TV. If kids are entertained by two letters, imagine the fun they'll have with twenty-six. Open your child's imagination. Open a book.

Author Unknown

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 120
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3179 / 36
Cập nhật: 2016-06-20 20:54:37 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 63: Những Mặc Cả Trong Việc Lựa Chọn Mô Hình
ạn đã bao giờ bắt gặp những đứa trẻ nằm ngủ chòng queo trên hè phố chưa? Hay cảnh hàng trăm người ngồi vật vờ chờ được bán sức lao động? Bên cạnh những tiến độ vượt bậc về kinh tế, trên đây là những “phản ứng phụ” khó tránh khỏi của cơ chế thị trường. Tuy nhiên, khi gặp những cảnh như vậy, ngoài băn khoăn ra, bạn không làm được gì nhiều.
Nhớ lại thời kỳ bao cấp, mặc dù cuộc sống chưa phải đã hết khó khăn, nhưng chúng ta rất ít khi phải thấy cảnh thất nghiệp, ăn xin. Tuy nhiên, tất cả chúng ta đều tương đối nghèo: một tháng phấn khởi đến mấy lần, vì mấy lần mua được gạo ít mốc hơn hàng xóm. Ngày nay, bạn không còn phải xoa tay và cười lấy lòng cô nhân viên bán gạo nữa, nhưng sau khi tốt nghiệp đại học, bạn có khả năng phải đối mặt với thất nghiệp dài dài.
Hai sự lựa chọn gần đây của dân tộc ta cho thấy mỗi mô hình đều có những ưu điểm và những khuyết điểm nhất định. Ở mô hình truyền thống, Nhà nước lo cho chúng ta tất cả. Cuộc sống rất an toàn, nhưng cơ hội cho từng cá nhân không phải là nhiều. Chuyển sang cơ chế thị trường (cho dù, có sự quản lý của
Nhà nước), Nhà nước can thiệp ít hơn, chúng ta có nhiều cơ hội hơn, nhưng đồng thời phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn. Thực tế cho thấy, mỗi tấm huy chương đều có hai mặt. Mọi sự hẫng hụt là do thói quen chỉ biết nhìn vào cái mặt hào nhoáng được đeo ra bên ngoài của nó.
Xây dựng một xã hội tốt đẹp là ước mơ ngàn đời của con người. Một xã hội như vậy đã được định nghĩa tương đối rõ trong các văn kiện của Đảng, mà tập trung nhất là trong mấy chữ sau đây: “Dân giàu; nước mạnh; xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Trong mấy chữ ngắn gọn nói trên, chúng ta thấy cả ba chủ thể quan trọng nhất của một xã hội. Đó là dân, nước và xã hội. Xây dựng một xã hội tốt đẹp là tạo ra mối quan hệ hài hòa và tương hỗ giữa ba chủ thể này nhằm mang lại tối đa cơ hội và hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro cho mỗi cá nhân. Tuy nhiên, đây là những lý luận tương đối trừu tượng và khái niệm này có thể bao hàm cả khái niệm kia.
Để tránh cách lập luận tư biện1, xin được trở lại với những ví dụ cụ thể về những đứa trẻ lang thang, cơ nhỡ và những người thất nghiệp đã nói ở phần trên.
Tại sao xã hội ta lại phản ứng kém hiệu quả như vậy đối với vấn đề trẻ em lang thang, cơ nhỡ? Điều dễ nhất và thói quen thường thấy hiện nay là đổ lỗi cho Nhà nước. Tuy nhiên, một mình Nhà nước, có lẽ, không giải quyết được một cách triệt để vấn đề này. Nhà nước thường vận hành theo chế độ trách nhiệm.
1 Suy luận đơn giản, không dựa vào kinh nghiệm, thực tế.
Cho dù các nhà lãnh đạo có thể xuất phát từ mục tiêu và động cơ cao đẹp, thì các quyết định đều được bộ máy triển khai theo mệnh lệnh hành chính. Đối với một vấn đề cần được giải quyết trên cơ sở tình thương, chế độ trách nhiệm chay thường không bao giờ mang lại thành công. Mái ấm (không phải mái nhà) tình thương là những điều không thể mua được bằng tiền và cung cấp được bằng chế độ trách nhiệm. Như vậy, chúng ta cần phải có thêm các chủ thể hành động trên cơ sở tình thương và tự nguyện như các tổ chức từ thiện, các tổ chức phi chính phủ, các nhà hảo tâm. Các chủ thể này là cấu thành của xã hội công dân, rất tiếc, chưa thật sự phát triển ở nước ta. Và, có lẽ, vì vậy mà vấn đề trẻ em lang thang cơ nhỡ vẫn còn đó.
Khó lòng kể ra hết những lợi ích to lớn mà một xã hội công dân phát triển mang lại:
1. Một xã hội công dân phát triển là cơ sở để giải quyết rất nhiều vấn đề của xã hội và cá nhân mà Nhà nước và các tổ chức kinh tế thường không làm được hoặc làm kém hiệu quả. Đó là cung cấp tình thương và sự chăm sóc cho người già, trẻ em tàn tật; bảo tồn phát huy các truyền thống, các di sản văn hóa đa dạng của dân tộc; tạo điều kiện cho sự giao tiếp, trao đổi các sở thích, các vấn đề cùng quan tâm; góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ lợi ích của các nhóm xã hội khác nhau…
2. Một xã hội công dân phát triển là cơ sở giúp Nhà nước nhận biết và phản ứng kịp thời trước các vấn đề và
các nhu cầu phát sinh trong cuộc sống. Thông qua các
phong trào, các đợt vận động, các tổ chức phi chính phủ thường giúp cho Nhà nước định hướng đúng các ưu tiên, đồng thời cũng làm cho quy trình ban hành quyết định của Nhà nước được minh bạch hơn. Trên cơ sở đó, mà bảo đảm sự ổn định xã hội - điều kiện không thể thiếu để phát triển đất nước.
3. Một xã hội công dân phát triển là cơ sở giúp cho mọi công dân đều có thể sống có ích và cao đẹp. Nếu một tổ chức từ thiện đề nghị, chắc bạn và tôi đều sẵn sàng đóng góp phần của mình để mang lại mái ấm tình thương cho những đứa trẻ lang thang, cơ nhỡ. Chúng ta sẽ đỡ tẽn tò hơn vì phải làm ngơ khi bắt gặp những đứa trẻ ngủ chòng queo trên hè phố. Đây cũng là môi trường, để chúng ta không chỉ làm những việc chúng ta cần, mà còn làm những việc chúng ta thích. Những việc chúng ta thích bao giờ cũng được làm tốt hơn.
Để khuyến khích xã hội công dân phát triển, ở các nước, nhà nước thường giảm thuế cho các tổ chức kinh tế và các cá nhân khi họ tài trợ cho các tổ chức phi chính phủ, các quỹ, hội từ thiện...
Tuy nhiên, đối với những người vạ vật ngồi chờ được bán sức lao động, xã hội công dân ít có khả năng giúp cho họ có được việc làm. Ở đây các tổ chức kinh tế mới là chủ thể quan trọng nhất. (Ở các nước, các tổ chức này thường được gọi là thành phần tư (private sector) vì Nhà nước hầu như không trực tiếp làm kinh tế, ngoại trừ việc tổ chức các đơn vị cung cấp dịch vụ công. Tuy nhiên, xu thế chung là các đơn vị này cũng thường được tư nhân hóa). Chúng ta không thể phủ nhận vai trò của Nhà nước trong việc giải quyết việc làm. Bởi vì, Nhà nước là chủ thể tiêu tiền lớn nhất; Nhà nước cũng là chủ thể thuê mướn nhân công lớn nhất. Tuy nhiên, khi đối mặt với những người thất nghiệp, các cơ quan Nhà nước đối mặt với trách nhiệm phải giải quyết việc làm. Chỉ có các tổ chức kinh tế mới nhìn nhận họ như nguồn lực, như cơ hội cần được tận dụng. Có cơ hội làm ăn, các tổ chức kinh tế sẽ tận dụng tối đa cơ hội thuê mướn đội ngũ nhân công giá rẻ này. Việc làm là nhiệm vụ trọng tâm của mọi chính sách kinh tế. Tạo điều kiện cho thành phần kinh tế tư nhân phát triển, trên cơ sở đó mà giải quyết việc làm là sự anh minh hoàn toàn dễ hiểu.
Thành phần kinh tế tư nhân phát triển, nhiều nhu cầu của con người mới được đáp ứng. Rõ ràng bạn không thể đòi ăn phở vào lúc 12 giờ đêm ở một đất nước mà chỉ có mậu dịch quốc doanh mới có quyền bán phở. Thế nhưng một quán phở tư nhân sẽ luôn luôn sẵn sàng phục vụ, miễn là xã hội có nhu cầu. Cuộc sống vì thế sẽ trở nên nhân bản hơn, xã hội vì thế sẽ tốt đẹp hơn.
Ngoài ra, chúng ta thường phải làm việc mình cần trước khi làm việc mình muốn. Chúng ta phải có việc làm và hy vọng sẽ kiếm được nhiều tiền. Mỗi chúng ta và các tổ chức kinh tế ăn nên làm ra sẽ sẵn sàng đóng góp cho xã hội công dân.
Tất nhiên, chúng ta cũng không nên lý tưởng hóa các quan hệ kinh tế. Ham muốn lợi nhuận có thể dẫn đến những điều xấu xa. Quan hệ giữa chủ và thợ, giữa kẻ thuê mướn và người làm công luôn luôn tiềm ẩn tranh chấp. Một môi trường văn hóa, pháp luật phù hợp để dung hòa lợi ích, bảo đảm sự thỏa hiệp là rất cần thiết. Và Nhà nước cũng như xã hội công dân sẽ đóng một vai trò hết sức quan trọng ở đây.
Rõ ràng một xã hội tốt đẹp là xã hội mà cả ba chủ thể quan trọng nhất đều được phát huy và hỗ trợ cho nhau. Ba chủ thể đó là: Nhà nước, các tổ chức kinh tế, xã hội công dân. Động lực chính của Nhà nước là trách nhiệm, của các tổ chức kinh tế là lợi nhuận, của xã hội công dân là tình yêu. Điều quan trọng là chớ để xảy ra chuyện không rõ trách nhiệm đối với Nhà nước; không có cơ hội theo đuổi lợi nhuận đối với các tổ chức kinh tế. Còn tình yêu, nó là giá trị cao đẹp nhất, nhưng lại là điều không thể ép buộc. Nếu vẫn còn những quỹ từ thiện được thành lập vì mục đích vụ lợi, chúng ta chưa thật sự có một xã hội công dân.
Những Nghịch Lý Của Thời Gian Những Nghịch Lý Của Thời Gian - Nguyễn Sĩ Dũng Những Nghịch Lý Của Thời Gian