To read without reflecting is like eating without digesting.

Edmund Burke

 
 
 
 
 
Tác giả: Trần Đĩnh
Thể loại: Tùy Bút
Biên tập: Bach Ly Bang
Upload bìa: Bach Ly Bang
Số chương: 103
Phí download: 9 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3336 / 158
Cập nhật: 2015-08-14 04:32:05 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 70
ân Thái Bình gióng lại trống Tiền Hải sau sáu chục năm im lặng (Dân Thái Bình nổi dậy bắt công an, đốt trụ sở của chính quyền địa phương năm 1997 - BT). Chính quyền ba cấp tê liệt, rệu rã hoặc bỏ trốn lưu vong như thời chạy Pháp càn. Dân lập nên các ban tự quản. Một số nơi bắt đầu học nổi dậy như Thái Bình. Lập chốt khám bên đường. Cán bộ đi xe máy xịn qua liền giữ lại. Tiền đâu mà ra xe sang trọng này? Ấp úng thì cho ngay một mồi lửa…
Đại hội 8 (1996) của Đảng họp trong không khí Trống Tiền Hải màn hai thời xã hội chù nghĩa kế thừa màn một thời nô lệ. Sau đại hội, Trần Đức Lương về nhận trước dân Thái Bình rằng đảng và chính quyền địa phương sai, dân đòi Đảng và Nhà nước trong sạch cùng dân chủ hoá là chính đáng. Tôi gửi một thư cho Trần Đức Lương và Bộ chính trị. Hoan nghênh ông. Và hỏi cớ sao không dân chủ để dân phải nổi lên ầm ầm. Vì ta, - tôi viết, làm không như nói trong Tuyên ngôn Độc lập. Mở đầu Tuyên ngôn, Hồ Chủ tịch long trọng cam kết: "Mọi người đều sinh ra có quyền bình đằng". Nghĩa là mọi người được hưởng mọi quyền lợi và cơ hội như nhau, chẳng hạn dân được ứng cử chủ tịch nước, thủ tướng, những chỗ hiện chỉ dành cho duy nhất đảng viên. Không tiện nói ở ta Cỗ bàn linh đình chỉ dành cho ai có thẻ đảng, tôi chỉ đặt vấn đề sao ở nước ta không bình đẳng được? Tôi nói vì chúng ta vướng hai nguyên tắc nền móng của Đảng: nguyên tắc đảng lãnh đạo và nguyên tắc giai cấp. Nguyên tắc đảng lãnh đạo tự ý đem dân nước chia làm hai hạng: bị lãnh đạo và lãnh đạo. Tức là: Muốn thực hiện sứ mệnh lãnh đạo thì đảng phải thiết lập và duy trì quan hệ bất bình đẳng có tính định mệnh vè thứ bậc đảng trên dân dưới này. Nguyên tắc giai cấp tự ý đem dân nước chia ra làm TA, tức đảng và giai cấp công nhân, BẠN, tức bần cố trung nông, và nay vớt thêm trí thức, THÙ tức là địa chủ, tư sản, các phần tử bóc lột khác, Tóm lại dân nước là một mớ hổ lốn và đảng cân phân biệt rành rọt dựa ai, cải tạo ai và tiêu diệt ai. Có thể thấy ngay rằng hai nguyên tắc này đã triệt tiêu tuyệt đối chữ bình đẳng. Cuối thư tôi viết nếu ngày 2-9 ấy, Hồ Chủ tịch tuyên bố minh bạch từ nay độc lập rồi, dân Việt chia thành hai hạng lãnh đạo và bị lãnh đạo, tư sản với địa chủ rồi đây sẽ bị thủ tiêu thì không biết tình hình sẽ ra sao. Thư viết cố nhiên vì sự kiện dân Thái Bình làm cuộc tập huấn dân chủ nức lòng toàn quốc. Nhưng có một ánh sáng tinh thần trợ giúp tôi. Đó là bài diễn văn của ông thợ cạo Sạc-lô trong phim Tên độc tài, bộ phim nói duy nhất của Charlie Chaplin. Trong phim, bị lầm là Hitler, Sạc-lô đã phải diễn thuyết như sau: Các bạn, các chiến binh, các bạn đừng dâng mình cho những con thú, những kẻ bắt các bạn làm nô lệ, đặt đời các bạn vào trong hệ thống, điều khiến hành động, ý nghĩ và cảm xúc của các bạn! Chúng rèn giũa các bạn, kiếm soát khẩu phần của các bạn, coi các bạn như bầy gia súc. Chúng là những kẻ dị dạng, những người máy với những bộ ốc máy, những con tim máy và chúng đã hứa hẹn và rồi lừa các bạn. Chúng giành tự do cho chúng cỏn các bạn thì thành nô lệ. Các bạn không phải là những cỗ máy, không phái là gia súc mà là những con người! Là con người, các bạn bây giờ hãy chiến đấu cho tự do, hãy không chịu làm nô lệ…
Bài diễn văn kết thúc với câu: Hỡi các chiến sĩ, hãy nhân danh dân chủ, kết đoàn lại (tôi nhấn). Khẩu hiệu cuối cùng chắc Sạc-lô nhái kêu gọi của Marx "vô sản toàn thế giới liên hiệp lại!". Thư dĩ nhiên theo lệ không hồi âm. Nếu tôi ca ngợi Đảng chắc chắn sẽ được văn phòng Chủ tịch phủ có dấu nổi gửi một thư cảm ơn và khuyến khích nhận xét nhiêu hơn nữa v.v. Nhưng tuần sau, trung tá an ninh Nguyễn Chí Hùng, con rể Ngô Minh Loan, đến. Trong những lần an ninh đến, tôi đã nói nhiêu điều. Một vài anh em bảo tôi chuyện với an ninh làm gì. Tôi nói mình kêu họ không đối thoại, khi họ muốn đối thoại mình lại lảng hay sao? Tôi đã có tiền lệ trong lần chuyện trò rất thẳng thắn với Lê Kim Phùng. Nói đảng yếu trí tuệ. Nói tôi không tán thành chủ nghĩa xã hội vì nó vô hiệu, không mang lại phát triển và công bằng v.v… vả lại, tôi cũng muốn thắng cái e ngại thường ngấm ngầm kèm ám ta mỗi khi "tiếp xúc" với "bạn dân". Tôi chọn cách tôi đã làm với Lê Kim Phùng: nói đủ ý, tới nơi nhưng ôn tồn, không khiêu khích, mạt sát. Một lần Nguyễn Chí Hùng hỏi tại sao Trung Quốc khỏe dằn mặt ta quá thế.
- Do tư tưởng Đại Hán của họ, - tôi nói, và lại do cái đạo đức của ta là trung thành với tình hữu nghị với họ, là theo họ - kim chỉ nam mà! - rồi lại hết lòng biết ơn họ. Bác chả nói trăm ơn, nghìn nghĩa, vạn tình đó sao? Theo tôi, đỉnh cao của tất cả các cái này là Nghị quyết 9, ta đã dám theo họ tè vào cái ta vẫn thành kính gọi là "thành trì cách mạng". Nhưng họ cũng thấy rồi ta lại theo Liên Xô mà chống họ, cái mà họ cho là "ăn cháo đá bát" của họ. Ta cũng đâu có xoàng. Ký Hiệp ước hữu nghị tương trợ Việt-Xô hôm trước, hôm sau đánh luôn Campuchia, đúng không? Bắc Kinh thấy bị phản thùng và ai, nhất là bậc đàn anh, bị phản thùng mà chả cáu? Song hiện nay họ còn có một dụng ý quan trọng nữa là họ đang mượn ta làm kẻ phản diện để nêu cho thế giới thấy họ không cùng nòi cùng tông giống với cộng sản sính bành trướng, chiến tranh và bạo lực như đại bá Liên Xô và tiểu bá Việt Nam. Vậy càng đả phản diện Việt Nam thì họ càng trắng trong trước mắt Mỹ và thế giới.
Với dân Trung Quốc, họ cũng cần chứng minh Việt Nam xấu. Mà hay nhất, dễ nhất là chụp cho cái tội bội bạc, điều quả là có khó bác bỏ thật. Tóm lại họ vẫn giờ món võ quen thuộc mượn Việt Cộng làm cái bung xung. Ngoài ra tôi thấy còn có thêm chỗ này: Họ đã hạ Mao xuống, bộ máy của họ nay đều gồm nạn nhân của Mao nhưng bộ máy của ta mà họ rất rõ vì họ từng tham gia góp ý về nhân sự và từng đã mê Mao hết xảy nhưng nay vẫn cứ yên vị hết, trong khi nạn nhân của Mao ở ta như vụ xét lại, như Võ Nguyên Giáp thì vẫn cứ khốn nạn. Họ đã tóm lấy chỗ này chọc ngoáy, gây sức ép với ta. Mời Giáp sang làm khách danh dự Á vận hội ở Bắc Kinh đó. Rồi Giang Trạch Dân mời vợ chồng Giáp sang chơi Trung Quốc. Tín hiệu dứ ta đã rõ - tôi ưa người mà các đồng chí đánh đấy. Họ ghét Duẩn lắm - phản bội họ mà - thì mới cho đài phát thanh đêm đêm đọc hồi ký Giọt nước trong biến cả của Hoàng Văn Hoan chửi Duẩn hết nước hết cái giữa lúc Duẩn đang còn sống chứ! Rất mẹo. Cuối cùng tứ bề cộng sập, còn có họ để dựa cho nên nghe đâu Đảng đã đưa Lê Duẩn ra làm vật tế thần, trăm tội đố vào đầu Duẩn, trong dịp Đỗ Mười sang xin họ "liên minh". Việc tày đình thế mà chả đưa Quốc hội xem xét, vi phạm ngay Hiến pháp. Đỗ Mười còn hoan nghênh đường lối chống diễn biến hoà bình. Xin lỗi Phạm Hùng, tuy Hùng không làm, chỗ này dân gọi là tồ, tồ là ngố ấy, đây: không biết Dương Thượng Côn dùng món này để cản Giang Trạch Dân lên Tổng bí thư, Mười lại múa lên với Giang nhưng biết Hà Nội đường cùng xin quay về với "kẻ thù" thì là thần phục hẳn hoi rôi, Bắc Kinh còn tha gì mà không thu dụng để ép cho cạn màu kiệt mỡ. Anh có biết Bắc Kinh từng có phương châm này với Việt Nam không? Gần mà không thân, sơ mà không xa, tranh mà không đấu, jin er bu qin, chu er bu yuan, zheng er bu dou? Anh lạ gì cái thế đi xin tình cảm nó luôn là phận lép mà.
Chí Hùng chợt thấp giọng, gần như thì thào:
- Anh viết cho Bộ chính trị đi.
- Không viết, tôi nói. Các cụ không hiểu. (Không hiểu đúng ra là các cụ phải đặt lợi ích đất nước lên trên lợi ích đảng nhưng tôi không nói). Vừa rồi đám anh em chúng tôi học Đại học Bắc Kinh có chiêu đãi Lô Uý Thu, một bạn gái học tiếng Việt ở đại học này cũng thời gian đó. Chị vừa theo Giang Trạch Dân vào Sài Gòn, làm phiên dịch. Hỏi thăm từng người, tình cờ lại dành tôi làm người cuối cùng. ‘Trần Đĩnh sao?" Tôi hỏi lại: Xem phim Khát vọng chưa?
- Xem rồi.
- Mình là nhân vật chính khốn đốn trong Khát vọng đấy. (Anh này cũng xét lại và bị đày tới số).
- Ná hảo! Lô Uý Thu reo lên. Thế tốt!
- Sao tốt?
- Bộ máy bên tôi nay toàn là các vị xét lại, hữu phái, đi đường lối tư bản và nạn nhân của Mao.
- Bên mình không có Đặng Tiểu Bình. Nên dòng nước lạnh lẽo vẫn cứ trôi như cũ, y jiang han shuiy jỉu liu, - nhất giang hàn thuỷ y cựu lưu.
Tôi nói chuyện này cốt cho Chí Hùng thấy ở các nước theo Mao, kể cả ở ta, ai cũng hiểu các vụ án "xét lại" đều là âm mưu chính trị bỉ ổi của cánh theo Mao. Nhưng họ đã sòng phẳng, do đó cởi được nỗi oán giận, bất bình trong lòng dân. Chiều hôm ấy, tôi cảm thấy Chí Hùng đã nhận ấn tượng rất sâu. Như Lê Kim Phùng năm 1990 vậy. Nói phải củ cái cũng nghe mà. Lúc tôi dịch Máu lạnh (In Cold Blood - Truman Capote) Hùng đến xin tôi một quyển. Tôi ngần ngừ, ý là tặng công an theo dõi mình thi chuế quá. Nhưng Hùng năn nỉ. Và tôi cho. Hùng đã khe khẽ bảo tôi, như bật mí một điều quan trọng: Em đến báo Nhân Dân không thấy ai ghét anh sất.
- Có đấy, tôi nói, lãnh đạo rất ghét.
Nói thêm về Lô Uý Thu. Sau đó, giáp Tết âm lịch, từ Bắc Kinh chị điện thoại cho tôi. Chúc Tết. Định biếu anh ít sách. Anh cho biết cần sách gì?
- À, cảm cm lắm. Dạo này không đọc được nhiều với lại nhiêu khê quá đấy, thôi, rất cảm ơn. Tiếng Uý Thu nho nhò: Tôi thấy có nghĩa vụ đỡ đần chút nào những người bị thiệt thòi như anh. - Thiệt mà có lợi, tôi đùa. Mọi người thương. Thật tình nghe bạn, tôi vừa cảm động vừa mừng thay cho người Trung Quốc: Tâm hồn họ đã bước đầu được gột rửa. Một lần tôi hỏi Hùng có biết trong vụ án xét lại ở ta, nạn nhân bị đầu tiên, dù gián tiếp, là ai không? Hùng khẽ lắc đầu. - Bác Hồ! - tôi nói. Nghị quyết 9 cụ không biểu quyết - rạn nứt động trời đầu tiên giữa lãnh tụ và môn đồ - thế rồi từ đấy Bác không dự hội nghị Bộ chính trị nữa, sức khỏe yếu. Sau đó viết Di chúc, sang Trung Quốc chữa bệnh. Còn chuyện Bác suýt chết, anh biết không? Kìa, hồi ký Vũ Kỳ đăng trên một số báo Văn Nghệ Tết đó! ông Cụ về nước ban đêm bằng máy bay nhỏ. Đến sân bay Bạch Mai phát hiện đèn hiệu đã bị đặt lệch 15 độ, hạ cánh theo nó thì đâm cổ hết xuống khu ao đầm quanh đó. Anh phi công đành xin được hạ cánh mù, tức là theo thói quen. Thế mà không có vụ án đặt láo đèn hiệu, sợ không? Là công an, chắc anh thấy quá lạ là chả có điều tra truy cứu nguyên nhân gì cả chứ phải không?
Chuyện đèn hiệu đặt lệch tôi nghe đã rất lâu, ở nhà Đào Phan, nhà báo Thế Kỷ kể. Nhưng lúc ấy, xin lỗi nhà báo, tôi đang ngờ người ta phóng tin để mò bắt vịt trời. Đặc biệt từ ngày "mờ cửa làm bạn với thế giới", sự thật bắt đầu lộ dần. Nguyễn Tạo hay Tạo Cuội xì ra ở nhà Đinh Văn Đảng những chuyện tày đình về lý lịch Trần Quốc Hoàn và bà Xuân, vợ Cụ Hồ bị Hoàn giết. Một lực bí ẩn trong nội bộ đảng đang muốn cho lộ dần ra những xó xỉnh của Hồng cung bí sử chăng?
° ° °
Một chiều tôi đến Lê Giản. Anh nắm ngay tay tôi: Này, vào đây xem. Cái ban cống quen thuộc bên ngoài phòng khách đã bít kín và anh đưa tôi vào đó. Một toa lét đủ hết mọi thứ trừ đường ống dẫn nước. Tôi ngạc nhiên thì anh nói thế mới bảo vào xem chứ. Ngoài tám chục tuổi rồi hễ có nhu câu anh thường không kịp chạy xuống nhà vệ sinh công cộng dưới tầng trệt. Chị cùng tuổi anh lại phải xách nước, thay quần áo, cọ rửa, dọn dẹp. Con anh, một đại tá công an - từng bảo vệ Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh - có sáng kiến biến ban công thảnh toa lét. Nhưng thợ vừa đến đào bể phốt ngay dưới chân cầu thang trời thì chủ căn hộ cạnh đầu tầu thang cấm. Thuê cả đầu gấu đến đe hành hung nguyên tổng giám đốc Nha công an Việt Nam đầu tiên sau Cách mạng Tháng 8. Lý do: Đặt hố cứt ngay bên ngoài nhà tôi, ống cứt đái sẽ lù lù ở trên tường nhà tôi. Mỗi bận ông vào đó tôi sẽ lại thấy như ông ỉa ngay trên đầu tôi v.v… Anh này là con vị phó chánh án tối cao đồng sự của Lê Giản. Hai vị ở chung ngôi nhà số 8 Nguyễn Thượng Hiền và chắc chung chi bộ. Vị phó chánh án kia chết, người con thành chủ hộ và quan hệ lão thành cách mạng vỡ tan lập tức. Theo Lê Giản, phường và quận bênh nhà kia. Tôi hỏi có phải vì người ta nghĩ anh là "phản động" không. Anh lắc. "Chẳng rõ, chỉ biết cứ là lờ yêu cầu của mình". - Hay họ dúi tiền, tôi hỏi? Lê Giản lại lắc. Đang lằng nhằng thì bà vợ ông phó chánh án tim nặng nằm bệnh viện về. Lê Giản lên thăm. Cuối chuyện xin bác nói giúp với các con việc toa-lét Bà cụ liền nghiêm mặt: Các con tôi quyết định sao là tôi theo chúng bác ạ. Chẳng may đêm ấy bà cụ chết. Quốc hội đang họp. Cùng các đơn lên quận lên phường kiện Lê Giản nay thêm đơn lên Quốc hội tố giác tội Lê Giản "bức tử mẹ chúng tôi vì mục đích ích kỷ đen tối". Tôi về, Lê Giản tiễn xuống tận chân cầu thang, nơi định làm hố xí. Nhãn mặt lại, anh giậm giậm chân lên đó: Đây, định đào ở đây… Giọng run rẩy, nghẹn lại nói tiếp, sáu mươi năm làm cách mạng không đào nổi cái phốt cứt! Chỉ có đào tung bành đất nước lên thôi! Tôi nói: Hay thật, muốn giải phóng giai cấp với loài người mà không cho lão thành cách mạng giải phóng lấy một mét vuông chỗ ị! Về nhà, tôi gọi ngay Lê Tiến hay đến tôi sau khi Nguyên Chí Hùng lên trường phòng chính trị Sở công an Hà Nội (từ 2002 Tiến cũng lên phó phòng chính trị) nói: Tôi là người dưng nhưng không thể không nói giúp bác Lê Giản, người công an số một ở nước ta. Nghe xong, Tiến xăm xắn: Vâng, em sẽ báo cáo thủ trưởng chúng em, chắc thủ trưởng sẽ có đề xuất… Toan nói "Con cháu lên sau ăn bẫm quá thì cũng nên nhớ đến phần của chú bác với chứ" nhưng tôi lại thôi. Gần năm sau, mộng toa lét thành hiện thực.
Thời gian này Lê Giản lận đận nạn giấy tờ. Tô Duy, cháu anh nảy sáng kiến xin bằng liệt sĩ cách mạng cho Tô Hiệu và đẩy Lê Giản ra làm đơn đề nghị. Người ta bảo phải có chữ ký của hai người cùng hoạt động với Tô Hiệu làm chứng. Đánh đố nhau thế này ác quá! Lê Giản vặn lại: Khi các anh viết cây đào Sơn La của Tô Hiệu vào sách giáo khoa cho trẻ con học, các anh có xin phép họ Tô nhà chúng tôi không? Không phải là nhà Tô Hiệu thì xin bằng làm cái gì? - Không, bác ơi, đây là nguyên tắc. - Nguyên tắc thế sao 1945-46 lấy tên Tô Hiệu đặt cho Hải Phòng mà không xin phép họ hàng chúng tôi? Rồi Lê Giản lắc đầu thờ dài: Các tướng này quen thói chiếm hữu hết, quốc hữu hoá hết, cái gì cũng là của đảng, tôi sợ cây đào Tô Hiệu là nhận vơ… Có lẽ lính khố xanh họ trồng.
Tô Hiệu chưa xong lại xin chứng nhận cho Tô Chấn. Tô Chấn cùng Ngô Gia Tự, Nguyễn Thới làm bè vượt ngục Côn Đảo chẳng may gặp bão mất tích đã sáu chục năm hơn rồi nhưng vẫn cứ phải tìm cho ra hai người làm chứng. Cù cưa mãi rồi hai anh em Tô Hiệu, Tô Chẩn cũng được. Nhưng bằng mẹ liệt sĩ cho mẹ hai anh em Tô Chấn thì dứt khoát không. Tôi đùa, không có ai chứng nhận chỗ này à? Lê Giản chợt cười, sau việc xin chứng nhận này hễ nghe báo đài ca ngợi cầy đào Tô Hiệu xanh tươi như một minh chứng về sức sống lâu bền của cách mạng, tớ lại chột dạ như nó vừa lột truồng ai ra vậy. Tôi kể với Lê Giản chuyện Bảy Trấn nói lẽ ra Lê Duẩn về chuyến bè ấy nhưng rồi ở lại và tôi đã hỏi Bảy Trấn: Nếu Duẩn cũng về thì sẽ không Tổng bí thư và như vậy liệu đất nước có khác gì đi không? Bảy Trấn gãi gãi sườn rồi nói:
- Khó nói nhỉ?
Giọng trầm trầm run rẩy, Lê Giản cũng ừ một cái!
Tôi lại hỏi: Nếu Tô Chấn, Tô Hiệu thời ấy biết sau này chế độ làm khó ngay cả các anh ấy thì liệu sẽ thẽ nào? - Lúc ấy bọn mình toàn nghĩ những cái cao quý cả, ai hay rồi thành ra tối tăm. Thì tớ đấy, mãi gần đây mới dám nói thật ra chính phạm của vụ bố vợ cậu là Lê Đức Thọ.
Đèn Cù Đèn Cù - Trần Đĩnh Đèn Cù