Cứ mỗi ngày, có hàng trăm ngàn người mua máy tính cá nhân và trả tiền cho MicrosoĞ, bất luận họ sống ở nơi đâu trên trái đất này. Suối tiền tuôn chảy không ngừng do bản quyền phần mềm Windows đưa lại đã góp phần biến ông chủ Bill Gates của MicrosoĞ thành người giàu có nhất hành tinh. Cứ nghĩ mà xem, về khả năng làm giàu cho ông chủ, con gà biết đẻ trứng vàng trong các truyện cổ tích thật sự chỉ là một thứ “chân chỉ hạt bột” so với tài sản vô hình này.
Như vậy, đối với Công ty MicrosoĞ, toàn bộ sự anh minh nằm ở việc khai thác và quản trị các tài sản vô hình, hơn là số tài sản hữu hình vừa ít ỏi vừa không thể tạo ra siêu lợi nhuận.
Công ty MicrosoĞ có thể là trường hợp quá đặc biệt đối với thực tiễn còn rất “quá độ” của Việt Nam ta. Vậy thì, xin lấy một vài ví dụ khác về tài sản vô hình có tỷ lệ “nội địa hóa” 100% để phân tích.
Ví dụ thứ nhất, sự nổi tiếng là một tài sản. Cát xê cho ca sĩ trẻ nổi tiếng thường cao đến mức làm cho không ít người cảm thấy tấm tức. Rõ ràng, so với mức thù lao dành cho các nghệ sĩ ưu tú, thậm chí cả cho các nghệ sĩ nhân dân, sự ưu ái này có vẻ không được phải đạo cho lắm. Nhưng chúng ta biết làm gì được nếu như sự đánh giá của các hội đồng quốc gia và của công chúng (đặc biệt là công chúng trẻ) không phải bao giờ cũng thống nhất với nhau. Và trong nền kinh tế thị trường, sự đánh giá của công chúng mới là thứ tài sản đích thực có giá trị. Các ông bầu trả tiền cát xê tương ứng với số lượng khán giả mà tên tuổi của các ca sĩ mang lại cho các sô diễn hơn là tương ứng với âm lượng, cũng như danh hiệu của họ. Càng nổi tiếng bạn càng được trả cát xê cao và càng dễ có các hợp đồng quảng cáo béo bở. Quyền tài sản đối với sự nổi tiếng làm cho bạn trở nên giàu có nhanh đến mức ngay cả sự sang trọng - biểu hiện bên ngoài của sự giàu có, không phải bao giờ cũng theo kịp.
Ví dụ thứ hai, uy tín cũng là một tài sản. Việt Nam đang được đánh giá là nơi an toàn nhất vùng Đông Nam Á. Với sự đánh giá này, nước ta đang trở thành điểm du lịch được ưa thích và hàng trăm ngàn khách du lịch quốc tế đang đổ về đây. Như vậy, uy tín về sự an toàn là nguyên nhân chủ yếu tạo ra sự tăng trưởng đột biến cho ngành du lịch và cả ngành hàng không. Đây là điều rất dễ nhận thấy, đặc biệt trong bối cảnh, chất lượng dịch vụ hơn hẳn chưa phải là điều chúng ta có thể tự hào. Một lần nữa, chúng ta có thể nhận thấy một tài sản vô hình đã tạo ra sự tăng trưởng đột biến, điều mà các tài sản hữu hình không thể nào làm được.
Những ví dụ nêu trên cho thấy có rất nhiều thứ vô hình có thể được khai thác để làm ra tiền bạc. Những thứ như vậy chính là tài sản vô hình. Luật Thuế thu nhập của Mỹ tại khoản 1.482-4(b) định nghĩa tài sản vô hình là một tài sản có giá trị thực “độc lập với dịch vụ của bất kỳ một cá nhân nào”. Sáu loại tài sản vô hình dưới đây được kể ra trong đạo luật thuế thu nhập đó:
• Các sáng chế, phát minh, công thức, quy trình, mô hình, kỹ năng (know-how);
• Bản quyền và các tác phẩm văn học, âm nhạc, nghệ thuật;
• Thương hiệu, tên thương mại, nhãn hiệu hàng hóa;
• Quyền kinh doanh (franchise), giấy phép (license), hợp đồng;
• Phương pháp, chương trình, hệ thống, thủ tục, khảo sát, nghiên cứu, dự báo, dự toán, danh sách khách hàng, các số liệu kỹ thuật;
• Các thứ “tương tự” khác. Một thứ được gọi là “tương tự” nếu nó tạo ra giá trị không phải nhờ vào các “thuộc tính vật chất”, mà nhờ vào “nội dung trí tuệ hoặc các quyền tài sản vô hình khác của nó”.
Một số nhà nghiên cứu thì chia tài sản vô hình thành tài sản trí tuệ và tài sản tri thức. Theo Richard Hall và Roger Bohn, có bốn loại tài sản trí tuệ chính là: thương hiệu, sáng chế, bản quyền, kiểu dáng công nghiệp đã đăng ký. Tài sản tri thức bao gồm: danh tiếng, các mạng lưới tổ chức và nhân sự, kiến thức và kinh nghiệm của đội ngũ nhân viên có kỹ năng.
Các tài sản vô hình có nghĩa đối với một nền kinh tế thị trường bắt buộc phải là loại tài sản chuyển giao được về mặt thương mại.
Thách thức của việc làm giàu bằng “không khí”
Theo số liệu của Liên đoàn quốc tế các nhà kế toán (IFAC), năm 1998, từ 50-90% giá trị do một công ty tạo ra là nhờ vào việc quản trị các tài sản vô hình. Như vậy, việc quản trị các tài sản hữu hình chỉ tạo ra từ 10-50% giá trị. Sự chênh lệch này sẽ tiếp tục tăng lên khi nền kinh tế tri thức ngày càng trở thành một thực tế khách quan. Nếu trong những năm 70 tương quan giữa giá trị sổ sách (căn cứ vào bảng cân đối tài sản) và giá trị thị trường (căn cứ vào giá cổ phiếu) của một công ty là 1/1, thì hiện nay tương quan đó là 1/6. Xã hội loài người đang thật sự chuyển dần từ nền văn minh vật chất sang nền văn minh tinh thần. Thách thức đang đặt ra cho các doanh nghiệp là rất to lớn. Các công ty không biết xây dựng một chiến lược để phát triển và quản trị tài sản vô hình sẽ giống như loài khủng long phải đối mặt với rủi ro bị biến mất hoàn toàn khỏi trái đất.
Khi tài sản vô hình lên ngôi, các dân tộc khôn ngoan đã nhanh chóng tập trung mọi nỗ lực đầu tư cho những chú “gà đẻ trứng vàng” mới này. Theo số liệu của Chính phủ Hà Lan, năm 1992, các tài sản vô hình chiếm đến 35% tổng vốn đầu tư của nhà nước cũng như của tư nhân tại Hà Lan. Cũng trong năm này tại Mỹ, vốn đầu tư cho các tài sản vô hình đã vượt vốn đầu tư cho tài sản hữu hình. Ở Thụy Điển, nguồn đầu tư cho các tài sản vô hình chiếm đến 20% GDP.
Trong một thế giới đã thay đổi, người Việt chúng ta không khéo (xin mượn lời của tiến sĩ Phạm Duy Nghĩa, Trường đại học quốc gia Hà Nội) “đang đứng ngẩn ngơ bên ruộng lúa của mình để nghe người Tàu, người Thái chit-chat”1. Thách thức có thể là rất to lớn. Tuy nhiên, với tiềm năng trí tuệ và khiếu thẩm mỹ hơn người, dân tộc ta cũng đang có những cơ hội chưa từng thấy để thành đạt trong nền kinh tế mới. Điều quan trọng là cần tránh lặp lại vết xe đổ của vua quan nhà Nguyễn khi nghi ngờ và phủ định sự tồn tại của “những chiếc đèn treo ngược”.
Những Nghịch Lý Của Thời Gian Những Nghịch Lý Của Thời Gian - Nguyễn Sĩ Dũng Những Nghịch Lý Của Thời Gian