Số lần đọc/download: 4557 / 45
Cập nhật: 2015-10-05 14:43:53 +0700
Chương 87
Đ
áng lẽ ra Nekhliudov đã đi khỏi Petersburg ngay chiều hôm đó, nhưng chàng đã hứa với Mariet là sẽ đến gặp cô ta ở nhà hát và tuy biết là không nên đến, song chàng vẫn tự dối mình mà đi, vìện cớ là đã hứa thì phải giữ lời.
"Ta có thể cưỡng lại được tất cả những sự quyến rũ nầy không?" - Chàng tự hỏi, không thành thực với mình lắm. - "Ta muốn thử một keo cuối cùng xem sao".
Thắng xong bộ lễ phục, chàng đến hí viện vào lúc đang diễn màn thứ hai của vở kịch bất hủ "Trà hoa nữ"(1), lúc người diễn viên ngoại quốc với một phong cách mới mẻ, đang biểu diễn cái chết của những người phụ nữ lao phổi.
Hí viện chật ních người, nhưng khi Nekhliudov hỏi, người ta liền chỉ cho chàng ngay cái khoang của Mariet ngồi với vẻ đặc biệt cung kính đối với con người hỏi đến chỗ của cô.
Một người hầu mặc áo dấu đứng ở ngoài hành lang, cúi chào chàng như một người quen thuộc và mở của cho chàng vào.
Tất cả những khoang đối diện đều chật người, kẻ trước ngồi, kẻ sau đứng, và những tấm lưng chen sát nhau, những cái đầu bạc phơ, hoa râm, hói, cái tóc chải bóng, cái tóc uốn quăn ngồi trên các hàng ghế tầng dưới đất: tất cả đang mải chăm chú ngắm người diễn viên, gầy như xác ve, mình vận hàng đăng ten và tơ lụa đang uốn éo thân mình và nói bằng một giọng kiểu cách đoạn độc thoại. Có một tiếng "suỵt" lúc cửa mở và hai luồng hơi, một nóng, một lạnh lướt qua trên mặt Nekhliudov.
Trong khoang có Mariet và một bà lạ mặt quàng vai chiếc khăn đỏ, đầu đội chiếc mũ to, nặng và hai người đàn ông: một là viên tướng, chồng Mariet, người cao, khó hiểu, mình vận bộ quân phục độn bông ngực phồng lên, còn người kia, tóc hoe vàng, đầu đã chớm hới, eằm cạo nhẵn, có lúm đồng tiền, hai bên má có hai chòm râu oai vệ Mariet duyên dáng, mảnh dẻ, thanh lịch, trong chiếc áo hở ngực để lộ đôi vai rắn chắc, với một nốt ruồi đen nhỏ điểm bên dưới cổ, nàng quay người lại, dùng chiếc quạt chỉ cho Nekhliudov chiếc ghế ở đằng sau nàng, với một nụ cười niềm nở, ân tlnh mà chàng cảm thấy rất có nhiều ý nghĩa.
Người chồng, với vẻ trầm tĩnh đã quen, đưa mắt nhìn Nekhliudov rồi nghiêng đầu chào. Bộ điệu con người, khóe mắt ông ta lúc nhìn trao đổi với vợ, tất cả nói lên rằng đấy là chủ nhân, là kẻ chiếm hữu một mỹ nhân.
Đoạn độc thoại kết thúc, nhà hát như sụp đổ dưới tiếng vỗ tay. Mariet đứng dậy, tay giữ vạt váy lụa kêu sột soạt đi vào mé khoang, giới thiệu Nekhliudov với chồng. Với nụ cười luôn nở trong khóe mắt, viên tướng nói lão rất sung sướng được biết chàng và rồi im lặng, cái im lặng khó hiểu.
- Đáng lẽ tôi phải đi ngay ngày hôm nay, nhưng đã trót hứa với bà. - Nekhliudov quay lại nói với Mariet.
- Nếu ông không muốn lại thăm tôi, - Mariet đáp lại hàm ý trong câu nói của chàng, - thì ít ra ông cũng đến mà xem một nữ diễn viên kiệt xuất. Trong lớp cuối cùng, cô ta có tuyệt không hả mình? - Cô quay hỏi chồng.
Người chồng gật đầu.
- Những cái đó không hề lầm tôi xúc động, - Nekhliudov nói. - Ngày hôm nay tôi chứng kiến biết bao chuyện đau khổ thực sự, nên…
- Mời ông hãy ngồi xuống đây kể cho tôi nghe.
Người chồng lắng tai nghe chuyện, nụ cười trong khóe mắt lão mỗi lúc thêm châm biếm.
- Tôi đã đến thăm người phụ nữ mới được thả ra sau một thời gian bị giam giữ quá lâu; con người ấy giờ đây hoàn toàn bại nhược:
- Người đàn bà mà tôi nói với mình ấy mà. - Mariet bảo chồng.
- Chị ta được tha, tôi rất mừng, - người chồng thản nhiên nói, vừa gật đầu vừa mỉm cười dưới bộ râu mép, nụ cười lần nầy Nekhliudov thấy rõ là mỉa mai. - Tôi đi hút thuốc đây.
Nekhliudov cứ ngồi nguyên, đợi Mariet nói cái điều gì đó mà cô ta đã hứa, nhưng cô ta không nói gì hết và cũng không có ý nói với chàng điều gì cả, mà chỉ bông đùa và nói về vở kịch mà cô tưởng Nekhliudov chắc phải chú ý đặc biệt. Chàng biết cô ta không có gì để nói với mình mà chỉ muốn phô bày với chàng cái thân hình cô ta trong tất cả cái lộng lẫy của bộ y phục dạ hội, với đôi vai để hở và cái nốt ruồi xinh xinh; điều chàng vừa khám phá ra nầy làm cho chàng vừa thấy thích mà vừa tởm.
Tấm màn mê hoặc trước kia che phủ tất cả những cái đó dù đấy chưa phải đã cuốn hẳn đi trước mặt Nekhliudov; song chàng cùng đã thấy mến cô, song chàng biết cô là một con người giả dối sống với một anh chồng xây dựng sự nghiệp trên xương máu và nước mắt của hàng trăm, hàng nghìn người bất hạnh, thế mà cô ta hoàn toàn dửng dưng được. Tất cả những lời cô ta nói ngày hôm qua đều là giả dối; điều cô ta muốn lúc ấy lại là làm sao cho chàng phải yêu cô ta, cái đó, lý do tại sao chàng và cô cũng đều không hiểu. Chàng thấy nó hấp dẫn lại vừa khả ố. Đã nhiều lần chàng sửa soạn chuẩn bị bỏ ra về, đã cẩm lấy mũ rồi lại ở lại.
Nhưng cuối cùng, khi người chồng trở lại, mùi thuốc lá nồng nặc trong bộ ria đen rậm, và hắn nhìn chàng bằng một con mắt, kẻ cả, khinh khỉnh, làm như không nhận ra chàng là ai, thì không để cho cánh cửa kịp đóng lại Nekhliudov bước ngay ra ngoài hành lang, lấy áo choàng và rời khỏi nhà hát. Lúc đi dọc đại lộ Nepxki về nhà, chàng bất giác để ý đến một người đàn bà cao lớn đẫy đà ăn mặc thanh lịch một cách khiêu khích, đang thung dung đi trước mặt chàng, trên vỉa hè rải nhựa rộng rãi. Cả gương mặt và toàn thân người ấy biểu hiện rõ cô ta cũng biết cái uy lực xấu xa của mình. Tất cả những người đi trở lại hoặc vượt đi lên trước đều ngoái cổ lại nhìn cô ta. Nekhliudov rảo bước đi nhanh hơn, khi vượt lên trước cũng bất giác quay lại nhìn vào mặt cô ta.
Bộ mặt chắc là có đánh phấn, rất xinh tươi và đôi mắt sáng hẳn lên khi cô ta mỉm cười với chàng. Lạ lùng thay, tức thì Nekhliudov nhớ ngay đến Mariet, vì chàng cảm thấy có cái gì cũng vừa hấp dẫn vừa ghê tởm như đã cảm thấy ở nhà hát lúc vừa qua. Vội vã vượt lên trước cô gái, Nekhliudov bực tức với chính mình, rẽ về đường Morxkaia, ra bến tàu; chàng đi đi lại lại ở đó khiến cho người cảnh sát rất đỗi ngạc nhiên, Cũng cái nụ cười giống như nụ cười của người đàn bà kia ở nhà hát khi người ta bước vào, và cả hai nụ cười đó cùng có một ý nghĩa giống nhau; chỉ có mỗi một điều khác là người nầy thì thẳng thắn nói trắng ra: "Nếu anh cần đến em thì em đây, hãy mang em đi? Nếu không thì anh đi đi". Còn người kia thì giả vờ không nghĩ đến chuyện đó làm ra bộ ta đây sống với những tình cảm cao thượng, tế nhị Về căn bản, thì cũng như nhau cả. Người đàn bà nầy ít ra cũng thẳng thắn, còn người kia giả dối. Hơn nữa, người nầy bị cảnh khốn quẫn xô đẩy vào bước đường ấy còn người kia thì đùa rỡn, tiêu khiển với cái tình dục mỹ miều, ghê tởm và khủng khiếp. Cô gái giang hồ nầy là một thứ nước bẩn thỉu, hôi thối để hiến cho những kẻ vì quá khát không còn thấy tởm nữa; còn con người ở nhà hát kia là một thứ thuốc độc, đụng vào chỗ nào là ngấm ngầm huỷ hoại cả chỗ đó.
Nekhliudov nhớ lại sự dan díu của chàng với vợ viên thống lĩnh quý tộc trước kia và bao nhiêu những kỷ niệm hổ thẹn lại lũ lượt hiện ra trước mắt.
"Ghê tởm thay cho cái thú tính trong con người, chàng suy nghĩ - nhưng chừng nào nó còn có cái dạng trần truồng từ trên đỉnh cao của đời sống tinh thần, chúng ta có thể nhận ra nó và khinh bỉ nó; bị sa ngã hay còn đứng vững thì ta vẫn là ta như trước. Nhưng khi cái thú tính đó náu hình dưới cái vỏ bề ngoài gọi là thơ mộng, thẩm mỹ và bắt ta phải thần phục nó thì lúc đó, cúi đầu sùng bái nó như một vị thần linh, ta nhập thân vào nó, không còn phân biệt được hay với dở. Lúc đó, quả thật là kinh khủng!".
Giờ đây, tất cả những điều đó, Nekhliudov thấy rõ mồn một như đang trông thấy những dinh thự, những tên lính gác, toà pháo đài, con sông, thuyền bè và Sở hối đoái kia vậy.
Và cũng như trên trái đất đêm hôm đó không có bóng tối nào êm đềm, thoải mái, mà chí có một ánh sáng đục lờ lờ buồn tẻ giả tạo không biết từ đâu tới, trong tâm hồn Nekhliudov cũng vậy, sự tối tãm êm ả của ngu muội cũng đã tiêu tan đi. Mọi sự đã rõ ràng minh bạch. Rõ ràng đến nỗi tất cả những gì trước kia được coi là quan trọng và tốt đẹp thì thực ra đều là nhỏ nhen, nhơ nhuốc; và tất cả cái hào nhoáng, cái xa hoa nầy chẳng qua chỉ để che giấu những tội ác cố hữu từ lâu đời, rất quen thuộc với tất cả mọi người; chẳng những cái tội ác đó đã không bị trừng phạt mà lại còn ở địa vị thắng thế và được tô điểm bằng tất cả những vẻ mỹ miều, mà con người có thể hình dung ra được.
Nekhliudov muốn quên tất cả những cái đó đi, muốn chẳng trông thấy nó nữa, nhưng đã muộn rồi, chàng không thể không trông thấy nó. Dẫu chàng không thấy được nguồn gốc phát sinh ra ánh sáng đã soi tỏ cho mình thấy tất cả điều đó, cũng như chàng không thấy được nguồn gốc cái ánh sáng toả khắp trên đô thành Petersburg, dẫu rằng cái ánh sáng đó đối với chàng có vẻ mờ nhạt, buồn tẻ và giả tạo, nhưng chàng không thể nào không thấy mọi vật dưới ánh sáng đó, và chàng cảm thấy lại vừa vui sướng lại vừa lo âu.
Chú thích:
(1) La dame aux Camelias