Số lần đọc/download: 2075 / 20
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Chương 84 - Hình cụ tàn khốc
M
ân Tây bát động vẫn đổ nát như trước, gạch vụn ngói vỡ rải rác khắp nơi, nhưng tất cả bộ hạ của Bát động đã trở về hết, từ Tổng tuấn sát trở xuống đều tập trung ở cổng trại, bỏ các phân trại không sử dụng tới đó là lệnh dụ của Đại Mạc Đà Tẩu Trà Lôi.
Địa vị của Trà Lôi ở Mân Tây bát động không khác gì một vị Thái Thượng động chủ, khi nào vắng mặt Tư Đồ Sương là ông già này xử lý toàn quyền, đủ thấy y có oai quyền như thế nào.
Xung quanh Tổng trại của Bát động có bố trí đầy đủ chòi canh kín và hở, đâu đâu cũng có những đại hán áo đen đeo đại đao, trông rất oai mãnh, giới bị thâm nghiêm, không kém gì xưa kia.
Lúc ấy mặt trời đã bắt đầu lặn, màn đen đã phủ xuống dần.
Tổng trại của Bát động lớn rộng như thế mà lại im lặng như tờ, không nghe thấy tiếng nói của người nào mà cũng không thấy có ánh sáng của một ngọn đèn nào.
Khắp tổng trại như chìm đắm trong bóng tối. Bỗng góc tây bắc có tiếng động và có người đã lên tiếng quát hỏi:
- Ai đó? Ai dám xông vào Bát động như vậy?
Không thấy trả lời, người vừa quát hỏi đó lại quát hỏi tiếp, nhưng giọng nói đã dịu hơn trước:
- Thế ra cụ đã về.
Tiếp theo đó lại có giọng khàn khàn trả lời:
- Truyền lệnh Tổng tuần sát với bốn vị Hộ pháp vào trong sảnh gặp ta.
Một tiếng “Vâng!” vang lên, bốn bề lại im lặng ngay.
Một bóng xam nhanh như điện chớp từ phía tây bắc của trang viện phi thẳng vào phía trung ương.
Người ám xám ấy chính là Trà Lôi, người gầy gò, lưng gù, hai mắt sáng quắc, không giận mà oai.
Dưới nách Trà Lôi có cắp một thiếu niên anh tuấn, ăn mặc áo trắng, hai mắt nhắm nghiền, tựa như ngủ say và cũng không thấy cử động gì cả.
Thiếu niên văn sĩ đó chính là Vi Hiểu Lam, vết thương đã được bảy tám thành.
Đèb trong đại sảnh bỗng sáng quắc, hai đại hán áo đen rảo bước ra nghênh đón, chúng vừa thấy Trà Lôi đã ra đón chào.
Trà Lôi giơ tay lên gạt một cái cho miễn lễ rồi lớn bước đi vào trong sảnh, vứt Hiểu Lam xuống đất kêu đánh bộp một tiếng, đủ thấy cái ném ấy mạnh như thế nào.
Tội nghiệp cho Ngọc Diện Thần Long, bị ném mạnh như thế mà không sao kêu được một tiếng, chỉ biết nằm yên chứ không cử động gì hết, đủ thấy chàng đã bị Trà Lôi điểm vào yếu huyệt mê rồi.
Trà Lôi không thèm đưa mắt nhìn chàng một cái, đã đi thẳng vào trong sảnh, ngồi lên trên một cái ghế thái sự Ông ta vừa ngồi xuống xong thì ngoài sảnh đã có tiếng chân người đi nhộn nhịp bước vào. Khi tới cửa sảnh, ngừng chân ngay và ngoài cửa có người lớn tiếng nói vọng vào:
- Anh em Mặc Đồng xin vào cầu kiến.
Trà Lôi lạnh lùng đáp:
- Cứ vào.
Tiếp theo đó đã có năm người bước vào, một đi trước, bốn đi sau.
Người đầu mặc áo bào đen, thân hình vạm vỡ, mắt to mặt đen, râu ria xồm xoàm, trông rất oai mãnh. Người này chính là Tổng tuần sát Mạc Đồng.
Còn bốn người đi theo sau mặc áo bào gấm, người nào người nấy cũng đều oai mãnh vô cùng. Bốn người này chính là Tứ đại hộ pháp: Ngô Cương, Lý Lương, Xích Phong, Tần Vũ.
Năm người đi tới gần, Mạc Đồng dẫn Tứ đại hộ pháp cung kính vái lạy.
Trà Lôi xua tay cho miễn lễ và bảo rằng:
- Truyền lệnh xuống bảo các người mau tập họp ở trước đại sảnh ngaỵ Chỉ trừ những người có phận sự canh gác thì được miễn, mau thiết lập một Hình đường càng nhanh bao nhiêu, càng hay bấy nhiêu. Đầu canh một phải sửa soạn xong ngay mới được.
Nói tới đó, ông ta lại nói tiếp:
- Trước khi hành hình, nếu có ai xông pha vào trại cứ việc chém giết bất luận, nhớ riêng có Đổng cô nương là đặc biệt thôi. Vì với sức lực của Bát động chúng ta không làm sao ngăn cản nổi cô ta đâu, nên khi cô ta tới cứ để cho cô ta vào, có ngăn cản cũng vô ích thôi.
Mạc Đồng đưa mắt nhìn Vi Hiểu Lam, hai mắt nổ lửa nói:
- Thuộc hạ có một kiến nghị.
Trà Lôi đáp:
- Cứ nói.
Mạc Đồng trợn ngược đôi lông mày rậm lên, nói tiếp:
- Hạng người này mà dùng Hình đường để xét xử, theo thiển kiến của thuộc hạ chi bằng lôi y ngay ra ngoài đại sảnh, giết ngay tại chỗ, cho dù Đổng cô nương tới...
Trà Lôi xua tay đỡ lời:
- Bất cứ sao, trước kia Ngọc Diện Thần Long đã là một cái thế anh hào, kỳ nam tử của đương thời thì lão phu cũng phải xử trí y một cách quang minh chính đại mới được, để người ta khỏi dị nghị. Hơn nữa, lão phu cũng không muốn cho y chết một cách nhanh chóng như thế vội. Đây là, võ lâm đạo nghĩa và cũng là lệnh dụ.
Mạc Đồng thấy Trà Lôi đang bực mình không dám nói nhiều, vội vâng lời đi luôn.
Mạc Đồng đi khỏi, Trà Lôi bảo bốn người hộ pháp rằng:
- Trước khi hành hình, lão phu giao Hiểu Lam cho bốn người trông nom, nếu có gì sơ xuất thì bốn người phải chịu trách nhiệm lấy. Trước khi chưa hành hình chớ có giải huyệt cho y.
Bốn người hộ pháp cung kính vâng lời Trà Lôi liền đứng dậy đi ra ngoài sảnh ngay.
Chưa tới canh một. Tất cả hình cụ đã bầy sẵn ở trước đại sảnh, trên thềm đá có để một cái bàn dài, trên phủ một cái khăn màu đỏ như máu. Trên mặt bàn có để một cái lư hương, khói bốc nghi ngút. Hai bên lư hương có để mười tám thanh đao bén nhọn và bóng nhoáng, cạnh những thanh đao ấy có thắp hai cây nến to bằng bắp tay trẻ con, vì gió khá lớn nên hai ngọn nến ấy lúc sáng lúc luôn.
Dưới thềm đá đã đứng đầy người của Bát động, mấy người đứng phía đằng trước là Mạc Đồng với các Đường chủ của Tổng trại, phía sau họ là Trại chủ của các phân trại, sau các Trại chủ ấy mới tới bọn thuộc hạ của Bát động.
Tuy người đứng đông đảo như thế mà ai nấy im lặng, không khí rất là trang nghiêm.
Sở dĩ có sự trang nghiêm như vậy là do một chữ Hình mà nên, vì hễ động hình là thể nào không chết cũng chắc bị thương nặng, chứ có phải là trò chơi đâu, cho nên trong cái sự trang nghiêm ấy lại còn kèm theo một sự rùng rợn kinh hoảng nữa.
Bấy nhiêu năm nay, Mân Tây bát động chưa hề sử dụng đại hình như thế này bao giờ. Nói cho đúng, từ khi lão Động chủ Tư Đồ Phi Vân qua đời cho tới nay, chưa hề thiết lập Hình đường như thế này bao giờ. Ngay ngày nọ Tư Đồ Sương xử trí Tổng tuần sát Vũ Văn Đào cũng không hề thiết lập Hình đường như thế này, cũng chỉ ở trước mặt mọi người hạ sát ngay thôi.
Đêm nay Mân Tây bát động lại thiết lập Hình đường như thế đủ thấy việc này quan trọng như thế nào. Một lát sau Trà Lôi ở trong đại sảnh bước ra, Tổng tuần sát Mạc Đồng dẫn đệ tử của Bát động cung kính nghênh đón.
Trà Lôi xua tay cho các người miễn lễ rồi trầm giọng quát bảo:
- Đưa Vi Hiểu Lam vào đây.
Phần vì Hiểu Lam là người ngoài, phần thứ hai Hiểu Lam lại là một người rất có thân phận, lai lịch nên Trà Lôi không dám để cho Đường chủ của Chấp pháp Hình đường trụ trì mà phải đích thân ra tay xử xét.
Trong đại sảnh đã có Tứ đại hộ pháp vâng lời bước ra. Hai tên sau xách hai tay của Hiểu Lam lôi ra trước hương án.
Thấy bốn tên hộ pháp đã xách Hiểu Lam ra, các người của Bát động đứng ở trước thềm đá đã xôn xao tức thì.
Mấy trăm đôi mắt phẫn nộ đều tập trung vào Hiểu Lam, ai nấy đều muốn nuốt sống Hiểu Lam mới hả dạ.
Trà Lôi đưa mắt liếc nhìn mọi người một vòng, ai nấy đều im lặng ngaỵ Thấy mọi người đã im lặng cả, ông ta liền đưa mắt nhìn vào trước hương án mà trầm giọng quát bảo tiếp:
- Giải huyệt cho y.
Ngô Cương vâng lời, bước ra vỗ mạnh vào Hiểu Lam để giải huyệt cho y, chỉ trong nháy mắt Hiểu Lam đã từ từ lai tỉnh.
Hiểu Lam vừa mở mắt ra nhìn, thấy tình cảnh ở trước mắt như vậy đã giật mình đánh thót một cái, mặt liền biến sắc, nhưng chỉ thoáng cái thôi lại bình tĩnh như thường. Chàng trố mắt lên nhìn Trà Lôi lẳng lặng không nói năng gì hết.
Trà Lôi giận dữ quát hỏi:
- Vi Hiểu Lam, hành vi của ngươi thực là văn sĩ quá mức tưởng tượng, vậy bây giờ người còn lời lẽ gì để biện bạch nữa không.
Hiểu Lam làm như không nghe thấy gì cả, mà cũng không trả lời. Lẽ vì chàng đã cắn lưỡi không thành, tuy vết thương đã lành bảy tám phần nhưng suốt đời thành kẻ tàn phế, nên chàng có nói năng làm sao được, mà dù không tàn phế chàng cũng không nói nửa lời!
Tuy Trà Lôi không phải như Tư Đồ Sương, nhưng xưa nay ông ta vẫn coi Tư Đồ Sương như con gái của mình, vì thế Vi Hiểu Lam nhận thấy cái chết ở trong tay Trà Lôi cũng như chết ở trong tay Tư Đồ Sương vậy, cho nên chàng mới không trả lời.
Trà Lôi càng tức giận thêm, vỗ mạnh xuống hương án quát bảo tiếp:
- Vi Hiểu Lam, có phải ngươi điếc phải không? Ở trước mặt họ Trà này tốt hơn hết ngươi đừng có bướng bỉnh như vậy, bằng không ngươi chỉ đau khổ thêm mà thôi.
Biết điều thì mau trả lời nhưng câu hỏi của lão phu.
Nhưng Hiểu Lam vẫn cứ đứng yên như thường. Trà Lôi càng tức giận thêm, vỗ bàn nói:
- Vả mồm y cho lão phu.
Ngô Cương nhanh tay tát Hiểu Lam một cái thực mạnh, kêu đánh bốp một tiếng.
Hiểu Lam cứ đứng yên không tránh né, để mặt cho Ngô Cương tát vào má bên phải. Vừa bị tát xong, mặt chàng liền sưng húp liền taỵ Mọi người thấy thế đều ngẩn người ra, nhất là Trà Lôi, y không ngờ Hiểu Lam lại không phản kháng, mà cả tránh né cũng không nốt, như vậy y không ngạc nhiên sao được.
Một lát sau Trà Lôi cười khẩy một tiếng và nói tiếp:
- Vạn ác dâm làm đầu, ngươi là một tên mặt người dạ thú, đê hèn dâm ác khiến ai nghe thấy chuyện của ngươi đã cũng không sao nhịn được. lão phu đoán chắc ngươi cũng không có chuyện gì nói thêm nữa. Mau chuẩn bị hành hình.
Trà Lôi nói xong, bốn vị hộ pháp cùng ra tay cởi áo Hiểu Lam. Chàng chỉ rung hai cánh tay một cái, bốn vị hộ pháp cùng bị đẩy lui mấy bước. Tuy bị giam giữ nhưng công lực của chàng vẫn còn.
Tứ đại hộ pháp hổ thẹn đến mặt tái mét, đang định ra tay đối phó, Hiểu Lam đã đưa hai tay về phía sau, nhắm mắt lại. Chàng tỏ vẻ muốn giết thì giết, chứ không thể làm nhục ta được. Đại anh hùng đại hào kiệt có khi nào chịu để cho người ta trói như thế.
Trà Lôi cười khẩy một tiếng, phẩy tay ra hiệu, rồi y cầm một con dao nhọn tiến tới trước mặt Hiểu Lam. Hiểu Lam quay tay về phía sau, nhắm mắt không cử động gì hết.
Trà Lôi cười khẩy một tiếng nói tiếp:
- Vi Hiểu Lam! Ta không để cho ngươi chết một cách dễ chịu như thế này đâu.
Hiểu Lam không mở mắt ra nhưng thớ thịt ở trên mặt hơi rung động.
Trà Lôi với vẻ mặt lạnh lùng, tay cầm con dao nhọn đưa tới trước ngực của Hiểu Lam, y chỉ đâm một nhát ở chỗ yếu hiểm đó là Hiểu Lam sẽ bị chết ngay.
Hiểu Lam vẫn cứ đứng yên như thường, không cử động chút nào.
Đao của Trà Lôi đâm tới lưng chừng bỗng xoay ngang một cái rồi đâm vào tay trái của Hiểu Lam. Nghe xoạt một tiếng, máu tươi phọt ra ngay.
Vi Hiểu Lam quả thật không hổ thẹn là một kỳ nam tử, anh hùng cái thế, chàng không coi vết thương đó vào đâu cả và cũng không thấy chàng cau mày chút nào.
Đệ tử của Bát động thấy thế đều phải kính phục chàng ta.
Trà Lôi quay người cầm lưỡi dao thứ hai lên, lạnh lùng nói tiếp:
- Vi Hiểu Lam! Con dao này sẽ đâm vào cánh tay phải của ngươi. Ta thử xem ngươi chịu đựng được đến bao giờ.
Nói xong y lại giơ dao định đâm thì trên không bỗng có tiếng quát tháo vọng tới:
- Xin cụ hãy ngừng tay.
Tiếng nói vừa dứt thì đã có một cái bóng trắng mảnh khảnh phi ngay xuống trước hương án. Bóng trắng vừa ngừng hoạt động, mọi người đã thấy Đổng Phi Quỳnh đứng sừng sững ở trước hương án, cung kính vái chào và nói:
- Cụ vẫn mạnh giỏi đấy chứ?
Nàng cũng bắt chước Tư Đồ Sương gọi Trà Lôi là cụ như vậy. Trà Lôi không dám, vội thâu dao đáp lễ và đổi sắc mặt đáp:
- Cảm ơn cô nương, lão vẫn được mạnh giỏi như thường.
Phi Quỳnh đưa mắt nhìn Hiểu Lam cau mày lại, đang định lên tiếng nói thì Trà Lôi đã quát bảo Mạc Đồng rằng:
- Xin mời Đổng cô nương vào trong sảnh ngồi, Mạc Đồng Tổng tuần sát dẫn đường.
Mạc Đồng vâng lời đi trước, Trà Lôi lại nói tiếp:
- Xin mời Đổng cô nương vào trong sảnh ngồi chơi để Trà Lôi mỗ giải quyết việc tư quan trọng trong bổn động rồi sẽ xin vào tiếp chuyện cô nương sau.
Y nói việc tư của bổn động rất khôn khéo, nhưng qua sao nổi mắt của Phi Quỳnh, người có trí tuệ siêu nhân như thế, nên nàng đã tủm tỉm cười và đỡ lời:
- Thưa cụ, tiểu bối với Sương muội thân như chị em ruột, như vậy đâu có phải là người ngoài, xin cụ cứ yên tâm. Việc này tiểu bối không có quyền can thiệp tới và cũng không bao giờ can thiệp...
Trà Lôi ngẩn người ra vội đỡ lời:
- Nếu vậy Trà Lôi xin đa tạ cô nương.
- Cụ hãy khoan đã, lời nói của tiểu bối đã hết đâu?
Phi Quỳnh vội đỡ lời nói như thế và tủm tỉm cười nói tiếp:
- Tiểu bối muốn được biết Vi trang chủ phạm tội gì mà khiến cụ phải thiết lập Hình đường, đích thân hành hình bằng mười tám lưỡi dao nhọn như thế?
Trà Lôi cau mày lại đáp:
- Có lẽ cô nương còn biết rõ chuyện hơn Trà Lôi này.
Phi Quỳnh vừa cười vừa hỏi tiếp:
- Thế ra của cũng công nhận là tiểu bối biết rõ chuyện hơn cụ đấy à?
Nàng khéo léo thực, hỏi lại một câu như vậy khiến Trà Lôi không sao trả lời được.
nàng lại nói tiếp:
- Sự thực tiểu bối biết rõ hơn cụ, thậm chí còn rõ hơn cả Sương muội. Nhưng những việc mà tiểu bối biết khác hẵn những việc mà cụ biết.
Trà Lôi ngẩn người ra hỏi lại:
- Cô nương nói gì Trà Lôi tôi không hiểu?
Phi Quỳnh tủm tỉm cười nói tiếp:
- Theo chỗ tiểu bối biết thì Vi trang chủ cũng bị người ta ám hại, chả hay cụ có tin không?
Trà Lôi vội đáp:
- Cô nương nói như thế là có nghĩa lý gì?
Phi Quỳnh nói tiếp:
- Cụ có nghe ai nói thứ thuốc rất dâm ác tên là Thiệt Cốt Tiêu Hồn Tiêu Dao Hoàn không?
Trà Lôi giật mình đến thót một cái, vội hỏi lại:
- Trà Lôi này có biết thứ thuốc đó, chả lẽ...
Phi Quỳnh vỗi đỡ lời:
- Sương muội, Vi trang chủ hai người đều trúng phải thứ thuốc dâm độc ấy, bổn tính bị mê man, mất hết linh trí. Như vậy cụ có còn trách Vi trang chủ nữa không?
Trà Lôi mặt biến sắc luôn luôn mà đứng yên không nói năng gì. Phi Quỳnh thấy thế lại nói tiếp:
- Ngày đó Đỗ tướng công vì ngăn cản Vi trang chủ lên núi Võ Đang nên điểm vào yếu huyệt mê của Vi trang chủ và dấu Vi trang chủ sau một tảng đá. Không may Sương muội vừa đi qua đó, thì lúc ấy không hiểu sao hai người đều ngửi phải thứ thuốc dâm độc kia...
Nói tới đó, nàng lại đổi giọng tiếp:
- Thuốc ấy là của Tuyết Sơn nhị lão rải ra, mà Tuyết Sơn nhị lão lại bị mấy tên Long Phan lệnh chủ giả hiệu súi bậy. Dâm dược ấy của mấy tên nọ chế thành cho nên hung thủ chính là mấy tên Long Phan lệnh chủ giả hiệu chết dẫm kia. Còn Sương muội và Vi trang chủ chỉ là người bị hại...
tiếp theo đó nàng lại kể chuyện Hiểu Lam giết Tuyết Sơn nhị lão như thế nào rồi lại đến tận nơi xin lỗi Tư Đồ Sương, sau cùng lại còn cắn lưỡi tự tử... cho Trà Lôi hay.
Sau cùng nàng còn nói tiếp:
- Cụ thử nghĩ xem, Sương muội là người khó tính như thế nào mà còn khoan thứ cho Vi trang chủ được, sao cụ lại không bắt chước Sương muội? Nếu việc này lầm lỗi ở như Vi trang chủ thì đừng nói Sương muội, mà ngay chính tiểu bối đây cũng đã ra tay giết chết Trang chủ rồi, khi nào lại còn để chàng tới ngày nay cho cụ phải hành hình như thế nữa?
Trà Lôi hai mắt đỏ ngầu, mặt tái mét, nhưng vẫn không nói nửa lời. Phi Quỳnh lại hỏi tiếp:
- Chả lẽ cụ lại không tin lời nói của tiểu bối hay sao?
Trà Lôi bỗng trả lời rằng:
- Trà Lôi tôi không dám! Lời nói của Đổng cô nương có khi nào tôi lại hồ nghi.
Bây giờ tôi mới biết Vi Hiểu Lam cũng bị hại...
Phi Quỳnh nghe ông ta nói như vậy mới yên tâm, nhưng lại nghe thấy Trà Lôi nói tiếp:
- Nhưng Tư Đồ cô nương, hòn ngọc bị hoen ố như thế là do ai gây nên, tất nhiên là Vi Hiểu Lam phải chịu trách nhiệm vào đó chứ?
Phi Quỳnh vội đỡ lời:
- Việc này thì phải kiếm mấy tên hung thủ chính, tức là mấy tên Long Phan lệnh chủ giả hiệu chết đâm kia trả thù mới đúng.
Trà Lôi trợn to đôi mắt lên nói:
- Tất nhiên là lão phu thể nào cũng phải đi kiếm chúng và thề phải giết được chúng mới thôi.
Phi Quỳnh vội hỏi:
- Thế còn...
Trà Lôi bỗng trầm giọng đỡ lời:
- Vi Hiểu Lam là người trực tiếp phá hỏng cuộc đời của Sương nhi, lão phu không chịu để yên cho y.
Phi Quỳnh tủm tỉm cười và đỡ lời tiếp:
- Tiểu bối đã nói cả Vi trang chủ cũng là người bị hại, như vậy sao cụ còn đang tâm giết hại Vi trang chủ nữa.
Trà Lôi lạnh lùng hỏi lại:
- Thế ai thường tấm thân trinh bạch cho Sương nhi?
Phi Quỳnh đáp:
- Nhưng việc này không thể trách Vi trang chủ được.
Trà Lôi không trả lời được nhưng lại nói tiếp:
- Bất cứ sao lão già gù này nhất định không tha cho Vi Hiểu Lam.
Phi Quỳnh xếch ngược đôi lông mày liễu lên, vừa cười vừa hỏi tiếp:
- Cụ anh hùng và hiệp nghĩa nửa đời người rồi mà sao vẫn còn nóng tính, không phân biệt thị phi phải trái như thế? Nếu ai ai cũng như cụ cả thử hỏi thiên hạ võ lâm sẽ ra sao?
Trà Lôi vội ngắt lời:
- Lão già gù này không cần ai khen mình là anh hùng hiệp nghĩa cả.
Phi Quỳnh tủm tỉm cười nói tiếp:
- Tuy Vi trang chủ đã tàn phế nhưng công lực vẫn còn, cụ có biết Vi trang chủ không phản kháng mà cứ để yên cho cụ đâm từng nhát dao một như thế không?
Trà Lôi đáp:
- Vì y tự biết đã có tội.