Love gives light even in the darkest tunnel.

Anonymous

 
 
 
 
 
Tác giả: Ngô Lăng Vân
Thể loại: Tuổi Học Trò
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: Lê Huy Vũ
Số chương: 72
Phí download: 8 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 491 / 27
Cập nhật: 2019-12-06 09:23:40 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
II - Trạng Quỳnh Có Phải Là Người Thật Hay Không ?
y lược sử của Trạng Quỳnh là thế, vậy Trạng Quỳnh có phải là người thật hay không?
Xét lịch sử, trong đời nhà Hậu Lê chỉ có hai người cùng tên Quỳnh, một là Nguyễn Quỳnh làm chức sử quan và một là Vũ Quỳnh, người nhuận sắc quyển Lĩnh Nam chích quái chớ không ai là Trạng Quỳnh hay Cống Quỳnh hoặc có nhưng việc xẩy ra như trong truyện mà thỉnh thoảng khi tửu hậu trà dư, người ta lại đem ra kể cho xôm trò rậm đám như:
- Viết chữ Trạng Quỳnh.
- Vẽ tranh Trạng Quỳnh.
- Ăn cơm Trạng Quỳnh.
- Làm thơ Trạng Quỳnh.
- Đi sứ và tiếp sứ Trạng Quỳnh v.v…
Chuyện ký theo bản in xưa bằng chữ Nôm không nói đến họ của Quỳnh, nên có người bảo Trạng Quỳnh là một trong hai ông Quỳnh của hai họ Nguyễn, Vũ trên kia. Nhưng đó là sai lầm, vì ông Quỳnh họ Vũ là người đời Hồng-đức (Lê-Thánh-Tôn), ông Quỳnh họ Nguyễn cũng kế đó không xa, còn Trạng Quỳnh thì theo chuyện là người thời vua Lê chúa Trịnh, vua là Dụ-Tôn hiệu Bảo-Thái, chúa là An-đô-vương Trịnh-Cương. Cả hai ông Quỳnh họ Vũ họ Nguyễn không có ông nào đi sứ nước Trung-hoa, và cũng không ông nào quê quán làng Yên-vực huyện Hoằng-hóa tỉnh Thanh-hóa.
Theo chuyện kể, Trạng-Quỳnh là người cùng thời với bà Đoàn-thị-Điểm, dịch giả quyển « Chinh-phụ ngâm khúc » của ông Đặng-Trần-Côn. Trong chuyện cũng nói đến rất nhiều những sự tích liên hệ giữa bà Điểm với Quỳnh. Song kết quả bà Điểm mắc mưu Quỳnh, phải lấy một anh thợ cày dốt đặc cán mai, trái hẳn với sự thật của nữ sĩ này vì bà là kế thất của tiến sĩ Nguyễn-Kiều, một danh thần nổi tiếng giữa thời Lê trung hưng.
Do đó, chúng tôi có thể nói rằng Trạng Quỳnh hay Cống Quỳnh chỉ là một nhân vật trong chuyện, chớ không phải người có thật bằng xương bằng thịt trên lịch sử nước ta. Hai việc sau đây càng chứng tỏ:
Việc thứ nhất là việc Trạng Quỳnh đi sứ Trung hoa và thừa tiếp đoàn sứ giả Trung hoa. Đọc chuyện, nếu chúng ta để ý suy nghĩ thì thấy hoàn toàn không thể nào tin được trên lịch sử lại có lối ngoại giao lố bịch và đùa bỡn ra ngoài trí tưởng tượng như đã chép trong chuyện. Dù sao đi nữa, bọn quan lại Tàu khi được cử sang cũng là người của thượng quốc, có bao giờ họ lại chịu để một người dù người đó là Trạng Quỳnh, bỡn cợt đến cho nhục cả quốc thể mà vẫn cứ ngậm tăm để về, nhất là nước ta khi đó tuy hoàn toàn độc lập, nhưng vì mưu thuật của nước nhỏ đối với nước lớn, trên mặt ngoại giao, vẫn phải khiêm nhượng cầu phong cùng theo lệ tuế cống.
Việc thứ hai là việc Trạng Quỳnh bày mưu làm cho chúa Trịnh phải ngửi hơi thuốc độc mà chết. Tra lại lịch sử, suốt cả một đời nhà Trịnh, không có ông Chúa nào bị chết bằng cách đó. Chúng ta thử nghĩ xem cái uy quyền của chúa Trịnh hồi đó như thế nào, và cái hình phạt của chế độ phong kiến độc đoán độc tài ấy ra sao. Trạng Quỳnh làm cái việc ấy, há không xảy ra chuyện gì sao?
Trạng Quỳnh Toàn Tập Trạng Quỳnh Toàn Tập - Ngô Lăng Vân Trạng Quỳnh Toàn Tập