A friend is someone who knows all about you and still loves you.

Elbert Hubbard

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 120
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3179 / 36
Cập nhật: 2016-06-20 20:54:37 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 72: Thử Suy Luận Từ Một Câu Nói
ưới đây là câu nói đã một thời làm xôn xao dư luận: “Những vụ án xử khó nhất là các vụ án dân sự. Xử kiểu gì cũng được”. Người buột miệng nói
ra điều này khi trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội khóa X, ngày 22 tháng 5 năm 1999, là ông Trịnh Hồng Dương, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Một là, kỹ thuật soạn thảo văn bản pháp luật của chúng ta chưa hoàn thiện. Văn phong nghị quyết và tuyên ngôn vẫn còn được ưa dùng. Đọc nghe rất hay, nhưng áp dụng thì không dễ. Ngoài ra, các văn bản quy phạm pháp luật lại được soạn thảo ở nhiều cơ quan khác nhau. Hậu quả là trăm hoa đã đua nở trong việc áp dụng các kỹ thuật soạn thảo văn bản, các thuật ngữ pháp lý khác nhau. Mặc dù, một cơ chế hậu kiểm có được xác lập. Nhưng đây là việc làm khó khăn: nó giống như việc chống rò rỉ bằng cách trát xi măng ở phía ngoài thùng nước.
Đối với một chính khách, việc làm trên có cái gì đó gần giống như hành vi tự sát. Tuy nhiên, sự trung thực và lòng quả cảm của ông thật đáng khâm phục. Ông đã nói thẳng ra điều mà không phải ai cũng quyết định nói ra: hệ thống pháp luật hiện hành (cho dù là trong lĩnh vực dân sự) đang cho phép các quan tòa muốn “xử kiểu gì cũng được”.
Dưới đây, xin thử suy luận (đã là suy luận thì có cái đúng, cái chưa thật đúng mong bạn đọc thông cảm) về một vài nguyên nhân của cái sự “xử kiểu gì cũng được”.
Suy luận 1: Nếu luật pháp có những quy định không rõ nghĩa hoặc quá chung chung thì có lẽ “xử kiểu gì cũng được”.
Điều này có thể xảy ra. Và dưới đây là hai nguyên nhân dễ nhận thấy:
Hai là, chúng ta không thiết kế việc nghiên cứu và phân tích chính sách thành yêu cầu bắt buộc trước khi bắt đầu soạn thảo văn bản. Các chính sách thường được đưa vào rồi lại bỏ ra (và ngược lại) trong tất cả các công đoạn nhọc nhằn của quy trình lập pháp. Hậu quả là nhiều khi văn bản đã được thông qua, nhưng các chính sách chưa hẳn đã được làm rõ. Và khi ý chí của các nhà làm luật không rõ, các quan chức cả hành pháp lẫn tư pháp đều có môi trường thuận lợi cho “sự sáng tạo” trong quá trình thi hành cũng như áp dụng pháp luật.
Ở nhiều nước trên thế giới, một cơ quan chuyên môn (DraĞing Agency) được thành lập để soạn thảo văn bản pháp luật cho cả hệ thống. Quy trình lập pháp bắt đầu từ việc các bộ (hoặc các ủy ban do chính phủ thành lập) tiến hành nghiên cứu và phân tích chính sách về vấn đề đang phát sinh trong cuộc sống. Chính sách được đề ra phải trình chính phủ phê chuẩn, trước khi chuyển đến cơ quan chuyên về soạn thảo văn bản. Để chính sách đã được phê chuẩn sẽ được thể hiện đúng, các bộ cử một số chuyên gia cùng hợp tác soạn thảo. Đây là cách làm mà chúng ta có thể tham khảo chăng?
Suy luận 2: Nếu hệ thống pháp luật chứa đựng nhiều quy phạm xung đột với nhau thì có lẽ “xử kiểu gì cũng được”. Điều này cũng có thể xảy ra. Dưới đây, xin kể ra một vài nguyên nhân:
Một là, khi ban hành các văn bản quy phạm pháp luật mới, chúng ta chưa quan tâm đầy đủ đến việc nghiên cứu, phân tích để làm rõ những quy phạm pháp luật nào trong hệ thống pháp luật hiện hành sẽ bị hủy bỏ hoặc phải sửa đổi. (Đây đáng ra phải là nội dung bắt buộc khi trình một dự thảo văn bản pháp luật). Cách hành xử thường thấy là một câu tuyên bố “xanh rờn”: các quy định trái với văn bản này đều bị hủy bỏ. (Có nghĩa các quy định không trái vẫn còn hiệu lực). Hậu quả là sau dăm bảy lần “hủy bỏ” theo cách như vậy, phân biệt được quy phạm nào còn hiệu lực quy phạm nào không là một sự thách đố đối với bất kỳ ai.
Hai là, các văn bản pháp luật bổ sung, sửa đổi thường tồn tại độc lập theo kiểu SNG (Cộng đồng các quốc gia độc lập) mà không được hợp nhất vào văn bản gốc. Việc tra cứu gặp rất nhiều khó khăn. Rủi ro áp dụng sai cũng lớn: căn cứ vào luật gốc - có thể sai vì quy phạm đã bị hủy bỏ; căn cứ vào luật sửa đổi chưa chắc đã đúng vì không thể xác định chính xác các vấn đề liên quan đến thời hạn hoặc hồi tố. Một đạo luật được sửa đổi nhiều lần (ví dụ Luật Đất đai) có thể tạo ra một ma trận mà ít ai tìm được lối ra.
Ba là, công tác pháp điển hóa ít được quan tâm. Thực trạng hiện nay là các quy phạm thuộc một ngành luật đang tồn tại trong rất nhiều các loại văn bản khác nhau, của các cơ quan khác nhau (không ít cơ quan thậm chí đã biến mất) và của các thời kỳ khác nhau. Tập hợp, phân loại cho hết tất các quy phạm này là núi việc có thể làm bất cứ ai trong số chúng ta nản lòng.
(Hiện nay, Cơ sở dữ liệu luật Việt Nam Winlaw cùng với các ứng dụng có liên quan do Trung tâm Thông tin-Thư viện và Nghiên cứu khoa học, Văn phòng Quốc hội xây dựng và phát triển có thể trở thành công cụ hết sức hiệu năng cho hoạt động pháp điển hóa và giám sát việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật).
Suy luận 3: Nếu hệ thống pháp luật có nhiều khoảng trống thì có lẽ “xử kiểu gì cũng được”.
Điều này cũng có thể xảy ra. Đất nước ta đang tiến hành đổi mới và xây dựng nền kinh tế thị trường do đó cần nhiều luật. Thế nhưng, với công nghệ làm luật hiện nay, Quốc hội chỉ có thể thông qua 7-9 luật/năm; Ủy ban thường vụ Quốc hội là 15- 18 pháp lệnh/năm. Và như một quan chức của Quốc hội khẳng định: với tốc độ này, khoảng 30-40 năm nữa chúng ta mới có được một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh. Như vậy, tác giả của bài viết này không chắc có còn được sống để chiêm nghiệm thời điểm huy hoàng đó. Điều chắc chắn hơn là sau 40 năm nữa, xã hội thông tin và kinh tế tri thức đã trở thành một phần của hiện thực khách quan trong đời sống của xã hội loài người. Không biết hệ thống pháp luật hoàn chỉnh theo ý niệm của chúng ta hôm nay có thật sự là hoàn chỉnh nữa không?
Dẫu sao, xin được kết thúc bài viết này bằng việc bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với ông Trịnh Hồng Dương. Vô tình hay cố ý, ông đã nhắc chúng ta về một nhiệm vụ hết sức hệ trọng của công tác lập pháp.
Những Nghịch Lý Của Thời Gian Những Nghịch Lý Của Thời Gian - Nguyễn Sĩ Dũng Những Nghịch Lý Của Thời Gian