Reading - the best state yet to keep absolute loneliness at bay.

William Styron

 
 
 
 
 
Tác giả: Dang Chi Binh
Thể loại: Tùy Bút
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 214
Phí download: 13 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 4611 / 119
Cập nhật: 2023-03-29 02:21:49 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 81: “Bản Án” Việt Cộng Dành Cho Đặng Chí Bình!
ôm nay đã 29 tháng 12 rồi. Ngày mai là ngày tôi sẽ phải ra trước vành móng ngựa.
Dù trong thâm tâm, tôi đã hiểu là dưới chế độ Việt Cộng, vấn đề xử, hay không xử, cũng chỉ có tính cách ý niệm thôi; và tuy rằng lúc này tôi nhìn về Cộng Sản còn nhiều mặt chưa hiểu, hoặc cũng chỉ hiểu một cách phiến diện, mức độ; tôi cũng thấy rằng có án, hay không có án, án nặng hay án nhẹ, chưa phải là khâu quyết định. Nhất là với loại tội của tôi và trong hoàn cảnh đất nước hai miền như thế này. Chính vì lý do đó, ngày ra tòa đến nơi, tôi cũng không thấy nhiều băn khoăn, bận tâm.
Về chiều, lúc gần hết giờ, bác Khánh ở ngoài sân vào, bảo tôi ra gặp cán bộ Kế. Khi tôi đã ngồi vào chiếc ghế trước bàn y, mặt y trang nghiêm nhìn tôi một lúc, rồi nói:
- Bây giờ, cho anh rửa ráy, tắm gội sạch sẽ. Sáng mai dậy sớm, quần áo gọn gàng. Ngay từ 7 giờ rưỡi, sẽ có cán bộ vào dẫn anh ra tòa ngày mai.
Thực ra, từ ngày tôi chuyển từ xà lim ra buồng này, do tên Kế phụ trách, tôi cũng không ưa hắn lắm. Rất ít khi tôi ra bàn ngồi nói chuyện với hắn. Trong khi đó, thỉnh thoảng hắn vẫn gọi bác Khánh, hay Thọ “Lột” là trật tự ra nói chuyện. Vì vậy, thấy hắn nói như thế, tôi đứng lên ngay và nói xin đi ra rửa mặt.
Đúng như tên Kế nói, sáng hôm sau, mới 7 giờ rưỡi, chưa tới giờ làm việc, tên Bằng đã vào mở khóa gọi tôi ra. Sau khi đã khóa buồng lại, y hỏi tôi ra vẻ quen thuộc nhưng vẫn lạnh lùng:
- Từ ngày ra trại chung, anh có khỏe không?
Tôi cũng khô khan:
- Cảm ơn ông, khỏe!
Ra tới phòng trực, tôi thấy có hai tên cảnh sát mặc đồng phục lạ hoắc. Chắc hai tên này ở bên tòa cử sang nhận lãnh tôi. Sau khi đã ký vào sổ, một tên quay lại tôi, vừa móc trong túi rết ra chiếc còng số 8, vừa gằn giọng:
- Theo thủ tục, anh đưa tay, tôi khóa lại!
Thấy thái độ của chúng khô khan, tôi cũng chả buồn nói năng chi. Tôi giơ cả hai tay cho chúng hì hục khóa.
Một tên đưa tay ra hiệu tôi đi trước. Hai tên đi theo phía sau, đeo súng ngắn. Ra khỏi cổng, nhìn thấy phố “Hỏa Lò”, tôi đăm chiêu nhìn chỗ tôi đã tuột xích xe đạp, cả chỗ tôi đã ném chiếc xe và những chỗ tôi đã chạy, cách đây đã hơn 3 năm rồi. Cả một đoạn phim buổi trốn tù ngày ấy như hiện ra trước mắt tôi. Thế mà đã ba năm rưỡi rồi. Bao nhiêu là đổi thay!
Ra hết đường “Hỏa Lò”, chúng bắt tôi rẽ tay trái, đi về phía tòa án Hà Nội cũ. Từ ngày trở vào Hà Tĩnh lấy những vật dụng chôn dấu đến bây giờ, đã gần năm năm rồi, tôi mới lại nhìn thấy một góc phố phường của Hà Nội.
Một số người qua lại đưa mắt tò mò nhìn tôi, một tên tù bị khóa hai tay, đàng sau có hai tên áo vàng áp tải. Họ nghĩ gì, khi trên mảnh đất này chuyện tù đầy, gia đình nào chả có! Về phần tôi, trong tâm tư mình, tôi nhìn những người qua lại thấy thật xa lạ, như của một thế giới khác; tôi chẳng còn dính dáng gì đến những cảnh đời sống của họ; mặc dù nguyên nhân tôi phải ở trong cảnh này, có phần liên quan đến họ. Sao bây giờ xa lạ thế! Tôi nhè nhẹ buông một tiếng thở dài như để vơi đi nỗi niềm nặng chĩu trong lòng.
Khi tới cổng tòa án, chúng dẫn tôi đi tít mãi vào sâu phía trong, qua một số hành lang, tới một căn buồng nhỏ. Chúng ra hiệu cho tôi vào đó ngồi chờ. Hai tên cảnh sát đứng gác phía ngoài cửa.
Tôi ngồi, hồi tưởng lại mười mấy năm về trước. Lúc đó, vào khoảng 1953, tôi còn là một cậu bé, cùng mấy người bạn, một hôm, rủ nhau xuống tòa án xem đầu lâu người chết. Chúng tôi đã vào những căn hầm phía sau của tòa án Hà Nội, nhìn từng đống đầu lâu trắng hếu, với hàm răng nhe ra như cười, và hai hố mắt sâu hoắm, lẫn với những ống xương tay, chân xếp đầy những căn hầm. Người lớn nói rằng, đó là đầu lâu giặc Thanh cướp nước bị quân ta tiêu diệt, trong trận vua Quang Trung đại phá quân Thanh năm 1789.
Cảnh tòa án ngày ấy, so với bây giờ, chẳng hề thay đổi. Có chăng, chỉ khác tấm biển đỏ loẹt to tướng ngay phía cổng ra vào:” Tòa Án Nhân Dân Thành Phố Hà Nội”; và nhà cửa, tường vách rêu phong thẫm màu hơn. Tôi còn đang đầy vơi với bao nỗi niềm mới, cũ, hai tên cảnh sát đã ra hiệu cho tôi đi theo vào một căn buồng khác nhỏ hơn.
Hàng tiếng đồng hồ sau, chúng mới mở khóa tay cho tôi, rồi dẫn qua một cửa nhỏ ra một căn phòng rộng thênh thang. Trong phòng, đã có một số người ngồi sẵn từ bao giờ. Ở một góc, một tên đeo kính trắng, mặc áo “vét tông”, ngồi trong một cái khung đánh “vẹc ni” mầu cánh kiến, bóng loáng. Đối diện phía góc bên kia, cũng có một tên ngồi trong một cái khung như vậy. Như thế, tất cả có 5 tên.
Hai tên cảnh sát giong tôi vào một cái khung, cũng bằng gỗ hình cong cong; bây giờ tôi mới hiểu đó là… vành móng ngựa. Hai tên cảnh sát lùi ra phía sau, ngồi vào hai chiếc ghế đầu, cách tôi khoảng 2 mét.
Không một tiếng động, vắng lặng, nặng nề; trừ những tiếng lật trang giấy loạt soạt, tiếng cục kịch của những chân tay đụng vào bàn, tiếng tích tắc của quả lắc chiếc đồng hồ to đang chậm chạp đu đưa ở trên tường. Mấy hàng ghế dành cho khách ngồi dự trống trơn. Toàn bộ trong phiên tòa, kể cả hai tên cảnh sát và tôi, vỏn vẹn chỉ có 8 người. Chỉ riêng tôi, duy nhất, không có ghế ngồi, cứ phải đứng chơ vơ trong cái vòm khum khum hình móng ngựa.
Đột nhiên, một tiếng “cộc” khô khan của chiếc vồ nhỏ bằng gỗ, do một tên ngồi phía trái đập xuống bàn, làm rung rinh tấm hình lão râu dài treo ở trên tường, phía chính giữa. Tên đập vồ, đứng dậy dõng dạc:
- Kính thưa các đồng chí, phiên tòa đã bắt đầu. Kính mời đồng chí đại diện Công Tố Viện phát biểu.
Tên đeo kính trắng ngồi ở trong một khung gỗ đứng dậy, tay cầm một tập giấy, y hắng dặng một cái để lấy giọng trước khi đọc:
“Kính thưa đồng chí Chánh Án, đồng chí đại diện Viện Kiểm Sát, đồng chí đại biểu Nhân Dân Thành Phố Hà Nội.
“Đứng trong vành móng ngựa là tên Đặng Chí Bình, tức v.v… và v.v… Y là tay sai của Mỹ Diệm. Y đã được Trung Ương Tình Báo của Mỹ và Ngụy quyền miền Nam đào tạo, huấn luyện công phu, rồi bí mật đột nhập vào thủ đô Hà Nội, để thực hiện những âm mưu cực kỳ phản động, chống phá cách mạng. Nhưng, trước sự lãnh đạo tài tình của đảng, và màng lưới trăm tai nghìn mắt của nhân dân, y đã bị phát hiện và bị tóm cổ. Trông mặt y ra vẻ thư sinh,ngơ ngơ ngác ngác, nhưng y lại là một tên vô cùng nguy hiểm, suốt ngày đêm lang thang khắp mọi nơi. Ăn cơm từ mỗi bữa hai hào, đến những bữa 20 đồng. Ngủ trọ mỗi đêm từ hai hào không có màn, đến 6 đồng một đêm. Y luồn lọt chui rúc khắp hang cùng ngõ hẻm, tiếp xúc với đủ hạng người. Bị bắt rồi, y còn ngoan cố bao che đến cùng, những tội ác của Mỹ Diệm. Một lần, y đã lợi dụng sự vô tình của đồng chí chấp pháp, định đánh chết đồng chí ấy để đào thoát về Nam, v.v… và v.v…
Y đọc bài, đọc mãi, nào là phản động từ trong máu, trong xương tủy, đã ăn nhiều bơ thừa sữa cặn của đế quốc Mỹ; nào là đề nghị tòa xử đích đáng, để làm gương cho kẻ khác, v.v…
Tôi chả nhớ hết được. Y đọc hàng tiếng đồng hồ. Hai chân tôi đứng đã mỏi nhừ. Mắt tôi cứ lơ đãng, hết nhìn chiếc quả lắc đồng hồ đong đưa, lại nhìn hình tên Hồ Chí Minh. Tên cáo già này cũng đang đăm đăm nhìn tôi. Tâm trạng của tôi lúc này là, giá chúng cho tôi nằm ngủ, còn chúng muốn xử tôi bao nhiêu, xử thế nào cũng được, mặc! Bởi điều quan trọng là, nếu chúng xử tôi công khai, có quần chúng nhân dân dự, có phóng viên báo chí quốc tế….., tôi nghĩ, ai cũng sẽ như tôi, đằng nào cũng chết tàn lụi trong tay chúng; vậy, với điều kiện có thể làm được, chả ai dại gì không nói lên một số sự thật cho nhân dân và thế giới biết. Như vậy còn có một chút ý nghĩa. Tôi đã chuẩn bị một số ý từ những ngày hôm trước. Nhưng cho đến hôm nay, tôi mới hiểu là chúng xử tôi, chẳng có một người dân nào dự cả. Vậy, tôi còn quan tâm, để ý nhiều làm gì, nên mặc cho chúng sỉ vả, nhiếc mắng. Điều quan tâm là chúng đã xử sắp xong chưa, để tôi còn về chén tí cơm đã, đói và mệt rồi.
Hết tên Công Tố Viện, lại đến tên Viện Kiểm Sát Nhân Dân đứng lên để kết tội. Hắn lại như con vẹt nhắc lại:
”…Kính thưa đồng chí Chánh Án, đồng chí đại diện Công tố viện, đồng chí đại biểu Nhân Dân…”.
Nào là
“…không những ta đang xử tội tên Đặng Chí Bình mà ta còn xử cả hai tên hung đồ, đứng sau phía sau y (tôi giật mình quay lại, tưởng chúng lại xử cả hai tên cảnh sát), là tên đầu sỏ đế quốc Mỹ và tên Ngô Đình Diệm (ông ấy chết rồi, còn đâu)…”.
Giọng y lè nhè như thèm thuốc lào. Y nhắc lại những ý của tên Công Tố Viện lúc nãy, rồi “khai triển” thêm để kết tội và sỉ vả. Mới chỉ có hai tên nói, đã hết buổi sáng. Tòa nghỉ, để 1 giờ chiều tiếp tục. Hai tên cảnh sát lại khóa tay, giong tôi về Hỏa Lò.
Vào trong buồng, nhiều anh em đến thăm hỏi, tôi đều nói chưa xử xong. Tôi chỉ kịp ăn vội lưng bát cơm trong 5, 7 phút đồng hồ, tên Bằng đã lại vào gọi tôi tiếp tục đi rồi. Khi tới phòng trực, tôi thấy vẫn là hai tên cảnh sát lúc sáng.
Sau khi tôi vào phòng xử, tên đại biểu Nhân Dân Thành Phố (sao mà lắm nhân dân thế) đến lượt đứng lên. Lại cũng nạt nộ, sỉ vả. Tay y run rẩy cầm tờ giấy, mắt y lơ láo sau chiếc kính lão. Môi dưới y thưỡn ra như môi con cá ngão. Mỗi khi y nhấn mạnh hay kéo dài, chiếc môi đó lại dề ra như mồm con chão chuộc xám xì, đầy bọt. Nào là “…dưới sự lãnh đạo tài tình của Hồ Chủ Tịch, dưới ánh sáng của đảng tiền phong của giai cấp công nhân…”; nào là “…nâng cao vũ khí chuyên chính vô sản, đập tan mọi kẻ thù phản động trong cũng như ngoài nước, để chóng hoàn thành sứ mạng lịch sử của đảng Mác xít, Lê nin nít là nhuộm hồng trái địa cầu này”, v.v… và v.v… Y ca ngợi, y bốc thơm chế độ của y như múi mít. Rồi, y chỉ tay vào tôi, nước bọt văng vãi tứ tung, y gào lên:
- Tên Đặng Chí Bình này thật là nguy hiểm, y vờ vịt nói thích bác Hồ, muốn theo cách mạng, mục đích chỉ để che đậy những tư tưởng, những ý đồ cực kỳ phản động của y. Cụ thể, y đã định đánh chết cán bộ của ta để đào thoát. Vì thế, là đại diện của nhân dân, tôi đề nghị các đồng chí hãy xử phạt đích đáng, như một cái tát vả vào mặt tên đầu sỏ đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai của chúng ở miền Nam!…
Tôi thấy, y cứ nhai đi, nhai lại một vài ý luẩn quẩn. Chẳng qua, y cũng chỉ là một trong những cái máy, hay cái băng đĩa ghi và phát âm mà thôi. Vậy mà cũng ra vẻ sừng sộ để đến nỗi tên Chánh Án ngồi bên cạnh phải nhăn mặt lau má mấy lần, vì nước bọt ở mép y văng ra một cách vô tổ chức.
Tóm lại, 3 tên nói thì cả 3 tên cũng chỉ kết tội và sỉ vả. Cuối cùng, tên Chánh Án chỉ vào mặt tôi, tuyên bố:
- Cho phép bị can phát biểu ý kiến một lần!
Hai chân tôi như tê đi vì phải đứng quá lâu. Với quan điểm của tôi, như đã trình bầy ở trên, tôi thong thả trả lời:
- Kính thưa tòa, tôi tin rằng những việc tôi làm và những tình tiết nội vụ đã được các ông xác định. Qua phiên tòa này, tôi càng nhìn rõ chế độ ưu việt của nhà nước ta hơn. Xin hết ý kiến.
Một tiếng vồ đập nữa, tòa vào trong phòng nghị án. Mười phút sau, vồ lại nện, chúng lục tục kéo ra.
Tên Chánh Án đã ngoài 50 tuổi, tôi nhớ nhất là y có cái mũi hếch, làm nhiều khi tôi cứ tưởng như y đang ngửa mặt nhìn lên trần nhà. Y ra cái vẻ trịnh trọng tuyên bố:
“Xét rằng:
- Vì tính chất nghiêm trọng của tội trạng,
- Vì sự an ninh của nhân dân và Nhà nước,
- Để nâng cao tinh thần cảnh giác, đối với những âm mưu nham hiểm của Mỹ Ngụy trong thời chiến.
- Để thể hiện sự khoan hồng nhân đạo của chế độ, lấy giáo dục cải tạo là chính.
Tòa quyết định:
Xử phạt tên Đặng Chí Bình, tức v.v… 18 năm tù giam và 5 năm mất quyền công dân.”
Hai tên cảnh sát dẫn tôi vào một căn phòng khác, trong đó đã có một người, trạc 40 tuổi, ngồi với một chồng hồ sơ trên bàn. Y chỉ tôi ngồi xuống một chiếc ghế đối diện, giọng Bùi Chu như tiếng gà Tây ỏn ẻn:
- Theo quy chế của tóa án Nhân Dân, tòa cho phép phạm nhân được quyền ký giấy chống án trong vòng 15 ngày, kể từ ngày tòa tuyên án. Vậy, anh có ký giấy chống án hay hông?
Dù lúc này, tôi chưa hiểu Việt Cộng lắm, tôi cũng hiểu là dưới chế độ Cộng Sản, khi chúng đã định xử mình bao nhiêu năm, nếu mình chống án, như vậy lại sang tội tư tưởng ngoan cố, không thừa nhận mức độ của tội trạng, còn chống lại sự phán xét của…đảng. Từ xưa tới nay, đảng đã bảo, đã xét, đã phê phán điều gì, có sai bao giờ đâu!.
Tóm lại, chống án, không những không giải quyết được gì mà chỉ có hại. Nghĩ như vậy, tôi lắc đầu gạt ngay là không có chống chung gì cả. Tuy vậy, tôi vẫn phải ký vào một bản… không chống án. Ừ thì ký, có sao đâu. Đầu óc tôi đang ngây thơ nhẩm tính một con toán cộng: 18 năm. Mình đã có 6 năm ở xà lim Hỏa Lò rồi, chỉ cón 12 năm nữa. Năm nay, 29 tuổi. Hai mươi chín với 12 là 41 tuổi. Còn trẻ chán! Dứt khoát là còn trẻ hơn ông già 50 mà.
Hai tên cảnh sát lại khóa tay tôi, giong về Hỏa Lò. Lúc tôi vào buồng, anh em đến thăm hỏi, sau khi biết được tôi bị 18 năm, nhiều cậu lắc đầu, lè lưỡi. Như vậy là hết cuộc đời rồi!
Cho tới mấy ngày hôm sau, nhiều cậu cũng phải băn khoăn một điều là, tại sao không thấy tôi buồn mấy. Thậm chí nhiều cậu hỏi:
- Chúng em lấy làm lạ! Thái độ của anh sau khi nhận một bản án 18 năm, vẫn không khác gì những ngày trước?
Thực ra, tôi cũng suy nghĩ để thấy được nguyên nhân. Ở đây, có hai khía cạnh của vấn đề, tuy không rõ nét, nhưng nằm ẩn tàng trong sự việc, để thành một cái khung bên trong của thái độ bên ngoài của tôi.
Thứ nhất, nếu nói về sự việc, tình tiết diễn tiến công khai trên giấy trắng mực đen, 18 năm là quá nặng. Bởi vì, tuy tôi có nhận nhiệm vụ của Chính quyền Sài Gòn bí mật xâm nhập Hà Nội; nhưng tôi không hề hoạt động, hay làm bất kể việc gì cho Sài Gòn. Gần một tháng trời, tôi chỉ đi chơi lang thang, tìm xem cảnh cũ, thành xưa. Rồi tới khi bị bắt, tôi đã vội vàng khai báo ngay sự thật, và chỉ giốc một lòng yêu xã hội chủ nghĩa, với khẩu hiệu như kim chỉ Nam: nếu không làm gì lợi được cho cách mạng, thì cũng dứt khoát không làm gì hại cho cách mạng.
Thứ hai, với những tư tưởng và những sự việc tôi đã làm, 18 năm là quá nhẹ. Nếu cứ như thực tế sẽ còn nhiều người nữa đồng vụ cùng ra phiên tòa, để rồi
dứt khoát phải có một vài người không còn chỗ đội mũ, trong đó cũng dứt khoát phải có.. kẻ đang ngồi viết mấy dòng này!
Chính vì những niềm sâu kín như vậy, cho nên thái độ của tôi đều lặn sâu vào bên trong, để bên ngoài vẫn bình thản như những ngày trước đấy.
Thép Đen Thép Đen - Dang Chi Binh Thép Đen