Love is the only way to grasp another human being in the innermost core of his personality.

Viktor E. Frankl

 
 
 
 
 
Tác giả: Tư Mã Tử Yên
Thể loại: Kiếm Hiệp
Số chương: 78
Phí download: 8 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2068 / 21
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Hồi 74 - Một Lần Thử Lửa
ghe tiếng chim tìm phương hướng, Quan Sơn Nguyệt từ từ dò từng bước, chàng tiến như vậy chẳng rỏ được bao lâu, mà cũng chẳng biết đi được bao nhiêu dài. Chàng tự hỏi, đi như thế này lúc nào mới thoát ra ngoài vùng hắc ám.
Rồi chàng cũng trông thấy một tòa núi. Chàng chẳng biết tại sao tòa núi hiện lộ trước mắt chàng, trong khi chàng chăm chú nhìn thì không phát giác ra sự chi cả, đến lúc vô tình nó hiện ra sừng sững.
Qua màn hắc ám, thoạt đầu, chàng thấy núi lờ mờ, bỗng chốc nó hiện lộ ra rất rõ ràng.
Một hòn núi đặc biệt, không giống như các hòn núi khác trên thế gian nầy!
Tiếng chim vang lên, song chẳng có chim.
Hương hoa phảng phất, song chẳng có hoa.
Thế thì chàng thấy gì? Điều chàng thấy, thật khó mà tin, song bắt buộc chàng phải tin, bởi nó sờ sờ trước mắt kia! Một quả núi cấu tạo bằng xương trắng!
Một tòa bạch cốt sơn!
Xương bất đồng hình thể, có thứ xương từ đoạn, tay chân, đầu lâu, có thứ xương nguyên hình người.
Núi không cao lắm, nhưng lại rộng. Chàng chỉ thấy một mặt thôi, còn mặt đối chiếu thì chẳng rõ trải lan ra đến bao nhiêu dặm dài nữa!
Chỉ thấy một hòn núi xương thôi, ai ai cũng phải rợn lạnh mình. Huống hồ, trên đỉnh núi, phiêu phưởng những âm hồn?
Phiêu phưởng, tự nhiên xê dịch, mà hồn xê dịch, trông như một cái chợ ma!
Quan Sơn Nguyệt chưa từng trông thấy quỷ mà chàng cũng không tin trên đời có quỷ. Không tin có quỷ, thì những hình ảnh kia là gì? Chàng dùng tiếng gì để gọi những hình ảnh có ngoài hai tiếng quỷ, ma?
Phải là ma, quỷ hay không, thì chẳng biết điều chắc chắn là chẳng phải con người sống!
Tiếng chim bây giờ cũng biến đổi, không còn êm tay nữa, chàng nghe như tiếng ma gào, quỷ khóc.
Hương hoa cũng biến thành mùi tanh thúi nực nồng.
Chàng có cảm tưởng mình lạc lõng vào một vùng cổ mộ, nơi đây người ta không chôn xác chết, mà chỉ chất thành đống, để mặc các xác rữa thịt, rả xương theo năm tháng trôi qua.
Quan sơn Nguyệt không sợ hãi đến hôn mê, song cái đũng khi giúp chàng tiến tới, hầu như tan biết mất rồi.
Khi ý tưởng quay mình trở lại chợt hiện trong tâm tư chàng, thì chàng thấy một mảnh gỗ, trên gỗ có hai hàng chữ:
«Âm dương giới vô hồi đấu lộ, Vạn Kiếp hỏa luyện bất tử thân.» Quan Sơn Nguyệt giật mình, nhìn đôi hàng chữ, suy nghĩ miên man, qua một lúc rất lâu, chàng vẫn chưa tìm được ý nghĩa chính xác. Bất quá, chàng nhận thức sơ khai là mình đang ở trong cảnh giới thứ hai của Hắc Ngục Vong Hồn vậy thôi.
Đến cảnh giới nầy, chàng còn trải qua một cuộc trắc nghiệm dũng khí, giả như chàng quá hãi hùng trước những hiện tượng quái đản, rồi bỏ cuộc trở ra, thì đành là có sự mất mặt, song sự mất mặt chẳng đáng kể, điều quan trọng là chàng không cứu được người.
Người chàng định cứu đây, là Thương Nhân, nếu chàng bỏ cuộc là Thương Nhân phải chết. Chàng chẳng có trách nhiệm gì về cái chết của Thương Nhân, nếu cái chết đó đến với y.
Song, biết rằng sự sống chết của một con người ở trong tay chàng, thế mà chàng dửng dưng được, bỏ rơi được con người lâm nạn, thì có khác gì chàng giết y? Và chàng còn đâu cái lòng nhân mà chàng từng tự hào?
Ý niệm quay trở lại tan biến ngay, chàng bất chấp việc gì sẽ xảy ra trong những bước đường sẽ tới, cứ đi, đi thẳng, mạnh dạn mà đi. Vả lại, biết đâu con đường trở lại chẳng nguy hiểm hơn đoạn đường đi tới? Bởi, chàng không đến đổi quá ngu mà chẳng hiểu là người ta bố trí cái dễ để dụ dẫn chàng đi vào, sau đó người ta sẽ giăng mắc cạm bẫy để ngăn lắp con đường ra. Và muốn thoát đi, lối thoát hiển nhiên ở trước mặt, chứ đường lùi thì nhất định là bị đoạn hậu rồi.
Hiểm tượng đầu tiên dọa khiếp chàng là những âm hồn đang phiêu phưởng trên đỉnh bạch cốt sơn kia.
Nhưng, chàng không tin là những âm hồn đó sẽ gây tổn hại chi cho chàng nổi.
Chàng thở một hơi dài không khí, đặt tay lên chuỗi trường kiếm đeo nơi hông, ngực ưởn ra, giẫm chân lên những lớp xương chất thành nấc thang, từ từ tiến lên.
Chàng thong thả bước đi, không lâu lắm, lên đến đỉnh, chen mình giữa đám u linh.
Những u linh chừng như kinh hoàng trước sự hiện diện của chàng, chúng nhốn nháo lăng xăng quanh mình chàng, mường tượng tìm đường ẩn tránh.
Đúng như vậy, Quan Sơn Nguyệt đi tới, chàng đi đến đâu thì âm hồn nơi đó tản mác ra, chúng xô đẩy dồn ép nhau mà tránh, có những âm hồn chậm chạp, yếu đối, không chịu đựng nổi, phải ngã nhào.
Tuy nhiên, dù chúng chạy nhảy xô đẩy, ép dồn nhau, hay ngã xuống, chung quy vẫn phiêu phưởng trên không gian. Chúng chẳng hề chạm đất.
Cũng có một vài u linh, bị «đồng loại» hất văng xa xa, rơi theo triền núi xương, những u linh đó bật kêu như người sống, thê thảm, hãi hùng, chúng chưa rơi đến đất là biến thành những vãng khói, gió nhẹ lướt qua, quét tan những vãng khói đó ngay.
Quan Sơn Nguyệt hết sức lấy làm lạ. Ma, quỷ là cái gì mà phần đông thiên hạ sợ hãi, cho dù cái thứ ma quỷ sợ ngược lại người đi nữa, thì ma quỷ đó lẻ loi, đơn độc, chứ khi chúng tụ họp thành đàn, thì âm hồn nầy sợ còn có âm hồn kia không sợ, chúng nương tựa nhau, chúng uy hiếp người sống như thường.
Sao lại có thứ âm hồn sợ người? Trong khi người lại đơn côi cô độc? Giả như sợ, thì bất quá chúng tản ra xa xa, chẳng dám gần chàng vậy thôi, cớ sao chúng mãi chạy tán loạn như thế? Chạy đến đổi giẫm bừa lên nhau, xô lấn nhau như giành cái sống? Rồi tại sao chúng kêu gào thê thảm, tỏ rõ sự khủng kiếp cực độ?
Những âm hồn tại đây gồm đủ những hạng tuổi, từ thiếu nhi đến lão nhược.
Âm hồn bị xô đẩy phải văng đi, là những âm hồn già nua, yếu đuối, hoặc những thiếu nhi không đủ sức chịu đựng trước những làn sóng tản mác của hạng tráng niên.
Âm hồn nào bị rơi xuống triền rối là phải tiêu tan, điều đó câm như một cảnh chết, có khác chăng là cái chết đó của những âm hồn, của những kẻ đã chết một lần rồi.
Muốn truy nguyên sự tình, Quan Sơn Nguyệt nhận thấy chàng cần tiếp cận đám u linh.
Như đã nói, chàng làm sao tiếp cận chúng được, bởi chàng đi đến đâu là chúng tản mác nhanh nơi đó. Cứ mỗi lần chúng tản mác như vậy là có mấy âm hồn tan biến. Chàng càng muốn tiếp cận chúng, càng gây nên «chết chóc» cho một vài âm hồn. Dù là cái chết của hồn ma, phách quỷ, Quan Sơn Nguyệt vẫn bất nhẫn như thường.
Tại tòa núi do xương trắng chất thành đống cấu tạo nên, có rất nhiều âm hồn chen chúc vào nhau, hầu như không còn một lỗ hở nào giữa nhau cả. Chỉ vì chàng xuất hiện nơi đó, mà một số âm hồn phải bị hủy diệt.
Đại khái thì cái kết luận của chàng như vậy trước hiện hình, và chàng nhận thấy là chẳng một âm hồn nào chịu để mình rơi xuống triền núi, mà cũng chẳng muốn tiếp cận với chàng.
Tuy âm hồn không còn sanh mạng nữa, nhưng chúng cũng không muốn bị hủy diệt, nên phải tranh nhau thành ra cường tráng thì còn vững vàng, mà suy nhược thì rơi xuống để rồi tan biến.
Dù là âm hồn, khi âm hồn biết sợ hủy diệt, và không tránh khỏi bị hủy diệt, thì cái cảnh đó tính cũng đáng thương hại lắm. Nhất là những âm hồn tan biến vì sự xuất hiện của chàng lại là những âm hồn suy yếu, vô thế, vô năng, những âm hồn cần được bảo vệ hơn tất cả.
Lòng nhân nào không nhắm vào những kẻ vô thế năng trước nhất? Bởi trong số những người đáng thương hại, thì kể yếu đuối đáng được kẻ chuyên tâm hành thiện lưu ý đến nhiều hơn người còn một vài phương tiện tự túc, tự vệ.
Quan Sơn Nguyệt không nỡ đi tới nữa, vừa dừng chân lại, chàng hỏi liền:
– Các âm hồn có thể nói năng chăng?
Âm hồn là những cái bóng, thì làm sao nghe được làm sao nói được? Vì khẩn cấp mà chàng mất sáng suốt, buông một câu hỏi ngây ngô.
Ngờ đâu, bên cạnh chàng, một âm thinh suy nhược vang lên:
– Được!
Quan Sơn Nguyệt giật mình.
Tuy nhiên, chàng chưa tin hẳn là âm hồn phát ngôn được. Chàng lập lại câu hỏi:
– Các ngươi nói tròn câu chuyện được chăng? Các ngươi có thể nghe tròn câu nói của ta chăng?
Âm thinh đó đáp:
– Tròn.
Quan Sơn Nguyệt gấp giọng:
– Các ngươi thực sự là cái gì?
Cái gì là sao? Có lẽ chàng muốn hỏi, thực sự các ngươi là ma, hay quỷ là người còn sống, nhưng chàng tóm lược bao nhiêu ý tứ vào một câu gọn, thành ra mơ hồ quá.
Thinh âm đó thở dài:
– Những u linh vạn kiếp bất thường! Vạn kiếp không hề bị thương tổn.
Quan Sơn Nguyệt trố mắt:
– Có thật những u hồn mãi mãi tồn tại trên thế gian sao?
Âm thinh đó tiếp nối với tiềm thê lương:
– Sự thật trước mắt đó ngươi không mục kích sao mà còn hỏi?
Quan Sơn Nguyệt trầm ngâm một chút:
– Do đâu, các ngươi tụ hội tại đây?
Âm thinh đó đáp:
– Xác chôn ở đâu, u hồn tụ ở đó, chôn xác là phần việc của người sống, chúng ta không thể chọn lựa cho mình một chỗ nào. Thì cái việc chúng ta đồng quy tụ tại đây, không thuộc chủ trương của chúng ta, như vậy câu hỏi của ngươi không giải đáp được. Chúng ta chỉ yêu cầu ngươi đừng theo đuổi mà làm hại chúng ta thôi.
Quan Sơn Nguyệt kêu lên:
– Ta làm hại các ngươi?
Âm thinh đó tiếp:
– Phải! Ngươi là người sống, chúng là những u hồn, những kẻ đã chết đi rồi, còn phiêu phưởng lại trần gian một bóng mờ. U minh cách biệt, sanh tử phân chia, người sống nơi mình có thứ lửa tam muội. Thứ lửa đó chạm đến là u hồn phải tan biến.
Quan Sơn Nguyệt mới hiểu tại sao những u hồn sợ chàng như thế.
Thì ra, chúng sợ tam muội hỏa, chạm vào chúng là chúng ta biến ngay.
Chàng suy nghĩ một chút, thốt:
– Các ngươi sợ người sống, thế sao không tìm một nơi u tịnh mà ẩn nấp?
Âm thinh đó thở dài:
– Hồn không xa xác, xác chôn tại đâu, hồn phải ở đó. Xác là nơi hồn nương tựa, bỏ đi rồi là lạc lõng bơ vơ, hà huống ly khai nơi nầy là hồn tiêu, phách tán.
Thì làm sao đi tìm một nơi u tịnh? Ngươi chẳng thấy, chẳng nghe đó sao. Những u hồn chạm vào người của ngươi, bị văng ra khỏi núi, gió mạnh quét qua hồn tan phách biến liền. Hồn phách vừa tan, u hồn vẫn kêu than thê thảm dù biết có kêu lên cũng chẳng ích gì... Thì làm sao chúng ta rời khỏi nơi nầy được, để tìm một nơi ngàn năm chẳng có bóng sanh nhân?
Quan Sơn Nguyệt núi lặng một lúc lâu, rồi hỏi tiếp:
– Các ngươi ở tại đây độ bao nhiêu thời gian rồi?
Âm thinh đáp:
– Bao lâu thì không nhớ rõ, nhưng chắc chắn là từ khi chết đến nay. Nơi đây, không có năm tháng ngày giờ, không đêm không ngày, vĩnh viễn là một khung cảnh mông lung, huyền ảo. Trong một khung cảnh mông lung, huyền ảo như thế, còn ai giữ được ấn tượng thời gian?
Quan Sơn Nguyệt cau mày:
– Trước, các ngươi không biết đã ở tại đây được bao lâu rồi, nhưng sau các ngươi sẽ còn ở độ bao lâu nữa?
Âm thinh đó đáp:
– Làm sao ta biết được điều đó? Ta không đoán nổi đến thời gian nào thì xương trắng của ta tiêu tan, hồn phách của ta tiêu tan.
Quan Sơn Nguyệt cau mày:
– Thế là các ngươi phải ở lại đây chờ đến ngày hủy diệt?
Âm thinh đáp:
– Phải. Người chết đi, còn hồn, hồn chết nữa thì «thần» mới diệt. Thần diệt là «siêu». Có siêu mới trở lại cõi đời. Vòng luân chuyền là vậy đó.
Quan Sơn Nguyệt trầm ngâm một lúc, điểm một nụ cười, hỏi:
– Ta không giống các ngươi à?
Thinh âm đó cười lạnh một tiếng, đáp:
– Trên đời, làm gì có thần tiên trường sanh bất tử chứ? Những cái đó do con người thêu dệt ra để lừa gạt người, chắc ngươi từng nghe chuyện của Lữ Nham, Trương Tần, họ được thiên hạ từ nhiều thế hệ qua thần thánh hóa, song tất cả đều có mặt tai đây.
Quan Sơn Nguyệt trố mắt:
– Ở đây?
Thinh âm đáp:
– Xa thì xa nghìn vạn dặm tận chân trời, gần thì gần bên đây trước mắt chúng ta.
Quan Sơn Nguyệt kinh hãi, hỏi:
– Ngươi là Lữ Thuần Dương sao?
Thinh âm thở dài:
– Lúc sống, ta lấy hiệu là Sơn Nham đạo nhân, học được trò ảo thuật mà con mắt, mê loạn tâm thần, quy tụ được bảy bằng hữu, cộng thành một nhóm tám người, cùng nhau du hí khắp nhân gian, lưu lại cái tên là Bát Tiên, thực sự cái việc đó chỉ là việc khi người, mà cũng tự khi luôn, trong số có ta và Trương Quả Lão có vận khí tốt hơn hết, nên xương tàn được nằm yên giữa lòng núi, không hứng chịu phong sương mài giũa, xâm nhiễm, nhờ thế mà hồn còn kết tụ chưa tan biến như phần đông. Sáu người kia đều tan biến cả rồi, tan biến lẫn cả hình xương và phách quỷ.
Quan Sơn Nguyệt sững sờ, lâu lắm mới thốt:
– Điều đó... khó mà làm cho con người tin tưởng...
Thinh âm tiếp:
– Ta lấy sự chứng nghiệm của bản thân, nói cho ngươi nghe tại sao ngươi chưa hiểu rõ?
Quan Sơn Nguyệt sửa chữa câu nói:
– Thực sự, chẳng phải ta không tin, có điều ta nghĩ, những gì người vừa nói có vẻ kỳ quái hết sức. Đã là Bát Tiên, các ngươi thuộc về thời cổ, các ngươi đã chết ít nhất trên ngàn năm rồi, thế tại sao còn ở lại nơi nầy? Và làm gì thứ xương trải qua ngàn năm mà vẫn tồn tại?
Thinh âm cười nhẹ:
– Bọn ta là những kẻ học đạo, tự nhiên phải biết cách chọn đất chôn xương, và tự nhiên phải chọn cho mình một khoảnh đất tốt, nhờ thế mà giữ được hồn tàn cốt rủ đến ngày nay. Dù không được trường cửu, ít nhất cũng dài lâu hơn người thường.
Quan Sơn Nguyệt hỏi:
– Như vậy, thì sớm muộn gì cũng đi đến chỗ hủy diệt, tiên sư lưu lại hồn tàn cốt rủ đó để làm gì? Cố giữ gìn cho những thứ đó bất diệt, hẳn cũng phải có một dụng ý chứ?
Chàng thay thái độ, đổi cách xưng hô, dù không tin con người đối thoại là bậc thần tiên, ít ra cũng hiểu con người đó có một niên kỷ khá cao.
Thinh âm thở dài liên tiếp mấy lượt, đoạn đáp:
– Ngươi vừa nêu một vấn đề, cho rằng một vấn đề ngu cũng được, mà là thông minh cũng được. Ta đây, dù mang tiếng là bậc thần tiên, cũng chẳng đáp nổi câu hỏi của ngươi. Ta chỉ có thể hỏi lại ngươi một câu, ngươi đáp được câu hỏi của ta, là cầm như ngươi thấu triệt phần nào vấn đề đang thành hình trong tâm não của ngươi.
Quan Sơn Nguyệt buông nhanh:
– Tiên sư cứ chỉ giáo.
Thinh âm nín lặng một lúc lâu, đoạn cất tiếng hỏi:
– Con người, ai cũng biết là mình phải chết và cái chết đến vội đến vàng, thế tại sao ai ai cũng muốn sống, càng sống dai càng thích chí?
Quan Sơn Nguyệt đáp vu vơ:
– Chỉ vì ở cảnh sống có những cái mà người ta lưu luyến, không đành dứt khoát để ra đi.
Thinh âm tiếp:
– Thì bao nhiêu u hồn tại Bạch Cốt Sơn nầy cũng vì cái lý do đó mà không muốn bị hủy diệt.
Quan Sơn Nguyệt cau mày:
– U hồn khác với người sống, u hồn đâu có hưởng những lạc thú nhân sanh, thì còn gì mà lưu luyến?
Thinh âm tiếp:
– Ngươi nói thế là sai. Đành rằng người sống mới hưởng thọ lạc thú, người chết không còn được hưởng lạc thú nữa. Nhưng dù cho đã chết đi, u hồn vẫn chưa tan, thì ký ức vẫn còn đeo đuổi theo u hồn, chính cái ký ức đó gieo niềm lưu luyến xa xăm, không hưởng thọ thực sự, u hồn vẫn hồi tưởng, luôn luôn man mác mơ hoài.
Quan Sơn Nguyệt suy tư một lúc lâu, trầm giọng thốt:
– Đời là biển khổ, mang xác thân lạc lõng giữa dòng đời, là chịu những cái khổ triền miên tiếp nối. Thì chết đi là giải thoát. Nhưng chết là sự giải thoát xác thân, u hồn vẫn khổ trong giới cảnh lung linh, khi nào u hồn tiêu diệt, thì lúc đó mới được giải thoát hoàn toàn. Cho nên, tại hạ nghĩ sống không bằng chết, chết không bằng thần hồn tan diệt. Bởi tan diệt là sự giải thoát hoàn toàn...
Quan Sơn Nguyệt chưa dứt câu, thinh âm chận lại, cười mấy tiếng:
– Ta luận theo người chết, ngươi đứng trong cương vị người sống mà đối thoại, tự nhiên khó gây niềm thông cảm với nhau. Ta thì không thể sống lại rồi, để song phương cùng ở trong một trường hợp, vậy ngươi hãy chờ đến lúc tắt thở, ngươi trở thành một u hồn như ta, lúc đó ngươi sẽ có một suy tưởng khác biệt hẳn lý luận hiện tại của ngươi. Ở đây cũng có rất nhiều cao tăng phật môn, lúc sống họ cũng lập luận như ngươi, nhưng sau khi chết rồi...
Quan Sơn Nguyệt hỏi:
– Rồi sao?
Thinh âm cười, đáp:
– Sau khi chết rồi, họ đều hối tiếc lúc sống đã bỏ trôi khoảng thời gian kiếp đời trong hư không, họ tưởng tượng những lạc thú mà người ngoài tục hưởng thọ, họ muốn sống trở lại để làm như mọi người hưởng thọ, lấp bằng cái trống không của kiếp đời với tất cả mọi niềm vui hoan lạc. Sống trở lại không được, họ cầu mong được hủy diệt nhanh chóng, để sự hối tiếc không ray rứt vầy vò liên tục.
Hiện tại thì họ khổ sở vô cùng. Chính cái cảnh nầy là khổ hải của họ, chứ chẳng phải lúc sống trên đời đâu.
Quan Sơn Nguyệt suy tư một lúc:
– Tại sao lại cầu mong hủy diệt mà không được? Có một cách rất giản dị cho họ là cứ nhẩy ra khỏi tòa Bạch cốt sơn này, gió từ xa cuốn về quét tan u hồn của họ. Họ chẳng hiểu được cái lẽ giản dị đó sao?
Thinh âm lại cười khổ, giải thích:
– Ở đây, không u hồn nào lại chẳng biết lẽ giản dị đó. Có điều, u hồn hội đủ phương tiện làm thì lại không muốn làm, còn những u hồn muốn làm lại không nắm được phương tiện để làm. U hồn có phương tiện là những u hồn ở vòng ngoài, họ muốn nhảy, cứ nhảy xuống triền, chẳng gây xáo trộn gì cho u hồn nào ở bên trong cả. Những u hồn kém phương tiện là những u hồn ở tận trong lòng núi, nếu nhích động thì phải làm xáo trộn đồng loại ở vòng ngoài, hơn nữa vượt đi rồi là gây khoảng trống, ngay tại lòng núi, mà ở đây thì không thể có những khoảng trống, vì lòng núi trống rỗng thì cả tòa núi phải sụp đổ, bao nhiêu u hồn phải bị hủy diệt, sự kiện đó, bọn ta chẳng ai muốn có xảy ra.
Quan Sơn Nguyệt «hừ» một tiếng:
– Đã biết u hồn tiêu tán là giải thoát, thế mà các vị không tạo cơ hội cho toàn thể giải thoát bằng chính sự tự giải thoát của mình, chẳng hóa ra các vị ích kỷ lắm sao?
Thinh âm thốt:
– Như ta đã nói, u hồn như kẻ sống, vẫn còn luyến tiếc mùi đời qua ký ức, do đó có một số đông chưa chịu hủy diệt để giải thoát. Ngươi chẳng thấy trên đời, có lắm người muốn chết, vì chán cái sống chán chường, nhưng họ không thể chết vì cái chết của họ sẽ gây tai hại cho những người chung quanh, hoặc những người có liên quan đến họ. Bọn ta vì tránh tai hại cho đồng loại mà không thể tự hủy diệt đó thôi. Bọn ta tự hủy diệt, để tìm giải thoát, trong khi phần đông còn luyến tiếc, chưa chịu hủy diệt như bọn ta, thì hành động đó cầm như vô nhân đạo.
Quan Sơn Nguyệt suy lời thinh âm, xét đến mình, trọn đời chàng, chàng chưa hưởng được một lạc thú nào, là vì chàng mãi lo giúp cho bao nhiêu kẻ khác được sinh tồn. Thì, trách làm sao được u hồn kia có thể giải thoát được nhưng vẫn giam mình trong cảnh khổ? Sự hủy diệt của họ sẽ gây bất mãn, oán hận nơi đồng loại, nên họ nhẫn nhục, mà không thể làm theo ý muốn được.
Chàng thở ra, thốt:
– Không ngờ trong cảnh chết vẫn còn có lụy phiền như vậy. Sau nầy có chết đi, tại hạ tìm cách chết sao cho âm hồn tiêu tán luôn cùng một lúc với thể xác.
U hồn đó thoáng giật mình, thốt:
– Người còn thanh thiếu, tại sao lại sớm bi thương vơ vẩn? Ngày trời còn nhiều, phải bám lấy sự sống mà hưởng thọ mọi lạc thú nhân sinh, giả như ngươi có điều bất mãn, thì ngươi cũng có thể san bằng với thời gian thừa thãi. Nghe ta đi, cứ hưởng những cái gì sẵn có, đồng thời tìm những cái chưa có mà hưởng nốt, hưởng thật nhiều, sau nầy khi trở thành một u hồn như ta, thì ngươi sẽ được khoan khoái mà hưởng thụ lại một lần nữa, bằng ký ức, cho dù không thực tế, ngươi cũng thấy sướng như thường.
Quan Sơn Nguyệt thở dài:
– Tiên sanh chừng như có ít nhiều thiên kiến, mỗi con người đều có một xử cảnh riêng biệt, trong xử cảnh khác nhau, con người không thể hành động như nhau, duy trì một tư tưởng giống nhau, do đó thành quả trên trường đời cũng chẳng giống nhau, và dĩ nhiên những thành quả đó có nhiều sắc thái như vui buồn, sướng khổ, cay đắng, ngọt thơm...
U hồn nín lặng một chút:
– Thôi được! Ta cũng không dư hơi đâu mà tranh luận với ngươi dông dài, chúng ta mỗi người mỗi cảnh, dương thì ta có trải qua rồi, hiện tại ta ở trong cảnh âm, mà người cũng không hiểu nổi. Ta chỉ khuyên ngươi một điều, là ngươi nên cẩn thận trong bước đường sắp tới, đừng bao giờ xung chạm làm tiêu tán u hồn của lão hòa thượng phía trước đó nhé.
Quan Sơn Nguyệt đáp ứng:
– Tiên sanh yên trí, tại hạ ghi nhớ lời tiên sanh dặn dò.
U hồn lại tiếp:
– Ngươi không có ý xung tán họ, chưa phải là đủ, ngươi còn cần cẩn thận hơn nữa, là rất có thể họ tìm ngươi mà chạm vào để mong được giải thoát. Vậy ngươi phải lưu ý tránh xa, thật xa họ nhé. Ngươi không tâm đụng họ, họ lại tìm đụng ngươi, thì cái hậu quả tai hại cho bọn ta đây do bên nầy hay bên kia gây ra, cũng đồng dạng thôi.
Quan Sơn Nguyệt kêu lên:
– Thế thì tại hạ phải làm sao đây? Dường như tiên sanh có nói là họ bị các u hồn khác bao quanh mà? Họ đâu có thể tự tiện xông ra mà đụng chạm vào tại hạ?
U hồn đáp:
– Sự tình là vậy đó, song khi ngươi đi tới, những u hồn chưa muốn giải thoát, phải né tránh ngươi, bọn hòa thượng kia nhân dịp đó xông ra, điều ấy họ làm rất dễ vì vòng vây bên ngoài đã tan vỡ, không còn cái gì ngăn trở họ nữa. Kẻ tránh người, chạy đi, bỏ khoảng trống cho kẻ muốn đụng chạm ngươi. Huống chi, vị trí của họ lại nằm ngay trên lộ trình của ngươi. Chỉ còn có cách là ngươi phải thay đổi đường đi lối bước, thay vì thẳng tiến, thì phải đi vòng quanh.
Quan Sơn Nguyệt vội hỏi:
– Còn có đường khác nữa sao?
U hồn đáp:
– Còn. Ngươi hãy đi vòng theo triền núi, ngươi sẽ không đụng chạm với họ.
Quan Sơn Nguyệt nhìn ra, theo con đường do u hồn vừa chỉ, thấy các u hồn nơi đó đều là yếu đuối, gồm lão nhược, phụ nữ, trẻ con. Họ nghe u hồn đối thoại với chàng vừa bảo như vậy, tất cả đều kêu la, than khóc ồn ào, khó chịu hết sức.
Rồi âm phong từ bốn phía vốc lên, âm phong không mạnh song thê thảm phi thường. Quan Sơn Nguyệt bất nhẫn đáp:
– Nếu tại hạ theo đường đó mà đi tới, thì những u hồn bạc nhược kia khó tránh được hủy diệt...
U hồn đối thoại đáp:
– Chỉ còn có cách đó thôi. Ngươi không theo con đường ấy thì bắt buộc phải xẻ núi xuyên lối mà đi. Ta không còn biện pháp nào giúp ngươi nữa. Phàm con người sống, ai ai cũng gặp hoặc hữu hạnh, hoặc bất hạnh, thì u hồn cũng thế, tất cả đều khổ không bằng một nhóm người nhỏ khổ, nói một cách khác hy sinh một phần nhỏ, tránh hủy diệt toàn thể. Thì, điều bất hạnh của một nhóm nhỏ sẽ là sự đại hạnh của mốt số lớn lao.
Quan Sơn Nguyệt nổi giận, trách:
– Tiên sư lúc sống, được mọi người trọng vọng, tôn sùng, sao lúc chết đi lại nói năng vô nhân phi đạo như vậy? Phàm ai có lòng nhân, thì đối xử trong mọi trường hợp, cũng phải căn cứ vào nhân đạo chứ, có đâu tính toán, cân phân chú trọng đến sự hữu ích lớn mà dám làm những điều vô nhân đạo nhỏ? Tội ác là tội ác, lớn nhỏ gì cũng là tội ác, đâu có chuyện hủy diệt số nhỏ để bảo gìn số lớn?
Thật là bất cận nhân tình! Thật là tự tư!
U hồn đối thoại cười nhẹ:
– Lúc làm người sống, thì ta rất chú trọng đến nhân tình, nhưng khi trở thành một u hồn, tự ta ta chưa đủ sức bảo vệ ta, thì ta còn tâm tư đâu lại lo liệu cho kẻ khác chứ? Ở đây, không ai lo sợ cho cái họa của kẻ khác, cũng như không tìm cái phúc cho kẻ khác. Ở đây, thiếu hẳn tình tương thân tương trợ, mà chỉ có cạnh tranh thôi.
Quan Sơn Nguyệt «hừ» một tiếng:
– Mặc dù tiên sanh nói gì, tại hạ không thể làm như vậy được.
U hồn đối thoại hỏi:
– Thế người định làm như thế nào?
Quan Sơn Nguyệt đáp:
– Tại hạ quay đầu, trở lại con đường cũ, hạ sơn...
U hồn kêu lên kinh hoàng:
– Đừng! Ngàn vạn lần, ngươi không nên làm như vậy!
Quan Sơn Nguyệt nổi giận:
– Tại sao chứ? Tại hạ không muốn đụng chạm đến các vị thì tại hạ trở lại.
Có cái gì ngăn trở, không cho tại hạ trở lại?
U hồn rung rung giọng tiếp:
– Không có cái gì ngăn trở được người, song ngươi không thể trở lại. Lúc vào đây, ngươi chẳng nhìn kỹ tấm mộc bài à? Mộc bài ghi mấy chữ:
«Âm dương giới vô hồi đấu lộ», quá rõ ràng kia mà! Người đã lên núi rồi, thì không còn quay đầu được nữa. Rằng ngươi cương lý, trở lại thì đúng là ngươi hại bọn ta đó.
Quan Sơn Nguyệt giật mình:
– Tiên sư nói cái gì thế? Tại hạ chẳng hiểu nỗi.
U hồn thở dài:
– Dưới chân Bạch Cốt Sơn, có một thứ lửa ngầm ngầm từ muôn đời, lửa đó cái tên là Kiếp Hỏa, bởi lâu năm người ta gọi là Vạn Niên Kiếp Hỏa, ngươi trở lại là lửa đó bốc bừng lên liền. Chính ngươi cũng bị chôn vùi trong biển lửa đó, nói chi đến bọn ta là những u hồn, từ lâu phưởng phất tại đây với niềm sợ hãi triền miên trước mọi đe dọa bốc cháy của những ngọn lửa đó.
Quan Sơn Nguyệt sững sờ. Một lúc lâu, chàng hỏi:
– Tới không được, lui không xong, thế tại hạ phải làm sao đây?
U hồn suy tư một phút, đáp:
– Ta không dám bày biểu chi cho ngươi cả. Vậy ngươi cứ tùy tiện mà hành động.
Quan Sơn Nguyệt lại hỏi:
– Giả như tại hạ rút kiếm, tự chém chết mình, điều đó có được chăng?
U hồn đáp:
– Được chứ! Bất quá, bọn ta đâu dám yêu cầu ngươi làm một việc như vậy?
Quan Sơn Nguyệt trố mắt:
– Tại sao?
U hồn giải thích:
– Nếu ngươi chết tại đây, tự nhiên không có người thu liệm thi hài của ngươi, thi hài đó phải bộc lộ trước phong sương, chim chóc sẻ mỗ, rỉa ngươi sẽ cảm thấy đau đớn khổ sở phi thường.
Quan Sơn Nguyệt lắc đầu:
– Người chết rồi, thì cảm giác cũng tiêu tan, còn biết gì mà thê rằng đau khổ.
U hồn cười nhẹ:
– Ngươi lại nói lẩn quẩn nữa rồi. Ta đã giải thích cho ngươi hiểu đại khái rồi mà! Xác ở đâu, hồn ở đó, hồn xương xác, nêu niềm thống khổ đến với ngươi, xác không cảm giác như hồn bị xúc động như thường. Tóm lại, ngươi không đau xác, mà ngươi lại đau hồn. Ngươi hiểu rõ chưa?
Quan Sơn Nguyệt trầm ngâm một lúc nữa:
– Ngoài phương pháp đó, tại hạ đành chịu, chẳng biết phải làm sao bây giờ.
U hồn thốt:
– Ta thấy cần phải nhắc lại ngươi một lần nữa, toàn diện khổ không bằng phiến diện khổ. Toàn thể khóc, tự nhiên phải thê thảm hơn một nhóm người khóc.
Nếu bắt buộc ngươi phải gây khóc hận thì dù sao ngươi cũng tránh gây hại cho số đông, và nhắm vào số ít. Vậy ngươi nên đi theo triền núi, như ta đã chỉ, bất đắc dĩ mà ngươi chạm phải số ít, thì cũng đành thôi, ngược lại, ngươi cứu được số nhiều.
Quan Sơn Nguyệt lộ vẻ trang nghiêm, cương quyết thốt:
– Toàn diện khổ, không bằng phiến diện khổ, phiến diện khổ không bằng cá nhân khổ. Tại hạ thấy phương pháp đó hữu hiệu hơn hết.
Những u hồn bao quanh chàng, lúc đó tản mác ra, trừ một Lữ Nham. Lữ Nham thốt:
– Sự quyết tâm của ngươi, bọn ta rất hoan nghinh, bất quá khi ngươi tự sát, thì ngươi nên hành động từ từ, ngươi tự cắt chầm chậm, thì máu chỉ rỉ ra chứ không phún vọt thành tia dài, vấy cả hình hài của bọn ta. Ngươi biết không, nếu bọn ta vấy máu của ngươi, thì dù muốn dù không cũng phải chia sớt niềm đau của ngươi sau khi chết, mình đã quá khổ vì chính mình, lại còn phải chia sớt gánh chịu thêm phần của kẻ khác, thì kể ra cũng bất công đấy chứ. Ta nghĩ, ngươi đâu có muốn gây khổ cho bọn ta?
Bây giờ, Quan Sơn Nguyệt mới biết tại sao các u hồn đều tản mác ra xa xa, cả Lữ Nham thốt xong câu cũng bước tránh ra ngoài. Quan Sơn Nguyệt căm hận, gằn từng tiếng:
– Các vị đã chết rồi mà vẫn còn giữ lòng tự tư, tự lợi, như thế đâu đáng cho tại hạ phải thận trọng?
U hồn cười mỉa, đáp:
– Tự ngươi muốn vậy, nào ai yêu cầu, thúc giục ngươi đâu? Có điều, người chết đi, cũng đừng nên di lụy cho người khác. Đã chết rồi mà còn hại được người khác, thì quả thật ác độc cùng cực đó nhé!
Quan Sơn Nguyệt thở dài, từ từ rút kiếm, từ từ cắt ngang qua yết hầu. Niềm đau từ từ xâm chiếm, từ chỗ bị cắt lan dần khắp thân thể. Cuối cùng, niềm đau hành hạ quá mạnh, chàng suýt hôn mê mấy lượt.
U hồn bất mãn, thốt:
– Một vết thương, không đủ! Ngươi phải cắt thêm mấy chỗ nữa đi, cho máu phân tán theo các vết thương mà chảy ra, máu tản mác tất nhiên chảy yếu. Máu chảy yếu, có lợi cho bọn ta nhiều. Ta nghỉ, ngươi đâu có lòng nào gây hại cho bọn ta?
Quan Sơn Nguyệt không nói thêm tiếng gì nữa, rút thanh trường kiếm khỏi vết thương, rồi xốc ngược mũi kiếm, cố chịu đau, đâm thốc vào mấy yếu huyệt trên mình chàng.
U hồn cất tiếng chỉ thị chàng:
– Đâm cạn cạn một chút, như vậy vết thương mới không lớn, ngươi cảm thấy ít đau, còn có thể vận khí ngăn chậm máu chảy được thế là hay lắm. Ngươi cắn răng cố gượng đi, khi nào gây được hơn mười vết thương rồi, sẽ buông lơi huyết mạch, ngươi có thể chết gấp như ý muốn, mà máu của ngươi cũng không bắn vọt quá xa, không gây tai hại gì cho bọn ta. Làm nhanh đi!
Thực sự, Quan Sơn Nguyệt cảm thấy đau đớn cực độ, song không thể không làm, chàng tự cắt cứa, đâm vào mình như tự thi hành một bản án lăng trì.
Thử hỏi, có ai gan lỳ như chàng vậy chăng?
Trước sau, chàng chẳng hề rên xiết, chàng cảm giác cái chết từ từ đánh đuổi sanh lực nơi chàng, xâm chiếm cơ thể chàng dần dần.
Chàng nghe, bên tay văng vẳng tiếng cười đắc ý của đám u hồn.
Võ Lâm Phong Thần Bảng Võ Lâm Phong Thần Bảng - Tư Mã Tử Yên