Freedom is not given to us by anyone; we have to cultivate it ourselves. It is a daily practice... No one can prevent you from being aware of each step you take or each breath in and breath out.

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 120
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3179 / 36
Cập nhật: 2016-06-20 20:54:37 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 60: Minh Bạch
inh bạch là một trạng thái của sự vật khi chúng ta có thể nhìn thấy tất cả các phần cấu thành của sự vật đó kể cả từ bên ngoài, lẫn ở bên trong. Khoảng không gian đổ đầy ánh sáng mặt trời là ví dụ dễ cảm nhận về trạng thái minh bạch. Trong khoảng không gian này, không có chỗ cho những điều mờ ám, khuất tất. Minh bạch, vì vậy, là cơ sở của lòng tin. Đến lượt mình, lòng tin là cơ sở để xây dựng các mối quan hệ xã hội cần thiết cho sự phát triển và thịnh vượng.
Minh bạch cần cho thị trường và cần cho chính trường.
Thị trường là nơi để giao dịch. Mọi việc càng minh bạch thì các giao dịch càng diễn ra nhanh chóng và hiệu quả. (Minh bạch làm giảm thiểu chi phí giao dịch). Kinh tế nhờ đó mà phát triển. Cuộc sống nhờ đó mà ấm no.
Chính trường là nơi để giành lấy sự ủng hộ của nhân dân (đặc biệt là của cử tri). Mọi việc càng minh bạch thì người dân càng tin tưởng và càng ủng hộ. Hệ thống nhờ đó mà ổn định. Đất nước nhờ đó mà thanh bình.
Lợi ích của minh bạch, có lẽ, không phải là điều cần tranh cãi. Tuy nhiên, vấn đề là làm thế nào để có được sự minh bạch, như có được mặt trời trong đời sống của chúng ta? Đây là câu hỏi hết sức hệ trọng, nhưng không dễ trả lời. Và trên con đường thiên lý dẫn tới tương lai, có lẽ, nó sẽ còn không phải một lần làm chúng ta trăn trở. Dưới đây là một vài trăn trở của ngày hôm nay.
Minh bạch phải chăng được bảo đảm bởi quyền tiếp cận thông tin?
Trên thực tế, quyền tiếp cận thông tin không phải là vấn đề đối với cơ chế thị trường. Ngược lại, quyền này luôn luôn được chấp nhận một cách hết sức hồ hởi. Mọi chuyện được lý giải cụ thể như sau: Trong một nền kinh tế thị trường, khách hàng là “thượng đế”. “Thượng đế” có thể chơi đề, nhưng lại không bao giờ chịu mua bất cứ một thứ hàng, dịch vụ nào theo kiểu chơi đề. (Mua số đề là mua những cơ hội của sự may mắn ngẫu nhiên. Lượng thông tin về chúng là hết sức nhỏ bé, nếu không nói là bằng không. Đó là lý do vì sao những người chơi đề thường bao giờ cũng thua thiệt). “Thượng đế” chỉ mở hầu bao của mình khi có đầy đủ thông tin. Doanh nghiệp nào cung cấp được thông tin đầy đủ hơn, nhanh chóng hơn, doanh nghiệp đó sẽ bán được hàng hóa, dịch vụ của mình và chiến thắng. Thông tin cung cấp cho “thượng đế” bắt buộc phải trung thực và chính xác. Trong cuộc cạnh tranh quyết liệt để giành thị phần, chỉ cần đánh lừa “thượng đế” một lần là coi như thua cuộc. Đơn giản là không một doanh nghiệp nào có được cơ hội để đánh lừa “thượng đế” đến lần thứ hai. Cơ chế lợi ích bắt buộc các doanh nghiệp phải tìm cách cung cấp thông tin cho khách hàng đầy đủ nhất, nhanh chóng nhất. Đây là một sự bắt buộc tự nguyện - một trong những điều tốt đẹp mà thị trường ban tặng cho tất cả chúng ta. Tuy nhiên, đất nước ta vẫn đang còn trong quá trình xây dựng và hoàn thiện cơ chế thị trường, không phải bao giờ các quy luật liên quan đến thông tin, đến cung cầu và giá cả cũng đều phát huy tác dụng. Thế nhưng, đây lại là một câu chuyện khác.
Đối với quyền tiếp cận thông tin của các cơ quan Nhà nước, vấn đề tỏ ra phức tạp hơn nhiều. Cơ chế lợi ích gần như không phát huy tác dụng ở đây. Ngược lại, trong không ít trường hợp, sự hạn chế thông tin tỏ ra có lợi hơn cho những kẻ nắm trong tay quyền bính. Xin được nêu một ví dụ cụ thể để chứng minh. Đó là ví dụ về việc giàu lên nhờ độc quyền thông tin. Một thời gian dài, việc che giấu thông tin về quy hoạch đô thị đã mang lại những cơ hội chưa từng thấy cho một số quan chức và những người thân của họ. Những người này đã trở thành các tỷ phú có số làm giàu nhờ “mua đất gặp thời”.
Thực ra, khi cơ chế lợi ích thất bại, điều đầu tiên chúng ta cần nghĩ đến là cơ chế trách nhiệm. Muốn áp đặt trách nhiệm, phải có chế tài. Và chế tài phải được áp dụng trên thực tế.
Ở nước ta, quyền tiếp cận thông tin là quyền hiến định. Hiến pháp hiện hành quy định rằng: “Công dân có quyền… được thông tin” (Điều 69, Hiến pháp năm 1992). Tuy nhiên, không phải quan chức nào cũng hồ hởi thi hành quy định này của Hiến pháp. Đơn giản là vì Hiến pháp thì đã quy định quyền của dân, mà luật thì chưa quy định chế tài đối với quan.
Điều đáng phấn khởi là: Quốc hội nước ta đã thật sự quan tâm đến quyền được thông tin của nhân dân. Ngoài việc trực tiếp cung cấp thông tin qua Trang tin điện tử (website: www. na.gov.vn) trên Internet, Quốc hội đã cho truyền hình trực tiếp các phiên chất vấn và tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan báo chí đưa tin về hoạt động của mình. Mới đây, lần đầu tiên các phóng viên báo chí đã được mời dự để đưa tin về các phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Sự kiện quan trọng này đánh dấu bước tiến mới trong việc cung cấp thông tin cho nhân dân. Thông tin về việc các dự án luật, pháp lệnh được thảo luận như thế nào tại các cơ quan của Quốc hội sẽ thật sự góp phần làm cho quy trình lập pháp của nước ta ngày càng trở nên minh bạch.
Tuy nhiên, nếu quyền tiếp cận thông tin là cơ sở để bảo đảm sự minh bạch, thì thông tin không phải mặc nhiên làm cho mọi việc trở nên minh bạch. Bạn đã bao giờ thử đọc phim chụp X-quang chưa? Ngoại trừ các nhà chuyên môn, không phải ai cũng đọc và hiểu được những tấm phim này. Thông tin về chính sách, pháp luật nhiều khi cũng giống như những tấm phim chụp X-quang vậy. Đây chính là lý do vì sao các cơ quan thông tấn báo chí đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo đảm một cách thực chất quyền được thông tin của người dân. Các phóng viên báo chí phải là những chuyên gia đọc được những bức ảnh X-quang phức tạp, khó hiểu nhất về các quyết định của công quyền. Việc đưa tin theo cách làm của chiếc máy ảnh là rất dễ. Tuy nhiên, nó chẳng giúp ích được gì nhiều cho dân chủ và minh bạch hóa.
Vấn đề quan trọng nhất của việc thông tin cho dân là làm rõ được chính sách và các hệ quả của nó. Chính sách thực chất là một cách đối xử. Chiếc bánh ngân sách (kể cả các nguồn lực và thị phần) là một đại lượng xác định, khi bạn cắt cho người này miếng to hơn, nghĩa là người kia sẽ còn được miếng nhỏ hơn. Không thể có chuyện người này được nhiều thì người kia cũng được nhiều theo tương ứng. Nhưng cách chia chác như vậy có thể là cần thiết. Điều quan trọng là làm rõ được sự cần thiết này. Và tốt hơn nữa là có được sự thỏa hiệp của xã hội cho cách chia chác như vậy. Nhân đây, trách nhiệm giải trình (accountability) của các cơ quan công quyền chính là công cụ pháp lý để bảo đảm sự minh bạch trong quá trình ban hành quyết định.
Minh bạch gắn với công khai.
Thấy thì tin đó là quy luật của nhận thức và lòng người. Đây là lý do tại sao luật pháp nước ta quy định: “Quốc hội họp công khai” (Điều 67, Luật Tổ chức Quốc hội). Công khai hóa có thể góp phần nâng cao trách nhiệm. Điều đặc biệt về chất vấn tại các Kỳ họp của Quốc hội là nó diễn ra trước mắt của toàn thể nhân dân (nhờ được truyền hình trực tiếp). Sự công khai và minh bạch này đã làm cho nền chính trị của đất nước ta trở nên năng động hơn rất nhiều.
Sự minh bạch thực chất là Mặt trời trong đời sống xã hội của con người. Và tia sáng Mặt trời là thứ có khả năng khử trùng cao nhất.
Những Nghịch Lý Của Thời Gian Những Nghịch Lý Của Thời Gian - Nguyễn Sĩ Dũng Những Nghịch Lý Của Thời Gian