Nguồn gốc của thiên tài là nguồn gốc của nhiệt huyết.

Benjamin Disraeli

 
 
 
 
 
Tác giả: Lev Tolstoy
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Vu Van Quyen
Upload bìa: khoa tran
Số chương: 130
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 4557 / 45
Cập nhật: 2015-10-05 14:43:53 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 56
âu chuyện của họ bị giám ngục cắt ngang. Ông ta đứng lên tuyên bố là giờ tiếp khách đã hết và mọi người phải chia tay. Nekhliudov đứng dậy từ giã Vera Efremovna và đi ra phía cửa. Đến bên cửa, chàng đứng lại ngắm nhìn cảnh tượng diễn ra trước mắt.
- Các ngài ơi, hết giờ rồi, hết giờ rồi, - giám ngục nói, hết đứng lên lại ngồi xuống.
Lời yêu cầu của viên giám ngục chỉ làm câu chuyện giữa tù và người đến thăm trong phòng sôi nổi hẳn lên, chứ không một ai nghĩ đến chuyện chia tay ra về cả. Một vài người đứng dậy, có kẻ vẫn ngồi, nhưng không ai chịu bỏ dở câu chuyện. Có người đã từ biệt nhau và oà lên khóc. Cảm động nhất là bà mẹ với người con trai lao phổi. Người thanh niên ấy vẫn cứ vò nhàu tờ giấy trong tay. Mặt anh ta mỗi lúc lại có vẻ tàn nhẫn hơn vì anh phải cố gắng lắm mới khỏi bị tình cảm của người mẹ làm cho mềm. yếu. Còn bà mẹ, khi nghe người ta bảo phải chia tay thì cứ gục đầu vào vai con sụt sịt khóc. Cô gái có đôi mắt to hồn hậu. - Nekhliudov từ nãy vẫn vô tình theo dõi cô ta - lúc nầy đứng trước mặt bà cụ đang khóc nức nở, hết sức an ủi bà. Ông cụ đeo kính xanh đang cầm tay cô con gái và gật gật đầu nghe cô nói. Đôi tình nhân trẻ cũng đứng dậy, tay cầm tay, im lặng nhìn vào mặt nhau.
Chỉ có đôi nầy là sung sướng thôi một người trẻ tuổi mặc áo ngoại ngắn, đứng cạnh Nekhliudov và cũng đang chứng kiến cảnh chia ly nầy, chỉ vào đôi tình nhân đó nói.
Cảm thấy Nekhliudov và người trẻ tuổi kia đang nhìn mình, đôi tình nhân chàng thanh niên mặc áo ngắn bằng vải nhựa và cô gái xinh đẹp, tóc vàng vàng dang bốn cánh tay nắm lấy nhau, ngả người về phía sau, vừa cười vừa quay lượn tại chỗ.
- Tối nay họ làm lễ cưới trong nhà lao và cô ta sẽ theo người yêu đi Siberi. - anh chàng trẻ tuổi nói.
- Anh ấy làm gì?
- Một tù khổ sai. Ấy, chỉ có họ là vui thôi. Còn thì đó chỉ nghe cũng đã quá đau lòng rồi, - anh chàng trẻ tuổi nói tiếp nghiêng tai lắng nghe bà mẹ anh lao phổi nức nở.
- Các ngài ơi. Xin mời các ngài! Đừng bắt tôi phải thi hành biện pháp bất đắc dĩ, - giám ngục nói nhắc đi nhắc lại mấy lần vẫn một câu. - Xin mời các ngài nào xin mời các ngài - ông ta nói giọng yếu ớt và do dự. - Thế nầy là thế nào? Hết giờ lâu rồi. Không thể như thế nầy được.
- Tôi nói lần cuối cùng đấy! - ông ta nhắc lại giọng buồn nản: cứ hết châm lại dụi tắt điếu thuốc lá "Marilan".
Rõ ràng là dù cho những luận điệu đưa ra để giúp cho một người hành hạ kẻ khác mà không áy náy chút nào có khôn khéo, có lâu đời: có quen thuộc đến đâu nữa thì viên giám ngục cũng vẫn cứ phải nhận thấy rằng ông ta là một trong những người đã gây nên nỗi đau thương đang diễn ra trong căn phòng nầy; và rõ ràng là ông ta cũng thấy rất đỗi khổ tâm.
Cuối cùng, tù và người vào thăm chia tay nhau, kẻ vào cửa trong, người ra lối ngoài. Mấy người đàn ông đi trước: đến người thanh niên mặc áo vải nhựa. anh lao phổi và người có nước da sạm đen, quần áo rách rưới; sau đó, Maria Paplovna với đứa bé đẻ trong nhà lao. Đến lượt khách cũng lần lượt ra về. Ông cụ đeo kính xanh bước đi nặng nhọc. Nekhliudov theo sau.
- Nghĩ cũng lạ? Lề lối ở đây thật là kỳ, - anh chàng trẻ tuổi ưa tán gẫu vừa xuống thang gác với Nekhliudov vừa nói như tiếp tục một câu chuyện bị dứt quãng. - Cũng may gặp được ông đại uý tốt bụng không cứng nhắc thi hành qui tắc. Nói được hết thì cũng nhẹ nỗi lòng.
- Thế ở các nhà tù khác người ta không cho vào thăm hỏi như thế nầy à?
- Chà! Làm gì có như thế nầy. Phải từng người một, mà lại đứng cách nhau một tấm lướt sắt mới phiền chứ?
Khi Nekhliudov vừa đi vừa nói chuyện với Meldinsev, đó là tên anh chàng trẻ tuổi ưa chuyện tự giới thiệu - bước ra đến cổng thì viên giám ngục bước tới gặp chàng, vẻ bơ phờ mỏi mệt.
- Nếu ngài muốn gặp Maxlova, xin mời ngài ngày mai tới, - ông ta nói, rõ ràng muốn lấy lòng Nekhliudov.
- Thế thì hay quá! - Nekhliudov nói và hấp tấp bước ra.
Thật là khủng khiếp, những nỗi đau khổ bất công mà Melsov phải chịu; đã đau đớn về thể xác lại còn hoài nghi, mất cả niềm tin đối với Chúa và điều thiện ở đời; cái tâm trạng nầy, anh ta không khỏi cảm thấy trước sự tàn bạo của những kẻ vô cớ hành hạ mình. Thật là khủng khiếp khi người ta làm nhục và hành hạ hàng trăm con người vô tội chỉ vì giấy tờ của họ không hợp lệ. Thật là khủng khiếp, những tên cai ngục mê muội, chúng hành hạ anh em đồng loại mà vẫn tin rằng mình làm một điều hay và quan trọng. Nhưng khủng khiếp nhất lại là cái lão giám ngục tốt bụng, tuổi đã luống, sức đã mòn, mà cứ phải làm cái việc chia rẽ người ta, bố phải lìa con gái, mẹ phải từ biệt con trai, những con người cũng y như lão và con cái của lão.
"Tại sao lại thế được nhỉ?" - Nekhliudov tự hỏi và lần nầy chàng thấy dâng lên đến cao độ một cảm giác ghê tởm trong tâm thẩn nó đang biến thành một cơn choáng váng về thể xác thứ cảm giác mà mỗi khi vào tới nhà lao là chàng lại thấy. Và chàng tìm không ra câu trả lời cho câu hỏi của mình.
Phục Sinh Phục Sinh - Lev Tolstoy Phục Sinh