Ta có thể vượt qua những khó khăn có thật, chứ không thể vượt qua những khó khăn tưởng tượng.

Theodore N. Vail

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Dịch giả: Hoàng Hữu Đản
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 114
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1809 / 70
Cập nhật: 2016-06-04 02:27:20 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 71: Lời Kêu Gọi Dư Luận Công Chúng Pháp
hất quyết không nhượng bộ trước sức ép của Pháp, ngày 6/12, theo lời khuyên của Giám, Hồ Chí Minh đã qua đài phát thanh gửi một lời kêu gọi đến Quốc hội Pháp. Sau khi đã khẳng định thêm lần nữa “nguyện vọng chân thành của Chính phủ và nhân dân Việt Nam muốn hợp tác trên tình anh em với nhân dân Pháp”, và “nguyện vọng chân thành của Chính phủ và nhân dân Việt Nam muốn làm một thành viên của Liên hiệp Pháp”, Chủ tịch Hồ Chí Minh lên tiếng chỉ trích “một số nào đó những người Pháp ở Đông Dương đang hành động trái hẳn với các hiệp định đã ký kết và tiếp tục thi hành một chính sách bạo lực đối với người Việt Nam”. Và ông kết luận:
“Tôi khẩn thiết kêu gọi Quốc hội và Chính phủ Pháp, để nhân danh những lợi ích tối cao của hai dân tộc Pháp và Việt, Quốc hội và Chính phủ Pháp ra lệnh cho các nhà chức trách Pháp ở Việt Nam phải khôi phục lại ở Hải Phòng và Lạng Sơn tình hình trước ngày 20/11, nhằm thi hành Tạm ước 14 tháng 9 và với mục đích đặt nền móng cho một công cuộc hợp tác Pháp - Việt chân thành và bền vững... Chiến tranh đã làm đổ máu người Pháp và người Việt Nam quá nhiều và đã gây quá nhiều tai họa rồi. Một tình hình như thế không thể nào kéo dài “Tôi mong ông nói lên rằng đồng bào tôi và tôi thật thà mong muốn hòa bình. Chúng tôi không muốn chiến tranh. Chúng tôi không muốn chiến tranh, và nhân dân Pháp, tôi biết họ vì chính bản thân tôi đã nhận thấy tại Pháp, vì tôi đã thu thập được nhiều bằng chứng tại Paris, nhân dân Pháp không muốn chiến tranh.
“Cuộc chiến tranh này, chúng tôi muốn tránh nó bằng mọi giá. Chúng tôi say mê với nền độc lập của chúng tôi, nhưng là một nền độc lập trong lòng Liên hiệp Pháp. Chiến tranh không có lợi gì, sự nỗ lực khôi phục lại đất nước Việt Nam, cũng như đất nước Pháp, không cho phép những cuộc hiến tế hàng loạt mạng người ấy, những nỗi đau thương ấy.
“Cuộc chiến tranh này, nếu người ta áp đặt cho chúng tôi, chúng tôi đành phải làm. Chúng tôi không phải không biết những gì đang chờ đợi chúng tôi. Nước Pháp có những phương tiện khủng khiếp. Cuộc đấu tranh sẽ tàn bạo, nhưng dân tộc Việt Nam sẵn sàng chịu đựng tất cả chứ không chịu từ bỏ tự do của mình. Nhưng mà tôi hy vọng, tôi hết sức mong muốn chúng ta sẽ không đến nỗi phải làm theo giải pháp này.
“Ông không lạ lùng gì cái giá mà cuộc chiến tranh tái xâm lược sẽ đòi hỏi ở các ông. Tính mạng của hàng nghìn vạn thanh niên Pháp, cần xiết bao cho công cuộc tái thiết non sông; rồi hàng tỉ francs bị ngốn sạch trong khi nền kinh tế của các ông đang trong cơn bệnh hoạn, ốm o... Phải thực tế. Giữ lấy thể diện ư? Mất thể diện ư? Chỉ là những từ, những từ mà người ta đang phóng đại ý nghĩa nó lên quá mức độ ở trên lục địa này. Ông xem, những nhà tài chính của các ông, những nhà kinh doanh của các ông, những con người của các công ty độc quyền - để dùng cái từ thích hợp nhất - tất cả những hạng người đó thực tế hơn tất cả các công chức của các ông nhiều. Chính họ đã hiểu. Những mối quan hệ của chúng ta, tại Paris cũng như tại Hà Nội, giữa những giới kinh doanh Pháp, Việt với nhau, không cần phải đặc biệt nghĩa tình, vẫn là những mối quan hệ xây dựng. Những nhà kinh doanh của các ông là những người thực tế: đồng bạc, lúa gạo, cao su, chuyện vận tải hàng hóa, làm cho họ quan tâm hơn trong một đất nước hòa bình. Chúng ta thử làm chiến tranh xem, tất cả những khả năng mang tính chất xây dựng đó sẽ tan biến đi ngay trong làn khói đen của những đám cháy mà các ông và chúng tôi sẽ gây nên.
“Ông hãy tin tôi. Cả Việt Nam cũng như Pháp đều sẽ không thể nào trả giá nổi cho cái xa xỉ của một cuộc chiến tranh đẫm máu. Xây dựng trở lại trên những đổ nát hoang tàn là một điều thảm họa... Chúng tôi mong muốn hòa bình!”.
Cuộc phỏng vấn này chỉ được đăng báo tại Sài Gòn - và chỉ trích đăng từng phần - ngày 11/12. Nhưng, ở Paris, con người đã từng làm người đối thoại đặc cách của Hồ Chí Minh - tướng Leclerc, đã cảm thấy mối nguy cơ. Trong một bản nhận xét, ông ta đã ghi, ngày 5/12:
“… Vấn đề là làm thế nào để đung hòa tối đa lợi ích nước Pháp với lợi ích nước Việt Nam. Điều đó có thể làm được, nhờ sự tồn tại của Chính phủ Hồ Chí Minh.
“Dĩ nhiên chính phủ này trước tiên là thân Annam (tức người Kinh), nhiều người bản xứ chỉ tuân phục nửa vời. Dù sao, Hồ Chí Minh chắc chắn vẫn là hình tượng tiêu biểu cho một kiểu chiến sĩ tiên phong đấu tranh cho độc lập, một chí sĩ yêu nước vĩ đại. Ngoài ra, người ta có thể có được nhiều cái lợi với chính phủ này nếu người ta biết giữ gìn một cách khéo léo những chuyện “thể diện” của họ. Nói tóm lại, không có phương tiện nào để bẻ gãy nổi tinh thần yêu nước của người Việt Nam bằng vũ khí, thì nước Pháp phải bằng mọi cách làm cho lợi ích của mình trùng hợp với lợi ích của nhân dân Việt Nam.
“Ông Sainteny trước hết, rồi đến đai tá Crépin đã hoàn toàn nắm được vấn đề này, nhờ thế mà đạt được nhiều thắng lợi lớn trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 8.
“Đành rằng còn nhiều vấn đề nghiêm trọng cần phải giải quyết; đặc biệt ông Hồ Chí Minh không thể quyết định từ bỏ hoàn toàn, không hơn không kém, miền đất Nam Kỳ, như ông đã cho biết tại hội nghị Fontainebleau. Nhưng dù sao thì những vấn đề này, với sự tế nhị và với thời gian, cũng sẽ tìm ra một cách giải quyết.
“Không may, hình như một phương pháp căn bản khác đã được vận dụng trong nhiều tháng nay. Người ta muốn dùng vũ lực để thủ tiêu cuộc kháng chiến Việt Nam, trở lại với những cách làm đã có từ ngày mới bắt đầu xâm lược ngoài ra, người ta không tin ở hiệu quả lãnh đạo của Hồ Chí Minh và “ê kíp của ông”.
Bản thông tin này, công bố ngay giữa lúc cuộc khủng hoảng chính trị đang trầm trọng, đã không nhận được một hồi âm nào!
Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) - Philippe Devillers Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947)