Số lần đọc/download: 2552 / 33
Cập nhật: 2016-06-09 04:35:57 +0700
Chương 56: Thay Đổi Thế Giới
T
rong các chuyến đi tôi đã được thấy những con người đang trải qua các giai đoạn khác nhau của thay đổi, đặc biệt là trong lần tới Ấn Độ năm 2008 mà tôi đã từng nhắc tới. Tôi diễn thuyết ở Mumbai, thành phố lớn nhất Ấn Độ và là thành phố đông dân thứ hai trên thế giới. Từng được biết đến với cái tên Bombay, Mumbai nằm ở bờ biển phía Tây, gần biển Ả Rập, và là trung tâm văn hóa, tài chính của khu vực.
Cái thành phố vừa là mảnh đất của sự giàu có vô cùng vừa là thế giới của sự nghèo đói xác xơ này mới đây lại trở nên nổi tiếng khi được chọn làm bối cảnh cho bộ phim đoạt giải Oscar Triệu phú khu ổ chuột. Có nhiều điều đáng nói về Mumbai và bộ phim ấy chỉ đem đến cho khan giả vài lát cắt của tất cả những gì thực sự kinh hoàng và tồi tệ về những khu ổ chuột cũng như nạn buôn bán nô lệ tình dục tràn lan ở một thành phố có đa số dân là người theo đạo Hindu và đạo Hội, và chỉ có một tỉ lệ nhỏ dân số theo đạo Cơ Đốc.
Theo ước tính, có hơn 500.000 người bị buộc phải bán thân ở Mumbai.Hầu hết họ bị bắt cóc từ các làng nhỏ thuôc Nepal, Bangladesh và những vùng nông thôn khác.Nhiều phụ nữ là devadast, tức nô lệ của nữ thần sinh sản, bị các “thầy tê’ của họ đẩy vào nghề mại dâm.Một số người bị đẩy vào cảnh bán mình là những gã trai chuyên mua vui cho các bữa tiệc, là những người đàn ông bị thiến. Họ chen chúc nhau trong những ngôi nhà tồi tàn, bẩn thỉu và bị ép phải quan hệ tình dục với ít nhất bốn người đàn ông một đêm. Họ làm lây nhiễm vi rút gây bệnh AIDS rất nhanh, và hàng triệu người đã chết bởi căn bệnh này.
Trong chuyến đi đó tôi đã được đưa đến phố đèn đỏ, một nơi được biết đến với cái tên “Phố của những cái chuồng”ở Mumbai để tận mắt chứng kiến sự khổ đau và để nói chuyện với các nạn nhân của nạn buôn bán nô lệ. Tôi được mục sư K.K. Devaraj, một người sang lập ra Trung tâm Bombay Teen Challenge, một tổ chức hoạt động để cứu giúp các nạn nhân của nạn nô lệ tình dục và giúp họ tìm thấy cuộc sống lành mạnh và tốt đẹp hơn.
Mục sư Dev cũng điều hành một trung tâm dành cho trẻ mồ côi bị AIDS, điều hành các chương trình trợ giúp lương thực, các trung tâm y tế, một bệnh viện dành cho người nhiễm HIV, và một cơ sở nhân đạo dành cho những trẻ em đường phố nghiện ma túy. Ông đã xem qua các video về tôi, vậy nên ông hy vọng rằng thông qua hoạt động diễn thuyết tôi sẽ đóng vai trò như một tác nhân thúc đẩy sự thay đổi ở Mumbai.Ông muốn tôi thuyết phục những phụ nữ làm nghề mại dâm trốn khỏi nhà chứa và tới các trung tâm nhân đạo của ông. Ông Devaraj nói rằng mỗi phụ nữ bị buộc phải làm nô lệ là một “tâm hồn đáng quý và một hạt ngọc giá trị”.
Trung tâm Bombay Teen Challenge tạo được ảnh hưởng tốt đối với các khu ổ chuột của Mumbai đến mức các chủ nhà chứa ở đó cho pehps mục sư Dev và cộng sự của ông, những người theo Cơ Đốc giáo, đến để nói chuyện với các phụ nữ ở đó, mặc dù hầu hết họ đều theo đạo Hindu. Họ hoan nghênh sự ảnh hưởng thầm lặng đó mặc đù những người phụ trách Trung tâm Bombay Teen Challenge không ngừng thuyết phục gái mại dâm chấp nhận Chúa và rời nhà chứa để tìm kiếm cuộc sống tốt đẹp hơn.
Từng chút một, tổ chức này tác động để thay đổi trái tim những phụ nữ bị đẩy vào con đường nô lệ tình dục. Thường thì các cô gái bị bắt ở độ tuổi từ mười đến mười ba.Họ bị dụ dỗ khỏi những làng quê nghèo và hầu hết đều còn rất ngây thơ.
Nếu cô gái nào có tinh thần cảnh giác hoặc ngần ngại, những kẻ đi mồi chài cố thuyết phục cha mẹ cô, nói với họ rằng con gái họ sẽ kiếm được gấp 50 lần số tiền cô có thể kiếm ở nhà. Hoặc, thật đáng buồn, bọn người đó mua những cô gái từ chính cha mẹ đẻ của họ, và đó không phải là chuyện hiếm.Bọn người săn tìm và tuyển mộ các cô gái, đưa họ đi khỏi làng quê, là những kẻ đầu tiên trong chuỗi lạm dụng bất lương và tàn bạo. Một khi các cô gái đã bị nhốt trong nhà chứa, bọn dắt khách sẽ khống chế họ, nói với họ: “Bây giờ phải làm việc cho chúng tôi, cho dù các cô có thích hay không”.
Thời gian ở Mumbai, tôi đã nói chuyện với một số người từng là nô lệ tình dục và đã được tổ chức Bombay Teen Challenge giải thoát khỏi các nhà chứa.Chuyện của họ những câu chuyện khiến chúng ta đau xé lòng, đáng tiếc lại không phải là chuyện hiếm gặp.Nếu từ chối làm gái điếm, họ sẽ bị đánh đập, cưỡng hiếp, và bị nhốt vào những cái chuồng tối tăm và bẩn thỉu dưới lòng đất, nơi mà họ thậm chí không thể đứng thẳng. Ở trong địa ngục trần gian đó, họ bị bỏ đói, bị hành hạ, bị tẩy não bằng đủ mọi cách cho tới khi họ đầu hàng, Sau đó, họ bị đẩy lên nhà chứa, nơi người ta bảo với họ rằng họ đã được mua với giá 700 đô la Mỹ và họ phải làm gái điếm trong ba năm để trả nợ. Những người từng là nô lệ tình dục kể với tôi rằng họ bị ép phải tiếp khách hàng tram lần, mỗi lần chỉ được trừ nợ hai đô la.
Hầu hết bọn họ nghĩ rằng mình không có sự lựa chọn nào khác.Bọn dắt khách nói rằng gia đình họ sẽ không bao giờ chấp nhận họ nữa bởi họ đã làm gia đình nhục nhã. Nhiều người mắc bệnh truyền qua đường tình dục hoặc có con trong khi làm gái mại dâm và vì vậy họ cảm thấy không có nơi nào khác để đi.
Vì cuộc sống đối với những cô gái đó thật khủng khiếp, họ thường sợ phải thực hiện thay đổi.Không có niềm tin, họ mất hy vọng, và rồi mất cả nhân tính.Họ sợ phải sống ở bên ngoài nhà chứa và các khu ổ chuột.Các nhà tâm lý học thường nhận thấy những phụ nữ bị xâm hại quá mức thường e sợ việc trốn chạy.Họ có thể phải sống trong sợ hãi và đau đớn, nhưng thường từ chối rời bỏ kẻ ngược đãi bởi họ còn sợ tương lai bất định hơn.Họ đã mất đi khả năng mơ về một cuộc sống tốt đẹp hơ, vậy nên trong hoàn cảnh bi đát, họ không thế thấy bất kỳ một lối thoát nào dành cho mình.
Bạn có thể thấy một cách rõ ràng rằng những nô lệ tình dục đó nên thoát ra khỏi cái cuộc sống tồi tệ ấy, nhưng ở vào nghịch cảnh của riêng mình, bạn có luôn nhận thức được một cách rõ ràng sự cần thiết phải thoát khỏi nó hay không? Bạn có bao giờ cảm thấy mình bị mắc kẹt trong một hoàn cảnh nào đó, rồi sau đó phát hiện ra rằng sự mắc kẹt duy nhất chính là thiếu tầm nhìn, thiếu lòng cam đảm, hoặc thiếu khả năng hiểu rằng bạn vẫn còn có những lựa chọn tốt hơn?
Để tạo ra sự thay đổi, bạn chắc chắn phải có khả năng hình dung những gì nằm ở mặt kia của vấn đề. Bạn phải hy vọng, phải tin vào Chúa và khả năng của chính mình trong việc tim được những điều tốt đẹp hơn.
Tổ chức Bombay Teen Challenge nhận thấy những người phụ nữ bị buộc phải làm nô lệ tình dục gặp khó khăn trong việc nhìn ra một lối thoát bởi họ đã bị chà đạp một cách quá tàn nhẫn, bị cô lập và bị đe dọa nghiêm trọng.Một số người không thể tin họ đáng được yêu thương, đáng được đối xử tử tế.
Tôi đã tận mắt chứng kiến nỗi tủi nhục và khổ đau tại các nhà chứa và khu ổ chuột ở Mumbai, và tôi cũng đã được thấy những điều kỳ diệu mà mục sư Dev và các đồng sự tận tâm của ông đã thực hiện được trong thế giới của những người phụ nữ bị buộc phải làm nô lệ tình dục và con cái của họ, nhưng đứa trẻ được gọi là “chim sẻ”, những đứa trẻ không nhà, ngày lại ngày lang thang trên phố.
Họ đã đưa tôi đi thăm hết nhà chứa này đến nhà chứa khác.Thoạt đầu tôi được giới thiệu với một phụ nữ luống tuổi, người đã chậm chạp đứng dậy khỏi sàn nhà khi chúng tôi bước vào.Bà ta là một chủ chứa và thông qua người phiên dịch, bà ta mời tôi “thuyết giáo cho các cô gái điếm trong nhà chứa”.
Người đàn bà đó giới thiệu tôi với một phụ nữ trông như thể đã ngoài bốn mươi.Người đó nói cho tôi biết cô bị bắt cóc và bị đưa đi khỏi làng khi mới mười tuổi và từ đó bị đẩy vào nghề mại dâm.
“Tôi đã làm việc để trả hết nợ và được giải phóng năm tôi mười ba tuổi”, cô kể qua người phiên dịch.“Sau khi được tự do tôi lang thang trên phố và bị đánh đập, bị hãm hiếp. Tuy nhiên, tôi vẫn tìm cách để trở về với gia đình, nhưng gia đình tôi không muốn nhìn mặt tôi nữa.Tôi quay trở lại đây, quay lại với cái nghề mại dâm. Tôi có hai đứa con, một đứa chết rồi. Hai ngày trước tôi biết rằng mình đã bị nhiễm AIDS, vậy nên tôi bị sa thải. Tôi phải nuôi con và tôi chẳng có nơi nào để đi cả”.
Từ vị trí của mình, bạn và tôi có thể thấy rằng người phụ nữ đó có những lựa chọn, nhưng trong điều kiện rất hạn chế của bản thân, cô ta nhận thấy dường như không có một sự lựa chọn nào dành cho cô hết. Bạn nên hiểu rằng đôi khi bạn có thể không thấy được một lối thoát nào, nhưng bạn cần phải biết thay đổi là điều luôn luôn có thể xảy ra. Khi bạn không thể tìm được một con đường nào khác, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác. Hãy tìm sự hướng dẫn, tư vấn của những người có tầm nhìn rộng hơn. Đó có thể là một người bạn, một thành viên trong gia đình, hay một nhà tư vấn chuyên nghiệp, một nhân viên xã hội. Bạn đừng bao giờ để mình sa ngã vào cái bẫy của ý nghĩ tiêu cực rằng không có lối thoát nào dành cho bạn hết. Luôn luôn có lối thoát bạn ạ!
Người phụ nữ đó chỉ mới 20 tuổi.Tôi đã cầu nguyện cho cô ấy. Chúng tôi nói với cô rằng cô có thể rời nhà chứa và sống tại Trung tâm Bombay Teen Challenge và được điều trị tại bệnh xá của trung tâm. Khi chúng tôi giúp cô nhìn ra lối thoát đó, chỉ cho cô cách thoát ra khỏi hoàn cảnh bế tắc để tìm đến một thế giới ấm áp hơn, cô đã không chỉ sẵn sàng thay đổi mà còn tìm được đức tin cho mình.
“Nghe anh nói chuyện, tôi biết Chúa chọn không chữa khỏi bệnh HIV/AIDS cho tôi bởi vì tôi có thể đưa những người phụ nữ khác đến với niềm tin ở Chúa”, cô nói.“Tôi chẳng còn gì cả, những tôi biết chúa ở bên tôi”.
Sự thanh thản và niềm hy vọng ngời lên trong mắt người phụ nữ khiến tôi vô cùng cảm động.Cô tin rằng mình thật đẹp.Cô nói cô biết Chúa không bỏ quên cô, rằng Người có một mục đích dành cho cô dù cô đang phải đối mặt với cái chết.Cô là một phụ nữ đã thay đổi, đã biến nỗi đau, tủi nhục của mình thành một nguồn lực thúc đẩy cái tốt. Giữa cảnh đói nghèo, tuyệt vọng và tàn bạo như thế, cô là một tấm gương ngời sáng về sức mạnh từ tình yêu của Chúa cũng như sức mạnh của tinh thần con người.
Mục sư Dev và các cộng sự đã phát triển được nhiều phương pháp để thuyết phục nô lệ tình dục ở Mumbai thoát khỏi hoàn cảnh sống nguy hại.Họ lập nên các trung tâm chăm sóc trẻ em và các trường học để trẻ có thể hiểu về Chúa Jesus và về tình yêu của Người. Sau đó, những em bé ấy nói cho mẹ của các em biết rằng tất cả họ đều được yêu thương và rằng họ có thể vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn. Tôi khuyến khích bạn đón nhận sự thay đổi giúp nâng cuộc sống lên một tầm cao mới và khích lệ bạn trở thành một nguồn thúc đẩy sự thay đổi để cải thiện cuộc sống của người khác.