Số lần đọc/download: 2552 / 33
Cập nhật: 2016-06-09 04:35:57 +0700
Chương 71: Thời Điểm Của Cơ Hội
A
lbert Einstein đã nói rằng trong mỗi khó khăn đều ẩn chứa các cơ hội. Cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra gần đây đã khiến hàng triệu người thất nghiệp. Vô số người khác bị mất nhà cửa, mất các khoản tiết kiệm. Điều tốt đẹp nào xảy đến trong những lúc khó khăn như thế?
Trong số các công ty lớn đi vào hoạt động trong giai đoạn khủng hoảng và suy thoái kinh tế, có Hewlett Packard, Wrigley, UPS, Microsoft, Symantec, Toy “R” US, Zippo và Domino’s Pizza. Trong khi khủng hoảng đang hoành hành, những nhà sáng lập của các công ty kể trên tìm kiếm những các mới mẻ và tiến bộ hơn để phục vụ khách hàng bởi vì các mơ hỉnh tồn tại trước đó đã tỏ ra thất bạn. Họ đã nắm bắt được cơ hội để tạo ra những hướng đi riêng cho hoạt động kinh doanh của mình.
Không nghi ngờ gì, cuộc suy thoài kinh tế năm 2006 – 2009 đã gây ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài làm thiệt hại cho nhiều cá nhân, gia đình và doanh nghiệp. Nhưng không ít người bị sa thải khỏi các tập đoàn, bị tước mất công việc mà họ đã gắn bó lâu dài đã phản ứng bằng cách mở doanh nghiệp riêng, quay trở lại trường học để đạt được học vị cao hơn, hoặc theo đuổi đam mê trong cuộc sống, cho dù đam mê của họ là việc mở một tiệm bánh mì, một dịch vụ làm vườn, thành lậo ban nhạc hay viết một cuốn sách.
Bị mất việc làm trong cuộc suy thoài đó có hàng nghìn nhà báo. Cuộc suy thoái đã gây khó khăn và thiệt hại lớn cho ngành công nghiệp báo chí bởi rõ ràng các tờ báo trên khắp thế giới đã để nguồi thu nhập ổn định và đáng kể rơi vào tay các dịch vụ trên mạng như trang quản cáo Craigslist. Thật thú vị khi thấy các cựu nhà báo, những người luôn tự hào về tài xoay xở và sự sàng tạo của mình, đã có phản ứng tích cực trước khủng hoảng. Một số người tôi quen đã tạo lập sự nghiệp mới trong lĩnh vực quan hệ công chúng, sáng lập ra các tổ chức phi lợi nhuận, và những trang truyền thông dựa trên các website và các blog. Một trong những người tôi khâm phục là một cựu biên tập viên đã rời khỏi một toà soạn báo đang phải giảm biên chế ở California và trở thành phó chủ tịch công ty quản lý khủng hoảng, chuyên xử lý “thông tin phá sản” cho doanh nghiệp. Đây là triết lý nhận lấy trái chanh mà số phận cho bạn và pha lấy một ly nước chanh ngọt, cái triết lý nói về việc nỗ lực tìm ra một giải pháp sáng tạo thay vì chỉ ngời than vãn. Bạn phải mềm dẽo, quyết tâm và sẵn sàng biết một tình huống tiêu cực tiềm tàng thành một tình huống tích cực. Một trong những chuỗi kinh doanh bán lẻ lớn của Mỹ đã dạy nhân viên của mình coi lời phàn nàn của khách hàng như những gợi ý về việc xây dựng quan hệ tốt hơn giữa người bán và người mua.
Đó là vấn đề tái cấu trúc. Tôi thực hiện điều đó mỗi khi lịch hoạt động của mình vấp phải khó khăn bằng cách tự nhắc nhở: “Chúa không lãng phí thời gian của Người, vậy nên Người cũng không phải lãng phí thời gian của tôi”. Nói một cách khách, mọi sự xảy ra đều hướng đến điều tốt đẹp. Tôi thực sự tin điều đó, và bạn cũng nên tin như thế. Khi tán thành triết lý đó, bạn hãy cứ đợi để kiểm chứng. Tôi đã thấy thực tế chứng minh tính đúng đắn của triết lý đó hết lần này đến lần khác.