Hoài nghi là một tên phản bội, bởi nó khiến bạn sợ hãi không dám liều mình, vì thế bạn đánh mất cơ may thành công của mình.

William Shakespeare

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 74
Phí download: 8 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1801 / 55
Cập nhật: 2016-06-19 02:31:24 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 62: Hậu Vận Của Đỗ Tử Bình
ăm Đinh Tị (1377), Đỗ Tử Bình vì tham mười mâm vàng mà tấu xàm về triều, gây cuộc binh đao Chiêm - Việt, khiến vua Duệ Tông cùng các đại tướng Đỗ Lễ, Nguyễn Nạp Hòa và quan hành khiển Phạm Huyền Linh đều phải chết trận. Năm ấy, Đỗ Tử Bình tuy may mắn được triều đình tha tội chết, nhưng phải đồ làm lính. Đường công danh của Đỗ Tử Bình đến đó tưởng đã dứt, dè đâu chỉ ít lâu sau, Đỗ Tử Bình lại được cất nhắc, leo dần lên bậc đại thần, quyền uy có phần còn lớn hơn trước nữa.
Đời Trần Phế Đế (1377 - 1388), Đỗ Tử Bình làm đến chức hành khiển, công trạng chẳng thấy, tội thì nhiều, vậy mà vẫn cứ điềm nhiên hưởng lộc:
- Tháng 6 năm Mậu Ngọ (1378), quân Chiêm Thành tiến đánh Đại Việt, Đỗ Tử Bình thua trận, giặc vào thiêu trụi cả kinh thành Thăng Long.
- Tháng 7 năm đó, Đỗ Tử Bình xướng nghị việc thu thuế nhân đinh, vua chấp thuận nhưng dân tình khốn khổ, ai ai cũng căm ghét.
- Tháng 5 năm Canh Thân (1380), quân Chiêm Thành lại tấn công Đại Việt, Đỗ Tử Bình được lệnh cùng Hồ Quý Ly ra trận, nhưng rồi Đỗ Tử Bình cáo ốm, xin thôi mọi binh quyền.
Con người tham lam mà hèn nhát ấy mất vào khoảng năm 1382, và chẳng hiểu sao, vua Trần Phế Đế lại truy tặng hắn tước thái bảo và cho tòng tự ở Văn Miếu. Chuyện này khiến thiên hạ rất bất bình. Sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 8, tờ 4 a-b) có chép lại lời bàn của hai sử gia lỗi lạc là Phan Phu Tiên và Ngô Sĩ Liên như sau:
“Bậc danh nho các đời bài trừ được dị đoan, truyền giữ được đạo thống thì mới được tòng tự ở Văn Miếu, cốt để tỏ rõ đạo học có ngọn nguồn. Nghệ Tông cho Chu Văn An, Trương Hán Siêu, Đỗ Tứ Bình được dự vào đó, vì Hán Siêu là người cứng cỏi, bài xích đạo Phật. (Chu Văn) An sửa mình trong sạch, bền giữ khí tiết không cầu hiển đạt, thì cũng cho là được. Đến như Đỗ Tử Bình là hạng học nhảm chiều người, tham lam bòn vét, là kẻ gian thần hại nước, sao lại được đưa vào chỗ này?” (Phan Phu Tiên.)
“Tử Bình lén đánh cắp vàng cống của Bồng Nga, tâu bậy lừa vua để đến nỗi Duệ Tông đi tuần phương Nam không trở về nữa, nước nhà từ đó liên tiếp mắc họa Chiêm Thành, tội ấy giết cũng chưa đáng, còn học nhảm chiều người thì chê trách làm gì.” (Ngô Sĩ Liên.)
Lời bàn: Đại đạo ngả nghiêng, ngưu tầm ngưu, mã tầm mã là đây chăng?
Việt Sử Giai Thoại - Tập 3 Việt Sử Giai Thoại - Tập 3 - Nguyễn Khắc Thuần Việt Sử Giai Thoại - Tập 3