You can never get a cup of tea large enough or a book long enough to suit me.

C.S. Lewis

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 120
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3179 / 36
Cập nhật: 2016-06-20 20:54:37 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 77: Về Thuế Thu Nhập Cá Nhân
ọi thứ thuế suy cho cùng đều đánh vào những người tiêu dùng như bạn - đánh trực tiếp hoặc đánh gián tiếp. Đánh trực tiếp gọi là thuế trực thu; đánh gián tiếp gọ i là thuế gián thu.
Gián thu hay trực thu gì thì cũng đều là thu tiền của bạn cả. Thế nhưng, thuế gián thu thường bị lẫn khuất vào trong giá cả của các loại hàng hóa, dịch vụ chonên bạn ít khi cảm nhận được chúng. Và đương nhiên, bạn sẽ ít bất mãn hơn đối với chúng. Ví dụ, thuế nhập khẩu nhìn bề ngoài là đánh vào các doanhnghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, về bản chất, nó đánh vào bạn đấy. Mỗi khi bạn mua hàng hóa của các doanh nghiệp nói trên là một lần bạn đóng thuế nhập khẩu cho Nhà nước. Thực ra, nếu các doanh nghiệp xuất nhập khẩu không cộng được lợi nhuận và các chi phí (gồm cả chi phí về thuế nhập khẩu) vào cho bạn, thì họ phá sản đã từ lâu.
Thuế trực thu đánh trực tiếp vào túi tiền của bạn, bạn dễ cảm nhận được sự mất mát của mình hơn. Nên bạn cũng thường phản ứng gay gắt hơn. Điều này giải thích tại sao dự luật thuế thu nhập cá nhân đang được dư luận đặc biệt quan tâm và các vị đại biểu Quốc hội bàn luận sôi nổi. Rất nhiều ý kiến tỏ ra bức xúc về thứ thuế này.
Tuy nhiên, chúng ta có nhất thiết phải phản ứng tiêu cực đến như vậy không?
Có lẽ, chưa chắc đã nhất thiết.
Trước hết, nước ta đang thực hiện việc giảm thuế nhập khẩu theo quy định của AFTA và WTO. Và sắp tới, thứ thuế này sẽ còn bị giảm nhiều hơn nữa khi chúng ta thực hiện đầy đủ các cam kết của mình đối với WTO. Mà như vậy, thì bạn chắc chắn sẽ không còn phải đóng thứ thuế gián thu này nhiều như trước đây nữa. Bạn không phải đóng, thì Nhà nước sẽ thất thu. Trong lúc đó, Nhà nước vẫn cần phải có đủ nguồn thu để hoạt động bình thường. Nếu những dịch vụ do Nhà nước cung cấp như pháp luật và trật tự, công lý, an ninh, cơ sở hạ tầng, dịch vụ công cộng v.v. và v.v. là không thể thiếu, thì nguồn thu bù đắp cho sự thiếu hụt vì việc cắt giảm thuế nhập khẩu cũng là không thể thiếu. Mà như vậy thì, thuế thu nhập cá nhân sẽ chính là nguồn thu bù đắp không thể thiếu nói trên. Bạn sẽ thấy, về cơ bản, đây chẳng qua là sự chuyển đổi từ gián thu sang trực thu mà thôi. Mặc dù, chuyện có người sẽ bị thu nhiều hơn và có người lại phải đóng ít hơn so với trước đây là điều có thể xảy ra. Trước đây, những người thích xài hàng ngoại chắc chắn phải đóng thuế nhiều hơn. Giờ đây, những người làm ăn tích cực hơn, chịu khó hơn, không khéo sẽ là những người phải đóng thuế nhiều hơn. Phải thiết kế thuế thu nhập cá nhân như thế nào để khỏi biến nó thành công cụ trừng phạt những người làm ăn chăm chỉ quả thực là một bài toán khó.
Hai là, thuế thu nhập cá nhân sẽ nâng cao địa vị pháp lý của bạn. Với thuế này, việc bạn trả tiền nuôi Nhà nước được hiển thị một cách hết sức rõ ràng chứ không lòng vòng như khi bạn đóng thuế gián thu. Mà như vậy thì ai nuôi ai đã rõ. Bạn sẽ ý thức được quyền lực của mình rõ ràng hơn; bạn cũng sẽ đòi hỏi ở các quan chức nhà nước nhiều hơn. Dưới sức ép tích cực của bạn, Nhà nước cũng sẽ càng trở thành “của dân, do dân và vì dân” nhiều hơn. Và những cải cách về hành chính và thể chế mà chúng ta đang tiến hành mới thực sự có được cơ hội để thành công.
Vậy thì, chủ trương đánh thuế thu nhập cá nhân là nên ủng hộ. Mặc dù, mức thuế đánh bao nhiêu, tất nhiên, là chuyện có thể bàn và cần phải bàn. Ở đây vẫn có hai loại ý kiến.
Một loại ý kiến cho rằng bất cứ đồng nào bạn kiếm được, thì đều cần phải trích một phần để đóng thuế thu nhập. Phát sinh thu nhập, thì phát sinh thuế thu nhập.
Loại ý kiến thứ hai lại cho rằng phải có khấu trừ gia cảnh. Bạn phải có đủ tiền để sống, để nuôi những người phụ thuộc, rồi mới có thể đóng thuế.
Các ý kiến nói trên đều có lý lẽ và có vẻ như đều đã tồn tại trong suốt quá trình soạn thảo, lấy ý kiến và thảo luận dự luật cả ở bên ngoài và bên trong Quốc hội. Tìm được sự đồng thuận ở đây quả thực không dễ. Tuy nhiên, dân chủ được sinh ra là để giải quyết những trường hợp như thế này. Chúng ta cần phải tranh luận cho hết lý, hết lẽ, nhưng buộc phải ban hành quyết định theo ý chí của đa số.
Những Nghịch Lý Của Thời Gian Những Nghịch Lý Của Thời Gian - Nguyễn Sĩ Dũng Những Nghịch Lý Của Thời Gian