This will never be a civilized country until we expend more money for books than we do for chewing gum.

Elbert Hubbard

 
 
 
 
 
Tác giả: Cao Hành Kiện
Thể loại: Tiểu Thuyết
Dịch giả: Trần Đĩnh
Biên tập: Bach Ly Bang
Upload bìa: Bach Ly Bang
Số chương: 82
Phí download: 8 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 7882 / 156
Cập nhật: 2015-08-05 20:17:40 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 65
ừ lâu ta đã mệt với các cuộc đấu tranh vô vị của cái cõi con người này. Ở mỗi cuộc thảo luận, mỗi cuộc luận chiến, mỗi bàn cãi, bất kể nó tên là gì, ta đều thấy mình ở vào chính giữa tầm ngắm, bị phán xét, bị mắng mỏ, bị lên án. Trong khi chờ bản nghị án, ta uổng công hy vọng một vài vị thần có thể trong cơn hào hiệp nổi dậy ở các vị sẽ can thiệp đảo ngược dòng chảy của sự vật cứu ta ra khỏi thảm cảnh này. Nhưng cuối cùng khi vị thần hiện ra thì nếu không trở cờ lật mặt ông lại quay mặt đi nhìn chỗ khác.
Mọi người rất thích tự coi mình là chủ nhân, người lãnh đạo, quan tòa, thầy thuốc, cố vấn, trọng tài, anh cả, cha cố nghe sám hối, nhà phê bình chính thức, người giám đốc ý thức, thủ trưởng, lãnh tụ của ta, bất cần ta có thật sự cần đến họ không, tất cả họ đều muốn là cứu tinh của ta, tay chân của ta (để đánh ta chứ không phải đánh nhau vì ta), bố mới mẹ mới của ta (vì bố mẹ thật đều đã chết), hoặc thậm chí nghiễm nhiên muốn thay thế cả tổ quốc của ta trong khi ta chẳng hiểu nó là cái gì hoặc ta có tổ quốc thật hay không, tóm lại đều cứ là đại biểu ta. Trái lại, các bạn, người bảo vệ, tất cả những ai thật sự bảo vệ ta đều rơi vào cùng một tình cảnh như ta; đấy, số phận ta nó như thế.
Vả chăng, không thể còn đóng vai người anh hùng bi thảm thất bại trong cuộc kháng cự chống lại số phận nữa, tuy ta hết sức kính trọng những dũng sĩ không bao giờ sợ thất bại, như Hình Thiên, người anh hùng dã sử đã nhặt cái đầu bị chặt đứt của mình lên tiếp tục chiến đấu. Nhưng, ta chỉ có thể nhìn họ từ xa mà gửi đến họ những lời chia buồn câm lặng.
Ta cũng không thể sống ẩn. Ta không hiểu vì sao ta đã vội vã từ biệt miếu Thượng Thanh; có phải vì ta không chịu được cái "vô vi" trong sự thanh thoát kia nữa chăng? Có phải vì ta không đủ kiên nhẫn đọc những bản khắc gỗ của hàng nghìn tập Đạo tàng, Kinh lễ Đạo giáo một ấn phẩm đời Minh mà may thay, đã không bị đốt cháy nhờ sự can thiệp của mấy vị thầy tu già? Có phải vì ta lười thăm hỏi về cuộc đời của các cụ già từng nếm cả nghìn vạn gian nan kia chăng? Hay ta cũng sợ thăm dò các bí mật nội tâm của các đạo cô trẻ kia nữa? Có phải là để không hủy hoại hoàn toàn các năng lực tinh thần của ta? Rút cục ta chẳng qua chỉ là một người thẩm mỹ đơn thuần.
Trên đường đi Tây Tạng, ở độ cao hơn bốn nghìn mét so với mặt biển, ta đã sưởi ấm cùng với kíp công nhân cầu đường. Họ sống trong một ngôi nhà đá, bên trong khói ám đen kịt. Chung quanh chỉ toàn núi cao tuyết và băng phủ trắng. Trên đường, một xe khách đến, một nhóm người rất náo nhiệt bước xuống, người đeo xắc lưng, người cầm những búa sắt nhỏ, người thì cắp cặp ba dây đầy mẫu vật: sinh viên thực tập. Họ thò đầu qua cửa sổ của gian phòng đen nhẻm và bị hun khói nhưng chỉ có cô gái cầm dù đỏ bước vào. Bên ngoài những bông tuyết phấp phới.
Chắc nghĩ ta là một công nhân cầu đường, nàng hỏi xin nước. Ta múc cho nàng một muôi nước từ cái nồi đen kịt bồ hóng treo trên bếp lò. Nàng kêu lên một tiếng bỏng miệng. Ta xin lỗi. Đến bên bếp lửa, nhìn ta, nàng hỏi:
- Anh không phải người ở đây, anh ấy?
Gương mặt nàng ủ trong khăn quàng, má đỏ lên vì rét. Từ ngày ta ở trong các dãy núi đây, chưa bao giờ nhìn thấy cô gái nào đẹp rực rỡ đến như thế này. Ta muốn trêu chòng nàng.
- Cô tưởng người miền núi không biết xin lỗi sao?
Nàng càng đỏ mặt lên.
- Anh cũng đi thực tập?
Ta không tiện nói rằng ta có thể là giáo sư của nàng.
- Tôi đến đây chụp ảnh.
- Anh là nhà nhiệp ảnh?
- Thì coi là thế đi.
- Bọn em vừa thu thập được các mẫu đấy. Ở đây phong cảnh thật là tuyệt! Nàng kêu lên.
- Rất đúng.
Rút cục ta đúng là một nhà thẩm mỹ học. Không thể nào không động lòng trước một cô gái đẹp đến thế này.
- Tôi chụp một bức ảnh cô được không?
- Với ô xòe ra thế này á? Nàng lập tức đáp lời, quay quay cái dù đỏ nhỏ xinh.
- Phim đen trắng đấy.
Ta không giải thích rằng đúng ta ra dùng phim của những người chuyên nghiệp.
- Không sao, ảnh nghệ thuật thật sự chỉ dùng phim đen trắng thôi mà.
Nàng có vẻ am hiểu.
Nàng đi ra cùng ta. Những bông tuyết nhỏ chập chờn bay trong không. Nàng giơ dù lên che gió.
Tuy đã vào xuân tháng Năm nhưng tuyết bên sườn núi này vẫn chưa tan hẳn. Ở những vạt đất còn lại, giữa tàn tuyết, khắp nơi mọc đầy những bông hoa đỏ tím nho nhỏ hình chuông của cỏ mũ nữ hoàng và đôi khi những túm orpin đỏ; dưới các tảng đá trọc, các cây nam mộc vươn ra các thân cây xanh có lớp lông măng với những bông hoa vàng khỏe khoắn nở tung.
- Cô đứng vào kia, ta hạ lệnh.
Phía sau, núi phủ tuyết lấp lánh ban sáng rõ hình thù nay chỉ còn là hư ảnh trong màn bông tuyết xam xám.
- Tốt, thế này nhá?
Nàng nghiêng đầu, làm điệu. Gió càng thêm dữ dội, dù của nàng chao đi.
Như thế này, càng cố cưỡng lại gió, trông nàng càng hay hơn.
Phía trước dòng suối nhỏ bị băng giam giữ đang chảy. Trên bờ, những bông hoa nở to, sum suê khác thường.
Ta chỉ con suối gọi to:
- Lại đằng kia!
Nàng chạy, giành nhau với gió núi chiếc dù. Ta để ống kính zoom tiêu cự thay đổi. Gặp hơi thở của nàng, các bông tuyết hóa thành sương móc. Trên khăn quàng phu la, trên tóc nàng lấp lánh những giọt nước. Ta vẫy ra hiệu với nàng.
- Xong chứ? Nàng kêu to trong gió.
Những viên ngọc bằng nước sáng lên trên lông mày nàng. Nàng thật hoàn mỹ.
Buồn thay, hết phim.
- Anh có gửi cho em các ảnh này được không? Nàng hỏi, đầy hy vọng.
- Nếu cô để cho tôi địa chỉ.
Nàng nhào vào xe rồi đưa qua cửa sổ cho ta một tờ giấy xé trong sổ tay trên đó nàng viết tên nàng và một phố nào đó ở Thành Đô. Nàng kêu to rằng ta sẽ được hoan nghênh rồi hoa hoa tay chào ta.
Sau này, qua Thành Đô, ta đã đến phố cổ đó. Ta nhớ số, đã đi qua cửa nhưng ta không dừng lại. Và cũng không gửi ảnh cho nàng. Khi ta cho tráng rửa hết phim của ta, ta chỉ cho in rất ít ảnh, chỉ những cái có thể có ích lợi nào đó cho ta thôi. Ta không biết liệu có ngày tào ta cho phóng to chúng và không biết liệu ở trên giấy cô gái có luôn làm cho ta xao xuyến không đây.
Trên Hoàng Cương, mỏm chính của núi Vũ Di, ta đã chụp ảnh cây tùng lạc diệp trơ trụi giữa một rừng thông ở rìa những đồng cỏ. Đến lưng chừng, thân cây chia làm hai cành gần như sang ngang, tựa một con cắt khổng lồ đang giang cánh lấy đà bay. Giữa đôi cánh, một cành khác khiến ta nghĩ đó là cái đầu chim cúi xuống, mắt chằm chằm nhìn phía dưới.
Thiên nhiên tạo hóa thật kỳ diệu. Không chỉ cho hiện ra cái đẹp đàn bà tinh vi, sinh động và biến hóa như thế mà lại cũng là ra cả cái tà cái ác. Ở phía Nam khu bảo tồn tự nhiên của cũng những dãy núi Vũ Di này, ta đã tháy một cây tùng torrey Trung Quốc mênh mang và lụ khụ, hoàn toàn trống rỗng, những con trăn gió có thể làm tổ ở bên trong. Từ thân cây một mầu đen kim loại vươn chéo lên vài cành mà trên đó run rẩy những chiếc lá nhỏ mầu xanh thẫm. Vào lúc xế tà, khi thung lũng bị bóng chiều bao phủ, nó dựng thẳng lên ở giữa những đợt sóng tre trúc xanh non vẫn còn được chiếu sáng. Các cành gẫy của nó, đen và mục, xòa ra mọi hướng như những hung thủ. Bức ảnh này ta đã in, mỗi lần xem nó, ta lại chìm vào một nỗi buồn sâu sắc, ta không thể nhìn nó lâu. Ta nhận ra rằng nó đã khơi dậy băng giá trong lòng ta, ta biết nó đang vén lộ ra khía cạnh thâm sâu u ám của tâm hồn, những cái làm cho chính bản thân ta kinh sợ. Muốn gì, trước cái xấu và cái đẹp, ta chỉ biết lùi.
Trong núi Võ Đang, chắc ta đã được gặp một lão sư phụ cuối cùng của Đạo giáo thuộc phái Một Chân Chính, một hóa thân của cái tà ác kia. Ta đã đến tìm hiểu về ông ở nơi gọi là Cổ Doanh. Bên kia bức tường che chắn cho các bia dành cho một hoàng đế nhà Minh và bị chiến tranh phá hoại, người đạo cô già sống trong nửa gian xiêu vẹo. Ta đã hỏi bà về thời kỳ tốt lành mà ngôi miếu còn thịnh vượng và sau đó nói tới chính tông của Đạo giáo. Bà cho ta biết chỉ còn lại một lão sư phụ của phái Một Chân chính, ông hơn tám mươi tuổi rồi và không bao giờ hạ sơn. Cả năm ông ở trong miếu Mái Vàng, chẳng ai dám làm cho ông nhúc nhích.
Từ sáng sớm ta đã đáp chuyến xe lửa đầu tiên tới Nam Nhai rồi băng qua con đường ngang sườn núi ta lên miếu Mái Vàng vào quá trưa. Trên đỉnh, trời mây và lạnh, không có một người nào dạo chơi. Ta đi trong một mê cung những hành lang vắng ngắt. Các lối ra đều đóng, trừ một cửa nặng nề có đóng đinh ốc thì hé mở. ta đã phải lấy hết sức lực đẩy nó ra. Ông già râu tóc bù xù đứng lên gần lò sưởi. Rất cao và khỏe, mặt đen, vẻ dữ tợn, ông thô lỗ hỏi ta:
- Anh làm gì ở đây?
- Xin lỗi, cụ chủ trì nơi đây? Ta hỏi, hết sức lễ phép.
- Ở đây không có chủ trì!
- Tôi biết tu viện này vẫn chưa hoạt động lại nhưng phải chăng cụ là đạo trưởng trước kia ở nơi này?
- Ở đây không có đạo trưởng!
- Như thế xin cụ tha lỗi, cụ có phải là đạo sĩ không?
- Nếu thế thì sao?
Ông chau đôi mày hoa râm rối bù lại.
- Xin cụ tha lỗi, cụ là ở phái Một Chân chính phải không ạ? Tôi nghe nói ở miếu này chỉ còn có, chỉ còn lại một...
- Tôi chẳng cần biết phái nào với phái nào!
Chẳng chờ ta nói xong, ông đã đẩy ta ra và đóng cửa.
- Tôi là nhà báo, ta vội giải thích. Hiện nay, chính phủ nói phải làm đúng chính sách mới đối với tôn giáo, liệu tôi có thể giúp cụ phản ánh tình hình của cụ được không?
- Tôi chẳng biết nhà báo với lại chẳng nhà báo!
Và ông ta đóng sầm cửa lại.
Sau đó ta nhìn thấy có một bà già và một cô gái đang ngồi ở gần bếp lò, có lẽ họ là người trong gia đình ông. Ta biết các nhà đạo sĩ thuộc phái Một Chân chính có thể lấy vợ, nuôi con và thậm chí thực hành thuật phòng the. Ta không thể ngăn mình nghĩ về ông một cách ác độc. Với đôi mắt mở to thao láo dưới hàng lông mày rối, tiếng nói vang và thô cằn, chắc là ông mê nghệ thuật đánh đấm lắm. Không ai dám đến tiếp xúc với ông từ lâu thì cũng chẳng có gì là lạ. Ta chắc sẽ chẳng được gì hơn nữa nếu lại đấm cửa nhà ông. Theo lối mòn được một dây xích che chắn men theo một vách đá, ta lên với miếu Mái Vàng, mái làm hoàn toàn bằng đồng đỏ.
Gió gào thét mang những giọt mưa. Khi ta trở xuống, một người đàn bà trung niên, hai bàn tay rộng, hai bàn chân to đang chắp tay khấu đầu trước tòa miếu đóng im ỉm. Bà ăn mặc như nông dân, nhưng thái độ thì để lộ cho thấy cái chất đàn bà quen đi giang hồ. Ta lảng ra vờ ngắm cảnh, tựa vào lan can sắt chốt cứng vào các cột. Gió gào rú uốn cong lại các cây thông con móc vào các khe đá, mây lướt trên đường mòn, cho thấy rừng sầm tối thấp thoáng từng chỗ như biển trải dài vào thung lũng.
Ta quay lại để liếc nhìn. Bà đứng ở sau ta, hai chân xoạc, mắt nhắm, không một biểu hiện. Những người này có thế giới của họ, một thế giới khép kín, mà ta không bao giờ có thể lọt vào. Họ có cách tồn tại và tự vệ riêng của họ, một thế giới khép kín vi vu bên ngoài cái được gọi là xã hội. Muốn gì ta cũng chỉ có thể quay về sống mọp trong cái mà người ta quen gọi là cuộc sống bình thường, không có lối thoát nào khác, cái đó chắc cũng là nỗi bi ai của ta.
Ta lại trở xuống bằng đường mòn tới một bãi đất phẳng có một quán ăn còn mở. Bên trong không còn khách, vài người phục vụ với áo blu trắng đang ăn. Ta không vào.
Bên sườn núi, một quả chuông đồng lớn cỡ một người bị đổ kềnh ra đất. Ta đưa tay gõ nhưng không phát ra một âm thanh nào. Chắc ở đây phải có một tòa miếu nhưng hiện nay, tít tắp chỉ là cỏ dại bị uốn rạp. Ta đổ dốc cho tới khi thấy con đường mòn rải đá dựng đứng dẫn tới chân núi.
Không thể chậm chân lại. Bà đã kéo đi, trong cả chục phút, ta đã đến một lũng nhỏ sâu và êm ả. Cây dựng hai bên bậc đá che khuất trời. Tiếng gió nhạt đi và ta thoáng cảm thấy hơi nước trên mặt, chắc là đến từ những đám mây mắc vào các đỉnh núi. Rừng mỗi lúc một dầy. Ta không biết có phải đó là cái rừng ta nhìn thấy qua sương mù từ trên miếu Mái Vàng hay không, ta cũng chẳng nhớ đã mượn con đường này lúc lên không nữ. Khi quay lại, nhìn thấy vô số các bậc đá, ta không có can đảm lại leo các bậc này để tìm ra lại con đường của ta. Thôi thì cứ tiếp tục xuống.
Những tấm đá lát ngày càng bị hư hỏng, lối đi lên lúc nãy được bảo dưỡng tốt hơn. Nhận ra ta đã đi sang phía bên kia của quả núi, ta thả cho mình xuống theo nhịp chân. Khi giờ cáo chung của mình đã đến, chắc con người ta cũng để cho hồn của mình đi xuống địa ngục mà không kìm giữ tốc độ như thế này đây.
Lúc đầu ta còn ngập ngừng, thỉnh thoảng ta quay lại nhưng sau đó, bị cảnh tượng địa ngục mê hoặc, ta thôi suy nghĩ. Ở hai bên đường mòn, các chỏm tròn xoe của các cây cột đá nom giống các cái đầu hói trọc. Dưới đáy sâu của lũng nhỏ có vẻ còn ẩm ướt hơn, những cây cột xô ngả mọi hướng, những tảng đá bị xói mòn gậm nhấm giống như các đầu người chết đặt ở hai hàng cột. Ta sợ rằng lão đạo sĩ đã phù phép cho ta bị lạc vì cái tâm không trong sạch của ta. Nõi kinh hoàng thình lình dâng lên trong ta, một kinh hoàng làm cho tâm trí ta hoảng loạn.
Sương mù cuồn cuộn đã giam ta lại trong những tấm lưới của nó, rừng tối âm thầm đi. Bây giờ các bậc và cột đá ẩm ướt nom giống các xác chết. Ta đi giữa những đống xương trắng nhờ nhờ. Chân ta không nghe theo trí não ta nữa, chúng kéo ta đến những vực thẳm của cái chết, không thể cưỡng lại. Mồ hôi chảy dọc sống lưng.
Ta phải tuyệt đối tự kiềm chế và hết sức gấp gáp ra khỏi quả núi này. Bất chấp các búi cây phủ nền rừng, ta tranh thủ một chỗ đường mòn rẽ để lao vào đấy và bấu vào một thân cây để hãm đà chạy của ta lại. Tay ta, mặt ta nóng bừng, hình như máu chảy trên má ta. Ngẩng đầu, ta thấy trên cành cây một con mắt tròn xoe trừng trừng nhìn ta. Ta nom tứ phía, đâu đâu cũng những cành cây mở to mắt lạnh lùng quan sát.
Ta phải bình tĩnh lại, dẫu sao chỉ là một rừng cây sơn. Người miền núi cắt cây lấy sơn đã để lại vết cắt trên thân cây. Chúng mọc lên như thế này, tạo nên cảnh tượng địa ngục này. Ta cũng có thể nói đây chỉ là ảo giác do sự sợ hãi trong người ta gây ra; tâm hồn đen tối của ta dò xét ta,những con mắt hằng hà kia thực tế là ta đang quan sát ta. Ta luôn có cảm giác bị dò thám, điều đó không ngừng làm cho các vận động của ta ngượng vướng. Thật ra đó chỉ là nỗi sợ của ta đối với chính bản thân ta.
Ta quay lại trên đường núi. Mù nặng hạt đã lại tiếp tục. Các bậc đá đầm nước. Chẳng nhìn thấy gì hết, ta đi xuống hú họa.
Linh Sơn Linh Sơn - Cao Hành Kiện Linh Sơn