Sometimes your joy is the source of your smile, but sometimes your smile can be the source of your joy.

Thich Nhat Hanh

 
 
 
 
 
Tác giả: Jennifer Donnelly
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Nguyen Thanh Binh
Upload bìa: Sakitabi
Số chương: 81
Phí download: 8 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1025 / 8
Cập nhật: 2016-03-20 21:01:46 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Phần Kết
ùa đông, một năm sau Tôi ở trong phòng bệnh viện.
Ngồi trên một giường bệnh. Chơi nhạc. Có một cô bé ngồi ở góc phòng. Nó ngồi trên sàn lưng xoay lại với tôi. Đung đưa. Tôi đã chơi cho cô nghe gần hai tiếng rồi nhưng cô không phản ứng gì. Cô chỉ đung đưa mãi. Khăn trùm đầu của cô dịch ra một chút và tôi thấy được các vết sẹo trên cổ.
Những vết sẹo đó kéo dài mãi xuống tận lưng. Nhân viên công tác xã hội của cô bé bảo với tôi vậy. Cô bé này là dân Hồi giáo. Mười ba tuổi. Cô bị tấn công trong một công viên cạnh nhà. Cô bị đánh đập và cưỡng hiếp. Chuyện đó cách đây hai tháng. Kể từ đó cô không nói năng gì.
Hay ăn uống. Hay làm gì cả ngoại trừ việc đung đưa người. Tối thứ Năm nào tôi cũng đến vì nhân viên công tác xã hội của cô bảo rằng cô thích âm nhạc. “Chơi bài nào nhẹ nhàng ấy,” cô ấy khuyên. Đã gần đến giờ tôi phải về rồi mà lại một lần nữa, tôi chả tiến được tới đâu.
Tôi thôi chơi. Nhưng cô không thôi đung đưa. Đột nhiên tôi nảy ra một ý tưởng. Chơi các bài nhẹ nhàng đủ rồi. Tôi sẽ thử bài gì khác. “Shine On You Crazy Diamond.” Khi tôi chơi, tôi nghe thấy nó – nỗi buồn trong bốn nốt nhạc – và cả cô bé cũng nghe thấy nữa, tôi nghĩ vậy, bởi cô thôi đung đưa.
Cô quay đầu lại, rồi cả người. Và tôi nhìn thấy đôi mắt to buồn bã sợ hãi của cô. Tôi tiếp tục chơi. Chơi mãi. Tôi ước giá gì cây đàn guitar điện của mình có ở đây. Và David Gilmour nữa. Nhưng tôi không có. Vì thế tôi làm việc mình có thể. Tôi chơi xong bài đó. Những nốt cuối cùng ngân lên rồi tan đi.
Chúng tôi ngồi đó thêm vài phút và rồi tôi hỏi cô có thích tôi lại đến vào tuần sau không. Cô gật đầu. Và tất cả những gì tôi có thể làm là không nhảy tưng tưng trên giường. Tôi tạm biệt cô bé, lấy đồ, và ra khỏi bệnh viện, cảm giác như mình là tỉ phú một triệu đô. Bên ngoài trời tối.
Và lạnh. Tôi bị muộn rồi. Tôi đã nán lại lâu hơn mức dự định. Không có thời gian về nhà tắm rửa. Mà tôi đói. Thực ra là đói cồn cào. Tôi hy vọng tối nay quán Rémy có món hầm. Tôi quàng thùng guitar qua vai, nhảy lên xe máy, và khởi động máy. Tôi ra khỏi chỗ đỗ xe và hòa vào dòng xe cộ tiến về trung tâm Paris.
Tôi đi qua Điện Invalides và tôi phải đi tới tận ngục Bastille. Giao thông tệ quá. Tôi bị một cái xe tải vượt mặt, rồi suýt tí thì bị một cái limo làm cho dẹp lép. Chiếc xe máy này là quà tốt nghiệp của bố mẹ tôi. Cha tôi vẫn ở Cambridge. Giờ ông đã có một đứa con trai mới – Leroy.
Ông dành rất nhiều thời gian cho đứa bé. Nhiều hơn ông từng dành cho tôi và Truman. Tôi đoán lẽ ra mình nên chua xót vì chuyện đó nhưng không. Ông như kiểu mờ tan đi với tôi vậy. Như những nốt cuối của một bài hát. Thật buồn, nhưng không sao cả. Thật khó để chúng tôi có thể bên nhau.
Lúc nào cũng thế rồi. Những ngày này ông rất bận rộn, vẽ bản đồ gene của đứa bé. Có lẽ nó sẽ giúp ông hiểu điều gì đã khiến cơ thể đứa bé này hoạt động. Ông không bao giờ hiểu được tôi. “DNA cho chúng ta biết tất cả bí mật cuộc đời,” ông thường nói. Trừ một việc – sống như thế nào.
Tôi rẽ vào Pont Neuf, một cái taxi bấm còi, rồi qua bên kia sông. Sông Seine tối nay rất đẹp, những ngọn đèn đường sáng lấp lánh trên dòng nước đen. Mẹ tôi đã chuyển về Paris. Bà bán căn nhà ở Brooklyn và hầu hết mọi thứ khác trong nhà đi sau khi bà tự xuất viện vào tháng Giêng vừa rồi.
Sau khi cuối cùng vẽ lên mọi xăng ti mét vuông trên bức tường phòng bệnh của bà. Bác sĩ Becker giúp bà, nhưng không phải theo cách mà ông định. Một hôm tôi nhận được điện thoại. “Con đến đón mẹ được không Andi?” bà nói. “Nếu bây giờ mà không rời khỏi nơi này thì mẹ sẽ chẳng bao giờ đi được.” Bà đổ hết đống thuốc ra khỏi cửa xe trên đường về nhà.
Tôi cũng đổ chỗ thuốc của tôi. Nhiều tuần trước. Rồi bà hỏi bà nghe nhạc được không. Tôi cho bà nghe thứ duy nhất mà tôi có trong xe – một đĩa mới Plaster Castle, một đĩa nhạc không có quá nhiều hiệu ứng. Một đĩa nhạc không phải là mớ hỗn độn ồn ào. Khi chúng tôi về tới nhà, bà vòng tay ôm lấy tôi, khóc và bảo bà xin lỗi vì đã quá điên rồ.
Bà bảo tôi là trụ đỡ của bà lâu nay, tôi có biết điều đó không. Giờ thì chúng tôi ở trong một căn hộ, bà và tôi, hai phòng ngủ ở Belleville. Bà đã khá hơn. Có những ngày tồi tệ nhưng những thanh sắt vẫn vững vàng. Bà vẽ lại – vẫn tranh tĩnh vật, không vẽ thêm bức chân dung nào.
Thỉnh thoảng những bức tranh mới có những thứ dẫn chiếu tới Truman, chẳng hạn con dao nhíp từng là của em, hay một cái lông em từng tìm thấy, hay chiếc chìa khóa của em – tôi thường đeo nó ở cổ. Giờ tôi không còn đeo nữa. Tôi cho nó vào trong một cái hộp và đặt trên bệ lò sưởi và thỉnh thoảng lấy ra nhìn.
Giờ đây Truman là một phần của bức tranh, không phải là toàn bộ bức tranh nữa. Có chỗ cho những thứ khác trong đời mẹ tôi. Có chỗ cho tôi. Như thế thật hay. Bởi vì giờ tôi cần bà. Tôi thực sự rất bận. Tôi tốt nghiệp trường St. Anselm – trước sự ngạc nhiên của tất cả mọi người.
Nhờ vào luận văn của tôi. Không phải là nhờ vào giả thuyết của tôi – cái về DNA âm nhạc ấy – mà nhờ phần kết luận, tôi đã nói rằng nhà soạn nhạc Amadé Malherbeau thực ra là Charles-Antoine, Bá tước de’Auvergne, và rằng cách sử dụng những hợp âm thứ và nghịch âm mang tính chất mới mẻ của ông xuất hiện bởi nỗi đau đớn mà ông chịu đựng trước cái chết của cha mẹ, cựu Bá tước và Nữ bá tước d’Auverge, do những người làm cách mạng gây ra, quá lớn.
Tôi cũng đề xuất tên của ông cho vở Converto giọng La thứ – Bản Concerto Pháo hoa – được gợi cảm hứng từ những hành động vị tha của một thiếu nữ tên là Alexandrine Paradis, người đốt pháo hoa ở Paris vào những ngày cuối cùng của Cách mạng, và người để lại một cuốn nhật ký.
Tôi không thể nào nói được lý do là nhờ tôi cho ông ấy nghe Zeppelin trên iPod của tôi. Luận văn của tôi, cuốn nhật ký của Alex – cả hai đều gây được tiếng vang lớn. Thậm chí trước khi tôi nộp luận văn, tôi được Le Monde, Die Zeit, Guardian phỏng vấn về nó, và rất nhiều tờ báo tầm cỡ thế giới khác.
New York Times viết một bài với dòng tiêu đề: Thám tử tuổi teen giải quyết bí ẩn âm nhạc Malherbeau. Bài báo hay nhưng dòng tiêu đề nghe kinh quá. Ý tôi là, Vijay vẫn còn gọi tôi là Nacy Douche. Chuyện diễn ra thế này. Khi Virgil đưa tôi về tới nhà lúc sáng mờ đất, sau một chuyến ghé thăm phòng cấp cứu ở Paris, tôi bảo với bố tôi, bác G và cô Lili, tất cả đều hơi phát hoảng, rằng tôi vấp ngã cạnh tháp Eiffel.
Ngày hôm sau, sau khi tôi ngủ và hồi phục một chút, tôi đưa cho bác G cuốn nhật ký. Tôi chỉ cho bác xem cái khoang bí mật trong thùng đàn, và bức tiểu họa về hoàng thái tử Louis-Charles. Và tôi kể cho bác nghe về những bông hồng trong chân dung của Amadé Malherbeau, và việc chúng tương đồng với bông hồng trên huy hiệu vùng Auvergne thế nào.
Tôi nói với ông tôi nghĩ Amadé Malherbeau có thể là Charles-Antoine d’Auvergne. Dĩ nhiên là bác G choáng váng toàn tập. Bác đọc cuốn nhật ký ngay lập tức. Bác đến nhà cũ của Amadé để nhìn bức chân dung. Bác chụp rất nhiều ảnh rồi so sánh chúng với chiếc huy hiệu. Vài ngày sau, tôi thấy mình đi Auverge với bác, và gõ cửa lâu đài cổ.
Chúng tôi tự giới thiệu với một bà già ra mở cửa và bác G giải thích rằng chúng tôi đang cố thiết lập mối quan hệ giữa ngài Bá tước d’Auvergne cuối cùng với nhà soạn nhạc Amadé Malherbeau và tự hỏi trong lâu đài có còn bất cứ tài sản cá nhân nào của vị bá tước và nữ bá tước quá cố không.
Người phụ nữ đó, bà Giscard, mời chúng tôi vào. Bà bảo với chúng tôi rằng một vị tổ tiên của bà đã mua lâu đài vào năm 1814 từ một viên chức Jacobin, ông này đã có được nó trong thời Cách mạng. Bà bảo rằng hệ thống sưởi và ống nước đã được lắp vào cuối thế kỷ mười chín nhưng ngoài ra chẳng thay đổi gì nhiều lắm.
Rồi bà đưa chúng tôi vào trong sảnh lớn và cho chúng tôi xem vài bức chân dung đã được treo ở đó từ rất lâu rồi. Ngay lập tức bác G nhận ra vài người trong các bức tranh, chẳng hạn như vua Louis XIV và Napoleon Bonaparte. Trong khi bác G xem tranh ở một bên sảnh, tôi nhìn phía bên kia. Tôi thấy rất nhiều khuôn mặt và nơi chốn mà tôi không biết, và rồi, ở phía bên phải một lò sưởi cực lớn, tôi nhận ra một khuôn mặt mà tôi biết – Amadé.
Anh đang ngồi trên một chiếc ghế, chơi guitar. Cạnh anh, ngồi viết ở bàn, là đúng người phụ nữ mà tôi thấy được vẽ trong bức tiểu họa – mẹ anh. Phía sau họ, đứng cạnh một cửa sổ trông ra những cánh đồng và ngọn đồi xinh đẹp, là cha anh, Bá tước d’Auvergne. Ông đang cầm một bông hồng đỏ.
Thật vui khi lại được nhìn thấy anh. Được sự cho phép của bà Giscard, bác G gọi một sử gia hội họa từ Louvre tới. Ông này nghiên cứu cả hai bức chân dung – bức ở lâu đài và bức ở nhà Bois de Boulogne của Amadé – và tuyên bố theo ý kiến của ông, các bức tranh cùng vẽ ba con người.
Bà Giscard cũng cho phép bác G sục sạo trên gác mái. Ông tìm thấy giấy tờ từng thuộc về Bá tước d’Auvergne – bao gồm sổ sách kế toán với các khoản trả cho rất nhiều chuyên gia âm nhạc khác nhau cho con trai mình, một hóa đơn cho bức chân dung treo trong lâu đài, và những sáng tác đầu đời của chàng Charles-Antoine trẻ tuổi – một vài tác phẩm trong số đó giống đến kinh ngạc những tác phẩm đầu đời của Amadé Malherbeau.
Các chuyên gia âm nhạc từ Yale, Oxford, và Bonn đến hội bàn với bác G, đọc nhật ký, và kiểm tra những tài liệu ở Auverge. Bác G sẽ trưng bày nhật ký của Alex trong triển lãm về hoàng thái tử Louis-Charles trong bảo tàng của ông. Tôi rất vui. Cô đã muốn cả thế giới biết chuyện gì xảy ra.
Giờ thì nó sẽ được biết. Cuối cùng tôi không giành được hợp đồng làm phim như Bender, nhưng tôi được điểm A cộng. Đích thân cô Beezie đọc luận văn của tôi. Cô bảo rằng nó xuất sắc và rằng phần tìm ảnh hưởng của Malherbeau lên các nhạc sỹ hiện đại rất thú vị. Cô đặc biệt thích phần biểu diễn sự tương đồng song song giữa bản Concerto giọng La thứ và “Stairway to Heaven” của tôi.
Cô bảo rằng Amadé Malherbeau hiển hiện thật sống động trong luận văn của tôi, như thể tôi biết ông vậy. Đúng thế, tôi có biết ông. Tôi bỏ qua lễ tốt nghiệp, và tôi hơi tiếc. Tôi nghe bảo có cảnh lố bịch lắm. Nick xỉn tới mức cậu ta ngã trên sân khấu. Chuyện đó làm tổng thống Mỹ hơi bị sốc, ông có mặt ở đó bởi vì ông tình cờ đến Brooklyn để gây quỹ ngày hôm đó và ông muốn gặp Vijay.
Bà Gupta gửi cho ông một bản luận văn của Vijay. Ông rất thích nó. Ông muốn V thực tập ở Nhà Trắng trong kỳ nghỉ hè khi đi học ở Harvard. Lindsay Lohan cũng có mặt ở đó. Arden hẹn hò với cô ta. Tôi nhận bằng từ thầy Nathan. Thầy ghé qua nhà đưa cho tôi. Chúng tôi chơi Bach cùng nhau nhiều giờ liền.
Thầy đưa cho tôi Hauser của thầy. Tôi bảo thấy tôi không xứng đáng được nhận một cây guitar như vậy. Thầy nói, “Không, giờ thì chưa, nhưng tương lai thì có.” Tôi nộp đơn vào Nhạc viện Paris và được nhận. Tôi được học một giáo viên cực giỏi có bằng âm nhạc đương đại và cổ điển, và trong những thời gian rảnh không học trên lớp, tôi tham gia tình nguyện với một nhóm những người chữa bệnh bằng âm nhạc – những người giúp những đứa trẻ bị sang chấn diễn đạt bằng âm thanh điều mà chúng không diễn đạt được bằng lời.
Giờ thì cuối cùng tôi rẽ sang Rue Oberkamf rồi, và đỗ lại cạnh vỉa hè bên ngoài quán Rémy. Tôi tắt máy, cởi mũ bảo hiểm, và vào trong. Căn phòng ấm áp, đầy khói và người. Chúng tôi cực đông khách. Cứ vào thứ Tư và Chủ nhật. Tôi len qua đám đông, nhìn các khuôn mặt, tìm một người.
Và rồi tôi thấy cậu. Một cậu trai cao và gầy. Cậu đã vỗ lên cái đầu hói của Rémy và cười. Virgil. Tim tôi đập rộn lên khi nhìn thấy cậu. Nghe thật rẻ tiền, nhưng đúng là vậy. Chúng tôi bám rịt lấy nhau kể từ hồi tôi chuyển đến Paris. Ngày hôm sau chúng tôi đi chơi, Virgil và tôi – sau ngày chúng tôi ra khỏi hầm mộ.
Tôi đưa nhật ký của Alex cho cậu xem và cậu đọc một ít. Cậu hiểu mối liên hệ mà tôi cảm thấy với cô, mối liên hệ mà tôi vẫn còn cảm thấy, nhưng cậu không tin chuyện tôi quay về thế kỷ mười tám. Ý tôi là, cậu không nghĩ tôi thực sự đã trải qua nếp gấp thời gian. Và tôi không thể trách cậu được.
Bởi tôi cũng chả còn tin chắc nữa. “Nhưng mà cảm giác thật lắm,” tôi bảo cậu. Chúng tôi ngồi trong xe cậu, bị kẹt đường gần Carrefour l’Odéon, trên đường tới một quán cà phê để nghe bạn của cậu chơi. Tôi bị khâu mười mũi trên trán và thêm vài mũi nữa dưới lồng ngực. “Paris thế kỷ mười tám, hầm mộ, Amadé – tất cả có cảm giác rất thật.
Thậm chí chỉ là nó tồn tại trong đầu tớ chăng nữa. Nhưng nghe thật điên, nhỉ? Nghĩ tới chuyện tớ thực sự về quay thời Cách mạng. Quay về một chuyện đã kết thúc hai thế kỷ trước ấy?” Cậu không trả lời tôi ngay. Cậu nhìn qua tôi, nhìn lên thứ gì đó bên ngoài cửa sổ xe. Tôi nhìn theo ánh mắt cậu và thấy thứ đó – một bức tượng sừng sững của Danton.
“Tớ không biết, Andi ạ,” cuối cùng cậu nói. “Theo một cách nó chưa bao giờ kết thúc. Theo một cách tất cả chúng vẫn còn ở đây. Những bóng ma không ngủ yên nhìn qua vai chúng ta. Chúng muốn những thứ khả thể tốt đẹp nhất, một vài trong số đó – tự do, bình đẳng, và bác ái cho tất cả.
Nó là một giấc mơ đẹp. Tệ làm sao khi họ không thành công. Tệ làm sao khi chúng ta không thành công.” Lúc đó bọn tôi nghe một dàn còi inh ỏi. Những chiếc xe phía trước đã bắt đầu đi. Virgil chuyển sang số một. “Cuộc đời là về cách mạng, chả phải ư?” cậu nói. “Thứ ở bên trong, ý tớ là vậy.
Ta không thể thay đổi lịch sử. Ta không thể thay đổi thế giới. Tất cả những gì chúng ta có thể thay đổi là chính bản thân mình. Giờ đây tôi nhìn cậu, đang đùa với Rémy. Tôi thích làm như thế, nhìn cậu trước khi cậu thấy tôi đang nhìn cậu. Cậu mặc đồ như mọi khi – quần jean và áo phông có mũ trùm đầu.
Tay áo được xắn lên. Tôi có thể thấy một cái băng dán lòi ra từ dưới một cánh tay. Một tuần trước ở khu cậu sống có ẩu đả. Cậu đang trên đường về nhà sau ca làm việc. Có một nhóm đánh nhau trên phố bên ngoài tòa nhà cậu ở. Cậu cố can ngăn và bị đâm. Kẻ tấn công nhằm vào tim cậu.
Virgil dùng tay đỡ. Chỉ vừa đủ. Nhưng chỉ vừa đủ là đủ rồi. Rồi cậu quay lại, nhìn tôi, cả khuôn mặt cậu nở thành một nụ cười. Vì tôi. Và trái tim tôi cảm thấy tràn đầy đến nỗi nó đau đớn. Tràn đẩy tình yêu cho chàng trai mà tôi đã tìm thấy. Cho đứa em trai tôi đã mất.
Cho người mẹ đã quay lại. Và cho người cha không quay về. Tràn đầy tình yêu cho một cô gái tôi không bao giờ biết và sẽ luôn luôn nhớ đến. Một cô gái đã cho tôi chiếc chìa khóa. Nó tiếp diễn, cái thế giới này, ngu xuẩn và bạo tàn. Nhưng tôi thì không. Tôi thì không.
Trái Tim Hoàng Gia Trái Tim Hoàng Gia - Jennifer Donnelly Trái Tim Hoàng Gia