Books are the compasses and telescopes and sextants and charts which other men have prepared to help us navigate the dangerous seas of human life.

Jesse Lee Bennett

 
 
 
 
 
Tác giả: Trần Đĩnh
Thể loại: Tùy Bút
Biên tập: Bach Ly Bang
Upload bìa: Bach Ly Bang
Số chương: 103
Phí download: 9 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3336 / 158
Cập nhật: 2015-08-14 04:32:05 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 92
úng ra, sau ngày Bắc Kinh xâm lược sáu tỉnh biên giới Bắc, ít nhiều Lê Duẩn và Lê Đức Thọ đã riêng rẽ mó đến vụ án. Muốn rửa đi chút nào hai bàn tay nhúng chàm Bắc Kinh. Duẩn tự ý đưa Ung Văn Khiêm trở lại đảng. Lê Đức Thọ, Trưởng ban vụ án xét lại chống đảng cũng đã cho Lê Liêm làm chuyên viên ở Ban khoa giáo trung ương.
Quãng 1980, một hôm Nguyễn Văn Thấm đến tôi. Là thư ký của uỷ viên trung ương Lê Liêm, Thấm bị bắt ngay san khi khai cung ở làng Cân Kiệm trước tôi ít lâu. Sau này, anh thường xuyên lui tới Vụ bảo vệ và đặc biệt hay được Sáu Thọ gặp. Anh kể là Sáu Thọ chăm thể dục lắm. Tập trên sân thượng, tập hàng giờ. Tập mắt - đánh tròng mắt láo liên trái phải, phải trái, tập răng - đập hai hàm răng khòm khợp vào nhau, tập tai - úp hai tay vào hai mang tai và đập khe khẽ… Tóm lại chăm giữ gìn sức khoẻ nhất hạng.
Hôm ấy Thấm bảo tôi là sáu Thọ "nhờ" anh nói với chúng tôi rằng Sáu Thọ sẵn sàng cho chúng tôi đi làm, nhưng mỗi người phải viết một cái thư nhận đã có một lỗi gì bất kỳ, nhì nhằng xí xố cũng được, rồi gửi cho Sáu Thọ.
Tôi nhờ Thấm nói lại với Thọ: Giải quyết vụ án xét lại không khó, miễn là đáng người lớn. Thế nào là người lớn? Là biết mình biết người, mình có đúng nhưng cũng có sai, người có sai nhưng ciing có đúng. Thứ hai, đảng đi bước trước, chủ động gặp anh em đặt vấn đề, kêu gọi hai bên cùng thiện chí. Thứ ba không cò kè bớt một thêm hai. Có thế thôi, chứ theo tôi thì anh em thà chết chứ không hàng đâu.
Tôi biết Thấm sẽ nói. Còn chúng tôi qua Lê Liêm đã biết tẩy Sáu Thọ. Cách đây ít lâu Lê Liêm bảo tôi anh vừa được Sáu Thọ gọi lên nói tớ cho cậu đi làm. Ở Ban khoa giáo trung ương, làm chuyên viên. Lê Liêm bèn cảm ơn nhưng nói thêm nhân thể anh cũng "giải quyết cho các anh em khác". Thì có biết không, Lê Liêm hỏi tôi? "ông ấy đang quàng vai mình đi ở sân nhà liền dẩy mình ra cáu luôn: Thỏi, không đi làm nữa. Giải quyết cho anh em cái gì?"
"Ông ấy sợ chúng mình thừa cơ sẽ đòi dữ, ông ấy khó đối phó".
Sáu Thọ vẫn toan nắm đằng chuôi giải quyết tí rin. Cho anh em một chút quyền lợi nhưng đổi lại ông có bằng chứng trong tay là lời thú tội mới nhất của từng thằng và thế là trước công luận, trước lịch sử, ông vô tội. Kẹt lớn cho Thọ: Trong hồ sơ vụ án, các bị cáo xét lại không hề ai nhận tội. Thì làm sao nay chúng tôi lại nghe ông mà nhận tội, dù thế nào cũng được như ông nhử khéo.
Thừa biết bên Trung Quốc trùm xét lại Đặng Tiểu Bình đã xoá hết các án xét lại, phái hữu, đi đường tư bản v.v… mà theo thông lệ thì đảng sẽ "học" tẳp lợ ông anh vở này. Thế nhưng khốn thay Duẩn, Thọ không thể sắm vai Bao Công như Đặng Tiểu Bình. Đặng không hề bắt xét lại và hơn thế chính bản thân với tội danh "Khroutchev thứ hai của Trung Quốc" Đặng còn bị bắt, hành hạ, làm nhục, con trai cả bị Hồng vệ binh đẩy từ lầu tư Viện vật lý Đại học Bắc Kinh xuống tàn phế cả đời. Lê Trọng Nghĩa cho tôi hai tập Ngã đích phụ thân - Bố tôi, của Đặng Mao Mao, con gái Đặng viết về nỗi oan nghiệp này.
Vụ án xét lại chính là một bi kịch đau đớn nhất, bộc lộ rõ nhất bản chất - và cả truyền thống - đầy âm mưu bè cánh của đảng ở tít trên đính chóp bu cộng với sự chì trỏ, thúc ép của các ông anh bên ngoài vun xới, sử dụng.
Đảng không thể tự tay xoá án xét lại. Đời nào Duẩn, Thọ lại nhận mình đã theo Mao hạ bệ tất cả những Việt Cộng nào cản trở công cuộc Mao phóng tay "căng đế quốc Mỹ ra khắp thế giới mà đánh" để cho "thiên hạ đại loạn, Trung Quốc được nhờ". Đầu tiên phải kể từ việc không biểu quyết hay bỏ phiếu trắng ở Hội nghị Trung Ương 9. Thật ra khi nói với Duẩn rằng ở Việt Nam, đại biểu của phái hữu đại khái như Võ Nguyên Giáp, đại biểu của phái tả đại khái như Nguyễn Chí Thanh, tức là Mao đã loại Hồ Chí Minh. Vì thể Hồ Chí Minh suýt nữa về trường Đảng để Nguyễn Chí Thanh lên chủ tịch nước.
Có thể nói Lê Trọng Nghĩa tiêu biểu trong việc đáp trả yêu cầu của Sáu Thọ. Nguyễn Trung Thành gặp Nghĩa bảo viết tường thuật lại vụ của mình để Sáu Thọ xét và cho công tác. Lúc này Đỗ Đức Kiên, Lê Minh Nghĩa đã nhận công tác. Một sau là tổng cục trưởng, một bộ trưởng biên giới.
Lê Trọng Nghĩa đã viết: Tôi bị khai trừ vi cái tội mà quyết định do anh Lê Đức Thọ ký ghi rõ là "lợi dụng chức vụ cục trưởng tình báo đưa tin sai lệch nhằm kéo Đảng ta rời bỏ đường lối cách mạng của Trung Quốc mà theo đường lối xét lại phản động của Liền Xô".
Chính phủ vừa ra Sách Trắng lên án Mao Trạch Đông có dã tâm thôn tính nước ta từ lâu, làm một chia li căn bản. Nhưng Nghĩa vẫn đeo tội toan "kéo đảng rồi bỏ đường lối cách mạng" của Mao!
Nếu Đảng hành xử đúng chữ trượng phu quân tử, đưa nguyên văn nghị quyết khai trừ Lê Trọng Nghĩa có chữ ký của Trưởng ban chuyên án Lê Đức Thọ ra soi dưới ánh sáng của Sách Trắng thì vụ án xét lại được xoá bỏ ngay lập tức và Nghĩa có công lớn sơm biết ngăn chặn âm mưu của "kẻ thù!"
Thọ chờ Nghĩa để tự cứu sẽ viết Giáp đã xui anh chống đảng. Như một vài người khai như thế đã được bềnh lên. Nhưng Nghĩa vẫn tôn trọng sự thật: Tôi thấy bắt tôi là nhằm đánh đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Sau đó Nguyễn Trung Thành gặp lại Nghĩa, ngán ngấm kêu anh Sáu Thọ đọc tường trình rồi, anh Sáu Thọ cáu lắm.
Nghĩa là Nghĩa vẫn nằm bẹp dưới hầm chông. Nếu Nghĩa làm giống hai bạn đồng sự ở Bộ tổng và từng cùng tù đày?
Nhân đây nên nói đến vai trò của Lê Trọng Nghĩa, một trong ba nhân vật chủ chốt làm Tổng khởi nghĩa ở Hà nội: Nguyễn Khang, chủ tịch uỷ ban khởi nghĩa, Trần Tử Bình và anh. Các sách của Patti, Tonnersson, Marr, Trần Trọng Kim đều nhắc nhiều đến Lê Trọng Nghĩa. (Trần Trọng Kim nói đến nhưng không nêu tên). Tonnersson còn viết rằng không biết Nghĩa nay ở đầu. Tôi đã nhiều lần nghe anh mắt rơm rớm nói đến ngày 19 tháng 8. Nhất là những khi nói ở nhà tôi, sát Chùa Hà, noi tối ngày 17 tháng 8 các anh họp quyết định hai hôm sau, 19 tháng 8 sẽ Tổng khởi nghĩa, không cần Trung ương thông qua, xét duyệt. Phụ trách đối ngoại của uy ban khởi nghĩa, Nghĩa lãnh đạo Đảng Dân Chủ và là người trực tiếp đàm phán với Bộ tham mưu quân đội Nhật, chính quyền Trần Trọng Kim, Phan Kế Toại và các đảng phái chính trị, góp phần quan trọng cho Tổng nghĩa diễn ra hoà bình, nhanh gọn. Tới khi nhận được báo Đông Phát báo tin tổng khởi nghĩa đã thành công ở Hà Nội, (do Công, con bà Nguyễn Thị Năm tức Cát Hanh Long đưa cho Hoàng Thế Thiện để chuyển cho), Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp còn bán tin bán nghi, sợ tái diễn việc dân Vác-sa-va (Warsaw, thủ đô Ba Lan) khởi nghĩa "non" rồi bị Hitler tiêu diệt. Thường vụ Trung ương càng không biết, như Tonnersson viết trong Cách mạng tháng Tám, ở Sài Gòn, tổng tư lệnh Nhật đã gặp Sukarno và Hatta của Indonesia, Aung San của Miến Điện, Sơn Ngọc Thành của Campuchia và Phạm Ngọc Thạch, lãnh tụ Thanh niên Tiền Phong thân Nhật và hứa giúp các nước này độc lập. Đặc biệt cấp máy bay cho Sukamo về nước ngay nên Indonesia độc lập sớm trước Việt Nam hai ngày. Đã biếu Trần Văn Giàu và Phạm Ngọc Thạch một kiếm võ sĩ đạo và một súng có báng nạm ngọc. Của làm tin cho lời hứa long trọng của ông. Nên biết ở Sài Gòn, Thanh niên Tiền Phong giành chính quyền trong cờ vàng sao đỏ tràn ngập chứ không phải cờ đỏ sao vàng.
Sáng 17-8-1945, chớp lấy cuộc mít-tinh của công chức chính phủ Trần Trọng Kim, Việt Minh ra mắt ở Nhà hát lớn; tối hôm đó, uỷ ban khởi nghĩa Hà Nội họp ở Chùa Hà, quyết định ngày 19-8 sẽ khởi nghĩa ở Hà Nội. Thì ngày 18 tháng 8, Nhật bắt một số công nhân nhà máy xe ô tô Aviat có hành vi quá trớn. Dân lập tức đổ xô đến đen ngòm trước Bộ tham mưu Nhật ở đường Phạm Ngũ Lão biểu tình đòi thả. Trần Châu và tôi, hai anh em, những học sinh yêu nước nhưng không Việt Minh, đứng ở ngay trước cổng khu nhà, sát sau lưng là một khấu cào cào với ba lính Nhật đã đặt tay vào cò súng. Hết sức căng thẳng. Chúng tôi đâu hay chính Lê Trọng Nghĩa đang đàm phán ở bên trong. Phía Nhật và Nghĩa nhắc lại thoả thuận không làm hỗn loạn và không đụng đến quân đội Nhật. Khi chia tay, một sĩ quan Nhật bảo khẽ Nghĩa rằng Nhật muốn đàm phán thêm với Việt Minh ở khách sạn Asia Hàng Bông tối 19 tháng 8. Nghĩa cả mừng, như vậy là Nhật không biết kế hoạch tổng khởi nghĩa sáng ngày 19. Hoặc là Nhật biết nhưng lờ, miễn là Việt Minh làm theo đúng thoả thuận với Nhật, không gây rối loạn.
Tối 19 tháng 8, gặp Nghĩa ở khách sạn Asia, phía Nhật thừa nhận Việt Minh đã nắm chính quyền. Nhưng như Lê Trọng Nghĩa viết trong Lời nói đầu của hồi ký về Tổng khởi nghĩa, Tổng khởi nghĩa của Hà Nội là "sự kiện nằm ngoài dự kiến của Trung ương".
Không theo Quân lệnh số 1 của Trung ương đảng (theo Quân lệnh này, Trung ương đã trực tiếp chỉ đạo trận đánh Nhật ở thị xã Thái Nguyên), Nghĩa đã cùng Trần Đình Long, cố vấn đối ngoại, đàm phán nhã nhặn, biết điều với Nhật, tranh thủ họ đồng tình, không hề biết Terauchi đã hứa ủng hộ Việt Nam, Indonesia, Miến Điện độc lập. Vậy là lúc đầu hàng, quân Nhật đã biết xót máu, không thích đẩy Việt Nam vào một cuộc nội chiến mà Đồng minh sẽ quy trách nhiệm vào Nhật cũng như không muốn để cho một số lính Nhật nữa phải chết oan. Cũng như chính phủ Trần Trọng Kim, từ Thủ tướng Kim đến các ông Phan Kế Toại, Nguyễn Xuân Chữ đều không yêu cầu Nhật đàn áp Việt Minh. Ngày 18, ông Toại trốn. Tối hôm đó, Hoàng Xuân Hãn đo Nguyễn Thành Lê dẫn đường đã đến gặp Nghĩa ở 101 Trần Hưng Đạo báo tín trên và đề nghị Việt Minh cộng tác với chính phủ Trần Trọng Kim. Dĩ nhiên Việt Minh bác. Biết nổi dậy hoà binh mà sao không biết hoà họp dân tộc? Tôi không đặt câu hỏi này ra với Nghĩa bao giờ.
Nghĩa cho tôi hay một chuyện khá lý thú nữa. Ngày 22-8, Hà Nội sắp công bố danh sách chính phủ cách mạng lâm thời, ngày 28, Nhật đã mách Thanh niên Tiền Phong tuyên bố mình cũng là một bộ phận của Việt Minh. Sao vậy? Nhật tránh xảy ra xung đột giữa Thanh niên Tiền Phong và Việt Minh. (Nếu Nhật mà cũng nguyên lý chính quyền ra từ nòng súng và tiếc công tiếc của thì chắc đã xui Thanh niên Tiền Phong khăng khăng đòi chia quyền lực với Việt Minh rồi Nhật ủng hộ như đã từng ủng hộ. Ít ra cũng cấy được ảnh hưởng lâu dài tại Việt Nam sau này). Thế là một nhát tất cả cờ vàng sao đỏ ở Sài Gòn liên biến ra thành cờ đỏ sao vàng. Tô Hoà, cựu tổng biên tập Sài Gòn Giải Phóng và Ngô Y Linh tức Nguyễn Vũ, đạo diễn kịch từng kể những ngày cướp chính quyền hai anh sát cánh nhau ở bên kia cầu Thị Nghè, tay phất toàn cờ vàng sao đó, "cờ đỏ sao vàng là cái gì bố đứa nào biết!". Trần Văn Giàu cùng Dương Quang Đông sau khi vượt ngục (1943) đã cùng Phạm Ngọc Thạch Thanh niên Tiền Phong cướp chính quyền. Dĩ nhiên được Nhật hết sức ủng hộ. Có súng đạn Nhật cấp. Cũng dĩ nhiên cờ Thanh niên Tiền Phong ngược hẳn lại với cờ Việt Minh.
Lê Trọng Nghĩa đã bảo tôi: Nếu sống cho có thuỷ có chung thì ta nên cảm ơn Nhật đã không đàn áp dân nổi dậy. Nhật thua Đồng minh nhưng ở ta còn oai lắm, tôi đàm phán tôi biết chứ không như sau này cứ bảo rằng Nhật tan rã, mất tinh thần.
Một hiện tượng đáng chú ý: Khởi nghĩa đã thành công ở Hà Nội một hai ngày rồi mà trên căn cứ địa Cụ Hồ vẫn chưa hay biết. Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp đóng đại bàn doanh ở đồn điền Nghiêm Xuân Yêm tại Cù Vân vẫn chấp hành "Quân lệnh số 1" của Trung ương cho một cánh quân vây đánh đồn Nhật ở thị xã Thái Nguyên.
Ngày 22, một sĩ quan Nhật tìm Nghĩa mời Nghĩa lên xe Nhật cắm cờ Việt Minh đi Thái Nguyên bảo Việt Minh ngừng đánh Nhật nếu không Nhật sẽ tiến công. Viên sĩ quan Nhật nói thêm: Tôi biết ông cũng chỉ là cấp địa phương thôi.
Tại sao biết?
Tối 21, một phụ nữ trẻ, sang trọng đã đến Bắc Bộ Phủ xưng là Lý Hán Tân, ở 175 Charon (Triệu Việt Vương bây giờ) tìm Nghĩa nói chồng chưa cưới của cô lên Thái Nguyên đã bị mất tích, cô xin Việt Minh tìm giúp. Nghĩa nói anh ở Hà Nội không biết gì trên Thái Nguyên. Người phụ nữ trẻ bèn nói nếu có tin thì xin ông dù là đêm cũng báo cho biết.
Lý Hán Tân làm việc cho Nhật và là nhân tình của G., tổng thư ký Hội hữu nghị Việt - Nhật. Cô có nhiệm vụ tìm hiểu Nghĩa ở cấp bậc nào của Việt Minh.
Lúc đó, nhờ đọc được tin khởi nghĩa trên tờ Đông Phát và nhờ nhận được báo cáo của Trần Đăng Ninh, Trường Chinh đã về Hà Nội. Mới gặp Nghĩa, Tổng bí thư ngờ anh là phần tử thân Nhật (thì mới lờ Quân lệnh cách mạng số 1 mà thương lượng với Nhật chứ!) Cụ Hồ với ông nghĩ mãi mới ra Quân lệnh đòi quân tổng khởi nghĩa tấn công các đồn binh Nhật, tịch thu Ngân hàng Đông Dương, tiêu diêu diệt đảng phái phản động thế nhưng đám Hà Nội đã làm ngược lại hết! Nhưng rồi nhận ra là chính vì làm trái Quân lệnh số 1 mà Hà Nội đã giành ngon được chính quyền, Trường Chinh bèn ra lệnh cả nước ngừng đánh Nhật - tức là lặng lẽ phế bỏ Quân lệnh số 1 tuy nó vẫn được lấy làm cơ sở để phê phán Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội không tước vũ khí quân Nhật, không tịch thu Ngân hàng Đông Dương và không tiêu diệt các đảng phái phản động (có đăng trên Cờ Giải Phóng mà tôi, mười lăm tuổi đọc ở Nhà Thông tin cạnh hàng Chabot Tràng Tiền).
Ngay sau đó theo lệnh Trường Chinh, Lê Trọng Nghĩa đã cấp xe hơi để ở 101 Trần Hưng Đạo - nhà thờ họ quan lại của Hồng Ngọc, vợ Hoàng Minh Chính sau này - cho Lê Đức Thọ lên Thái Nguyên bảo ngừng đánh Nhật.
Cần hiểu đặc điểm ở Việt Nam lúc đó. Đồng Minh chưa vào tiếp nhận Nhật đầu hàng thì dù đã độc lập - nền độc lập được Nhật đồng tình - Việt Nam vẫn ở dưới quyền kiểm soát chặt chẽ của quân Nhật. Cho nên Đồng Minh kéo quân vào Việt Nam mà chẳng ngó ngàng gì đến Việt Minh. Chả thấy Việt Minh đón tiếp, chiêu đãi đại diện Đồng minh nhập Việt hay cùng Đồng minh tiếp nhận quân Nhật đầu hàng (tức là Đồng Minh không coi Việt Minh đã đánh Nhật) cùng biết bao sự kiện lớn lúc đó v.v… Hơn nữa, Việt Minh làm gì lớn vẫn phải được phép của Nhật.
Một thí dụ. Khoảng 22, 23 tháng 8, Trường Chinh chì thị cả nước ngừng đánh Nhật (thực chất là sửa sai) và lệnh cho một đơn vị Quân giải phóng từ Thái Nguyên kéo về Hà Nội gây thanh thế. Ai hay đến Cầu Đuống, lính Nhật đã hầy hầy xua Quân giải phóng trở lui, không cho vào Hà Nội. Nghĩa phải nhờ ông tổng thư ký Hội hữu nghị Việt - Nhật và cô Lý Hán Tân xin Nhật cho Quân giải phóng vào Hà Nội.
Sự kiện trọng đại này đáng vào sử sách quá chứ! Đúng! Nếu như Nhật dứt khoát cấm Quân giải phóng qua cầu Đuống?
Chỉ hai việc đầu não cách mạng Tân Trào mù tịt tin Hà Nội khởi nghĩa thành công và Việt Minh vũ trang phải được Nhật cho phép qua Cầu Đuống mới vào được Hà Nội, đã đủ cho thấy vận hội khách quan vô cùng tốt đẹp của đất nước. Nói lại: vận hội của toàn dân nhưng cuối cùng đã bị Việt Minh ẵm gọn làm vốn liếng riêng của mình.
Tần Trào ba ngày không biết Hà Nội đã khởi nghĩa thẳng lợi và quân chiến khu về phải xin Nhật cho qua cầu Đuống, chỉ hai việc ấy thôi đủ nói Việt Minh chả có đuổi Nhật gì hết. Và tuy ngày 23 tháng 8 mới vào Hà Nội, Cụ Hồ vẫn cảnh giác bắt đi vòng qua sông Hồng ở mạn cây đa làng Sọi có Vũ Đình Huỳnh chờ đón Cụ lên xe hơi qua cầu Sông Cái rồi rẽ phố Hàng Khoai, và thể là Cụ đã được ngắm thủ đô ở cái góc mang tên thứ lương thực tiêu biểu nhất của dân ta - đúng là nông thôn bao vây thành thị. Rồi Cụ hài lòng ra ngay chỉ thị tiếp tục hoà hoãn với Nhật, tha Bảo Đại, một lần nữa mặc nhiên thừa nhận Quân lệnh số 1 yêu cầu tiến công Nhật, đàn áp chính quyền Trần Trọng Kim và tiêu diệt đảng phái phản động là duy ý chí kiểu con ếch nằm trong đáy giếng.
Theo chỉ thị của lãnh tụ tối cao tiếp tục hoà hoãn với Nhật, (chứ chả lẽ chuyển sang vũ trang?), Lê Trọng Nghĩa lại lấy xe ở 101 Trần Hưng Đạo cho Trần Huy Liệu, Nguyễn Lương Bằng, Cù Huy Cận vào Huế nhận thoái vị của vua Bảo Đại.
Nghe Nghĩa nói lại tình hình ngày ấy, tôi đùa: Nếu Nhật không thắc mắc tại sao Hà Nội "hoà bình" mà Thái Nguyên lại choang Nhật để phái cô Lý Hán Tân đến xem Lê Trọng Nghĩa là trung ương hay Hà Nội, nếu Nhật coi Hội Việt - Nhật và ông tổng thư ký của nó chỉ là cây kiểng bù nhìn, kiểu Đảng Dân Chủ của Dương Đức Hiền, Đảng Xã Hội của Nguyễn Xiển, nếu Nhật không thực tâm ủng hộ độc lập của dân Việt thì sẽ không thể có chuyện Nghĩa nhờ ông Tổng thư ký Hội Việt - Nhật giúp cho Quân giải phóng được "rầm rầm tiến về" thủ đô độc lập qua Cầu Đuống. Cái công của Nhật mở cửa cho vũ trang của cách mạng ĐƯỢC về Hà Nội lớn quá chứ!
CẢM ƠN NHẬT đi!
VÀ CÁM ƠN MỸ! Mỹ không nghi binh để cho Nhật đảo chính Pháp thì với tư cách nước Đồng minh chiến thắng Đức-Nhật, chính phủ Pháp sẽ vẫn tại chỗ tiếp nhận đầu hàng của Nhật, giải giáp quân Nhật, không có cơ hội cho Việt Minh chắc chắn sẽ khó lòng nổi dậy tung hoành trong hiện trạng - status quo ấy.
Theo Tonnersson, không nên quên cả công của quân Tưởng nữa. Chính họ đã ép Pháp-Việt ký Tạm ước 6 tháng 3 cũng như góp phần lập liên minh các đảng lúc đó. Việc này đã tạo cho Đảng cộng sản cơ hội họp thức hoá trong mắt nhân dân và thế giới.
Một nét để thấy tình cảnh cùng tâm trạng thấp thỏm lo lắng của các vị thân sĩ ở ta thời đó. Sau đêm 19 tháng chạp 1946, kháng chiến chống Pháp bắt đầu, các vị thân sĩ, khoáng hơn một chục vị như Phan Kế Toại, Phan Anh, Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Xiển, Vi Văn Định v.v… được đưa đến một nơi an toàn ở Bắc Giang nằm khoèo dài. Nghĩa kể khi Nghĩa đến trông nom các vị, cụ Phan Kế Toại đang rầu rĩ bỗng nhổm bật dậy mừng rỡ kêu lên: ôi, người cố tri.
Nghĩa bảo nghe tiếng reo mà anh vừa ân hận vừa cảm động. Các cụ tập hợp nhau ở đấy "mà lòng khiếp hãi đã dành một bên". Thừa biết cộng sản giữ mình lại là để cho không ở vùng Pháp chiếm sẽ bị đế quốc lợi dụng chứ bần nông vô sản thì đoái hoài gì tài cán "buôn dân bán nước". Cất vào kho, nhắc đến tên, thế đã là kháng chiến ghê lắm. Làm sao mà các cụ lại không đọc các tài liệu, sách báo đế quốc nói tới khủng bố đỏ?
Tổng khởi nghĩa được 11 ngày, ngày 30 tháng 8, Nghĩa bị điều về với Đảng Dân Chủ cùng Hoàng Minh Chính.
Theo tôi lý do nằm ở năm khuyết điểm mà báo Cờ Giải Phóng sau 19 tháng 8 mấy ngày đã nêu ra công khai. Đó là các anh đã không tuân theo Quân lệnh số 1 là đánh đồn binh Nhật tước vũ khí, không tịch thu Ngân hàng Đông Dương, không tiêu diệt các đảng phái phản động và hai điều khác nữa tôi không nhớ. Tóm lại: hữu khuynh, không theo đúng "Quân lệnh số 1" của ửy ban khởi nghĩa đánh vào các đô thị, các đồn binh Nhật, chặn đường rút, tước vũ khí của Nhật (không cho phép vào tay Đồng minh).
Nhưng thử hỏi nếu Hà Nội, Sài Gòn nổ súng theo đúng Quân lệnh số 1? Thì chắc chắn Nhật đàn áp, chắc chắn Việt Minh tan! Và Trần Trọng Kim vẫn thay mặt Việt Nam tiếp xúc với quân Anh, quân Tưởng kéo vào.
Ôi bạo lực, bà đỡ của cách mạng! Bài học hoà bình hay như thế mà sao mi cứ lên án nó? Mi giết chết bà mẹ mang thai để khi đứa con ra đời thì mi nhận nó làm tài sản riêng!
Tôi cứ muốn đổi bài Súc sắc súc sẻ ra thành Lịch sử lịch sử, Cỏn đèn còn lửa, Mở cửa cho pháp quan vào, Bước lên thềm cao thấy thày dạy bảo, bước xuồng thềm thâp thấy bà răn đe, bước ra đằng sau thấy dân nằm xó…
Nghĩa kể tối hôm nhận quyết định đi khỏi uỷ ban cách mạng lâm thời, anh đạp xe đến Ngã tư sở, vào quán gọi cà phê. Cô chủ quán xinh đẹp luôn nhìn người khách đẹp trai, là vì sao mà anh chàng hững hờ thế. Anh chàng đang không hiểu tại sao mình phải đổi công tác.
Hai mươi năm sau, 2009, đã 88 tuổi, Nghĩa mới bảo tôi cô hàng cà phê rất đẹp ở Ngã tư sở tối hôm anh rời uỷ ban cách mạng Hà Nội ấy tên là Li Li. Tối ấy Li Li hay nhìn anh, có vẻ rất mến và bản thân Nghĩa cũng xao xuyến, ừ, không thì sao nhớ mãi tên?
Tôi đùa bảo Nghĩa: Đúng là cái đẹp hút nhau còn thằng bạo lực thì lại quyết đấy nàng hoà bình xấu xí đi.
Tôi hỏi lần đầu thấy Cụ Hồ, Nghĩa có cảm tưởng gì? Nghĩa láo liên mắt, bịt miệng nói khẽ: Thấy không phục bằng Phan Anh. Phan Anh nói quá hay tuy thân Nhật.
David Marr trong Vietnam 1945 đã nhận xét: Không ai trong số làm nên cuộc khởi nghĩa thành công ở Hà Nội và Sài Gòn đã có mặt trong chính phủ thiết lập sau đó. Còn trong Cách mạng tháng Tám thì Tonnersson mấy lần chú thích ở cuối trang: Lê Trọng Nghĩa nay ở đâu không ai biết.
Trong tác phẩm này, nhà Việt Nam học Tonnersson đã phân tích yếu tố thời cuộc khách quan tốt đẹp Mỹ tạo nên cho dân Việt Nam và Việt Minh - xin chú ý hai vế - làm Tổng khởi nghĩa tháng 8. Lúc đó, sau khi Mỹ giái phóng đảo Luzon Philipin, Nhật nhận định Mỹ sẽ đánh vào Nhật. Nhưng bằng ngả nào? Nhật đang phân vân thì Mac Arthur cho đánh phá ác liệt trong cả tháng hệ thống giao thông, cầu đường, bến phà dọc Việt Nam. Thế là Mỹ vào Đông Dương rồi! Đế tránh bị trong ngoài giáp công, Nhật đảo chính Pháp, tạo ra một chân không chính trị hay một đất nước không có chủ vô cùng thuận lợi cho Tổng khởi nghĩa. Việt Minh phát triển rầm rộ trong mấy tháng sau đảo chính. Không ai chối cãi được rằng nếu không bị Nhật lật thì Pháp, nước trong Đồng minh sẽ tại chỗ nguyên canh nguyên cư tiếp nhận đầu hàng của Nhật và Việt Minh phải choảng Đồng minh là Pháp chứ không thể tổng khởi nghĩa hoà bình.
Trong một lễ kỷ niệm Cách mạng tháng 8, Vũ Oanh chỉ Lê Trọng Nghĩa hỏi cố vấn Đỗ Mười: Ai đây, anh nhớ không? Đáp ngay: Thằng Nghĩa này với thằng Chính xưa tù ở Hoả Lò với tớ mãi.
Đúng, Nhật đảo chính Pháp đêm 9 tháng 3-1945 thì đêm sau, trong Hoả Lò, theo đề xuất của Trần Đăng Ninh, Lê Trọng Nghĩa liên hệ với một số tù hình sự cỡ đầu gấu để bàn việc cùng nhau vượt ngục Hoả Lò. Người mở đường trèo mái nhà ra là Hoàng Minh Chính, người bọc hậu là Nghĩa cùng với tù đầu gấu. Ngồi trên nóc nhà tù, nghe lính Nhật chạy bên dưới, tù đầu gấu bảo Nghĩa lột áo len ra nộp. Đêm ấy Chính và Nghĩa đầu trọc lóc sư cụ đến nhà Tam Kỳ, anh ruột Xứ Chương tức Lợi nghỉ.
Số anh em vượt ngục đêm đó gồm toàn cốt cán cần gấp cho phong trào. Đỗ Mười cũng tù Hoả Lò nhưng không thuộc diện trên và ông không bao giờ nói điều ấy ra. Khi thấy động, lính Nhật nồ súng thì thừa cơ láo nháo ông đã chui cống số 10 trốn ra ngoài được. Tên ông là Cống, lại chui cống số 10 nên ông lấy ngay con số đó làm bí danh đại hên từ đấy.
Nghe chuyện này, tôi đã phá cười bảo Lê Trọng Nghĩa: Lộn tùng phèo hết cả! Các ông leo lên nóc thì rớt. cống rúc cống lại vọt lên. Hoá ra hè với cống lại có thể oai được như cống với nghè! Thảo nào có câu "Mác xít có số" số thày, quyền vãi xuống như chơi.
° ° °
Trở lại chuyện Lê Trọng Nghĩa, cục trưởng tình báo bị Đảng bỏ tù.
8-1-1968, Nghĩa họp giao ban xong thì được Văn Tiến Dũng bảo sang bên Phạm Ngọc Mậu có việc. Nghĩa lái xe sang. Mậu nói luôn:
- Đồng chí bị bẳt!
- Đồng chí mà bắt? - Nghĩa vặn.
Tổng cục chính irị có hai vị tướng Song Hào và Mậu lừng tiếng nhờ phương châm nhân sự bất hủ sặc mùi vị Mao: Đề bạt bần cố nông một năm một lần là chậm, đề bạt tiểu tư sản năm năm một lần là nhanh.
Người ta đã hỏi cung Nghĩa rất nhiều vấn đề, trong đó xoáy rất lâu, rất kỹ vào câu hỏi ai giao cho anh liên hệ với CIA để chuẩn bị dàm phán Việt - Mỹ? Người ta chắc mẩiáp, viên tướng "sợ Mỹ, đầu hàng đã toan đi đêm với Mỹ".
Nghĩa nói: Đồng chí Lê Duẩn.
Sự thật là thế. Duẩn đã chỉ thị kỹ cho Nghĩa việc liên hệ với Mỹ. Cách mạng văn hoá của Trung cộng phát triển đến mức loạn to thì Duẩn tất phải lo sớm tới đàm phán, mặc dù Bắc Kinh gay gắt ngăn cản: chưa nhờ được gì ở đại loạn thì bỏ dở sao được? Song ở phía Duẩn, trong tình hình rất dễ dàng thành anh dắt em bỏ chợ thế này mà vẫn yên trí theo Mao Chủ tịch kiên quyết đánh Mỹ cho đến người Việt Nam cuối cùng được ư?
Nghĩa lúc ấy hết sức phục Duẩn khi anh nói ta đàm phán, e Trung Cộng sẽ cáu thì Duẩn bảo hãy đề nghị với Mỹ tiếp xúc với ta ở Vác-sa-va, chính cái nơi mà tháng tháng Mỹ và Trung Quốc đều kỳ đàm phán bí mật đã hàng năm nay. Duẩn còn dặn Nghĩa không được để cho Mỹ hiểu lầm ta muốn đàm phán là làm theo Liên Xô hay Trung Quốc. Nhưng, Duẩn lại nhắc, cũng không được để cho Mỹ ngờ rằng Việt Nam không còn cả Trung Quốc lẫn Liên xô hậu thuẫn. Đàm phán là tuyệt mật. Cũng là sản phẩm của tình thế. Nghĩa đã giao cho Trần Ngọc Kha, ăng ten tình báo ta ở Paris liên hệ.
Và việc tiếp xúc với CIA theo lệnh Tổng bí thư đã thành nghi án nghiêm trọng cho Nghĩa. Đúng, xé rào đi đêm với Mỹ mà lại cho toàn dân, toàn đảng biết sao?
Kha, cấp dưới của anh ơ Paris về, bị bắt ngay tại sân bay cùng chiếc xe đạp mang về làm quà cho đứa con trai bé.
Có sự chuẩn bị đàm phán với Mỹ nhưng dĩ nhiên Tổng bí thư cần giữ cho mình hình tượng kiên cường đánh Mỹ và Tổng bí thư thừa biết đánh Nghĩa đau thì Giáp mang hoạ lớn nên ông chẳng hơi nào mà đi thanh minh cho Nghĩa, vả chăng ông đã ngờ việc Giáp thành lệ đưa Nghĩa đến dự các cuộc họp của Bộ chính trị để có tin ngay của Cục tình báo, bộ phận thân tín của Giáp. Có khi đang họp ông nhìn Nghĩa với con mắt khá lạ.
Còn một việc nhỏ nhưng thú vị. Quân ta đánh trận Núi Thành (Quảng Nam) thắng lớn. Báo viết một đại đội ta tiêu diệt một tiểu đoàn địch. Tức là dựng tỉ lệ một ta diệt ba địch cho yên chí mà xông lên! Kiểu Bê Quăng Sai (ý diễu B52 - BT). Kiểu Mỹ là hổ giấy. Nhưng Nghĩa lại nói với nhiều người rằng Võ Nguyên Giáp nói với anh trận Núi Thành là do một nhóm nhỏ đặc công đánh. Cái tỉ lệ một thắng ba kia liền thành trò bịp. Người ta bèn vặn hỏi anh. Có âm mưu chia rẽ hai đại tướng, (làm như hai đại tướng rất keo sơn) và hạ uy tín Nguyễn Chí Thanh không?
Cuối những năm 90, sau nhiều lần Nghĩa làm đơn xin minh oan, người ta gửi anh một công văn nói anh đã bị khai trừ khỏi đảng, thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ký quyết định khai trừ quân tịch của anh, từ nay anh không có tư cách gì nêu lại vấn đề của anh nữa.
Nghĩa sau đó vào Câu Giấy kể lại với tôi. Rồi ngơ ngác: Thế là mất hết à?
Tôi còn nhớ như in cái chõng tre Hồng Linh làm mà Nghĩa lúc ấy ngồi ở trên. Cái chõng thành biểu tượng của trơ trụi, trống trải, bần hàn.
Bây giờ trong thẻ bảo hiểm của Lê Trọng Nghĩa, (Nghĩa cho tôi đọc) ở mục "chức vụ" đề "Theo chỉ thị 15 của Thành uỷ…"
Nó nghĩa là gì? Nghĩa là đất nước này không hề có công dân. Chỉ có các đối tượng để đảng căn cứ vào phán xét của đảng mà gia ơn hay trừng trị. Pháp luật cũng một thứ cây kiểng như Mặt trận, Đoàn Thanh niên Cộng sản… Nghĩa là đảng là uy quyền tuyệt đối, là độc tài hết nghĩa của độc tài. Đùng dùng "đảng" bắt người ta bỏ tù, chẳng cần toà xét xử, đùng đùng "đảng" tha rồi bắt người ta chấp nhận các đối xử thuần "nội bộ đảng".
Mà kỳ quặc, anh đâu có còn cho người ta là đảng viên của anh mà anh vẫn ôm chặt người ta vào vòng giam hãm của anh? Thật là một đất nước đảng sự, phi dân sự! Giống các "xét lại" khác, Nghĩa đã bị Đảng tước đoạt hết những gì anh đã góp cho đất nước.
Dịp kỷ niệm 61 năm Cách mạng tháng 8 và 2 tháng 9, Nghĩa thảng thốt nói với tôi: Đến nay thì tôi đang tự hỏi, tôi là cái gì đây?
Câu hỏi không ở mặt triết học như Hamlet mà ở pháp lý, chính trị.
Một con số không. Một bóng ma. Đảng đã đánh là tước đoạt mày cho kỳ sạch nhẵn. Đất nước đảng sự, phi dân sự là thế mà! Nên ai cho Nghĩa - cũng như chúng tôi - tiếp cận pháp luật? Tiếp cận, dù chỉ như Cha Nguyễn Văn Lý thôi là đảng lôi thôi to ngay.
Nghĩa luôn nói với tôi Tổng khởi nghĩa đã mở ra một chính phủ dân tộc dân chủ, như Hồ Chí Minh nói ngày 30-8-1945 khi giới thiệu chính phủ cách mạng lâm thời: Chính phủ này không phải của Việt Minh, không phải cửa các đảng phái mà là do các bậc hiền tài của đất nước lập ra.
Câu này Nghĩa nhớ lòng và rồi anh còn lấy ở trong báo thời đó ra. Cũng như câu ông Cụ nói trước khi giải tán đảng tháng 12-1945. "Tôi chỉ có một đảng, đảng Việt Nam". Nghe Nghĩa nhấn mạnh hai điều này, tôi thật sự phân vân: Nghĩa đã khước từ Cộng sản chưa? Cảm thấy đã nhưng không tiện hỏi.
Hôm ấy, Nghĩa bảo tôi mấy hôm trước, 4-3-2010, bà Hà, vợ Võ Nguyên Giáp mời một số cán bộ, bạn bè thân tín của Võ Nguyên Giáp đến nhà, cuộc gặp mặt coi như chuẩn bị cho việc Võ Nguyên Giáp từ biệt cõi đời. Mọi người ca ngợi Võ Nguyên Giáp.
Mỗi mình Nghĩa nói: Chúng ta ca ngợi anh Giáp đã nhiều, chúng ta nên biết anh Giáp còn phải mang một vết đen, vậy nhân dịp anh Giáp sắp trăm tuổi chúng ta hãy cố sao xoá được vết đen đó đi ra khỏi đời anh Giáp.
Riêng tôi, tôi hết sức cám ơn Lê Trọng Nghĩa. Tin tôi, mến tôi, Lê Trọng Nghĩa đã cho tôi nhiều tư liệu quan trọng rồi hiện lên ở trong sách này. Anh tham gia chỉ đạo và thực hiện Tổng khởi nghĩa Hà Nội, anh là chánh Văn phòng đầu tiên của Bộ quốc phòng, anh phụ trách tình báo và anh dự hầu hết các cuộc họp của Bộ chính trị cũng như thường đi theo các ông lớn ra ngoài. Anh biết quá nhiều.
Bản thân anh hàng chục năm nay luôn bận bịu với những trang bản thảo - như tôi. Sau này mỗi lần ra Hà Nội gặp Nghĩa, tôi rất cảm động thấy anh sôi nổi mang các xấp giấy để rời từng tờ ra trao đối với tôi những ý anh sắp viết. Tôi cũng biết nhiều cây bút, nhiều nhà nghiên cứu có tên tuổi ở nước ngoài, chẳng hạn bà nhà văn Lady Borton đã gặp anh trò chuyện. M. L. Pribbenow, một cựu nhân viên CIA Mỹ, theo giới thiệu của Võ Nguyên Giáp đã đến tìm Nghĩa. Viết về Tết Mậu Thân 1968 và vụ án xét lại, ông nhắc đến Nghĩa với lòng ưu ái và mến trọng.
Tôi nhớ mãi khoảng 1986-87, trong bữa ăn trưa quá xoàng xĩnh ở căn nhà cấp 4 của vợ chồng tôi, Linh chợt bảo Lê Trọng Nghĩa:
- Anh nên viết chuyện anh đi. Anh có thể nhờ Đĩnh, Đĩnh sẵn sàng giúp đấy.
Trước mặt bè bạn thân, Linh luôn nói Đĩnh trống không.
Tôi cố nhiên sẵn sàng nhưng hoàn toàn không ngờ Linh có ý ấy. Nghĩa cảm ơn và nói anh sẽ làm lấy, có gì anh sẽ trao đối ý kiến với tôi. Tôi biết anh viết tường trình sự vụ kiểu tình báo, không văn học,
Tôi muốn để riêng ra một chỗ câu chuyện Lê Trọng Nghĩa kể dưới đây.
Đâu 1967, chuẩn bị đánh Tết Mậu Thân đầu 1968, Duẩn dẫn đoàn đại biểu đảng sang Liên Xô thăm hữu nghị. Chả phải để nói kế hoạch Tổng tiến công và Tổng nổi dậy giải phóng miền Nam mà cốt để phòng Mỹ trả đũa đòi Liên hợp quốc cho quân vào can thiệp như từng xảy ra ở Triều Tiên thì Liên Xô veto - phủ quyết. Ở Liên Xô về Trung Quốc gặp Mao mới là chuyện anh em ruột gan đãi bày mọi thứ. Nhưng Mao nạt ngay, bỏ đó không tiếp. Dám vẫn đi lại với Liên Xô ư? Sắp có sự lớn, sang đó làm gì? Mà lại sang đó trước! Mao đòi phải độc quyền đầu nậu chiến tranh.
Mao om hầm lập trường em trong suốt một tháng. Duẩn nằm chờ còn anh em đoàn viên thì đi tham quan các nơi thoả chí.
Duẩn dặn anh em "ở lại làm Câu Tiễn". Nghĩa kể: đến Tứ Xuyên anh em được chiêu đãi một bữa tiệc 99 món, trong có một món đặc biệt, mỗi người một bát lưỡi chim sẻ nấu với thuốc bắc. (Tôi đùa hỏi anh: Cho ăn lưỡi này để mách lẻo giỏi hay để vâng dạ giỏi?) Đúng một tháng Mao cho gặp. Báo Nhân Dân đăng tin Mao Chủ tịch đã tiếp đồng chí Lê Duẩn và tiễn ra tận xe hơi. Tốt đẹp đưa ra, xấu xa đậy lại nên không ai biết vụ nằm Câu Tiễn cả tháng.
Trong buổi tiếp, Mao tưng tửng chỉ thị một điều: Cách mạng Việt Nam muốn tiến lên thì cần làm như Trung Quốc, hạ phái hữu xuống, đưa phái tả lên. Ở Việt Nam, phái hữu đại khái như Võ Nguyên Giáp, phái tả đại khái như Nguyễn Chí Thanh.
Về nước Lê Duẩn họp Bộ chính trị (Nghĩa theo lệ ngồi đó để nếu cần thì cung cấp tin tức) có nhắc lại câu này nhưng cười nói Mao Chủ tịch nói thế thôi chứ chúng la cứ đoàn kết đánh Mỹ. Mấy tháng sau, cho Giáp đi Hung, bắt "xét lại". Giá như Giáp hồi ký cái đoạn người ta thuyết phục ông đi dưỡng sức. Bao bí mật cứ bị ỉm đi vì cái nguyên tắc tập trung dân chủ.
Mao gặp xong, tối chiêu đãi đoàn. Xong chiêu đãi, mời đoàn đảng ta xem xi nê. Đèn tắt, máy chạy. Màn hình hiện lên dòng chữ Chú bé kiêu ngạo, Phim hoạt hình dài cho thiếu nhi. Duẩn lại dặn anh em ở lại làm Câu Tiễn, ông về phòng.
Ôi, Câu Tiễn, phải chăng là cái dớp muôn đời của các nước lỡ mang tên Việt?
Bản thân làm Tổng khởi nghĩa rồi Cục trưởng tình báo, Nghĩa là con mắt soi nhìn vào tận hậu cung của Tổng hành dinh cách mạng. Tôi vẫn đùa anh: ông đếm được cả đảng có bao nhiêu chấy rận… Làm sao cho chúng lên sàn diễn được đây?
20-6-2014, điện thoại réo chuông. Nghĩa gọi, giọng yếu ớt:
- Mình vừa nằm bệnh viện… hai tuần… không thở được… Ra rồi có gì lại vào…
Tôi buột kêu choá lên: ôi, tôi thương anh quá mà không làm gì được cho anh.
Đèn Cù Đèn Cù - Trần Đĩnh Đèn Cù