Khi học trò đã sẵn sàng, thầy giáo sẽ xuất hiện.

Ngạn ngữ cổ Trung Hoa

 
 
 
 
 
Tác giả: Emile Chartier
Biên tập: Đỗ Quốc Dũng
Upload bìa: Đỗ Quốc Dũng
Số chương: 95
Phí download: 9 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2309 / 37
Cập nhật: 2017-08-29 16:36:29 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 88: Thi Sĩ
ình bạn giữa Goethe và Schiller[101], như ta thấy trong những bức thư họ viết cho nhau, thật đẹp. Người này trao cho người kia sự hỗ trợ duy nhất mà một cá thể có thể mong đợi từ một cá thể khác: người này ủng hộ người kia và chỉ đòi hỏi người kia giữ đúng bản chất của mình. Người khác thế nào mà ta chấp nhận họ thế ấy thì chẳng có gì ghê gớm, và lúc nào cũng phải làm được như thế; nhưng người khác thế nào mà ta muốn họ luôn giữ đúng như thế, thì đó chính là tình yêu đích thực. Vậy là hai con người ấy, ai cũng đẩy ra bên ngoài bản chất ưa dò tìm của mình, đều nhìn ra ít nhất là điều này, rằng sự khác biệt mới đẹp làm sao, và rằng trật tự các giá trị không đi từ bông hồng đến con ngựa, mà từ bông hồng đến một bông hồng đẹp hơn, và từ con ngựa đến một con ngựa đẹp hơn. Người ta vẫn bảo không nên tranh cãi về sở thích, như một người thì yêu hoa hồng còn người kia thì say mê ngựa; nhưng thế nào là một bông hồng đẹp, thế nào là một con ngựa đẹp thi có thể bàn cãi được bởi vì ta có thể đồng ý với nhau. Tuy vậy, các ví dụ này vẫn còn trừu tượng, mặc dù đã đi đúng hướng, bởi các sinh vật kia vẫn còn lệ thuộc vào giống loài, hoặc lệ thuộc vào chúng ta và như cầu của chúng ta. Chẳng ai lại đi bảo vệ âm nhạc chống lại hội họa, nhưng tranh cãi về tranh gốc và tranh chép thì lại là việc có ích, người ta nhận ra ở bức tranh này một trong những biểu hiện của bản chất tự do, nó được triển khai từ vốn liếng của chính nó, còn ở bức kia ta chỉ thấy những vết sẹo tàn dư của một thân phận nô lệ, triển khai từ ý tưởng của người khác. Hai người thi sĩ chắc phải cảm thấy sự khác nhau giữa họ ngay đầu ngòi bút. Nhưng cái đáng để cho ta ngưỡng mộ là, trong khi tranh luận với nhau, với đề tài thường xuyên là sự hoàn hảo, là lý tưởng, không khi nào họ để lạc mất thiên tư của chính mình. Người này vẫn khuyên nhủ người kia theo kiểu: “Tôi thì tôi sẽ làm như thế.” Nhưng đồng thời, cả hai vẫn biết cách nói rằng lời khuyên của mình không hề có giá trị với người kia. Và người kia, để đáp lại, cũng thẳng thừng gửi trả lời khuyên về địa chỉ người gửi, cương quyết tự mình khai phá lối đi cho mình.
Tôi cho rằng thi sĩ, cũng như mọi nghệ sĩ, trông vào hạnh phúc để thông tỏ điều mình làm được hay không làm được, bởi vì hạnh phúc, như Aristote từng nói, chính là dấu hiệu của sức mạnh. Tôi còn tin rằng quy tắc này đúng cho tất cả mọi người. Trên đời này, không có gì đáng hãi hơn là một kẻ buồn chán. Những người bị cho là độc ác đều cảm thấy bực tức vì buồn chán, chứ không phải bực tức vì họ độc ác, sự buồn chán đeo đẳng lấy họ khắp nơi là biểu hiệu cho thấy họ không thể triển khai sự hoàn thiện cá nhân và do đó, họ hành động một cách mù quáng và máy móc. Còn thì ở trên đời này chắc chỉ có người điên mới phơi bày ra cả nỗi thống khổ sâu sắc nhất lẫn sự độc ác thuần túy. Tuy nhiên, ở những người mà ta gọi là kẻ ác, và ở ngay trong chúng ta nữa, tôi nhận thấy một cái gì đó nhớn nhác, những cử chỉ máy móc, cùng với cơn cuồng nộ của thân phận nô lệ. Ngược lại, tất cả những gì được thực hiện trong hạnh phúc đều tốt đẹp cả. Các tác phẩm nghệ thuật chứng tỏ điều này một cách rõ ràng. Người ta khẳng định một nét vẽ là đẹp. Mọi hành động tốt đều tự nó mà đẹp và đều tô điểm cho khuôn mặt con người. Mà ai cũng biết rằng ta không bao giờ e sợ điều gì ở một khuôn mặt đẹp. Vì vậy tôi đồ rằng những sự hoàn hảo không bao giờ mâu thuẫn với nhau mà chỉ có những sự bất toàn hoặc những thói xấu mới đối chọi với nhau, trong đó sự sợ hãi là một ví dụ hiển nhiên nhất. Và cũng chính vì vậy mà tôi vẫn cho rằng xiềng xích, công cụ của bạo chúa lẫn những người nhát gan, về cơ bản là điên rồ và chính nó sinh ra sự điên rồ. Hãy cởi trói, hãy giải thoát, và đừng run sợ. Người nào tự do, người ấy sẽ không mang vũ khí.
3 tháng chín 1923
Alain Nói Về Hạnh Phúc Alain Nói Về Hạnh Phúc - Emile Chartier Alain Nói Về Hạnh Phúc