We are too civil to books. For a few golden sentences we will turn over and actually read a volume of four or five hundred pages.

Ralph Waldo Emerson

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 120
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3179 / 36
Cập nhật: 2016-06-20 20:54:37 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 68: “Quy Hoạch Theo Phong Trào”?
ác phiên chất vấn rồi cũng qua đi. “Lời nói gió bay”, phấn khởi thì vẫn còn đọng lại. Điều đáng phấn khởi nhất là sự khẳng định của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước toàn thể quốc dân đồng bào rằng ở ta không có hiện tượng “quy hoạch theo phong trào” (quá lắm thì chỉ có chuyện “đầu tư theo phong
trào” mà thôi).
Sự khẳng định này có lẽ đã giúp cho các vị đại biểu Quốc hội trút bỏ được gánh nặng của nỗi lo lắng không đâu về những lãng phí khổng lồ liên quan đến công tác quy hoạch, chính xác hơn, đến sự yếu kém của nó.
Công bằng mà nói, sự lo lắng của các vị đại biểu Quốc hội không phải là không có cơ sở. Cứ thử nhìn vào những chiếc cầu vượt được xây dựng dọc theo đường cao tốc số 5 Hà Nội - Hải Phòng thì bạn sẽ thông cảm ngay với sự lo lắng này. Một loạt những chiếc cầu đã được quy hoạch, nhưng với mục đích gì thì không dễ trả lời: để trang trí thì chúng quá thô kệch; để vượt đường cao tốc thì chẳng thấy bóng dáng một ai qua lại trên đó. Hay việc trồng dứa ở tỉnh Thanh Hóa chẳng hạn. Dứa đã được trồng bạt ngàn và đã đến mùa thu hoạch, thế nhưng nhà máy chế biến thì lại chẳng thấy đâu. Việc dứa chế biến xong thì bán cho ai chắc còn là chuyện xa vời hơn nữa. Những quy hoạch nho nhỏ như nói ở trên thấy còn khó đúng, không biết những quy hoạch lớn hơn cho cả một vùng, một ngành kinh tế thì sẽ ra sao?
Thực ra, có hai cơ chế điều chỉnh sự phát triển của một đất nước: cơ chế kế hoạch hóa (trong đó công cụ chủ yếu là quy hoạch) và cơ chế thị trường. Cơ chế kế hoạch hóa có ưu điểm là nó giúp chúng ta hoạch định nền sản xuất theo ý muốn của mình. Tuy nhiên, nếu chúng ta không có ý định phân phối những sản phẩm làm ra, mà lại muốn bán chúng như hàng hóa ở trên thị trường thì rủi ro sẽ rất lớn. Đơn giản, ý muốn của chúng ta chưa hẳn đã là ý muốn của thị trường. Thị trường muốn và không muốn rất nhiều thứ. Gắn với điều này là vô vàn những cơ hội và vô vàn những rủi ro. Điều đáng băn khăn nhất là kế hoạch (đặc biệt là theo mô hình tập trung quan liêu) có thể không phải là công cụ hữu hiệu để nắm bắt những cơ hội vụt đến và vụt trôi qua, cũng như để quản trị những rủi ro tồn tại ở rất xa những chiếc bàn giấy. Đó là chưa nói đến sự tách biệt hoàn toàn giữa những người hưởng lợi (tạm gọi là như vậy nếu trường hợp ngược lại không xảy ra) và những người làm quy hoạch: “Nóng lạnh, được mất luôn luôn xảy ra ở bên nhà hàng xóm”.
Một trong những khó khăn của công tác quy hoạch là sức ép rất lớn từ các địa phương. Các cụm công nghiệp, các công trình giao thông, các cảng biển thường đưa lại những lợi ích to lớn, thậm chí, làm biến đổi cơ cấu kinh tế của nhiều địa phương. Chính vì vậy, các địa phương đều mong muốn được đưa vào quy hoạch và được có các công trình. Với “sự sổng cầu” này, các nhà làm kế hoạch sẽ phải chịu sức ép thường xuyên, liên tục từ dưới lên. Tuy nhiên, các quan chức địa phương cũng chẳng dễ dàng gì với dư luận: tại sao tỉnh A xin được nhà máy đường mà tỉnh chúng ta lại không?! Đây là “động lực” thực tế dẫn tới cái mà một vị đại biểu Quốc hội gọi là “quy hoạch theo phong trào”.
Cuối cùng, có vẻ như tại phiên chất vấn, băn khoăn nói trên của các vị đại biểu Quốc hội đã được Bộ trưởng Kế hoạch, Đầu tư giải tỏa. Tuy nhiên, nguồn gốc của rủi ro thì vẫn còn đó. Phải chăng sự phân cấp, phân quyền về ngân sách cho các địa phương và việc áp dụng cơ chế thị trường để phát triển kinh tế là những giải pháp cơ bản hơn cần hướng tới?
Những Nghịch Lý Của Thời Gian Những Nghịch Lý Của Thời Gian - Nguyễn Sĩ Dũng Những Nghịch Lý Của Thời Gian