Biển lặng không làm nên những thủy thủ tài giỏi.

Tục ngữ châu Phi

 
 
 
 
 
Tác giả: Emile Chartier
Biên tập: Đỗ Quốc Dũng
Upload bìa: Đỗ Quốc Dũng
Số chương: 95
Phí download: 9 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2309 / 37
Cập nhật: 2017-08-29 16:36:29 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 91: Nghệ Thuật Hưởng Thụ Hạnh Phúc
gười ta nên dạy trẻ con một cách kỹ càng về nghệ thuật hưởng thụ hạnh phúc. Không phải nghệ thuật hưởng thụ hạnh phúc khi bất hạnh rơi xuống đầu ta, cái này thì tôi xin nhường cho các triết gia khắc kỷ, mà là khi hoàn cảnh cứ ở mức bình bình và mùi đời cay đắng gói gọn trong những nỗi buồn bực nho nhỏ và những nỗi bứt rứt con con.
Quy tắc đầu tiên là không bao giờ kể lể với người khác những bĩ cực của mình dù nó ở trong hiện tại hay quá khứ. Phải coi việc tả cho người khác một cơn đau đầu, hay buồn nôn, ợ chua, quặn ruột, kể cả bằng những từ ngữ được lựa chọn kỹ càng đi nữa, là bất lịch sự. Tương tự như vậy với những chuyện bất công và những nỗi thất vọng. Phải giải thích cho trẻ con và thanh niên, cho cả người lớn nữa, cái điều mà tôi thấy dường như họ hay quên, rằng những lời ta thán về mình chỉ làm người khác rầu lòng mà thôi, nghĩa là rốt cuộc sẽ làm người khác bực bõ, cho dù họ có tìm kiếm những bầu tâm sự như thế, cho dù họ có vẻ thích an ủi người khác. Bỏi nỗi buồn cũng giống như độc tố vậy; người ta có thể thích nó đẩy song có nó thì lại không ổn thỏa được; và cảm xúc sâu sắc nhất vẫn là thứ lấn át sau cùng. Người ta ai cũng tìm cách sống chứ đâu có tìm cách chết; và ai cũng tìm đến những người sống đúng nghĩa, ý tôi là những người tỏ ra hài lòng trong những điều họ nói cũng như trong những điều họ bộc lộ. Nếu mỗi người cùng góp củi nhen lửa thay vì rỏ nước mắt xuống tàn tro thì xã hội con người sẽ tuyệt vời biết bao nhiêu.
Hãy lưu ý rằng đó đã từng là quy tắc của một xã hội lịch sự, và đúng là ở trong một xã hội như thế, người ta buồn chán vì không được nói năng thoải mái. Giới tư sản của chúng ta đã biết cách trả lại cho xã hội cách ăn nói thẳng thắn cần phải có, đó là một cái tốt. Thế nhưng, đó không phải là lý do để ai cũng góp thêm phần của mình vào khối khổ sở chung, để cho tâm trạng buồn bực càng thêm phần đen tối. Mà đó là lý do để cộng đồng được mở rộng ra bên ngoài gia đình, bởi vì trong phạm vi gia đình, thông thường, do quá vô tâm, do quá tin tưởng, người ta phàn nàn cả về những điều nhỏ mọn mà người ta thậm chí sẽ không nghĩ đến nếu có một chút gì đó gọi là mối bận tâm làm người khác vui lòng. Cái thú lao vào kiếm chuyện quanh những vấn đề to tát hẳn là vỉ người ta nhờ đó mà quên đi, do cần thiết, cả trăm ngàn nỗi bất hạnh con con mà kể lại sẽ gây ra buồn chán. Kẻ kiếm chuyện, như người ta vẫn bảo, tự chuốc lấy lao tâm khổ tứ, và nỗi lao khổ ấy biến thành khoái cảm, như khoái cảm của người nhạc sĩ hay họa sĩ; nhưng trước tiên, kẻ gây chuyện được giải thoát khỏi mọi nỗi khổ sở nhỏ nhặt mà anh ta chẳng có co hội hay thì giờ kể lể. Nguyên tắc là đây: nếu không đả động đến những nỗi khổ sở của mình, ý tôi là những nỗi khổ sở nhỏ nhặt, thì anh sẽ chẳng nghĩ về chúng lâu đâu.
Trong nghệ thuật hưởng thụ hạnh phúc mà tôi đang nghĩ đến, tôi sẽ cho thêm những lời khuyên bổ ích về việc sử dụng thời tiết xấu. Khi tôi đang viết những dòng này thì trời đổ mưa, mái ngói reo lanh canh, các rãnh nước chuyện trò rôm rả, khí trời được thau rửa trong veo như thể được thanh lọc vậy, còn các đám mây thì rã ra như những đống giẻ tua rua tuyệt đẹp. Cần phải học cách nắm bắt những về đẹp ấy. Nhưng người này thì kêu là mưa làm mùa màng thất bát. Người khác thì, cái gì cũng vấy bùn hết cả rồi. Và người thứ ba thì nói, giá mà được ngồi xuống cỏ thì có phải là thích lắm không. Rõ rồi, tôi biết cả rồi, nhưng những lời than vãn châm chích của các vị đâu có giải quyết được việc gì, còn tôi thì hứng cả một trận mưa phàn nàn theo tôi về mãi tận nhà. Thế là, khi trời mưa người ta lại càng mong được trông thấy những khuôn mặt hồ hởi. Vậy nên, hãy tươi tỉnh lên những lúc thời tiết xấu.
8 tháng chín 1910
Alain Nói Về Hạnh Phúc Alain Nói Về Hạnh Phúc - Emile Chartier Alain Nói Về Hạnh Phúc