This nice and subtle happiness of reading, this joy not chilled by age, this polite and unpunished vice, this selfish, serene life-long intoxication.

Logan Pearsall Smith

 
 
 
 
 
Tác giả: Dang Chi Binh
Thể loại: Tùy Bút
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 214
Phí download: 13 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 4611 / 119
Cập nhật: 2023-03-29 02:21:49 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 92: Tiền Âm Phủ
hời gian ăn, ngủ, lao động luôn luôn có hạn khít khao. Vì thế khi toán 2 bắt đầu nhập trại; những anh đi hàng đầu, đôi nào vào đến bên trong cổng trại là đã vội vã chạy về buồng. Người nào đến phiên trực của mâm thì chạy rẽ ngay vào nhà bếp để lĩnh cơm, canh. Khi xếp hàng ở bếp chờ lĩnh được rồi, hai tay bê soong canh hay cơm chạy hộc tốc về ngay buồng. Tìm đến chỗ vẫn chia cơm, canh của mâm đặt xuống, rồi lại hấp tấp chạy về buồng mình lôi bát đũa của mình ra. Người nào trực mâm thì cũng giữ cân của mâm. Hai người lúi húi chia cơm và canh. Những anh không phải ngày trực mâm thì cũng chả được nhàn rỗi. Sau khi đặt bát lấy cơm, canh cũng tất bật chạy xuống giếng múc gầu nước về để khi ăn xong rửa bát. Vả lại cũng cần lo toan mọi việc cho nhanh chóng để còn về đứng chứng kiến người chia cơm canh thì mới yên lòng. Trong hoàn cảnh đói khổ, thiếu thốn thế này thì chẳng ai tin được ai.
Tôi chạy vội về buồng lấy chiếc rổ và chiếc rá cơm để ra lấy cơm, canh. Nhìn thấy chiếc đĩa nhôm của Lê Sơn, liếc lên sàn trên, thấy Lê Sơn đang lúi húi lấy đồ trên cái kệ. Tôi giơ cao cái đĩa gọi với lên:
- Anh Sơn! Tôi gửi lại anh cái đĩa để anh lấy cơm.
Chắc đang bận lục tìm cái gì, quay lại anh chỉ nói ngắn ngủn:
- Anh cứ dùng đi, tôi có rồi!
Không đủ thời gian để trả lời anh, tôi lập cập mang cái đĩa lẫn rổ ra chỗ chia cơm, canh. Chỗ cơm cũng như chỗ canh, mọi người đã đặt đủ bát đĩa rồi, chỉ còn thiếu một mình tôi. Nhiều người quay lại có vẻ sốt ruột. Một anh cầm chiếc đũa cả bằng nứa, đang đảo sùng sục soong cơm ngô, quay lại nhìn tôi:
- Sao chậm thế! Mọi người đang chờ mỗi mình anh.
Mặt anh còn rất trẻ, trắng trẻo mà nói tiếng kinh lại không rõ. Thấy tôi còn vẻ ngơ ngác chưa quen. Anh Đồng đã cầm chiếc rá lót ny lông của Toàn đưa hôm qua ở tay tôi. Anh đưa đến đặt ở chỗ chia canh, rồi kéo tôi lại chỗ chia cơm, chỉ anh trắng trẻo đang đảo cơm:
- Đây là anh Lù Chằn Páng. Hôm nay anh Páng và anh Yên trực mâm, Thành Xuân Yên.
Anh vừa nói vừa chỉ lại chỗ một anh chừng 40 tuổi đang cặm cụi chia canh. Một cậu đứng bên cạnh tôi, chỉ vào con số 10 ghi ở soong cơm thắc mắc:
- Sao, mâm 5 của mình hôm nay lại chỉ có 10 suất?
Anh Páng vẫn đang đảo cơm, ngửng mặt lên:
- Anh Khải đi kỷ luật sáng nay, quên à?
Tôi cứ băn khoăn, tại sao Páng cứ ngồi đảo cơm mãi, để cơm nguội hết. Tôi hỏi anh Đồng thì anh đã giải thích: việc này đã trở thành thông lệ của mọi năm rồi. Cơm cân, vì vậy phải đảo trên dưới cho đều, không còn để vầng, tảng. Cơm vầng và bên dưới, ướt sẽ nặng cân. Trước đây đã xẩy ra nhiều chuyện chửi bới thậm chí đấm, đá nhau chỉ vì cơm ướt, cơm khô. Cho nên bây giờ năm nào cũng vậy, trước khi cân đều phải đảo lộn, đánh cơm tơi ra.
Tôi đang nhìn mười chiếc gồm: rổ, rá, đĩa, bát đủ kiểu, đủ mầu đặt lộn xộn một đám giữa sân thì anh Páng đảo soong cơm đã rời đều. Anh chọn lấy một chiếc bát tráng men to mầu xanh thẫm trong đám lộn xộn rổ, rá này. Chiếc bát thứt thẹo, nhiều chỗ sét rỉ đã đen sì như mụn ghẻ đang làm vảy. Hẳn nó ra đời đã lâu ngày và đã vật lộn nhiều với cuộc sống lam lũ với bao lần thất cơ, lỡ vận. Quay lại, anh với chiếc túi vải xanh kiểu dân tộc Mèo để bên cạnh. Chiếc túi đã đụp vá bằng 2 -3 miếng vải vừa nâu vừa đen; chắc đã lâu ngày không giặt, đầy cáu ghét. Anh lấy trong túi ra một cái bát sành con để xúc cơm ở soong vào chiếc bát xanh lớn chừng 2 bát cơm con ở gia đình. Anh khẽ đặt vào một chiếc cân mà một anh trong mâm đang giơ ra chờ. Tùy theo chiếc cán cân, bổng lên hay hạ xuống. Anh rút trong túi áo bông ra một chiếc cùi dìa con bằng nhôm. Cẩn thận, anh lấy ra hay cho vào chỉ từ mươi hạt cơm đến nửa thìa là chiếc cán cân đã ngang bằng trước sự chấp nhận của gần mười cặp mắt đang nhìn chằm chằm. Xong rồi, anh cầm chiếc bát xanh to đổ vào một cái rổ, rồi lại tiếp tục cân suất thứ hai.
Trông anh “thao tác” nhẹ nhàng, nhuần nhuyễn; hầu như mỗi lần xúc cơm, anh ước lượng, ướm thử bằng mắt, nên nhiều lần cân không phải lấy cơm ra hay cho thêm vào. Thật là tài, có thể do lâu ngày, cái tay xúc, cái mắt nhìn đã thành quen. Tôi đang đứng coi anh Páng cân được 5 -6 suất thì Toàn từ dưới giếng xách gầu nước về đặt vào một góc sân, rồi đến kéo tay tôi lại chỗ chia canh.
Bây giờ tôi mới để ý. Canh gì sền xệt có mầu trắng xam xám; mãi đến khi anh Yên dùng cùi dìa bửa những cục to ra làm đôi, ba miếng tôi mới hiểu là sắn. Anh nhẹ nhàng xúc những cục sắn nấu chưa tan bỏ đều vào các bát, các rổ. Nếu cục nào to thì anh lại xắn bớt ra chuyển cho phần khác. Khi những cục sắn đã chia tương đối đều thành 10 suất, anh mới lấy, cũng một chiếc bát sành con múc cái nước sền xệt đổ vào từng suất cho đều. Khi đã làm hết lượt, còn một ít nào trong soong, anh lại lấy một chiếc muỗng nhôm múc thêm cho suất này, suất kia điều chỉnh cho đều tùy theo mắt anh quyết định. Đôi khi lại theo ý những người đang đứng theo dõi. Người bảo đổ thêm cho suất này, người bảo đổ thêm cho suất kia.
Thực ra điều này do tâm lý người đứng nhìn. Chỉ thấy bát mình ít hơn bát người khác, nên cứ chỉ chỏ lộn xộn. Cho nên, từ lâu đã nghiễm nhiên trở thành một nguyên tắc là không ai được chỉ hay nói. Hãy để tùy quyết định của người chia, vì ngày khác, đến lượt mình chia cũng được hưởng quyền đó.
Khi cầm cái rá đựng canh của tôi lên, thấy ướt nhèm. Nhìn xuống chỗ để chiếc rá, đất khoang ra một chỗ hãy còn ướt nguyên. Như vậy, miếng ny lông của Toàn lót hôm qua quá cũ nên đã bị rò. Tay còn đang cầm cái đĩa của Lê Sơn, tôi trút vội canh sang chiếc đĩa nhôm. Để chiếc đĩa nhôm chồng lên cái rá; đến lấy rổ cơm rồi theo Toàn vào hội trường.
Buổi trưa, trời còn sáng. Trong hội trường lại có nhiều bàn ghế vì nó vừa là nhà ăn, lại cũng vừa là hội trường dùng cho khi học tập hay khi ban giám thị nói chuyện. Lúc này người ta vào ngồi ăn kín cả hội trường. Dù tôi đang thích ăn sắn, vậy mà canh sắn lại đăng đắng do những củ sắn đã chạy máu, hơn nữa chỉ nấu với muối thành một thứ sền sệt, nên nhai với cơm ngô mãi không nuốt được. Tuy vậy, vì bụng đói nên cũng nuốt nhanh.
Ngồi nhai cơm, thoáng nhìn thấy Phan Thanh Vân và Lân ngồi cách hai ba bàn. Tôi và Vân đều gật đầu cười khi mắt gặp nhau. Nhìn thấy bát cơm của Vân hơn hẳn suất sơm của tôi với Toàn. Tôi ngạc nhiên hỏi Toàn mới hiểu được khái niệm: Toán hai có năm mâm, trong đó một mâm đặc biệt ăn 18 kg, ba mâm ăn 15 kg mà mâm chúng tôi là một. Ngoài ra còn một mâm ăn 13 kg, những người bị đi kỷ luật ăn 9kg thì không kể. Mâm ăn 18 kg là những người lao động khỏe, có năng suất, vượt chỉ tiêu lao động của trại. Hơn nữa, họ còn phải là những người cải tạo tiến bộ, không hề vi phạm nội qui của trại. Hàng tháng, hàng quí và hàng năm họ thường được bình bầu là những cá nhân xuất sắc của trại.
Mâm ăn 15 kg là những người lao động chỉ đạt chỉ tiêu. Tuy có người trong nhóm này làm vượt chỉ tiêu, lao động tích cực nhưng có thể vì khâu tư tưởng, hoặc tỏ ra không năng nổ, tích cực làm gương cho những phạm nhân khác v.v… nên họ vẫn ăn ở mức 15 kg. Mâm 13 kg là những người không đạt chỉ tiêu lao động, hay phạm nội qui hoặc hay đau yếu v.v… Toàn nhấn mạnh:
- Em vừa nói là nhìn cái chung như thế. Nguyên tắc là vậy nhưng trong thực tế cũng có đầy rẫy những điều khó kiểu. Có nhiều người đang ăn ở mức thấp, lại nhảy lên mức cao hay ngược lại. Cũng có người lao động rất khỏe mà không bao giờ được ăn 18 kg. Nhiều vấn đề trong toán, không ai hiểu được lý do.
Nghe Toàn nói như thế, làm tôi chợt nhớ tới Lê Sơn, nên hỏi Toàn:
- Thế Lê Sơn ăn mức bao nhiêu?
Nuốt hết miếng cơm, Toàn chậm rãi:
- Lê Sơn thì hết nói. Chẳng ai kể được với anh ta. Hứng thì làm, không hứng thì ì ra, chỉ làm phất phơ. Đi kỷ luật xoành xoạch ấy. Ngang bướng, cứng cổ với cán bộ lại hay phạm nội qui nhưng anh ta có nhiều tài. Vì vậy ban giám thị cứ phải cần đến anh ta luôn. Có lúc ban giám thị cứ phải lờ khuyết điểm của anh ta đi, chỉ khi nào quá lắm mới đưa anh ta đi kỷ luật. Năm ngoái, anh ta còn dám làm tiền giả của trại nữa. Anh ta làm tinh vi đến nỗi nếu không có người tố cáo thì không ai phát hiện được.
Tôi hơi ngạc nhiên khi nghe Toàn nói đến tiền trại. Chắc Toàn cũng hiểu rằng tôi chưa hề nhìn thấy loại tiền đó bao giờ, nên anh ta thò tay vào ngực lấy ở túi áo trong ra một miếng bìa giơ cho tôi: đây là một đồng này. Loại lớn nhất là năm đồng, sau đó là hai đồng, một đồng, 50 xu, 20 xu, 10 xu, 5 xu. Loại nhỏ nhất là 5 xu. Loại tiền 5 dồng to nhất, tờ bìa lớn gấp rưỡi tờ 1 đồng này. Rồi cứ nhỏ dần cho tới đồng 5 xu. Đồng 5 xu thì một bề 2 phân, một bề 2 phân rưỡi. Thấy tôi bần thần ra dáng chưa hiểu thì Toàn nói tiếp như giải thích:
- Những tiên này chỉ lưu hành trong trại tù trung ương số 1 Lào Cai bao gồm 5 phân trại mà thôi và trao đổi giữa tù và tù. Đôi khi tiền dùng để nhờ cán bộ mua hàng. Cũng có khi ban giám thị thông báo bán thuốc lào, kẹo, đường. Vì trại có mía, nên lâu lâu ba bốn tháng lại bán mía hay mật.
Trong trại, anh em thường gọi tiền này là tiền âm phủ vì ra ngoài xã hội không tiêu được. Cầm miếng bìa một đồng, tôi nhìn mãi. Tuy đơn giản nhưng với điều kiện hiện nay ở trong trại E mà làm được giả thì cũng chỉ có được một hai người.
Một miếng bìa mỏng mầu xám nhạt hình chữ nhật, một bề khoảng ba phân rưỡi, một bề năm phân. Một khung như con dấu này có một đường bờ rộng hai ly. Cái khung giữa miếng bìa, phái trên có chữ “một đồng”. Hai bên, phía dưới, một bên chữ “ban giám thị”, (có chữ ký). Một bên có chữ “C/B tài chính” (có chữ ký). Toàn bộ tờ giấy bạc đều in bằng mực mầu xanh cánh trà. Triện mộc của ban giám thị trại cải tạo trung ương số một đóng ½ vào một góc của tờ bìa.
Sau khi rửa đĩa, rổ xong với Toàn, tôi cố đưa mắt tìm anh Lê Sơn để trả lại cho anh chiếc đĩa và cảm ơn anh đã cho tôi sắn. Lúc này, nhà ăn đã thưa người vì thế tôi đã nhìn ngay thấy anh còn ngồi ở một bàn cuối. Anh đang nói chuyện với một anh tôi đã quen mặt. Phải rồi! Anh này là Lý A Chén, hôm qua cùng với anh Sín Cà ốm bệnh ở trong buồng mà tôi đã gặp. Anh ta là người dân tộc, chả hiểu là dân tộc gì? Lê Sơn tươi nét mặt khi thấy tôi đến. Đặt cái đĩa lên bàn, tôi nói trong niềm hoan hỷ ân tình:
- Anh đã thông cảm những khó khăn của buổi ban đầu, xin gửi lại anh cái đĩa.
Sơn vừa dịch người lại để chỗ cho tôi ngồi xuống chiếc ghế dài, vừa nói giọng người lính:
- Anh cứ giữ mà dùng, ở đây dần dần rồi sẽ có đủ. Để ý làm gì những cái vặt ấy!
Rồi anh chỉ người cùng bàn đối diện, quay lại tôi, cười giới thiệu:
- Đây là Lý A Chén, tự giác của toán mình đấy!
Tôi cũng cười, nói là đã biết anh Chén từ hôm qua rồi, chỉ không ngờ anh lại là tự giác của toán thôi. Qua buổi nói chuyện này, tôi hiểu thêm được một số vấn đề mới. Như vậy, mỗi toán có một người tự giác, người mà có thể ra vào trại đi lao động, không cần phải có cán bộ đi coi. Anh tự giác này, tất nhiên đã được thử thách lâu ngày về nhiều mặt. Anh có trách nhiệm phải chạy lo nhiều khâu ở bên ngoài cho toán như: nguyên vật liệu, dụng cụ hoặc trông nom, bảo quản tài sản v.v… của toán ở bên ngoài trại. So với toán trưởng, trật tự thì quyền hạn và nhiệm vụ khác nhau.
Trong trại, thì trật tự là nhất. Ra chỗ lao động thì do toán trưởng điều hành toán. Nhưng trật tự và toán trưởng không thể ra vào trại mà không có cán bộ dẫn giải. Vì thế, trật tự và toán trưởng vẫn phải thân mật, hẩu với tự giác. Chính do thành phần tự giác này là đầu mối móc ngoặc, mua bán, đổi chác thầm lén với các phân trại khác và đôi khi cả với người dân của những bản làng trong khu vực. Cũng qua Lê Sơn và anh Chén trong gần một giờ ở buổi trưa này tôi đã nắm vững được giờ giấc sinh hoạt của trại:
Sáng sớm, 5 giờ: kẻng báo thức. 6 giờ 30: kẻng tập họp đi làm. 7 giờ: kẻng xuất trại. 11 giờ: kẻng về trại buổi trưa. 12 giờ 30: kẻng tập họp đi lao động buổi chiều. 13 giờ: kẻng xuất trại. 17 giờ: kẻng về trại. 18 giờ: kẻng thu tù vào buồng. 21 giờ, tức 9 giờ tối: kẻng cấm, tất cả đi ngủ. Như thế là tròn một ngày của tù. Theo Lê Sơn nói: trước đây, trại còn nhiều lần kẻng như:
Kẻng giải lao 15 phút giữa giờ lao động buổi sáng. Kẻng vào lao.
Kẻng giải lao 15 phút giữa giờ lao động buổi chiều. Kẻng vào lao.
Kẻng thu dụng cụ 15 phút trước 11 giờ, giờ tù về trại buổi sáng.
Kẻng thu dụng cụ 15 phút trước 5 giờ chiều, giờ tù về trại.
Kẻng lấy cơm buổi sáng. Kẻng lấy cơm buổi chiều.
Nghĩa là, suốt ngày tiếng kẻng, chát chúa khua đập vào tai mọi người. Có thể chính ngay lũ cán bộ cũng điên đầu, đinh tai, nhức óc suốt ngày đêm với tiếng kẻng. Bởi thế, bây giờ bỏ sót, nên mỗi ngày chỉ còn lại 9 lần kẻng mà thôi.
Thông thường, buổi trưa tù đi lao động về, chia chác cơm nước, ăn uống chỉ trong vòng nửa giờ. Do đấy, từ 11 giờ 30 phút cho đến 12 giờ 30 phút là lúc kẻng tập họp đi làm. Mọi người phải nằm nghỉ, ngủ trong một giờ để hồi sức tiếp tục lao động buổi chiều. Trong một giờ ngủ trưa này, nếu anh không ngủ được thì tuyệt đối không được gây một tiếng động làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của người khác. Đó cũng là nội quy của trại và trong những điều khoản của 12 điều “nếp sống văn hóa mới”.
Thép Đen Thép Đen - Dang Chi Binh Thép Đen