Sự khác biệt giữa cơ hội và khó khăn là gì? Là thái độ của chúng ta! Trong mỗi cơ hội có khó khăn, và trong mỗi khó khăn đều có cơ hội.

J. Sidlow Baxter

 
 
 
 
 
Tác giả: Nguyễn Vỹ
Thể loại: Tiểu Thuyết
Upload bìa: Đỗ Quốc Dũng
Số chương: 63
Phí download: 7 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 12562 / 212
Cập nhật: 2015-01-28 14:16:33 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 61 -
942 - 1943
- Kampétai
- Khái Hưng – Nguyễn Tường Tam – Vũ Đình Duy – Trần Trọng Kim – Dương Bá Trạc .
- Hai chủ quyền Nhật – Pháp .
- Phong trào “ Thanh Niên Thể Dục Thể Thao" của Ducoroy.
- Decoux
- Cái bọt xà-bông .
Tuấn và một số bạn của Tuấn đều bị Kempétai ( Hiến binh Nhật ) bắt vì tư tưởng chống Nhật, do một tên tình báo Nhật chỉ dẫn .
Trụ sở Kampétai là một cơ sở của hảng dầu Shell bị quân đội Nhật Hoàng trưng dụng, ở góc hồ Bẩy Mẫu, gần ngôi chùa Sư Nữ, phía sau khu hội chợ Hà Nội, trên đường Halais nối dài đầu đường Khâm Thiên quanh co xuống đường Chợ Hôm .
Bên trong sở Kampétai, có một phòng giam bít bùng kín mít, không có cửa . Tù nhân bị đưa vào đó phải bò bốn chân chui qua cái lỗ vuông mỗi bề độ 4 tấc, rộng bằng một cái chuồng chó . Phía mặt tiền, đóng một dọc song gỗ vuông để lọt vào đôi chút ánh sáng lờ mờ . Nơi hành lang trước chuồng tù, một tên lính Nhật mang kiến trắng, đeo gươm, tay cầm roi cá đuối . Trông gương mặt hắn còn trẻ, vào khỏang 21, 22 tuổi, có vẻ thông minh, nhưng hắn rất dữ . Một thằng tù nào không ngồi yên trong chuồng, là bị hắn thò roi qua song gỗ, quất trót trót lên đầu .
Tuấn và ba người bạn đồng chí của Tuấn bị nhốt trong đó, mỗi đứa bị đặt ngồi mỗi góc . Người thứ tư, có một nét mặt như người Triều Tiên, ngôì trong góc cuối cùng .
Trên trần, treo một ngọn đèn điện 25 watts bọc vải đen theo biện pháp chiến tranh hồi đó .
Mỗi bửa ăn trưa và tối, một người lính Nhật đem đẩy vào cổng chuồng một mâm gỗ đựng bốn bát cơm có sẵn đồ ăn, mỗi người lấy một bát và một cái muỗng . Tuấn chẳng biết là thức ăn gì, nhưng nuốt vào sặc mùi dầu, ăn hôi rình . Phải ăn cho kỳ hết . Tuấn bỏ mứa một lần nửa bát, bị thằng lính Nhật ở ngoài thò roi vào quất trên đầu ba roi rỉ máu . Tuấn mửa hết cả ra chiếu .
Bị giam trong chuồng chó 15 hôm . Tuấn bị dẫn ba lần lên lầu hai, vào một phòng riêng để Nhật lấy khẩu cung .
Một sĩ quan Nhật đeo trên cánh tay một băng trắng viết chữ đỏ bằng Hán tự “ Hiến Binh Ðội Trưởng “, có một người An nam làm thông ngôn . Tên thông ngôn cũng mặc quân phục Nhật, tuy hắn là dân sự . Người thời bấy giờ có đặt một danh từ riêng để chỉ bọn thông ngôn và tình báo cho Nhật là “ Jap-lô canh “ . Tiếng ấy thông dụng đến cả giới bình dân An nam, vì bọn làm mật vụ cho Nhật, và làm tình báo viên, lúc bấy giờ rất đông . Hầu hết là bọn thất nghiệp, trí thức dở mùa, xu thời, đón gió .
Người điềm chỉ cho Kampétai bắt Tuấn là một cậu “ văn sĩ ba xu “ viết truyện kiếm hiệp cho một vài nhà buôn chuyên môn xuất bản loại chuyện đó, bán mỗi cuốn 3 xu .
Sau ba lần lấy khẩu cung, Tuấn thoát chết nhờ đêm Ba mươi Tết tối trời ( Tết năm Nhâm Ngọ,1942), trong một trường hợp phi thường, và trốn được ra ngoài . Nhưng ngay sáng hôm đó, Tuấn bị bắt lại trước đền Trấn Quốc, trên bờ Hồ Tây, đến nhà thờ “Ðức Thánh Ðồng Ðen “ .
Lần này, Tuấn bị Mật thám Pháp bắt và bị đày đi an trí tại một nơi rừng thiêng nước độc của dân thiểu số Radhé thuộc huyện Củng Sơn, tỉnh Phú Yên, Trung kỳ .
Nơi nhà giam này, Tuấn gặp nhiều người tù khác, quê quán Thanh Hoá đến Phan Rang, và thuộc nhiều đảng phái khác nhau : Cộng sản độ 70 người, trong số đó có Hà Huy Giáp, Buì Công Trừng, Hồ Tùng Mậu, Lưu Quí Kỳ, Trần Công Khanh, Trần Đình Tri v.v…
Ðảng Ngô Ðình Diệm ( Không phải Việt Nam Phục Quốc Hội của Cường Ðể, tuy rằng Ngô Đình Diệm là đại diện của Cường Ðể ở Trung Kỳ cũng như Vũ Đình Duy ở Bắc kỳ và Trần Văn An ở Nam Kỳ ), 4 hay 5 người, trong đó có Lương Duy Ủy, Võ Như Nguyện, Linh mục Hiền ( thưòng gọi là Cha Hiền, bạn của Cha Ngô Đình Thục ) .
Cao Ðài độ vài chục người có Trần Văn Chí, Trần Duy hầu hết là lãnh tụ Cao Ðài ở Quảng Nam, Quảng Ngãi .
Trong thời gian Tuấn bị bắt lần thứ hai, và bị giam ở Ty Mật thám Hà Nội, người Nhật đã chiếm đóng toàn cõi Ðông dương, từ Bắc kỳ vào Nam kỳ, qua Ai lao, Cao Miên . Ðối với Pháp mà theo Hiệp Ðịnh Robin-Tojo ký ở Tokyo, Nhật vẫn tôn trọng chủ quyền Pháp ở Ðông dương, và quân đội của Nhật hoàng chỉ là thượng khách, được chính quyền thuộc địa Pháp rất kính nể, ít nhất cũng ở ngoài mặt .
Nhưng trên thực tế thì quân đôị Nhật vẫn tự coi như là chủ nhân ông, và họ lấn áp dần dần chủ quyền người Pháp ở An nam trên nhiều phương diện, nhất là về quân sự, tuyên truyền và kinh tế .
Tuy bị giam ở Lao Mật thám Hà Nôị, trước khi đi an trí, nhưng Tuấn cũng như 100 anh chị em khác bị câu lưu nơi đây, thỉnh thoảng được lén lút coi vài tờ nhất báo ở Hà Nội, nhất là hai tờ Ðông Pháp và Tin Mới do một vài người lính có cảm tình hoặc người thợ nề, thợ mộc, đút dấu cho .
Tuấn say mê theo dõi những tiến triển của Chiến Tranh Nhật-Mỹ ở Thái Bình Dương, và Ðức, Ý, Anh, Pháp ở Tây Âu . Nhờ xem lén các báo, Tuấn cũng dò biết được tình hình tổng quát trong nước về mọi sinh hoạt hàng ngày .
Có triệu chứng kỳ lạ, là số người Việt Nam thân Nhật, và theo Nhật, không nhiều .
Ðại đa số thanh niên trí thức, sinh viên, học sinh, không vồn vả với người Nhật, mặc dầu Nhật đang oanh liệt vì chiến thắng khắp nơi .
Những bậc trí thức đàn anh đáng kính như Trần Trọng Kim, Dương Bá Trạc, những bạn làng văn, làng báo có uy tín như Vũ Đình Duy, Khái Hưng, Nguyễn Tường Tam, đã hoàn toàn đi hẳn với Nhật . Người ta được biết rằng Trần Trọng Kim và cựu Cử nhân Hán học Dương Bá Trạc đã được người Nhật lén đưa vào Nam Kỳ ở nhà hàng Dainan Koosi của nhà đại thương gia kiêm gián điệp Mathushita ở Saigon, và từ đây hai ông được đưa qua Singapore với Trần Văn Ân .
Nhiều anh em nhà văn đồn rằng họ đã thấy tận mắt, Vũ Đình Duy và Nguyễn Tường Tam mặc quân phục Nhật đeo lon sĩ quan Nhật, mang gươm, đeo kính trắng, ngồi trong xe hơi Nhật, chạy qua một vai đường phố lớn ở Hà Nội, nhất là phố Hàng Ðẩy, nơi đây có Tổng Hành Dinh Quân Ðội Nhật Hoàng .
Nhưng “ DÂN CHÍNH ÐẢNG “ thân Nhật của Khái Hưng và Nguyễn Tường Tam không quy tụ được giới thanh niên trí thức và không tuyển mộ được bao nhiêu đảng viên .
Giới trí thức và trẻ ở Hà Nội, cũng như ở Huế và Saigòn, đều dè dặt đứng ngoài, không hăng hái tán thành chủ trương “Ðại Ðông Á “ của Nhật, mặc dầu Nhật tuyên truyền rầm rộ và công khai trước những con mắt lo sợ của người Pháp ở Ðông dương .
Dân chúng thì hoàn toàn thờ ơ, lo làm lụng, ăn chơi, như thể không cần biết cuộc chiến tranh như thế nào, và tương lai sẽ ra sao . Các lớp thanh niên Nam Nữ học sinh Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam Kỳ đều bị thu hút vào phong trào Thể dục và Thể thao của Toàn quyền Phó Ðô Ðốc Hải quân Jean Decoux .
Tuấn rất ngạc nhiên nhận xét sự kiện sau đây :
Trong những năm 1942-43-44, bên Tây Âu, lãnh thổ Pháp bị quân đội Hitler chiếm đóng hơn một nửa, chỉ còn một nửa ở miền Nam để cho chính phủ bù nhìn Pierre Laval và của Thống chế Pétain cai trị dưới quyền kiểm soát của Ðức, bên Ðông Nam Á thì quân đôị Nhật hoàng làm bá chủ thật sự trên đất Việt Nam, chỉ để cho chính quyền bảo hộ Pháp một vài “ chủ quyền “ mong manh trên nguyên tắc, thế mà người Pháp vẫn dùng đủ các mánh lới lôi kéo được dân An nam, và cả thế hệ thanh thiếu niên An nam về phía họ .
Họ dùng cái thần chú “ Thống chế Pétain “ với ba tiêu đề “ CẦN LAO – GIA ÐÌNH - TỔ QUỐC “ ( Travail – Famille – Patrie ), để mê hoặc đầu óc và đầu độc tim gan của một dân tộc 25 triệu người, kể cả thế hệ thanh niên tràn đầy nhựa sống .
Tuấn không hiểu được hiện tượng phi lý đó .
Nhưng, hai tay bị xiềng trong khóa sắt, Tuấn bước vô lao tù, mắt vẫn nhìn thẳng phía trước với lòng tin tưởng rằng hiện tượng phi lý đó sẽ tan như bọt xà-bông .
Tuấn, Chàng Trai Đất Việt Tuấn, Chàng Trai Đất Việt - Nguyễn Vỹ Tuấn, Chàng Trai Đất Việt