Never lend books, for no one ever returns them; the only books I have in my library are books that other folks have lent me.

Anatole France

 
 
 
 
 
Thể loại: Trinh Thám
Biên tập: Bach Ly Bang
Upload bìa: Minh Khoa
Số chương: 208
Phí download: 13 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 22739 / 122
Cập nhật: 2015-10-14 21:37:32 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Z.28 Đoàn Vũ Khỏa Thân - Chương 3: Ông Hoàng Trẻ Lại...
uy ai nấy đều nín thở, mùi mê hồn hương cũng gây ra trong lòng một cảm giác bâng khuâng như cảm giác của chàng trai mới lớn, vừa được cọ sát lần đầu da thịt thơm tho người đàn bà đẹp.
Đại diện điệp báo Đài loan lấy trong hộp ra một cuốn sách bằng giấy bản cũ mèm, ngoài bìa đề chữ nho, đậy nắp lại, rồi giải thích:
- Cái hộp đồng hun này được làm ra từ đầu thế kỷ thử 3 khi Khổng Minh đã phò Lưu Bị lấy được đất Kinh châu, chiếm đóng Tây xuyên, làm Đông Ngô Tôn Quyền kinh hoàng. Bắc Ngụy Tào Tháo nể sợ. Đất Thục vốn có những tay thợ khéo nên Khổng Minh đã sai chế tạo nhiều đồ kim khí để trần thiết.
Năm 234, ngài từ trần, linh cữu được đưa về Thánh đô, và được an táng vô cùng trọng thể tại núi Định quân trên một khoảng đất bao la, giữa rừng tùng bách xanh rì. Nhiều huyệt giả và lăng giả được đào và xây rải rác trên khoảng đất này, tục truyền cái hộp đồng hun của ngài đuợc chôn trong một lăng giả.
Dường như đến đời vua Tùy Dạng đế vào đầu thế kỷ thứ 7 thì cái hộp đồng hun của Khổng Minh được đào trộm lên, và trở thành vật gia bảo của một gia đình võ công cao siêu ở gần Định quân sơn. Gia đình này nghe đâu đã tìm thấy một số sách quý do Khổng Minh để lại. Dường như một trong các bộ sách này nói về phép tàng hình, ngũ độn và pháp lực cao cường của Mao Toại (1) , một nhân vật thần thoại đời Xuân Thu.
Gia đình này cha truyền con nối luyện tập được đến trình độ tuyệt hảo các bi pháp được dậy trong sách. Họ chép lại thành gia phả rồi bỏ vào cái hộp đồng hun của Thừa tướng Khổng Minh. Bên trong cái hộp đồng hun cũng như bìa cuốn gia phả được tẩm một hóa chất lạ kỳ, hể gặp không khí là phát ra hai tiếng nổ nhỏ liên tiếp, sau đó là một luồng khỏi tròn, xanh biếc, chứa đựng mê hồn hương, ngửi vào là mê mẩn tâm thần.
Trong những ngày cuối cùng của đại chiến thứ hai, do một sự tình cờ cái hộp của Khổng Minh với cuốn gia phả của thế kỷ thứ 7 được tìm thấy gần Trùng Khánh. Lẽ ra những cổ vật này phải nằm tại viện bảo tàng, nhưng vì chiến tranh tiếp diễn không ngừng ở Hoa lục, hết chiến tranh với Nhật bản đến chiến tranh Quốc-Cộng nên đến năm 1949 khi Mao trạch Đông hoàn toàn kiểm soát đất Tàu thì hai cổ vật này cũng theo chân một nhà sưu tập qua đảo Đài loan.
Năm 1962 nhà sưu tập này từ trần. Con không có, vợ cũng không. Ông nhà giàu này liền lập chúc thư để lại phần lớn các đồ sưu tập được cho bạn bè thân thiết.
Do đó, cái hộp và cuốn gia phả đời Tùy lọt vào tay chúng tôi. Hai, ba lần chúng tôi đã mang cuốn sách ra nghiên cứu nhưng không thể nào hiểu nghĩa. Sách nảy dạy phương pháp luyện tập chân khí trong người, và phương pháp điểm huyệt của Mao Toại. Nếu đem bán trên thị trường quốc tế thì hai cổ vật này có thể mang lại cho chúng tôi một sổ tiền khổng lồ, ít nhất là năm triệu đô-la. Dầu túng tiền, chúng tôi đã quyết định không bán.
Tuy nhiên, vì tiền đồ của nền võ thuật thế giới, một nền võ thuật đang bị ám ảnh vật chất vây hãm, chúng tôi không thể giấu kín cuốn gia phả đời Tùy khiến cho phương pháp luyện công kỳ bi của Mao Toại bị mai một.
Sau khi thảo luận, chúng tôi đã quyết định tặng cái hộp đồng và cuốn gia phả cho Sở Mật vụ Việt Nam do ông Hoàng điều khiển. Căn cứ vào thành tích quá khứ và hiện hành, chúng tôi nhận thấy ông Hoàng có muột cộng sự viên thân cận, võ nghệ phi phàm tên là Văn Bình là hội đủ điều kiện luyện tập pho võ công của Mao Toại.
Nhân danh điệp báo Đài loan, tôi xin trao hai cổ vật này tận tay ông Hoàng, vả nói lên sự ngưỡng mộ to lớn của chúng tôi đối với một tổ chức và một lãnh tụ điệp báo xuất chúng.
Bằng hai tay đại diện điệp báo Đài loan cung kinh bưng cái hộp đồng hun bên trên cuốn gia phả của đời Tùy, tiến đến gần ghế ông Hoàng.
Ông Hoàng xô ghế, cúi đầu tiếp nhận món quà đặc biệt, xá toàn thể cử tọa trước khi ngồi xuống. Nếu ông Hoàng không mặc âu phục, mà vận đồ ta, nếu quang cảnh chung quanh không phải là căn phỏng rộng trong hàng không mẫu hạm trang trí theo thời trang mà là một ngôi nhà cỏ bên giông suối róc rách và rừng thông âm u thì người la có thể lầm tưởng ông tổng giám đốc Mật vụ Nam Việt với một nhà nho ẩn sĩ gắn bó với thuyết văn, hạnh, trung, tín của vị Vạn sư biểu ra đời vào thế kỷ thứ 5 trước Tây lịch kỷ nguyên.
Gian phông tàu biển đang im lặng bỗng rung chuyển giữa những tràng pháo tay.
5 phút sau, sau những lời cám ơn, chúc tụng vả hỏi thăm sức khỏe, cử tọa lục tục ra về.
Nhưng ông Hoàng đã ra hiệu cho ông tổng giám đốc điệp báo Anh cát lợi nán lại. Ông M. nói đùa:
- Ông bạn định rủ tôi làm một mẻ trong hầm chứa vàng Ngân hàng Anh quốc phải không?
Ông M. nói đùa như vậy không phải là không có cớ. Từ nhiều năm nay, ông Hoàng đã thu dụng dưới trướng những tay bẻ khóa, mở tủ sắt khét tiếng trên hoàn vũ. Sở dĩ các vụ trộm cướp ngân hàng giảm bớt một phần là do ông Hoàng trọng đãi những trùm găng-tơ chuyên sống bằng nghề "đánh" nhà băng. Văn Bình, Z. 28. điệp viên số một của ông Hoàng cũng là chuyên viên bẻ khỏa, mở tủ sắt có hạng. Nhiều buổi trà dư tửu hậu chàng thường đùa bỡn rằng mai kia đầu gối bị long, không cỏn hoạt động võ nghệ, đao súng được nữa chàng sẽ thành lập một công ty ăn hàng nhà băng tại Âu châu.
Ai cũng tưởng ông Hoàng sẽ đáp lại bằng nụ cười hoặc cái nhủn vai ý nhị. Nhưng không, ông tổng giám đốc già nua lại nghiêm nét mặt, và gật đầu:
- Vâng, tôi giữ ông bạn lại vài ba phút là để bàn một câu chuyện tương tự.
Tưởng nghe không rõ, ông M. há miệng toan hỏi lại, song ông Hoàng đã nói tiếp:
- Câu chuyện này liên quan đến viện bảo tàng của bà Tút-sô (2) . Tôi trân trọng báo tin ông biết là đêm nay nhân viên của tôi đã đột nhập vào viện để thu hồi một số bức tượng. Hành động của Sở tôi được giữ hoàn toàn kín đáo, cho dẫu công an Anh và đặc biệt. là M.I. do ông điều khiển là những cơ quan điều tra đại tài, tôi không tin là khám phá ra kẻ chủ mưu là ai. Vâng, kẻ chủ mưu là tôi. Vì tình bạn, vì tình đồng nghiệp từng hợp tác chặt chẽ với nhau, tôi cảm thấy có bổn phận phải thông báo cho ông biết.
Nghe ông Hoàng nói, ông tổng giám đốc M.I. lặng người trong phút chốc như từ dưới hầm tối bước ra ngoài rực rở ánh sáng giữa trưa xích đạo.
Viện bảo tàng Tút-sô ở Luân đôn là một trong các kỳ quan trên thế giới, trưng bày tượng bằng sáp của các danh nhân cổ kim từ đông sang tây, từ những bậc anh hùng cái thế đến vua chúa, từ những linh tinh chính lrị, văn hóa nghệ thuật đến những tội phạm giết người đã bị hành hình.
Hàng năm một triệu rưỡi khách lạ vào thăm viện. Tuy viện gồm nhiều tượng quý, sự canh phòng không quá chặt chẽ, giới đạo chích dường như không léo hánh tới. Một thời gian sau cuộc hôn nhân, anh chàng phó nhòm, chồng công chúa Margaret (mà những nhà sành tử vi cho là cung Phu quân có hai sao Tử vi và Tham lang nằm chềnh ềnh nên muộn chồng, đường tình ái long đong) đã bị ai tinh nghịch ăn trộm bộ mặt bằng sáp trong bảo tàng viện, nhưng chỉ ít lâu sau kẻ đạo chích lại đem trả bằng cách ném lỏng chỏng vào một trạm điện thoại công cộng ở Luân đôn. Cái đầu của ông Uyn sơn, thủ tướng Anh cũng bị mất ; tuy nhiên người ta đã tìm thấy lại tại một tỉnh nhỏ.
Ông M., tổng giám đốc tình báo Anh quốc, đặt câu hỏi, giọng lo lắng:
- Ông định thu hồi các bức tượng của ông và các công sự viên phải không?
Ông tổng giám đốc Sở Mật vụ Việt Nam đáp:
- Phải.
Trước đây, bảo tàng viện Tút-sô chỉ nặn tượng của từng danh nhân một rồi đem trưng bày, chứ không trưng bày một lúc hàng chục tượng danh nhân và công sự viên. Vợ chồng cô đào điện ảnh lắm chồng Elizabeth Taylor mặc áo mưa đứng chụm đầu dưới một cái lọng to tướng giữa một đám đông phóng viên báo chí: Thậm chí một trận thủy chiến nổi tiếng giữa đô đốc Nen-sơn của Anh quốc và hoàng đế Nã phá Luân của Pháp cũng được tạc lại thành tượng sáp với 5, 6 chục thủy thủ, với cả tiếng đại bác nổ ầm ầm...
Vì vậy họ đã tạc tượng ông Hoàng, Văn Bình, Lê Diệp, Nguyên Hương, Thu Thu và Katy đặt trong một căn phỏng riêng tại bảo tàng viện. Ông Hoàng ngồi trước bàn giấy đầy ắp hồ sơ, với Nguyên Hương đối diện, tay đang hí hoáy ghi chép trong cuốn sổ đè trên đùi (cặp đùi nẩy nở và lồ lộ vì nàng mặc duýp mini) ; Lê Diệp khoanh tay đứng sau, khẩu súng lục trễ ngang hông ; Katy bình thản hút thuốc lá, đuôi mắt liếc Văn Bình ; Thu Thu vận đồ đầm cũng đang liếc Văn Bình, thân hình cân đối và khêu gợi với cái xiêm ngắn đến nỗi gần như là không có xiêm nữa, cái áo pull bỏ sát lấy đường cong, màu đỏ chói chữ V, ở ngực trễ xuống một cách can đảm, gần như liều lĩnh, khiến cho tất cả kho báu ngàn vàng của nàng được khoe khoang toàn vẹn...
Còn Văn Bình thì dựa lưng vào tủ hồ sơ gần cửa ra vào, miệng phì phèo điếu thuốc Salem, một tay cầm ly rượu đã uống cạn, tay kia bê chai rượu huýt-ky cũng gần cạn, dưới chân là một két rượu húyt-ky Black Label, túi quần, túi áo đều nhan nhản ảnh màu chụp đàn bà cởi truồng lòi ra ngoài mép. Bộ com lê chàng đang mặc được may thật đẹp, nhưng cũng thật điếm đàng, màu sắc quá diêm dúa và cầu kỳ. Văn Bình đang nhe răng cười với Thu Thu.
Tượng Văn Bình trông giống như thật. Tuy nhiên, người ta có cảm tưởng là nhà điêu khắc không mấy thương yêu chàng nên đã cố tình phô trương những nét xấu, và che đậy những nét đẹp trên người chàng. Cặp mắt của chàng nhìn nghiêng, miệng chàng cười một cách xôi thịt, thế đứng của chàng cũng có vẻ kém đứng đắn trước mặt đàn bà...
Lệ thường, các danh nhân được tạc tượng phải đến bảo tàng viện để được chụp hình, đo đạc, nghiên cứu màu mắt và màu tóc. Nhưng cũng có nhiều người không đến được, như trường hợp chủ tịch Bắc Việt Hồ chi Minh, và... ông Hoàng ở Nam Việt khuôn mặt được nặn bằng đất sét, sau đó được đổ sáp pha màu vào. Khi sắp khô cứng, người ta đem sơn, và gắn mắt và tóc.
Mắt bằng loại thủy tinh riểng, tóc thì là tóc thật, còn lông mi thì là lông con sóc ; tay và chân được nặn bằng đất sét, riêng mặt và bàn tay bằng sáp.
Ông M. phân vua, giọng tội nghiệp:
- Tôi rất tiếc về vụ này, nhưng xin ông hiểu cho. Anh quốc là nước tự do, sở M.I. chúng tôi cũng như công an Scotland Yard không đồng ý với ban giám đốc bảo tàng viện Tút-sô cũng không được. Tháng trước, tôi đã đích thân yêu cầu họ, gần như là lạy lục họ. Nhưng họ không chấp thuận. Thậm chí tôi đề nghị bồi hoàn phí tổn, bao nhiêu cũng được họ cũng cương quyết bác bỏ. Họ nói rằng ông và các cộng sự viên của ông đã trở thành danh nhân lịch sử hiện đại nên bắt buộc phải tạc tượng. Vả lại từ khi tượng ông được trưng bày, số du khách đến xem đã gia tăng. Bất cứ ai đến cũng dừng trước tượng ông và đại tá Văn Bình. Nếu tôi là ông tôi sẽ cho đó là một sự hãnh diện.
Ông Hoàng tỏ vẻ sốt ruột:
- Cám ơn ông, vì những lý do mà ông đã biết, bất đắc dĩ tôi phải dùng biện pháp mạnh.
- Ông hại tôi rồi, ông Hoàng ơi! Ban giám đốc bảo tàng viện sẽ đổ riệt cho tôi là thủ phạm vụ trộm. Xin ông hoãn lại vài ba ngày nữa để tôi điều đình với họ một lần cuối cùng.
- Về phương diện kỹ thuật, tôi không thể nào hoãn được. Biết tin chúng tôi định lấy, họ sẽ tăng cường canh giữ...
- Tôi xin bảo đám là....
- Vô ích. Vì 6 bức tượng đã được mang ra khỏi bảo tàng viện cách đây đúng nửa giờ. Tôi phiền ông báo tin cho họ biết là tôi sẽ đền tiện.
- Họ không chịu.
- Thì thôi. Tôi đã tỏ ra có tinh thần hiểu biết cực độ. Nếu họ không nghe lời ông mà làm tùm lum, tôi sẽ có thái độ thích đáng.
- Ông không thương tôi nữa ư?
- Hừ, ông đã nhắc đến tình bạn thì tôi cũng nhắc đến luôn một thể. Ông biết ai cung cấp hình ảnh và dữ kiện cho bảo tàng viên Tút-sô tạc 6 bức tượng ấy không?
- Thú thật với ông, tôi không biết.
- Nhưng chúng tôi lại biết, biết rất rõ. Đầu têu trong vụ này là một nhân viên của ông tại Sài gòn. Ngoài mặt, hắn là phụ tá tham vụ thương mãi. Nhưng bên trong hắn liên hệ mật thiết với hoạt động tinh báo. Làm con trai thì chơi bởi là thường, phải không ông? Tuy nhiên, gả nhân viên của ông chơi bời quá đáng nên bắt buộc tôi phải lên tiếng. Đêm nào cũng vậy, hắn đóng đô trong các quán nhậu ở đường Tự Do, bô lô ba la, tiết lộ một số bí mật quân sự. Tôi rất nể ông nhưng không thể giữ hắn ở lại Sài gòn nữa.
Bị triệu về nước, hắn đâm la cay cú và nghĩ cách báo thù. Đối với một nhân viên trung cấp như hắn thì sự háo thù không có gi đáng sợ. Nhưng khốn nỗi ông lại tin dùng hắn, cho hắn giữ một chức vụ khá cao tại trung ương Luân đôn. Lợi dụng địa vị trong M.I., hắn thu thập hình ảnh, tài liệu về tôi và các cộng sự viên, đem bán cho bảo tàng viện Tút-sô.
Chỉ riêng điều ấy cũng đủ làm hắn rũ tù. Phương chi hắn còn cố tình đổi khác một số nét mặt và cách phục sức của các bức tượng với mục đích bêu xấu... Vì vậy, tôi không thê chần chừ thêm nữa. Đối phương đã tung ra hàng triệu đô-la để mua hình ảnh, tài liệu về tôi và các cộng sự viên, song chi góp nhặt được ít ỏi và thiếu sót. Vô hình chung gã nhân viên dưới quyền ông đã tiếp tay cho đổi phương.
Ông tổng giám đốc M.I. tần ngần một vài phút rồi nói:
- Nếu vậy, tôi xin thành thật xin lỗi. Tuy nhiên...
Ông Hoàng cười:
- Ông sợ Nghị viện Anh quốc làm rùm beng quanh vụ mất trộm nên muốn điều đình với tôi phải không?
Ông M. thở phào ra:
- Ông bạn quả có thiên tài đọc được ruột gan thiên hạ. Vâng, tôi rất lo sự can thiệp của các dân biểu. Nghị viên là cơ quan có rất nhiều quyền hành ở nước tôi, một khi họ xía vào thì chúng tôi hết đường lảm ăn...
Ông tổng giám dốc Mật vụ Nam Việt vẫn cười:
- Dân tộc tôi là một dân tộc có truyền thống biết ơn. Ông vừa tỏ thái độ quí hóa đối với chúng tôi trong phiên họp. Tôi có bổn phận phải đền đáp. Vụ trộm tượng chắc chắn sẽ làm dư luận xúc động mạnh mẽ, và chắc chắn Nghị viện sẽ lên tiếng chỉ trích, và Chính phủ sẽ ra lệnh cho các cơ quan an ninh tìm cách thu hồi trong thời gian ngắn nhất. Xin ông cứ báo tin cho Thủ tướng biết là các bức tượng sẽ được tìm ra sau 48 tiếng đồng hồ.
- Nghĩa là ông trả lại cho tôi?
- Vâng, tôi giữ làm gì. Phương chi ông đang gặp khó khăn về ngân sách. Thấy ông tìm ra các bức tượng trong vòng 48 tiếng đồng hồ. Nghị viện sẽ thôi làm eo, và thôi cắt xét ngân sách. Ông đã bàng lòng chưa?
- Nếu ông cho phép, tôi xin nêu ra một thắc mắc.
- Thôi, ông đừng hỏi nữa, tôi đã biết rõ thắc mắc của ông rồi. Ông thắc mắc tại sao tôi đã mất bao nhiêu công phu lấy trộm các bức tượng lại đem trả. Như tôi vừa nói, thái độ của tôi là một sự đền đáp. Chẳng có gì là khó hiểu cả.
- Nhân danh điệp báo Anh quốc và tình bạn giữa chúng ta, tôi xin cám ơn ông. Ông không đặc điều kiện thải hồi Uyên sơn, nhưng tôi, tôi không thể nhân nhượng mặc dầu từ lâu hắn là cộng sự viên trung thành của M.I..
- Uyên sơn?
- Phải. Uyên sơn, cựu phụ tá tham vụ thương mãi trong sứ quán Anh quốc, cựu nhân viên của tôi tại Sài gòn. Tôi sẽ về Luân đôn, trục xuất Uyên sơn ra khỏi ngành tình báo ngay bây giờ.
- Tôi hỏi thật ông nhé: ông muốn lấy lòng tôi hay muốn làm mất lòng tôi?
- Trời ơi, nếu muốn làm mất lòng ông thì tôi đã chẳng thải hồi Uyên-sơn. Dầu sao hắn cũng có họ xa với vợ tôi.
- Không, tôi không thích như thế. Lương tâm tôi sẽ cắn rứt ghê gớm nếu Uyên sơn bị thải hồi. Ông nên vị tình tôi mà bỏ qua cho hắn. Đồng thời, xin ông đặc phái hắn lập tức qua Sài gòn.
- Để hắn tiếp tục tán tỉnh, rủ rê, phỉnh gạt đàn bà con gái Việt nam à?
- Tôi chắc tính tình hắn sẽ thay đổi. Ông nên cho hắn một cơ hội chót.
- Khó hiểu quả. Ông Hoàng ơi, ông là con người khó hiểu nhất thế giới. Ông can thiệp với tôi đòi triệu hồi Uyên sơn từ Sài Gòn về Luân đôn bắt hắn phải lên chuyến phi cơ sớm nhất, thậm chí hắn xin phép lưu lại 24 giờ đồng hồ để từ giã bạn bè ông cũng từ khước ; Uyên sơn giở thói thù hắn lưu manh bán hình ảnh về ông và cộng sự viên cho bảo tàng viện Tút-sô khiến ông phải khổ tâm bố trí lấy trộm các bức tượng sáp, tôi quyết định sa thải hắn thì ông lại yêu cầu tôi khoan hồng, và hơn thế nữa ông còn yêu cầu tôi đặc phái hắn qua Sài gòn lập tức. Ông có thể co tôi biết Iý do được không?
- Theo lởi ông, tôi là con người khó hiểu nhất thế giới, vậy ông đừng bắt tôi phải giải thích lý do nữa. Thiên hạ thường phê bình tôi là ông già dở hơi...
- Vâng, tôi xin chiều ý ông, ông muốn Uyên sơn vẫn giữ chức vụ cũ trong sứ quản không?
- Muốn. Ông cứ cho hắn làm phụ tá tham vụ thương mãi, kiêm nhân viên M.l..
Miệng cười thật tươi, ông Hoàng bắt tay ông M., tổng giám đốc M.l. Ra đến hành lang, ông M. bỗng quay lại nói:
- Này ông bạn, không những ông là con người khó hiểu nhất thế giới, mà là con người bí mật nhất thế giới nữa. Các đồng nghiệp đều đồng lòng bầu ông lảm chủ tịch Hội đồng Cảnh giác Quốc tế, tôi nhận thấy sự đề bạt nầy rất đúng. Vậy ông nghĩ sao?
Ông Hoàng đáp:
- Ghế chủ tịch được bầu theo thể thức luân phiên, mỗi hội viên làm chủ tịch trong sáu tháng. Năm ngoái đã đến lượt tôi rồi...
Ông M. lắc đầu:
- Không, chúng tôi đã bàn với nhau trước khi ông đến, và thỏa thuận bầu ông làm chủ tịch danh dự, chủ tịch trọn đời, vì thấy ông là nhân vật xứng đáng nhất. Hoa kỳ cũng như Anh cắt lợi là những quốc gia tiền tiến, rộng lớn, giàu có, nhưng trên phương diện tổ chức, lãnh đạo và hoạt động điệp báo thì còn thua Nam Việt. Và linh hồn của điệp báo Nam Việt là ông. Xin ông đừng phụ lòng tin cậy của các đồng nghiệp.
Hai người đã ra đến thang máy. Phi cơ đang chờ sẵn trên boong hàng không mẫu hạm. Trời còn tối đen.
Ông Hoàng trầm tư mặc tưởng với điếu xì gà tỏa khói xanh biếc. Danh dự này không phải là của riêng cá nhân ông mà là chung cho cả nước. Sự tận tâm và tài ba lỗi lạc của các nhân viên điệp báo Nam Việt đã làm thế giới khâm phục, từ đông sang tây không còn ai dám khinh giống nòi Hồng Lạc nữa.
Lẽ ra ông Hoàng phải vui vẻ, khi nghe ông tổng giám đốc M.I. nói, ông lại buồn so. Vì trong khoảnh khắc, ông vừa nghĩ đến sức khỏe của ông. Với hàng đống bệnh trong người, ông biết chẳng còn sống bao lâu nữa. Khi ông nhắm mắt xuôi tay, Triệu Dung sẽ lên thay thế, ông biết trước là công việc đình trệ, tiếng tăm của Sở sẽ giảm sút, tuy Triệu Dung là người có đầy đủ khả năng và đức độ.
Vì vậy ông buồn so.
Vẻ mặt buồn so, ông Hoàng trèo len phản lực cơ cất cánh khỏi mẫu hạm trên đường trở lại Sài gòn.
o O o
Khi máy bay về đến gần không phận Nam Việt, ông tổng giám đốc Mật vụ mới tỉnh dậy.
Thật ra ông không ngủ. Từ nhiều tháng nay, từ khi ông có linh tính gần đất xa trời hơn bao giờ hết, ông Hoàng không lên giường ngủ mỗi đêm như thường lệ nữa, mặc dầu như thường lệ giấc ngủ của ông chỉ độ ba, bốn giờ đồng hồ là nhiều nhất. Từ khi ấy, ông làm việc thường trực trong văn phòng, ngày cũng như đêm, không có sự phân biệt giờ giấc, lúc nào quá đói thì ông tợp một ngụm cà-phê đặc sịt, lúc nào quá mệt thì ông dựa lưng vào ghế hoạc gục xuống bàn giấy thiếp đi trên đống hồ sơ.
Đêm nay cũng như đêm qua cũng như nhiều đêm trong quá khứ, ông Hoàng lim dim cặp mắt cận thị nặng, vận dụng nghị lực để giữ tỉnh táo, nhưng trong giây lát ông đã ngủ quên. Nguyên Hương lấy mền len đắp từ vai xuống chân cho ông, đoạn đeo băng vải nhung đen lên mặt ông để khỏi chói mắt. Nàng cúi nhìn ông Hoảng một phút ra vẻ ái ngại trước khi ngồi xuống ghế bên.
Ông tổng giám đốc choàng dậy như bị điện giật:
- Mấy giờ rồi?
Nguyên Hương đáp ngay, không cần coi đồng hồ:
- Thưa, 5 giờ rưởi.
Nữ bí thư Nguyên Hương sống cạnh ông tổng giám đốc giả nua từ lâu nên đã biết tính tôn trọng giờ giấc của ông. Thời khóa biểu của ông được chia ra đều đều, nhiều khi phải đúng ngắc, không được nhiều hơn hoặc ít hơn một phút, thậm chí còn không được nhanh hơn hoặc chậm hơn một giây nữa.
Đồng hồ của Sở được lấy đúng giờ quốc tể GMT. Trong phòng ông Hoàng có 24 chiếc đồng hồ quả lắc leo thành hàng chữ nhất trên tường, mỗi chiếc chỉ giờ của một trong 24 khu vực khác nhau trên thế giới. Mặt đồng hồ đều là màu trắng, riêng chiếc đồng hồ chỉ giờ Việt nam là có mặt màu xanh.
Chốc chốc ông hỏi Nguyên Hương:
- Mấy giờ rồi?
Vì vậy, chốc chốc Nguyên Hương lại nhìn đồng hồ. Sở dĩ ông hay hỏi giờ vì mỗi hai giờ ông thường nhận được tin tức của các điệp viên rải rác trên khắp trái đất gửi về bằng vô tuyến điện. Trước kia, tin tức được chuyền qua ban Mật mã để được chuyển dịch rồi mới đệ trình lên văn phòng tổng giám đốc ; nhưng từ ngày Sở Mật vụ sắm được một bộ máy dịch điện tử I.B.M. thì công việc được giản dị hóa đến mực độ tối đa.
Điệp viên dùng điện đài đặc biệt gởi tin qua lán sóng lên thẳng lên cho vệ tinh viễn thông bay trên vòm trời suốt ngày đêm. Có khi tin tức được gửi bằng mã tự. Nhưng cũng có khi gửi bằng tiếng nói. Người ngoải không thể hiểu được tiếng nói này vì một dụng cụ riêng đã làm biến giọng hoàn toàn.
Nhờ kỹ thuật điện tử điệp báo tiến triển mạnh mẽ, nhân viên mật vụ Nam Việt còn có thể gửi tin về Sài gòn theo một phương pháp mới mẻ và độc đáo: họ đánh máy tin tức, tài liệu trên một tờ giấy, rồi cho tờ giấy vào một cái máy lớn bằng máy thu thanh Zenith 9 băng kiểu 3.000, được đặt tên là máy QSR-53. Máy QSR-53 chụp hình tờ giấy đã được đánh máy hoặc viết chữ rồi biến nét hình thành tin sáng li ti phóng lên vệ tinh viễn thông. Vệ tinh tiếp nhận các tia sáng, và khi về đến không phận Nam Việt truyền các tia sáng nhiếp ảnh này xuống. Ông Hoàng có một bộ máy riêng để biến các tia sáng thành chữ.
- Mấy giờ rồi?
- Thưa, 5 giờ rưỡi.
Nguyên Hương lập lại hai lần, ông Hoàng mới nghe rõ, 5 giờ rưởi, chiếc phản lực cơ máy Mystère 20 chở ông Hoàng và đoàn tùy tùng về đến gần không phận Nam Việt, và một phi đội Skyhawks bay nhanh gấp đôi - gần hai ngàn cây số giờ - đã chực sẵn, hộ tống thẳng về trường bay Tân sơn nhứt.
Không hiểu sao mỗi lần từ hải ngoại công xuất trở về, phi cơ tới gần bờ biền là ông Hoàng lại cảm thấy bâng khuâng. Có lẽ vì một phần đời ông đã gắn liền với loài chim sắt từ thế chiến thứ nhất đến thế chiến thứ hai.
Ông thương yêu Văn Bình phần nào cũng vì chàng giống ông về nhiều phương diện: từ nhỏ đến lớn, sống phiêu dạt không một mái nhà nhất định, làm đủ nghề, không nghề nào không giỏi, coi đồng tiền như cỏ rác, có duyên nợ ba sinh với rượu mạnh, thuốc lá và đàn bà đẹp, và đặc biệt là khoái nghề tài xế tàu bay.
Nếu trong những ngày cuối thế chiến thứ hai điệp viên Văn Bình làm tài xế tàu bay cho quần báo O.S.S. tại Âu châu thì ông già dở hơi lại hợp tác chặt chẽ với đoàn Cọp-bay (3) .
Hồi ấy, một nhóm 150 người tình nguyện, trong số có một y sĩ và hai nữ điều dưỡng viên, từ Cựu kim sơn đáp tàu thủy qua Ngưỡng quang, xung vào 3 phi đội Cọp-bay do tướng Chen-nôn điều khiển.
Ông Hoàng lái chiếc P-40-B (4) bay nghênh ngang trên vòm trời Hoa-Nam, bắn hạ nhiều phi cơ "Mặt trời mọc" và thu lượm được nhiều thành tích điệp báo vẻ vang mặc dầu khi ấy ông không còn trẻ nữa.
Phi đội của ông mang tên "Adam và Eva!" (5) Mỗi lần được nghỉ xả hơi, những chàng Adam đã bắt bồ với các cô nàng Eva bản xứ, lưu lại vùng đất Viễn đông hằng hà sa số kỷ niệm.
Thời vàng son ấy đã chết hẳn rồi... Ông Hoàng thở dài nhè nhẹ. Mỗi lần hồi tưởng quá khứ ông thường bất giác thở dài và mắt ông hơi đỏ. Những chiếc phi cơ hùng dũng trong thể chiến thừ hai đã trở thành khách trọ thường xuyên của bảo làng viện, cũng như ông.
Hồi ông Hoàng còn là phi công trẻ tuổi, muốn tăng thêm vận tốc người ta kéo cây cần ga xăng vào gần ngực, và muốn giảm bớt vận tốc thì đẩy cây cần ga xăng ra xa. Nhưng một thời gian sau, người ta đã làm ngược lại. Mỗi tháng, mỗi năm trôi qua là những kiện thức cũ phải nhường bước cho những kiến thức mời. Định luật này đã trở thành lẽ sống của nghề điệp báo.
Tre già, măng mọc. một ngày kia ông Hoàng sẽ phải rút lui - rút lui vào bóhg tối dưỡng lão, hoặc rút lui vào lòng đất thiên thu - Triệu Dung lên than ông điều khiển sở Mật vụ. Văn Bình, chàng thanh niẻn điệp viên nổi tiếng trẻ mãi không già cũng sẽ già cằn, tấm thân cân đối, cường tráng, vô địch, sẽ gảy còm, ốm yếu, chỉ nhột ngọn giỏ thồi nhẹ là lung lay như cày liễu.
Bất giác ông Hoàng đặt tay vào tập hồ sơ xếp trong va-li mà Nguyên Hương vừa mở ra, để trên bàn cho ông đọc.
Hồ sơ này mang ngoài bìa giòng chữ sau đây: "Báo cáo về tình trạng sức khỏe của Z. 28."
Ông Hoàng đeo kiếng vào, lẩm nhẩm:
- Tuân lệnh văn phòng tổng giám đốc, chúng tôi đã xúc tiến việc điều trị đại tá Văn Bình Z. 28.
Ngay sau khi hoàn thành thắng lợi công tác "Trường Huệ" ở Thái lan, (6) Văn Bình bị mất trí, bị sốt nóng cực độ trong nửa tháng với những triệu chứng như thương hàn, suốt ngày đêm nói năng lảm nhảm. Một phái bộ đặc biệt của Sở gồm 2 y sĩ, 3 nữ điều dưỡng viên do Lê Diệp điều khiển được cử qua Vọng các để săn sóc và theo dõi bệnh tình của Văn Bình.
Ngày thứ 16, đột nhiên cơn sốt nóng dữ dội được thuyên giảm. Y bớt nói năng lảm nhảm. Qua ngày thứ 20, y tỉnh lại, nhưng từ ngày này y hoàn toàn quên hết mọi sự. Y không còn nhớ bạn bè và công việc nữa ; thậm chí y quên cả Lê Diệp. Hỏi tên, y cũng không còn nhớ là gì nữa.
Tình trạng nguy ngập mà kéo dài đúng một tháng. Dần dà với phương pháp trị liệu mới, y đã ra khỏi cảnh hôn mê. Phái đoàn điều trị cho biết bệnh tình của y đã thuyên giảm mặc dầu kết quả chỉ có thể đạt được một các chậm chạp.
Sau ba tháng ở Vọng các, phái đoàn điều trị của Sở đã mang Văn Bình bằng phi cơ riêng về Sài gòn.
Hiện nay Văn Bình đã bình phục. Nhưng theo ý kiến chung của các y sĩ thì bệnh nhân còn phải dưỡng bệnh ít nhất từ ba đến sáu tháng nữa. Và sau thời hạn này các y sĩ phải khám lại bệnh nhân mới dám đoan quyết là y có thể trở lại cuộc sống hoạt động thường ngày hay chưa.
Căn cứ vào những nhận định trên đây, chúng tôi trân trọng đề nghị là thời gian dưỡng bệnh của Văn Bình Z. 28 được gia hạn thêm sáu tháng.
Vẻ mặt bâng khuâng, ông Hoàng gấp bản báo cáo lại. Từ ngày Văn Bình về nước cộng tác với ông đây là lần thứ hai chàng bị đặt trong tình trạng bất động. Lần thứ nhất, trong cơn bốc đồng do tuyệt vọng gây ra chàng róc tóc vào ngôi chùa cổ gần Vạn tượng đi tu để rồi một năm sau bắt buộc phải "tu xuất". Và đây là lần thứ nhì, nguyên nhân cũng vì tuyệt vọng, vi cái chết thê thảm của đàn bà đẹp...
Ông Hoàng lên tiếng gọi Nguyên Hương. Nàng ngẩng đầu lên, cây bút chì và cuốn lốc-nốt giấy trắng mở sẵn trên đùi. Ông Hoàng vẫn có thói quen đọc thư từ và chỉ thị cho nàng ghi bằng tốc ký trên máy bay.
Nhưng ông Hoàng xua tay:
- Cô vừa nhận được điện của Triệu Dung phải không?
Nguyên Hương giật bắng người.
Ông tổng giám đốc quả có tài đọc được tâm can mọi người. Cách đây 5 phút, nàng vừa nhận một bức điện ngắn từ Sài gòn. Nàng chưa muốn trình ông Hoàng vì bức điện này vừa tạo ra cho nàng một tình cảnh khó xử.
Nội dung bức mật điện như sau:
"Kính gửi H.H.
Trân trọng phúc trình ông: Triệu Dung và Lê Diệp vừa bị tai nạn xe hơi hồi 10g24p đêm nay.
Nhân ngày sinh nhật của Lê Diệp, một số anh chị em đã tổ chức bữa ăn thân mật. Tiệc mãn, Triệu Dung lái xe đưa Lê Diệp về trụ sở Công ty Điện tử.
Xe hơi về đến đường Nguyễn Huệ thì đâm vào gốc cây lớn bên đường. Khi ấy đường Nguyện Huệ vắng vẻ.
May có xe hơi của Quỳnh Loan phía sau nên cả hai được khiênq về trụ sở cho y sĩ săn sóc. Lê Diệp bị gẫy xương ống chân, phải bó bột, ít nhất một tháng mới bình phục. Triệu Dung chỉ bị sây xát xoàng. Nguyên nhân tai nạn là Triệu Dung đột nhiên ngất xỉu nên không điều khiển được tay lái. Y sĩ trưởng cho bíết Trệu Dung ngất xỉu vì trong thới gian qua làm việc quá độ. Có thể Triệu Dung còn bị biến chứng về bệnh tim.
Tôi đã tạm thởi thay Triệu Dung để điều hòa công việc của Sở.
Trông đợi chỉ thị của ông tổng giám dốc.
Ký tên: Thu Thu.
Trưởng ban Biệt vụ."
Bàn tay hơi run, Nguyên Hương đưa bức điện cho ông Hoàng. Đọc xong, ông Hoàng ngồi im. Ông nhìn qua ô kính phi cơ bên phải nên Nguyên Hương không thấy rõ mặt ông nhưng biết chắc là ông tổng giám đốc đang suy tư và phiền muộn hơn bao giờ hết.
Trong Sở cỏ 3 nam điệp viên tài trí song toàn là Văn Bình, Triệu Dung và Lê Diệp thì cả 3 đều rủ nhau vào bệnh viện giữa lúc ông Hoàng cần tới họ. Nhân viên nổi và chìm của Sở có hàng trăm, hàng ngàn, nhưng tìm được những ngoại lệ như Bình, Dung, Diệp để giao phó công tác hiểm nghèo với phần thẳng nhằm vững trong tay không phải là chuyện dễ. Ban toán học điện cơ của công ty I.B.M. trong những bài tính sác-xuất (7) đã kết luận là phải đợi từ nửa triệu đến hai triệu năm nữa quốc gia Việt Nam mới có thể có lại bộ ba giỏi mưu trí, vả giỏi võ thuật, đến độ siêu quần bạt chúng như Văn Bình, Triệu Dung và Lê Diệp.
Ông Hoàng nhấc mục kỉnh ra khỏi mắt, lấy miếng da trừu tí hon trong túi ra lau. Cặp mắt kiến của ông bỗng dưng bị mờ, như thể bị hơi nước che phủ. Ông thường tẩn mẩn lau kiễng như vậy mỗi khi nội tâm lo lắng và bối rối.
Ông Hoàng lại hỏi giờ:
- Mấy giờ rồi?
Nguyên Hương đáp ngay: '
- Thưa, 6g 15.
- Ồ, gần về đến nhà rồi. Bây giờ tôi muốn ngủ một lát. Khi nào đến sân bay, cô đánh thức tôi dậy.
Ông Hoàng nhắm nghiền mắt, và ngoảnh sang bên. Nguyên Hương biết chắc ông tổng giám đốc không ngủ. Chẳng qua ông muốn được yên tĩnh trước những biến cố rồn rập xảy tới hàng loạt cho Sở Mật vụ và cho cá nhân ông.
Bất giác Nguyên Hương cũng nhắm mắt lại để khỏi nhìn thấy đôi vai xương xẩu, bộ ngực mỏng lét và đầu tóc bạc phơ của ông tổng giám đốc.
Nàng muốn khóc thét lên như đứa trẻ để tỏ lỏng thương yêu và phẫn nộ. Nàng thương yêu ông già tổng giám đốc đã đến tuổi hưởng thú điền viên mà không được trồng cây kiễng, đọc sách, ngâm thơ và đùa chơi với cháu. Nàng phẫn nộ Hóa công đã bắt ông Hoàng chịu đựng hết tai họa này đến tai họa khác trong vòng ba tháng nay.
Những tai họa mà con người ít khi được gặp trong suốt một đời ba vạn sáu ngàn ngày đã xảy ra cho ông Hoàng trong vòng 9 chục ngày ngắn ngủi.
Thoạt tiên là tai nạn trong công tác Trường- Huệ (8) Văn Bình bị bệnh mất trí, phải vào dưỡng đường, khiến cho các công tác được sắp sẳn cho chàng thực hiện phải gác lại, chương trình hoạt động tổng quát của Sở bị đảo lộn hoàn toàn.
Hậu quả của sự đình hoãn này là Sở lâm vào tình trạng thiếu hụt tài chính. Hầu hết - nếu không muốn nói là toàn thể - sự sinh tồn của Sở Mật vụ Nam Việt với hàng trăm cơ sở rải rác trên khắp trời đất, với hàng vạn nhân viên nam nữ văn phòng và hoạt động tùy thuộc vào tài xoay xở riêng của ông Hoàng. Phần nhiều là ông Hoàng kiếm tiền bằng cách làm thuê cho các tổ chức điệp bảo nhà giàu, và phần nhiều là kế hoạch kiếm tiền được giao cho Văn Bình.
Thứ hai, ông Hoàng trông cậy vào Triệu Dung và Lê Diệp để tiếp tục công việc do Văn Bình bỏ dở đề trám bít phần nào lỗ hổng lớn lao về tài chính thì cả hai lại bị nạn, bị nạn vào lúc Sở cần họ nhất.
Thứ ba, trong vòng 90 ngày vừa qua ông Hoàng đã tổn thất gần 20 nhân viên trung cấp và 50 nhân viên sơ cấp. Trong số này chỉ có 25% bị thiệt mạng hoặc bị tù đầy ở bên kia bức màn sắt, số 75% còn lại thì bị lộ diện ; nhưng trong nghề điệp báo thì bị lộ diện cũng như bị chết, không cỏn ích lợi cho Tổ chức nữa.
Để trợ cấp cho gia đình điệp viên quá cố hoặc tù đầy, đồng thời đễ đào tạo nhân viên thay thế, ông Hoàng phải tiêu tổn từ 5 đến 10 triệu đô-la. Năm, mười triệu mỹ kim trong giai đoạn người khôn, của khó, giật gấu vá vai này là một đòn bàng hoàng đối với ông Hoàng. Vả lại, kiếm 5, 10 triệu đô-la tuy khó nhưng cũng chưa khó bằng kiếm được nhân viên hội đủ điều kiện thiết yếu đề đưa đi huấn luyện.
Thứ tư, cơn bệnh tim nằm yên một thời gian đã vùng dậy, đe dọa chuỗi ngày còn lại của ông tổng giám đốc gầy ốm. Theo sự nhận định của y sĩ ông Hoàng có thể chết bất thần.
Muốn ngăn cản bệnh tim tái phát trầm trọng, ông Hoàng phải sống trong bầu không khí thoải mái, ngân quỹ của Sở có đồng ra đồng vào, cộng sự viên cao cấp tiếp tục hoạt động hữu hiệu. Nhưng tình trạng thoải mái đã không xảy ra.
Tự nhiên một giọt nước mắt rớt xuống gò má trắng nõn của Nguyên Hương, Nàng cố nén giữ xúc cảm, quyết không để lộ nội tâm yếu mềm, vậy mà nước mắt cứ tràn ra, hết giọt này đến giọt khác. Nàng vội lấy mù-soa lau mắt song không kịp nữa. Như có con mắt sau gáy ông Hoàng choàng dậy, quay lại, giọng nghiêm nghị:
- Lớn rồi, sao còn khóc như con nít vậy?
Nghe ông Hoàng mắng lẽ ra nàng phải nín khóc. Không ngờ nàng lại khóc òa lèn. Dường như nỗi lo ngại và đau khổ chất chứa lâu năm trong lòng nàng rình được cơ hội bùng dậy.
Ông Hoảng thở dài và nói:
- Cô đừng buồn nữa. Tại sao cô buồn, tôi đã biết. Nhưng cô đừng sợ. Mọi việc rồi sẽ đâu vào đấy. Sắp về đến Sài gòn rồi, cô đã liên lạc với bà Thu Thu chưa?
- Thưa rồi. Theo lệnh ông, tôi đã cho Thu Thu biết là phi cơ sẽ đáp xuống sân Phi Long để ngăn chặn những cặp mắt tò mò. Các nhà báo đang tụ tập tại Tân sơn nhứt đông như kiến cỏ.
- Họ chờ máy bay để đi thăm mặt trận hay là tháp tùng Thủ tưởng đi kinh lý?
Nguyên Hương hơi lộ vẻ ngạc nhiên. Song chỉ một vài giây đồng hồ sau nàng đã lấy lai sự phớt tỉnh cố hửu của nghề điệp báo. Hơn ai hết ông Hoàng phải biết lý do các ký giả trong nước và thông tín viên láo chí quốc tế "đóng đô" thường trực ở Tân sơn nhứt. Hơn ai hết, ông phải biết là sự hiện diện đông đảo này không do việc chờ chuyến bay hoặc tháp tùng yếu nhân chính phú mà ra.
Nhưng ông giả vờ không biết.
Ông thường có phản ứng ngây ngô như vậy đề thử tài nhận xét của nhân viên dưới quyền. Từ nhiều tuần nay, các nhà báo đã hợp thành một đạo thám tử hùng hậu, ống kính nhiếp ảnh và cuộn băng ghi âm để đầy người, luôn phiên canh chừng các sân bay từ vĩ tuyến 17 đến mỏm Cà mâu, vời mục đích giáp mặt ông tổng giám đốc Sở Mật vụ hoặc các cộng sự viên thân cận đề phỏng vấn về một đề tài thời sự nóng bỏng.
Nguyên nhân là 6 bức tượng sáp được trưng bày tại bảo tàng viện Tút-sô.
Giới hữu quyền ở Sài gòn luôn luôn tuyên bố rằng Sở giật vụ chỉ là một cơ quan tưởng tượng, ở Việt nam không hề có những siêu nhân điệp báo như ông Hoàng và đại tá Văn Bình, Z. 28. Các bảo đã làm tùm lum khi 6 bức tượng được chụp hình trên một cơ quan ngôn luận đúng đắn và có nhiều độc giả ở Luân đôn.
Một lần nữa, Phủ Thủ tướng lại ra thông cáo đính chánh. Trong một cuộc họp báo, các ký giả chìa bục ảnh 6 tượng sáp ra để chất vấn thì phát ngôn viên của Phủ Thủ tưởng nghiêm giọng đáp:
- Thú thật với quý vị là tôi chưa hề được gặp nhữnng người mà quý vị gọi là ông Hoàng hoặc đại tá Văn Bình. Tôi hỏi bên Công vụ thì được trả lời là trong danh sách viên chức không có ai tên là ông Hoàng. Bộ Quốc phòng đã coi lại danh sách đại tá và đã nói dứt khoát là không cỏ đại tà nào có lên là Tống Văn Bình cả.
Một nữ ký giả cắt ngang:
- Xin lỗi ông. Vị phát ngôn viên trước ông đã nói như vậy cách đây 6 tháng trong một cuộc họp báo tương tự. Cách đây 2 năm, một vị phát ngôn viên khác cũng đã nói như ông vừa nói. Chúng tôi đến đây để nghe cái gì mới, chứ không phải để nghe ông nhắc lại những lập luận xưa như trái đất. Riêng tôi, tôi có thể xác nhận rằng ông Hoàng cũng như đại tá Văn Bình là nhân vật có thật trăm phần trăm. Chinh tôi đã ăn cơm và khiêu vũ nhiều lần với ông Văn Bình.
Viên phát ngôn đùa ác:
- Chắc ông ấy đẹp trai lắm. Chỉ nghe cô thuật lại, tôi cũng đã mê mẫn tâm thần. Tiếc rằng...
Nữ ký giả đập một chùy ác liệt:
- Ông tỏ ý tiếc là đúng. Vì trước ông, rất nhiều người cũng đã mê mẫn tâm thần. Trong số có em gái ông...
Vụ đấu khẩu thi vị náy được báo chí đăng lên trang nhất dưới những hàn tít lớn. Trong nhiều ngày liền, độc giả - nhất là độc giả nữ giới - đòi hỏi báo chí khai thác rộng rãi và sâu xa hơn nữa. Hàng chục ký giả được tung đi khắp chốn. Các báo thi đua đăng bài phỏng vấn những người đàn bà đã quen biết đại tá Văn Bình.
Tuy nhiên, trái bom thứ nhất vả lớn nhất được tung ra khi một tờ báo lẹ tay truy tầm được Mộng Kiều, một trong các bạn gái thân thiết của Z. 28. Nàng iừ chối, không chịu phẩm bình gì cả. Thậm chí ký giả hỏi nàng "đại tá Văn Bình lả có thật hay giả tưởng" nàng cũng lắc đầu lia lịa. Vậy mà cái lắc đầu của Mộng Kiều đã được tờ bảo này thêm thắt thành một giai thoại ly kỳ, choán một tựa đề 8 cột, chạy hết bề ngang trang báo, với 10 ký giả nối đuôi nhau viết trong suốt một tuần. Và kết quả là tờ báo nầy tăng số phát hành lên 150 ngàn số riêng cho thủ đô Sài gòn. Giới phát hành tiên liệu con số 150 ngàn sẽ tăng lên gấp đôi nếu tờ báo được đưa về các tỉnh.
Hiện tượng 150 ngàn số báo trong một tuần đã biến huyền thoại đại tá Z. 28 thành mỏ vàng. Tất cả làng báo dều đua nhau khai thác. Báo chí trên thế giới cũng nhảy vào vòng chiến. Thế là một đạo thám tử ký giả đông đảo được trải rộng trên khắp nước, đêm ngày rình rập ông Hoàng và các cộng sự viên thuợng thặng của Sở Mật vụ xuất hiện.
Sở dĩ họ kéo nhau đến các sân bay gần Sải gòn là do một tin tức xuất xứ lừ Mỹ quốc. Chẳng biết có ai bép xép trong C.I.A. ở tổng hành doanh Langley mà làng báo Hoa kỳ phăng ra ông tổng giám đốc Sì-mít sửa soạn lên đường sang Viễn đông để nhóm họp với các bạn động nghiệp bên trong Hội đồng Cảnh giác Quốc tế.
Ông Hoàng là hội viên của Hội đồng tất nhiên phải xuất ngoại để dự hội. Ông không thể hóa phép thành con muỗi nên bắt buộc phải ra phi trường hoặc bến tàu để khởi hành.
Những việc này xảy ra rồn rập khiến Nguyên Hương bối rối, không lúc nào là nàng không nghĩ đến. Cho nên khi nghe ông Hoàng hỏi, nàng buột miệng đáp ngay:
- Thưa, các nhà báo tụ tập ở trường bay Tân sơn nhứt là để chờ ông về. Vì họ nghe tin ông xuất ngoại để phó hội với ông Sỉ-mít và ông M. Thoạt tiên, tôi định yêu cầu Thu Thu đón ông ở trường bay Biên hòa, nhưng Biên hỏa cũng có hàng chục ký giả ăn chực nằm chờ nên tôi phải đổi lại trường bay quân sự Phi Long. Đến nơi, ông sẽ đáp trực thăng về Thủ Đức rồi từ đó đi xe hơi về trụ sở.
Ông Hoàng xua tan:
- Không sao. Cô cứ dặn anh em phi công đáp xuốngTân sơn nhứt.
Nguyên Hương ngần ngừ:
- Thưa ông...
Ông Hoàng cười:
- Cô còn nhớ đoạn Hoa dung tiễu lộ trong truyện Tam quốc không?
Nguyên Hương giật mình. Hoa dung tiễu lộ là một trong những hồi được trình diễn nhiều nhất trên sân khấu tuồng chèo. Khi nàng còn nhỏ, nàng đã được nghe bà nội kể lại nông nỗi của gian hùng Tào Tháo và mưu thần của quân sư Khổng minh, vừa được một gánh hát bội trình diễn trong thị trấn. Lớn lên, bước chân vào đời và vào nghề điệp báo, Nguyên Hương đã có dịp nghiền ngẫm Tam quốc chí. Nhất là ở trường điệp báo chuyên môn, huấn luyện viên đã lấy những tình tiết của đời Tam quốc và Xuân Thu làm đề tài giảng dậy cho khóa sinh...
Tuy nhiên việc Tào Tháo bị đại bại phải rút lui bán sống bán chết qua con đường nhỏ Hoa dung chẳng có liên quan nào - dầu là liên quah xa xôi - với ý định đáp xuống Tân sơn nhứt của ông tổng giám đốc. Đột nhiên, nàng cảm thăy lo lắng. Không khéo ông già đã... khùng rồi cũng nên... Lớn tuổi, lại làm việc bất kể ngày đêm và thiếu tầm bổ thì đến đại võ sư cũng mắc bệnh dở hơi chứ đừng nói là ông Hoàng gấy ốm thường trực nữa...
Như cái máy, nàng gật đầu. Ông Hoàng liền nói:
- Sở dĩ Gia cát Lượng tiên đoán được Tào Tháo sẽ chạy trốn qua Hoa dung vì đã biết họ Tào là kẻ đa nghi. Trở lại câu chuyện hiện thời cô đừng quên rằng nghề gián điệp và nghề thông tín viên báo chí là hai nghề anh em. Gián điệp đa nghi thì báo chí cũng đa nghi. Họ túc trực ở Tân sơn nhứt nhưng kỳ thật họ canh chừng những phi trường khác như Biên hòa và Phi long vì họ nghĩ rằng tôi chẳng dại gì ló mặt xuống Tân sơn nhứt. Cô hiểu chưa?
- Thưa ông, hiểu.
- Vì vậy hư hư thực thực, tôi sẽ từ phi cơ thẳng qua Công an vả Quan thuế ra cửa trước.
- Họ sẽ nhận ra ông?
- Ồ có khó gỉ... tôi sẽ cải trang. Ban Chuyên rnôn vừa hoàn bị cho tôi một khuôn mặt mới bẳng cao su.
Nguyên Hương lẩm bẩm một mình:
- Thảo nào, thảo nảo!
Ông Hoàng hỏi:
- Cô hỏi gì?
- Thưa ông, không.
- Để rồi cô coi. À, tôi ra trước, cô sẽ ra sau tôi độ một hai phút. Cô đã biết mặt các ký giả, vậy cô quan sát cho kỹ lưỡng để nhớ hết đừng để sót mội ai.
- Thưa, để làm gì?
- Để ghi tên họ vào danh sách các ứng viên dự khuyết. Về văn phòng, cô hãy cấp tốc sưu tra lý lịch từng người, và xép theo thứ tự ưu tiên trên phương diện năng khiếu nghề nghiệp và an ninh bí mật. Tôi sẽ nhờ Triệu Dung lần lượt tiếp xúc với họ để kết nạp vào các khóa huấn luyện.
Nguyên Hương nín lặng, cúi gằm mặt xuống. Nàng không dám nhìn ông tổng giám đốc nữa vì xấu hổ. Té ra ông Hoàng không lẩm cẩm, không điên khùng như nàng lo ngại. Ông vẫn còn sáng suốt, vẫn linh hoạt như xưa. Nhiều lần ông nói với nàng:
- Không phải ngồi trước bàn giấy trong văn phòng, trước tập hồ sơ mới là lảm việc. Nghề điệp báo làm việc suốt ngày đêm, 24 tiếng đồng hồ trên 24. Nhiều khi chơi bời, du hí cũng làm việc...
Ông Hoàng đã không bỏ lỡ cơ hội để tuyển mộ nhân viên. Ông muốn tuyển mộ trong đám nhà báo túc trực ở Tản sơn nhứt vì nhận thấy họ hội đủ điều kiện thiết yếu: đức tính đa nghi hư hư thực thực, trong khi các đồng nghiệp bao vây phi trường Phi long, Biên hòa bất khả xâm phạm thì họ chờ đợi ở một phi trường thương mãi mà yếu nhân chánh quyền không xử dụng, mà không ai dám ngờ ông Hoàng - một trong các yếu nhân trọng đại nhất trên thế giới - lại đàng hoàng xử dụng.
Nguyên Hương không ngẩng đầu lên, nhưng giá nàng ngầng đầu lên nàng cũng không thấy ông tổng giám đốc đâu nữa. Ông đã lẹ làng đứng dậy đi vào phòng tắm ở đuôi phi cơ.
Mảy bay bắt đầu hạ cánh.
Nguyên Hương hốt hoảng khi thấy mọi người đã nịt xong dây lưng ghế mà ông Hoàng vẫn chưa ra khỏi phông vệ sinh. Bên ngoài, ngọn đèn đỏ đề chữ "có người" vẫn còn cháy.
Nàng men theo hàng ghế đến trước cửa. Nàng đặt tay lên quả nắm song chưa dám mở. Nhưng nếu nàng đợi một phút nữa mà ông Hoàng chưa ra nàng sẽ đập cửa. Quy tắc bảo vệ an ninh bắt buộc nàng phải làm như vậy. Theo quy tắc này, nàng phải luôn luôn ở một bên ông tổng giám đốc.
Quy tắc an ninh khắt khe ấy được các cơ quan điệp báo từ đông san tây liệt vào hàng thông lệ. Vệ sĩ của ông tổng giám đốc Smerch, cơ quan Phản gián sô viết, còn có trách nhiệm túc trực luôn trong phòng vệ sinh nữa. Khi ông tổng giám đốc đi tắm hoặc đi... cầu, vệ sĩ phải ngồi ngay một bên. Nguyên Hương không phải là vệ sĩ nên không thể đi theo ông Hoàng, nàng lại là đàn bà nên càng không thể vào đứng một bên, nhưng quy tắc vẫn là quy tắc...
Nàng bèn vặn nắm cửa.
Nhưng từ bên trong ông Hoàng đã mở cửa bước ra.
Nguyên Hương khựng người. Nảng suýt reo lên một tiếng sửng sốt.
Nàng biết chắc trăm phần trăm rắng người đàn ông đang đứng trước mặt là ông Hoàng, tổng giám đốc Sở Mật vụ Nam Việt, thượng cấp trực tiếp của nàng.
Nhưng cái khuôn mặt ấy, cái thân hình ấy lại không phải là của ông Hoàng.
Nếu là ông Hoàng thì ông đã trẻ đi một nửa số tuổi. Nguyên Hương muốn thét lớn:
- Trời ơi, ông Hoàng trẻ lại!
Chú thích
1. Mao Toại, tướng người xấu xí, ngủ đoản (tay ngắn, châh lùn, mình cụt, đầu nhỏ, cổ rụt) nhưng tính tình mã thượng, trung hậu, bạn của Mạnh thường Quân và cứu bạn khỏi tai nạn. Mao Toại còn là bạn thân với Tôn Tẫn. Tục truyền Mao Toại biết nhiều phép lạ, như tàng hình ngũ độn, vân vân...
2. Viện bảo tàhg bà Tút-sô (Tussaud) được lập ra tại Ba lê năm 1761, và di tản sang Luân đôn năm 1802 và đóng đô thường trực tại đó từ bấy đến nay, trải qua gần 6 đời của giông họ Tút-sô.
3. Tức là Flying Tigers (Tigres Volants), phi đoàn chí nguyện do trung-tá (sau được thăng tướng) hồi hưu Glaire Chennault thành lập tại Trung boa năm 1941.
4. Đó là phi cơ Curtis Tamahawk P. 40-B. Năm 1941 Hoa kỳ viện trợ 100 chiếc P. 40-B cho Trung Hoa quốc gia.
5. Phi đoàn Cọp-bay được chia làm 3 phi độ, trong số có phi đội "ông Adam và bà Eva".
6. Xin đọc "Mèo Xiêm Góp Thái" cùng một tác giả, xuất bản trong tháng 5-1969, Tân Quang,54 Lê văn Duyệt, Chợ Đủi, tổng Phát hành.
7. Tức là Calcul des Probabilités.
8. Xin đọc "Mèo Xiêm Góp Thái".
Z.28 Z.28 - Người Thứ Tám Z.28