Some books are to be tasted, others to be swallowed, and some few to be chewed and digested.

Francis Bacon

 
 
 
 
 
Tác giả: Tư Mã Tử Yên
Thể loại: Kiếm Hiệp
Số chương: 78
Phí download: 8 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2068 / 21
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Hồi 67 - Bao Phen Đao Chớp
uan Sơn Nguyệt không ngờ trong chuyến Tây hành này lại bị lôi cuốn vào một việc ngoài ý muốn, việc tranh chấp quanh một vật có tên là Bích Ngọc Phượng Hoàng. Nhưng chàng có biết Bích Ngọc Phượng Hoàng là cái quái gì?
Vì dùng con đường thủy mà đi, chàng phải có mặt trên một chiếc thuyền, rồi vì sự có mặt đó mà người ta ghép chàng vào một đảng cướp. Người ta cho rằng chàng là đồng đảng của một tay thủ lãnh ba mươi sáu thủy trại, người ta cho rằng chàng sinh sống với nghề lục lâm. Thân danh là Lịnh Chủ Minh Đà mà lại bị liệt vào hàng cường đạo, nghĩ còn gì oái oăm mai mỉa hơn?
Chàng cau mày thốt:
– Thương huynh! Nội tình sự việc như thế nào tại hạ không hiểu mảy may, tốt hơn hết Thương huynh nên giải thích đại lược cho tại hạ được am tường Bích Ngọc Phượng Hoàng là vật chi...
Thương Nhân chớp mắt:
– Bích Ngọc Phượng Hoàng đương nhiên là con chim Phượng Hoàng do bích ngọc mà thành hình.
Quan Sơn Nguyệt không tin:
– Một vật như thế, cho dù là bằng ngọc quý đi nữa, đâu có cái hấp lực lôi cuốn bao nhiêu người vào vòng tương tàn tương sát với nhau?
Ngô Phụng điểm một nụ cười:
– Chỗ quý của Bích Ngọc Phượng Hoàng không ở nơi hình thức. Nói cách khác,vật không quý do cái chất thực của nó.
Quan Sơn Nguyệt lấy làm lạ:
– Không lẽ bên trong nó có chứa đựng cái gì vô giá?
Ngô Phụng lại cười:
– Có lẽ lắm chứ. Chính vì cái lẽ đó mà có sự ngày nay, Quan đại hiệp ạ.
Hơn thế, phàm là con người luyện võ như chúng ta, bất cứ ai cũng...
Ngô Khẩu Thiên vội chen vào:
– Hiện tại không phải lúc chúng ta có thể nhàn đàm, tình hình bắt buộc chúng ta phải thực tế hơn mới được. Cái gã chạy thoát vừa rồi đó hẳn là đi báo cáo với đồng bọn ở phía trước. Chúng ta phải chuẩn bị đối phó với họ.
Thương Nhân cười nhẹ:
– Sợ cái gì chứ, có hai vị, có bọn huynh đệ của tại hạ, dù cho đối đầu với thiên binh vạn mã chúng ta vẫn thừa sức thủ thắng kia mà, huống hồ đối phương gồm mấy tay đó thôi. Đó là tại hạ không dám nói đến sự tiếp trợ của Quan đại hiệp.
Quan Sơn Nguyệt cau mày:
– Thương huynh đừng vội nói những lời đó, chúng ta nên tạm thời bỏ qua vụ chiếc Bích Ngọc Phượng Hoàng đi, tại hạ muốn biết bọn người kia...
Thương Nhân lộ vẽ không vui đáp:
– Quan đại hiệp, tại hạ từ ngoài nghìn dặm làm cuộc trường chinh này với một số anh em đồng đạo chẳng qua vì sự bức bách không đặng đừng. Rồi tình cờ mà gặp đại hiệp, tại hạ muốn kết giao hoàn toàn vì nghĩa vụ nên cố gắng làm cho đại hiệp một cái gì...
Quan Sơn Nguyệt chỉnh sắc mặt:
– Thạnh tình của Thương huynh tại hạ hết sức cảm kích, song từ thuở nhỏ tại hạ được ân sư giáo huấn tại hạ luôn luôn giữ lòng ngay, bất cứ vật gì không phải là vật của mình thì đừng bao giờ mưu toan chiếm đoạt hoặc ngửa tay tiếp nhận do người khác tặng. Do đó tại hạ không có ý bái lãnh món quà tình của Thương huynh.
Thương Nhân thoáng giật mình, nhưng rồi y điểm nụ cười lạnh, tiếp:
– Nếu vậy thì trong khi bọn tại hạ tưởng là mình vuốt mông ngựa không ngờ lại chạm phải chân ngựa. Ngựa bị chạm chân là phải đá.
Y thay đổi thái độ, thái độ của y trong phút giây này thật khó coi quá chừng.
Quan Sơn Nguyệt định phát tác, song nghĩ lại người ta có hảo ý như vậy mà mình cự tuyệt thì tự nhiên người ta thẹn, người ta bất mãn.
Làm mất hứng của người cũng là điều đáng trách thật. Mình đáng trách thì đâu nở sừng sộ với người. Chàng dằn lòng không buông lời phản đối.
Ngô Phụng cười nhẹ, cất tiếng:
– Quan đại hiệp là nhân vật trong chánh phái, tự nhiên không thể nào chấp nhận cái lỗi thu tài đoạt vật của bọn tà được. Dòng nước trong kia, nếu vô chủ uống vào mấy ngụm cũng là có thương tổn đến liêm sỉ rồi. Huống hồ một vật có chủ quyền hẳn hòi như chiếc Bích Ngọc Phượng Hoàng. Quan đại hiệp dè dặt là phải.
Thương Nhân phẫn nộ:
– Tuy tại hạ khoát cái danh đạo tặc, song mình có sự tự tin mạnh là hành động luôn luôn hợp tình hợp lý, nghĩ ra còn sáng giá hơn bọn ngụy quân tử nhiều.
Vả lại, những kẻ xấu xa nhất trên đời này nào phải đều xuất thân từ lục lâm đâu?
Đành là cường đạo nhưng bọn tại hạ lại thuộc hạng cường đạo có đạo nghĩa, chuyên cướp đoạt tài sản gầy dựng bằng điều bất nghĩa. Hào kiệt Giang Nam bất cứ ai cũng có thể chứng minh hành vi nhân nghĩa của bọn tại hạ.
Ngô Phụng mỉm cười:
– Cái danh của Tổng trại chủ họ Thương trên giang hồ còn ai chẳng biết.
Tôi có ca ngợi cũng là thừa. Chỉ vì Quan đại hiệp xuất thân không cùng nguồn gốc với chúng ta nên có quan niệm khác.
Quan Sơn Nguyệt toan tranh luận với nàng bởi nàng đưa ra một vài ý kiến không hạp với tâm tư của chàng lắm.
Nhưng Ngô Phụng ngăn chận lại, đồng thời đưa tay chỉ ra ngoài, thốt:
– Đối phương đã tìm đến tận cửa kìa, trước hết hãy giải quyết sự tình với họ rồi mình muốn nói gì với nhau sẽ nói sau.
Mọi người cùng hướng mắt ra ngoài.
Trên khoang thuyền, bên ngoài cửa có năm sáu người đứng giăng thành hàng. Trong số đó có đại hán vừa chạy thoát, bất quá y đứng xa xa cách đồng bọn mấy thước. Năm sáu người đó có một người đầu đội mão nhỏ bằng lụa, mang mắt kiếng, mình vận chiếc áo da dê, tay áo thòng dài, tác độ trung niên, có dáng dấp một người buôn bán. Chừng như y là đầu não của nội bọn. Thần thái của y rất bình tịnh, miệng ngậm một ống điếu dài, đầu điếu chớp chớp lửa.
Tuy vào cuối thu, thời tiết không lạnh lắm mà y vận áo ấm rất dày, chừng như y muốn đi trước thời gian và cho rằng mùa đông đã sang.
Bất quá thân vóc y ốm như vót lại có vẻ bệnh hoạn, cho nên y cần mặc áo dày như vậy chăng? Trông sắc diện đó giả như y mặc thêm một lớp áo nữa, hơi ấm cũng chẳng đủ cho y dễ chịu.
Điều đáng lấy làm lạ là gió thu luồn mạnh vào thuyền thế mà ngọn khói nhỏ bốc từ ống điếu cứ lên cao, thẳng đứng, không hề bị giao chuyển lung linh.
Trong thuyền ai ai cũng biết võ công và đều là những tay khá, có khá mới được chọn tham gia chiến dịch đoạt Bích Ngọc Phượng Hoàng này, họ nhìn thoáng qua là biết ngay người trung niên gầy ốm bệnh hoạn đó phải là một tay cao thủ.
Ngô Phụng tiến lên nghinh đón, điểm nụ cười duyên, thốt:
– Vương lão gia đến đúng lúc quá chừng. Xin phân xử hộ chúng tôi việc này.
Người trung niên cười lạnh, cầm ống điếu chỉ xác chết nằm trên sàn thuyền, cất tiếng:
– Không cần phải xử. Lão Triệu có mắt mà không ngươi, thấy Hắc Phụng Hoàng nữ hiệp lại cứ tưởng là gái tầm thường thì có chết cũng chẳng oan mạng chút nào.
Ngô Phụng cười nhẹ:
– Vương lão gia hiểu như vậy là tốt đó. Bên ngoài có gió lớn quá, cơ thể của lão gia chịu làm sao nổi, vậy để tôi dìu lão gia trở về khoang trước ngơi nghỉ.
Nàng không lộ vẻ cố kỵ gì cả, ngang nhiên bước tới trước mặt họ Vương.
Ngô Khẩu Thiên và Quan Sơn Nguyệt đều lo lắng thay cho nàng, họ nghĩ rằng nàng làm như thế là mạo hiểm cực độ.
Người ta đã khám phá ra hành tung rồi, sao nàng còn nạp mạng chứ? Làm như vậy có khác nào là tự nạp mạng cho người ta đâu.
Ngờ đâu họ Vương không hề nhích động, cứ để cho nàng đến sát bên mình, lại còn để nàng chụp vào cánh tay bày vẽ trìu mến.
Ngô Phụng cười duyên thốt:
– Tay của Vương lão gia sao mà lạnh quá, lạnh như tay người chết vậy đó!
Ra đây làm chi cho khổ vậy lão gia? Vào trong kia mà nghỉ, tránh gió độc đi, lão gia.
Người trung niên họ Vương bật cười ha hả, nắm cổ tay tròn mềm của nàng, đáp:
– Bé cưng ơi! Biết điều như vậy, chả trách được ta yêu! Bất quá không có gì phải vội vã, ta đứng đây một lúc nữa thôi, rồi thuyền cũng đổ bến mà, có lâu chi cho lắm đâu!
Ngô Phụng đảo mắt nhìn qua một bên, quả thấy bọn phu thuyền đang chuẩn bị dây thừng và đòn dài để đổ lại. Bất giác nàng biến sắc, vội quay đầu về phía Thương Nhân gọi:
– Thương trại chủ! Tìm cách gì ngăn trở, đừng cho thuyền dừng lại!
Thương Nhân không rõ nàng có ý tứ gì, song nàng đã bảo thế thì y cũng tuân theo, vội khoát tay.
Hai tên thuộc hạ của y lập tức bước ra ngoài, vừa đi được hai bước, một đại hán đứng cạnh trung niên họ Vương đã nhích động thân hình. Kế tiếp, một đại hán nữa tiến ra, mỗi bên một người, bốn chưởng đồng phát lại đồng cao giọng hét:
– Trở vào gấp!
Hai tên lục lâm cường đạo bị chưởng lực đánh bật nhào ngược lại, ngã xuống.
Thương Nhân biến sắc, vung chiếc bàn toán sắt đánh tới.
Ngô Phụng lại kêu lên:
– Đừng làm gì khác hơn là ngăn trở thuyền cặp bến!
Thương Nhân biết ngay việc ngăn trở thuyền cặp bến có tầm quan trọng rất lớn, nếu không vậy thì Ngô Phụng đâu phải quýnh quáng lên. Y lại khoát tay bảo:
– Tất cả đều xuất lực, ngăn trở thuyền cặp bến cho ta!
Thuộc hạ của y còn lại hơn mười mấy người, được lịnh rồi lập tức hành động.
Nhưng trước mặt họ có đối phương chận lối, làm sao đi được? Họ phải lách qua hữu, rẽ qua tả, vòng ngả sau tìm lối đi.
Bên hữu, có người phá được một khoảng trống rồi, còn bên tả thì một số người khác đang đập phá vách thuyền ầm ầm.
Phá được ba nơi họ cũng không ra ngoài được, bởi tại cả ba nơi đều có người trấn giữ. Cứ cách ba thước là có một hán tử đứng nghiêm chực chờ họ.
Một vài gã lục lâm định đột kích phá vòng vây mà đi, nhưng kẻ nào vừa ló đầu ra là bị chưởng lực đánh tới bắt buộc phải thụt đầu vào.
Người phát xuất chưởng lực có công phu cực kỳ thâm hậu.
Trong khoang thuyền có thêm hai xác chết, xác của hai gã lục lâm đầu tiên vâng lịnh Thương Nhân chạy đi ngăn trở bọn phu thuyền. Bên cánh của họ Vương có một người khác cũng bị thương, song không đến nỗi táng mạng.
Quan Sơn Nguyệt thấy trong khoảng khắc đối phương sát hại mấy mạng người, đành là việc không liên quan chi đến chàng nhưng dù sao thì sự giết chóc này cũng có phần tàn nhẫn, mà chàng thì trọng nghĩa khí giang hồ, do đó chàng không thể điềm nhiên. Chàng vung quyền đánh ra bên ngoài một chiêu, đồng thời hét:
– Bọn khát máu dã man ở đâu dám đến đây hoành hành...
Quyền lực của chàng chẳng phải nhẹ, tay chàng vừa vút qua khoảng trống hán tử bên ngoài nghinh tiếp liền, song hắn không chịu nổi thần lực của chàng.
Rú lên một tiếng thảm, hán tử đó bị bắn nhào về phía hậu, rơi luôn xuống nước.
Chắc chắn là hắn không thể sống sót.
Trung niên họ Vương thoáng giật mình, cười lạnh thốt:
– Tốt! Tốt lắm đó, tiểu tử! Bản lĩnh cũng có hạng đấy. Nhưng, hãy kiên nhẫn đợi lên bờ rồi lão gia sẽ cho ngươi biết chút khổ não. Người của ta đâu phải vô giá trị mà ai muốn sát hại lúc nào tùy thích!
Thấy chàng vừa xuất thủ là hạ được tên hán tử đứng canh bên ngoài, Ngô Phụng lại kêu lên:
– Ra gấp đi Quan đại hiệp! Chận bọn phu thuyền, đừng cho chúng cặp bờ!
Quan Sơn Nguyệt lấy làm lạ, chẳng hiểu việc ngăn trở thuyền cặp bến như vậy có tầm quan trọng ra sao mà nàng quá thiết tha lo lắng, nhưng cứ như tình hình này thì hẳn là nàng có lý do chánh đáng và lý do đó phải được tôn trọng tuân hành. Không đắn đo, chàng vọt mình xuyên qua khoảng trống ra ngoài.
Bên ngoài có sự canh phòng cẩn mật, một kẻ chết rồi, có kẻ khác thay liền, chàng vừa ló đầu ra, một loạt tiếng rẹt rẹt vang lên, hơn ba bốn thanh đao rít gió từ nhiều phía bay tới. Đao chớp sáng, sanh gió vù vù, khí thế cực kỳ mạnh.
Tuy chàng có vận dụng chân khí tạo thành bức tường hộ thể, song chàng không dám dùng da thịt mà chạm với sắt thép, lập tức chàng thụt đầu vào.
Không ra được, bắt buộc phải thụt đầu trở lại, Quan Sơn Nguyệt đâm cáu, vung tay rút nhanh thanh Hoàng Diệp Kiếm kêu một tiếng soạt, thanh kiếm lóe lên kim quang tỏa ngời, chàng khoa thanh kiếm hộ trì trước ngực rồi vọt ra lượt nữa.
Như lần trước, ba ngọn thanh đao chớp lên bay vút tới. Nhưng làm gì thứ vũ khí đó chận nổi Hoàng Diệp Kiếm là vật chí báu? Nhiều tiếng «xoảng xoảng» vang lên, mấy thanh đao bị kiếm chặt đứt thành bảy tám đoạn.
Người trung niên họ Vương biến sắc thật sự, hét lớn:
– Đừng để cho hắn chạy thoát!
Tuy mất vũ khí, bọn hán tử không sợ chết, cả năm người dàn thành hàng chữ nhất đứng ngăn lòng khoang thuyền rộng độ sáu bảy thước, ngã thì chịu chứ không bỏ chạy.
Quan Sơn Nguyệt dứ tới một nhát kiếm định dọa cho chúng tháo lui, song năm hán tử như chẳng trông thấy gì, chẳng những không lùi trái lại còn bước dồn tới.
Trong khi đó, sau lưng chúng hiện ra một toán khác cũng dàn thành hàng ngũ chuẩn bị thay thế bọn phía trước nếu bọn này bị hạ. Rồi một toán thứ ba hiện ra chuẩn bị thay cho toán thứ nhì. Bọn chúng như có ý quyết dùng xác thịt làm bức tường ngăn chận Quan Sơn Nguyệt.
Trong tình thế đó, Quan Sơn Nguyệt làm sao vung kiếm chém rạp tới người để dọn lối đi? Chàng giật mình ngưng tay lại.
Ngô Phụng trông thấy vội hét to:
– Mặc chúng Quan đại hiệp! Cứ giết, giết để dọn lối, càng giết nhiều càng hay, bởi chúng đáng chết!
Người trung niên họ Vương lạnh lùng thốt:
– Muốn giết cứ giết. Vay nợ máu phải trả bằng máu, cái đó là lẽ tự nhiên, chắc các ngươi thừa hiểu.
Hàng người thứ nhất tiến đều, họ còn cách Quan Sơn Nguyệt ba bốn thước.
Họ dừng chân, mắt trợn trừng, chưởng đưa cao chực chờ phát xuất.
Quan Sơn Nguyệt đâu có sợ chưởng lực của đối phương mặc dù họ đông người. Chàng nghĩ nếu vung thanh Hoàng Diệp Kiếm lên thì chẳng những hóa giải chưởng lực của họ dễ dàng, mà lại còn sát hại tánh mạng họ nữa.
Vung kiếm báu mà giết bọn người tay không thì không thể nào chàng làm được một việc như vậy.
Không làm được thì phải lùi, chứ chẳng lẽ đứng đó chờ họ ra tay mà chịu khổ? Chàng lùi bước.
Nhưng lúc đó Ngô Khẩu Thiên từ trong khoang thuyền chui qua lỗ hổng ra ngoài, lão ta không nhân từ như Quan Sơn Nguyệt, vung chiếc bố chiêu bài quét ngang qua.
Bọn hán tử cùng một lúc phát chưởng vừa nhanh vừa mạnh nghinh đón mãnh bố của Ngô Khẩu Thiên.
Song phương dùng tận lực bình sanh. Kình lực chạm nhau chấn động con thuyền chao chao như bị sóng lớn nhồi, Ngô Khẩu Thiên lùi lại mấy bước, nếu Quan Sơn Nguyệt không gấp rút kiếm về thì có thể là lão đâm mình vào mũi kiếm mà thủng mình.
Bên bọn hán tử, có ba tên bị mãnh bố quét trúng cổ tay, bố bén như kiếm, chặt đứt sáu bàn tay rơi xuống nền thuyền, máu tươi rơi vãi tung tóe. Dù thọ thương, họ không giải tỏa hàng ngũ, ai còn nguyên tay thì bình tịnh, ai bị đứt tay vẫn đứng nguyên tại chỗ không nhúc nhít, mày không cau, trán không nhíu.
Ngô Khẩu Thiên giật mình kêu lên:
– Lợi hại! Lợi hại! Ta không ngờ bọn này lỳ đến mức độ đó! Mà cũng có công lực rất khá mới chịu nổi thế công của ta. Đến hôm nay ta mới gặp những kẻ hữu hạng, một dịp mở rộng tầm mắt của ta.
Quan Sơn Nguyệt cau mày:
– Chẳng lẽ chúng là những tượng gỗ vô tri vô giác? Chúng không sợ chết à?
Người trung niên cười mỉa:
– Người của Vạn Ma Sơn Trang đừng nói là đứt hai tay, dù cho đứt đầu đi nữa cũng chẳng ai nhăn mặt nhíu mày!
Quan Sơn Nguyệt giật mình:
– Vạn Ma Sơn Trang? Nơi đó là địa phương nào thế?
Ngô Khẩu Thiên lắc đầu:
– Lão phu xuôi ngược khắp sông hồ đến tuần tuổi này vẫn chưa hề nghe ai nói đến cái tên đó.
Người trung niên cười lạnh:
– Vạn Ma Sơn Trang bất quá là một chốn tầm thường, chẳng có danh gì đối với khách giang hồ, song người trong sơn trang là thế đó, đem so với cao thủ giang hồ có được chăng?
Ngô Phụng lại kêu lên:
– Đừng nói chuyện gì với họ nữa Quan đại hiệp! Hãy ra phía sau lái thuyền gấp đi!
Người trung niên bật cười ha hả:
– Bây giờ thì chỉ sợ đã muộn rồi cô bé ơi! Đợi một chút nữa đi, lên bờ rồi lão gia sẽ cho các ngươi thấy thủ đoạn lợi hại của Vạn Ma Sơn Trang như thế nào.
Ha ha! Tài nghệ như các ngươi mà cũng hòng đoạt Bích Ngọc Phượng...
Thuyền quả nhiên đâm mũi vào bờ, Ngô Phụng khẩn cấp cực độ, thét lên:
– Quan đại hiệp đừng làm mất thì giờ! Phải biết lên bờ rồi là chúng nắm trọn vẹn ưu thế đấy nhé.
Nhưng Quan Sơn Nguyệt làm sao hạ thủ được với bọn người ngăn chận trước mặt? Chàng trông ra, thấy thuyền chỉ còn cách bờ sông độ hơn mười trượng thôi.
Bỗng có tiếng dội mạnh từ dưới thuyền vọng lên, mường tượng thuyền chạm phải một vật gì, liền theo đó thuyền đảo lại đồng thời chênh qua một bên.
Thuyền dội mạnh quá, trên thuyền không ai giữ vững thế đứng, có người ngã xuống. Những kẻ đứng sát mạn thuyền ngã luôn xuống nước.
Những kẻ ngã xuống nước đều có võ công cao, song không quen thủy tánh nên rơi xuống rồi là chẳng làm sao vùng vẫy ngoài cái việc kêu rú lên. Trong khoảng khắc họ uống nước no, chìm luôn xuống đáy sông.
Người trung niên thoáng biến sắc mặt, hét hỏi:
– Cái gì? Tại sao thế?
Một hán tử ở phía sau lái thuyền đáp:
– Bẩm sư gia, lườn thuyền mỏng mà nơi này thì dưới lòng sông có nhiều chướng ngại vật, chính là nơi cố kỵ cho việc đỗ thuyền. Bởi sự tình cấp bách, bất đắc dĩ...
Người trung niên họ Vương mất cả bình tĩnh, hấp tấp quát:
– Quân vô dụng! Sao không quăng bọn phu thuyền xuống sông bắt chúng đội thuyền đưa vào bờ?
Hán tử đó vâng lịnh, một phút sau có tiếng ồn ào ở phía lái thuyền, chứng tỏ đám thuộc hạ của họ Vương bức bách phu thuyền nhào xuống nước nâng thuyền.
Chừng như Ngô Phụng nghĩ ra được một kế sách gì thần diệu vội kêu lên:
– Thương trại chủ! Tìm cách đánh đắm thuyền, chúng sẽ không còn hành hung ở dưới nước được nữa.
Thương Nhân từ trong khoảng trống nhìn ra, thấy bọn người vừa nhảy xuống nước để nâng thuyền, cho rằng ý kiến của nàng rất hợp với tình thế. Đối phương không quen thủy tánh, mà bọn thuộc hạ của y thì toàn là những tay hoành hành trên thủy đạo, như vậy rất dễ hạ đám Vạn Ma Sơn Trang, dù khoảng cách từ thuyền đến bờ không xa lắm song đối phương không làm sao lên bộ kịp với thuộc hạ của y. Chúng sẽ bị dìm sâu trong nước và con thuyền sẽ không được nâng lên đưa vào bờ. Nghĩ thế, y liền ra lịnh toàn thể bọn thuộc hạ của y ra tay hành động gấp.
Người nào người nấy dùng hai chân vận dụng động lực đạp xuống lườn thuyền, thuyền lủng, nước từ dưới bắn lên ồ ồ.
Đám người của Vạn Ma Sơn Trang hoảng sợ, chạy tán loạn, người trung niên họ Vương la hét vang dội, song làm gì ngăn chận được bọn chạy chết đó.
Thuyền đắm rất nhanh, nước vào ngập đáy rồi.
Ngô Phụng vui mừng ra mặt, lại gọi:
– Ra ngoài quay mũi thuyền lại đi, Thương trại chủ! Hay lật úp xuống được thì càng tốt!
Thương Nhân cũng có ý nghĩ như nàng vậy, nên không đợi nàng dứt lời, đốc suất mươi tên thủ hạ nhảy ra ngoài nhào xuống sông luôn.
Thuyền dù to, song mười đại hán có sức mạnh như thần hiệp lực mà lật, thiết thưởng cũng chẳng khó khăn gì.
Thương Nhân và thủ hạ nhảy xuống nước rồi, lập tức hiệp nhau lay chuyển con thuyền.
Thuyền quay, đảo, mường tượng một quả bóng bị sóng to nhồi.
Bọn người trên thuyền đều sợ hãi biến sắc mặt như màu đất, tay quờ quạng, bám được vật gì cứ nắm chắc vật đó mà chịu, sợ rơi xuống nước. Dĩ nhiên chẳng còn ai giữ đấu chí được một phần nhỏ.
Chỉ có người trung niên và bốn tên đồng bọn đứng cạnh lão ta là tương đối còn giữ được trầm tĩnh phần nào.
Họ quả là những tay có võ công thâm hậu cực độ, thuyền tròng trành chực lật thế mà họ xuống tấn đứng vững như đinh đóng.
Hai trong bốn người đó lấy ám khí trong tay áo ra, đó là loại tụ tiễn, nhắm bọn Thương Nhân rất chuẩn, phóng tiễn liền.
Thương Nhân thấy trước nên hụp mình xuống nước tránh. Nhưng bốn năm tên bộ hạ của y trúng tên, buông tay chết ngay, xác chếtå nào cũng tím xẫm như màu mực loãng.
Ngô Phụng vội gọi:
– Tên có độc đó Thương trại chủ, khó mà phòng bị được. Hãy lặn mình xuống nước đập phá lườn thuyền đi.
Thương Nhân vừa trồi đầu lên, nghe nàng bảo thế, lại lặn xuống, không lâu lắm, con thuyền bỗng rung chuyển mạnh.
Hiển nhiên Thương Nhân và thủ hạ đã xuất thủ rồi.
Người trung niên biến sắc, hét to:
– Hắc Phụng Hoàng! Ta dễ dãi với ngươi như vậy là quá đáng rồi!
Ngô Phụng không hề sợ hãi, bật cười khanh khách:
– Vương lão gia, tôi biết «Phích Lịch Thần Công» của lão gia rất lợi hại, nhưng nếu lão gia thi triển môn công phu đó thì cả chiếc thuyền này không làm sao chịu nổi, đừng nói là người và vật trong thuyền.
Người trung niên tức uất nhưng đâu dám phát tác?
Nhưng lão ta đâu chịu bị chế phục dễ dàng như thế. Lão cao giọng thốt:
– Hắc Phụng Hoàng! Lên bờ rồi ngươi đừng hòng van xin ta tha mạng! Ta sẽ sử dụng Ma Hỏa Luyện cho ngươi biết tư vị của nó ra sao. Ngươi đừng kêu khổ đấy nhé!
Ngô Phụng vẫn cười lớn:
– Vương lão gia ơi! Nghe lão gia nói ai cũng phát rung! Song lão gia đừng quên từ thuyền đến bờ khoảng cách còn khá xa, chỉ sợ trước khi tôi nếm mùi Ma Hỏa thì lão gia lại nếm mùi nươc sông!
Người trung niên nín lặng.
Ngô Phụng lại cười vang:
– Vương lão gia ơi! Tốt hơn nên trao Bích Ngọc Phượng Hoàng ra đi, tôi sẽ nghĩ hộ lão gia một phương pháp tự tồn giúp cho lão gia sống thêm nhiều ngày tháng, khỏi bị chết oan. Bằng lão gia ngoan cố thì cuối cùng rồi cũng chẳng mang vật đó mà xuống âm phủ được.
Người trung niên lắc đầu:
– Không! Thà lão phu hủy diệt vật đó còn hơn là trao cho ngươi.
Ngô Phụng mỉm cười:
– Tùy lão gia, muốn sao thì muốn. Dù sao thì chết sướng cũng chẳng bằng sống khổ, thà khổ mà được sống, chứ chết rồi thì bỏ khoái lạc cho ai? Lão gia khôn ngoan thì liệu mà châm chước lại.
Dưới nước Thương Nhân hành động rất nhanh, thuyền bắt đầu nghiêng về một bên rồi, nhưng chỉ một nửa con thuyền nghiêng thôi bởi nó bị phá rã ra làm hai phần. Phần còn lại sẽ đổ qua phía nghịch chiều nếu cả hai phần tách rời hẳn nhau. Và cứ theo đà động tác của bọn Thương Nhân thì không lâu lắm hai phần sẽ tách hẳn nhau.
Người trung niên vụt hỏi:
– Ngươi dùng biện pháp gì giúp ta sống sót?
Ngô Phụng đáp:
– Lão gia không xuống nước thì chết làm sao được? Chỉ cần có người ở dưới nâng đỡ lão gia đưa lão gia vào bờ. Nên nhớ là khoảng cách xa đấy, lão gia nhảy không khỏi đâu nhé.
Dừng lại một chút, nàng tiếp:
– Hoặc giả có người nào đó đứng giữa chặng đường đưa vai cho lão gia đặt chân lên, giúp lão gia vượt khoảng cách bằng hai lần nhảy thì chắc chắn lão gia lên bờ được. Sức của lão gia nhảy hai lượt thì thừa, một lượt thì thiếu.
Người trung niên rắn giọng:
– Được rồi! Ta y theo điều kiện của ngươi!
Ngô Phụng đưa tay ra, tiếp:
– Lão gia trao vật đi. Chứ đợi đến lúc lên bờ lão gia trở mặt thì chúng tôi làm sao đòi được? Tôi đâu phải là đối thủ của lão gia?
Người trung niên cười lạnh:
– Chẳng lẽ ngươi không sợ lên bờ rồi ta tìm cách đoạt lại?
Ngô Phụng mỉm cười:
– Tôi không lên bờ thì lão gia đoạt vật lại làm sao được? Lão gia lại sợ nước thì khi nào dám trở xuống sông mà đoạt lại?
Người trung niên trầm gương mặt:
– Ngươi lợi hại thật!
Ngô Phụng cười hì hì:
– Ai bảo Vương lão gia có tánh sợ nước?
Người trung niên suy nghĩ một chút:
– Nhưng có chắc là khi Bích Ngọc Phượng Hoàng về tay rồi ngươi chịu cứu lão phu chăng?
Ngô Phụng mỉm cười:
– Lão gia có thể tin tưởng nơi tôi. Chỉ vì tôi không cần vội...
Nàng chưa kịp buông dứt câu nên chẳng biết nàng muốn nói gì, bởi lúc đó bọn Thương Nhân đã phá vỡ con thuyền, chỉ còn lại một vài mảnh gỗ nổi lình bình trên mặt nước. Dĩ nhiên nàng và người trung niên ở trên một mảnh gỗ.
Mảnh gỗ có diện tích rộng, hai bên có mấy mảnh nhỏ ghép lại chưa rời nhau ra, trên đó còn đủ chỗ cho một vài người bám víu một thời gian trước khi rơi xuống nước.
Trong số người còn bám víu trên mảnh gỗ cũng có Quan Sơn Nguyệt, nhưng số người này dù rơi xuống nước cũng chẳng sao vì ai ai cũng biết thủy tánh.
Cái khổ cho người trung niên là trong số người còn bám víu đó phần đông là bọn Vạn Ma Sơn Trang, bọn này sợ nước như chủ nhân, chủ nhân giữ được bình tĩnh chứ chúng thì rối loạn cả lên, chúng kêu gào thảm thiết, tiếng kêu của chúng đương nhiên gây náo loạn cho lão ta.
Không lo sợ cho bản thân, lão cũng phải lo sợ cho thuộc hạ. Huống hồ lão vẫn lo sợ cho chính mình. Sự lo sợ được che dấu dưới vẽ bình tĩnh, thì vì lời kêu gào của thuộc hạ nó lộ liễu lên nhanh chóng.
Quan Sơn Nguyệt lấy làm lạ, tự hỏi tại sao từ chủ nhân đến thuộc hạ đều sợ nước thế mà lại chọn con đường thủy. Có khác nào người có tánh sợ ma lại thích đi đêm?
Rồi những mảnh gỗ còn dính vào nhau đó bắt đầu tách rời nhau.
Quan Sơn Nguyệt và Ngô Khẩu Thiên bám chung một mảnh trôi theo dòng nước.
Trong khi đó, ở trên mảnh gỗ bên này, người trung niên lấy trong mình ra một cái bao bằng lụa hình vuông, cao giọng thốt:
– Lão phu dù muốn dù không cũng phải tin nơi ngươi một lần.
Ngô Phụng tiếp lấy cái bao, điểm một nụ cười đáp:
– Tưởng sao, chứ lão gia cũng sợ chết như mọi người...
Nàng chưa dứt câu, người trung niên bất thình lình chụp mạch môn của nàng, đoạn nhấc bổng thân hình nàng lên, mang luôn nàng nhảy xuống nước.
Quan Sơn Nguyệt và Ngô Khẩu Thiên trông thấy thế cùng kinh hãi.
Lợi dụng nắm tiên cơ lúc nhảy xuống người trung niên cho Ngô Phụng xuống trước, thành ra lão ta chiếm ưu thế, nàng ở dưới, lão ở trên.
Chân xuống trước, đầu ở trên, Ngô Phụng chưa ngâm nửa thân mình trong nước thì người trung niên ấn một tay trên đỉnh đầu nàng. Ấn tay như vậy chẳng phải lão có ác ý gì, bất quá lão nương thế lấy đà tung mình lên, uốn cầu vòng lao vút tới một mô đá gần đó. Tuy nhiên lão cũng nắm tóc Ngô Phụng, xách nàng theo luôn.
Ngô Khẩu Thiên luôn luôn theo dõi từng cử động một của hai người, lập tức hét lên một tiếng, quét mảnh bố chiêu bài sang, mảnh bố tháo thẳng ra có khí thế như một ngọn mâu. Lão đã đoán được ý đồ của người trung niên họ Vương, mảnh bố đó không nhắm vào người mà là nhắm mô đá.
Mô đá không lớn, dựng đứng từ lòng sông nhô khỏi mặt nước vừa đủ cho người buông chân xuống.
Ngô Khẩu Thiên quăng mảnh bố tới cuốn quanh đầu mô đá, lão ta giật tay, không cần dụng lực nhiều cũng làm cho mô đá xê dịch khỏi vị trí mấy thước.
Như vậy nếu người trung niên đáp xuống hẳn là phải đáp ngay mặt nước rồi, điều cố kỵ nhất cho lão.
Chân chưa tới đích, lão ta thấy nếu đáp luôn thì hẳn là phải rơi xuống mặt sông, chẳng rõ lão sử dụng một thân pháp như thế nào, chân co lên rồi thân hình vọt đi nơi khác.
Còn ở trong không gian, lão vung tay quay Ngô Phụng một vòng quanh mình lão, sau đó buông nàng luôn.
Thì ra lão quăng Ngô Phụng lên bờ. Mà người trung niên họ Vương cũng nương theo đà quăng nàng, xoay luôn mình một vòng nữa cho cái trớn được mạnh hơn, thân hình lão như bánh xe quay, vòng quay vừa đuối là lão đáp xuống bờ theo nàng.
Người trung niên tự cứu bằng phương pháp đó, thuộc hạ của y còn bám víu nơi những mảnh gỗ lập tức theo gương, chụp bọn phu thuyền làm y như vậy.
Phu thuyền đâu có võ công như Ngô Phụng mà cũng chẳng được Ngô Khẩu Thiên can thiệp như với Ngô Phụng, nên bọn Vạn Ma Sơn Trang lợi dụng chúng dễ dàng, quăng chúng xuống nước rồi bọn Vạn Ma Sơn Trang đạp lên đầu vai chúng lấy đà nhảy lượt nữa là vào đến bờ.
Trong khoảng khắc, có hơn mười tên thuộc hạ lên đến bờ.
Ba trong số bốn đại hán quanh mình họ Vương thì lại làm khác hơn, họ nhặt một mảnh gỗ nhỏ, quăng mảnh gỗ xuống mặt sông rồi dùng thuật đề khí nhảy xuống mảnh gỗ đó, dí nhẹ chân lấy đà nhảy lượt thứ hai.
Người thứ tư thì kém may mắn, lại rơi ngay xuống nước.
Bọn Vạn Ma Sơn Trang lên bờ bằng cách đó được thì các đại hán của phe Thương Nhân cũng làm được như thường.
Nhưng phe Thương Nhân lên bờ rồi là phóng chân chạy tứ tán, vì ba hán tử của họ Vương vung tay tới tấp tung ám khí toan sát hại họ.
Có đến năm sáu người bị ba hán tử Vạn Ma Sơn Trang giết chết. Số còn lại cứ chạy.
Ba hán tử định đuổi theo, người trung niên vẫy ta ngăn chận:
– Mặc chúng. Cứ chuẩn bị ứng chiến đi.
Võ Lâm Phong Thần Bảng Võ Lâm Phong Thần Bảng - Tư Mã Tử Yên