There is no such thing as a moral or immoral book; books are well written or badly written.

Oscar Wilde, Picture of Dorian Gray, 1891

 
 
 
 
 
Tác giả: Trần Thanh Vân
Thể loại: Kiếm Hiệp
Biên tập: Nguyen Thanh Binh
Upload bìa: Đặng Thị Bông
Số chương: 94
Phí download: 9 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3204 / 40
Cập nhật: 2015-11-21 18:26:52 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 57 : Tưởng Cừu Gia Lại Hóa Ân Nhân
gô Cương rất xúc động lại hỏi:
– Vụ gia huynh mất tích có liên quan gì đến Võ minh không?
Đại Bi thở phào một cái đáp:
– Câu chuyên kể từ đầu thì lão tăng cùng với lệnh tôn đều nhận định thằng nhỏ Ngô Hùng bản tính lương thiện và thuần hậu, chứ không phải hạng tà ác. Trong vụ này tất có điều chi ngoắc nghéo. Nhưng Ngô Hùng mất tích một cách thần bí, nên không thể nào chứng thực chân tướng y. Võ minh đề nghị đem toàn bộ Võ lâm trung nguyên ra đối phó với Võ lâm đệ nhất bảo. Lão tăng có một nhận xét và dĩ nhiên mới là chuyện phỏng đoán, có thể sự thực không đúng như vậy…
Ngô Cương run lên hỏi:
– Theo nhận xét của tiền bối thì sao?
Đại Bi đáp:
– Ngày ấy có nhân vật tự xưng là Nam Hoang Kỳ Nhân đem thủ hạ đến giải quyết vụ Thất Linh giáo đầu độc võ lâm rồi y được công khai suy tôn lên làm Võ lâm minh chủ. Lệnh tôn không chịu gia nhập Võ minh nên gây thù với tổ chức này.
Ngô Cường dường như đã cảm giác được một phần nhưng chàng không hiểu được ngọn ngành, liền bâng khuâng hỏi:
– Vì thế mà tiền bối cho rằng đó là một âm mưu rất lớn phải không?
Đại Bi đáp:
– Phải rồi!
Ngô Cương hỏi:
– Nhưng gia huynh Ngô Hùng sát hại những tay cao thủ các môn phái là thật kia mà?
Đại Bi đáp:
– Vấn đề là chỗ đó nên bây giờ cần kiếm lệnh đại ca lạc lõng nơi đâu?
Ngô Cương nói:
– Có khi y không còn sống trên thế gian nữa.
Đại Bi nói:
– Cũng có thể như vậy nhưng cần phải chứng minh sự thực. Đáng tiếc…
Ngô Cường hỏi:
– Đáng tiếc điều chi?
Đại Bi đáp:
– Đáng tiếc Tôn Cảnh cũng bị hại mất rồi. Không thì đã tìm ra manh mối trọng yếu. Căn cứ vào chỗ y bị truy sát thì hiển nhiên y biết được nhiều bí mật rồi. Vì đối phương phát giác hành tung của y đến nằm vùng nên mới hạ độc thủ. Mặt khác thanh Long kiếm là món vũ khí của lệnh đại ca nay lại nằm trong tay bọn Võ minh thì vụ bí mật này cần được khám phá.
Ngô Cương nghiến răng đáp:
– Vãn bối thề phải điều tra lai lịch của quái khách che mặt kia.
Đại Bi đột nhiên trầm giọng:
– Võ công của ngươi là do ai truyền thụ cho?
Bây giờ Ngô Cương không còn nghi ngờ Đại Bi nữa nên thản nhiên đáp:
– Ngẫu nhiên vãn bối nhặt được tấm Huyết y ghi võ công này.
Đại Bi hỏi:
– Sao tấm Huyết y ư?
Ngô Cương đáp:
– Phải rồi! Nguyên tấm Huyết Y này ở trong tay một người dưới trướng Võ minh. Lão bị đồng môn truy sát, lúc lâm tử lão đưa Huyết y kỳ thư tặng cho vãn bối…
Đại Bi hỏi:
– Người đó tên chi?
Ngô Cương đáp:
– Lão là Phi Thiên Ngô Công Lý Thanh Sơn.
Đại Bi toàn thân run bần bật hỏi:
– Lý Thanh Sơn chết rồi ư?
Ngô Cương kinh hãi hỏi lại:
– Chẳng lẽ Lý Thanh Sơn cũng là con cờ của lão tiền bối sắp đặt trước?
Đại Bi đáp:
– Không phải đâu! Lão là người trợ thủ của Tôn Cảnh. Cả hai gia nhập Võ minh là cùng một mục đích.
Ngô Cương la lên:
– Ủa!
Lòng chàng cực kỳ kích động không bút mực nào tả xiết. Chàng có ngờ đâu Thiết Tý Viên Tôn Cảnh và Phi Thiên Ngô Công Lý Thanh Sơn đều vì vụ huyết án của nhà chàng mà ngộ hại. Đồng thời Đại Bi hòa thượng cũng vì vụ án đó mà lao tâm bố trí mọi việc. Nhưng Thiếu Lâm cũng là một cừu gia thì món nợ này tính sao đây?
Trong lòng nghĩ, vậy chàng nghiêng mình nói:
– Lão tiền bối! Vãn bối có điều này cần phải nói rõ.
Đại Bi hỏi:
– Điều gì?
Ngô Cương đáp:
– Ngày trước quý tự cũng có đệ tử tham gia vào huyết án này.
Dứt lời, cặp mắt chàng ngó Đại Bi chằm chặp để coi lão trả lời ra sao. Đại Bi không ngần ngừ đáp ngay:
– Đúng thế! Có lão tăng và bốn đệ tử La Hán đường tham dự.
Ngô Cương bất giác lùi lại một bước.Chàng run lên hỏi:
– Thật thế ư?
Đại Bi đáp:
– Đương nhiên là thật.
Đại Bi vẫn trấn tĩnh và thản nhiên như không có việc gì. Thái độ này càng khiến cho Ngô Cương kinh hãi nghi ngờ. Chàng tự hỏi:
– Lão là một phần tử trong bọn hung thủ thì làm sao có câu chuyện như vừa nói? Phải chăng lão mượn cớ để tiêu trừ mối hận trong lòng ta? Chắc lão cam nhận tội để tránh cho bọn môn hạ một trường sát kiếp.
Nghĩ vậy chàng xẵng giọng hỏi:
– Lão tiền bối có biết mục đích vãn bối đến đây làm chi không?
Đại Bi hờ hững đáp:
– Để trả thù chứ gì?
Ngô Cương nói:
– Chính là thế đó.
Đại Bi hỏi:
– Cách trả thù thế nào?
Ngô Cương đáp:
– Nợ máu phải trả bằng máu.
Đại Bi hỏi:
– Ngươi cho rằng những người đến tham dự ngày đó đều động thủ cả hay sao?
Ngô Cương chưa nghĩ tới điểm này, chàng tắc họng không trả lời được. Hồi lâu chàng mới hỏi lại:
– Vãn bối đâu có phân biệt được những người tham gia ngày ấy ra tay hay không ra tay.
Đại Bi dương cặp mày bạc lên chậm rãi nói:
– Hài tử ngươi hãy bình tĩnh mà nghe lão tăng nói. Ngươi có một việc trọng yếu phải làm.
Ngô Cương hỏi:
– Việc gì?
Đại Bi đáp:
– Đi dò la xem lệnh tôn lạc lõng nơi đâu.
Ngô Cương nghe câu này khác nào sét đánh ngang tai. Chàng giật bắn người lên, tựa hồ không nghe rõ tai mình. Chàng trợn mắt há miệng, không nói nên lời. Trán toát mồ hôi bằng hạt đậu. Chảng tự hỏi:
– Thế là nghĩa làm sao? Chẳng lẽ phụ thân ta còn sống ở nhân gian?
Bỗng nghe Đại Bi hỏi:
– Hài tử! Đã nghe rõ lời lão tăng chưa?
Ngô Cương ấp úng:
– Chẳng lẽ…Chẳng lẽ…Gia phụ ngày ấy không có xảy ra việc gì ư?
Đại Bi đáp:
– Y chết rồi và đã ngã lăn trước mặt cừu nhân.Nhưng lão tăng đã bỏ ra ba viên Đại hoàn đan là vật chí bảo của phái Thiếu Lâm để chuộc mạng cho y. Y vẫn còn sống ở thế gian.
Ngô Cương la lên:
– Úi chao!
Nước mắt chàng tầm tã như mưa. Chàng cảm thấy toàn thân mềm nhũn, óc chàng hỗn độn. Thật là một tin ra ngoài sức tưởng tượng của con người dù là nằm mơ cũng không có. Sự vui mừng quá độ đã khiến chàng chịu không nổi.
Hồi lâu miệng chàng mới bật ra được hai tiếng:
– Thật không?
Đại Bi đáp:
– Chẳng lẽ còn giả được ư?
Ngô Cương hỏi
– Thế ra lão tiền bối là một bậc đại ân nhân đã cứu mạng cho gia phụ?
Đại Bi đáp:
– Đó là ý trời, là cơ duyên. Lão tăng không dám nhận công của Hoàng thiên.
Ngô Cương quỳ ngay xuống nói:
– Xin lão tiền bối tha lỗi cho vãn bối vì không rõ nội vụ mà mạo phạm.
Đại Bi hòa thượng không nhúc nhích mà ngồi yên đấy tiếp nhận đại lễ rồi nói:
– Ngươi hãy đứng dậy đi!
Ngô Cương đứng lên mà người còn run bần bật. Chàng vừa xúc động vừa mừng rỡ quá độ như người vừa gặp kì tích. Chàng hỏi:
– Lão tiền bối! Xin lão tiền bối kể lại tình trạng lúc đó cho vãn bối hay.
Đại Bi khẽ niệm phật hiệu rồi nghiêm nghị nói:
– Những tay cao thủ tham dự vụ án đó có đến gần một ngàn mà đại đa số là bọn thuộc hạ của Võ minh. Lúc đó tình thế hỗn loạn tơi bời, song trên thực tế thì những môn phái lớn ít người ra tay. Giữa lão tăng và phụ thân ngươi là chỗ thâm giao, nên lão tăng phải ở lại đến lúc kết thúc để hiểu rõ tình hình. Sau cùng phụ thân ngươi đã chiến đấu cật lực và cuối cùng bị thương nặng nên ngã lăn ra. Lão tăng thừa cơ giả vờ đánh chưởng Bát Nhã và rêu rao lên rằng ngũ tạng của y đã bị nát rồi để tránh cho y bị phân thây. Lão tăng lại nhân lúc nhốn nháo đem y ra khỏi hiện trường…
Ngô Cương ngắt lời:
– Thế đại sư không bị người phát giác ư?
Đại sư đáp:
– Lúc đó đang đêm tối. Thây nằm đầy đất, người bị thương cũng nhiều. Những tay cao thủ trong Bảo lại đánh liều mạng, nên lừa bịp họ cũng dễ.
Ngô Cương hỏi:
– Rồi sau sao nữa?
Đại Bi đáp:
– Lão tăng lấy ba viên Đại Hoàn đan cho lệnh tôn uống mới cứu sống y được. Y gặp cuộc thảm trạng ngày này mà người gây ra lại là lệnh huynh Ngô Hùng. Lúc lệnh tôn hồi phục được một chút thể lực liền lảo đảo bước đi không nói nữa lời.
Ngô Cương hỏi:
– Vậy lúc họ mai táng vào ngôi mộ Ngũ Bách Nhân Trủng cũng không phát hiện ra ư?
Đại Bi đáp:
– Hài tử! Cuộc thảm trạng đương thời lão phu không nỡ miêu tả. Mấy trăm người tan nát còn phân biệt ai với ai được nữa.
Ngô Cương ngửa mặt lên trời. Cặp mắt chàng tuôn rơi hai hàng lệ. Chàng tự hỏi:
– Phụ thân ta giờ ở nơi nào? Biển trần chìm nổi mịt mờ. Nếu lão nhân gia có ý ẩn cư lánh đời thì chẳng còn cách nào tìm ra được…
Sau một hồi trầm lặng, Đại Bi hỏi:
– Hài tử! Làm sao ngươi lại thoát được?
Ngô Cương đáp:
– Ngày phát sinh vụ thảm án vãn bối không ở trong Bảo.
Đại Bi nói:
– Thế mới thật là lòng trời.
Ngô Cương hỏi:
– Lão tiền bối còn điều chi dạy bảo nữa không?
Đại Bi hỏi lại:
– Ngươi nói võ công của ngươi là học được ở trong Huyết y kỳ thư phải không?
Ngô Cương đáp:
– Đúng thế.
Đại Bi hỏi:
– Lai lịch tấm Huyết y kỳ thư đó thế nào?
Ngô Cương đáp:
– Cái đó đến nay vẫn còn nằm trong vòng bí mật.
Đại Bi hỏi:
– Trong Huyết y kỳ thư có ghi chép võ công gì?
Ngô Cương đáp:
– Trong đó có một chiêu kiếm pháp.
Đại Bi hỏi:
– Một chiêu thôi ư?
Ngô Cương đáp:
– Đúng thế! Chiêu đó kêu bằng Tham Hóa kiếm pháp.
Đại Bi nói:
– Ngươi thử thi triển cho lão tăng coi.
Ngô Cương từ từ rút Phụng kiếm ra giơ chênh chếch lên. Miệng nói:
– Lão tiền bối coi đi!
Dứt lời nói, chàng vung thanh kiếm ra. Tuy đây chỉ là chiêu hờ và chàng chỉ dùng có ba thành công lực mà kiếm thế cũng cực kỳ lợi hại và bí hiểm ghê gớm!
Đại Bi nói:
– Ngươi thử lại lần nữa coi chơi.
Ngô Cương lại thi triển kiếm chiêu lần thứ hai rồi tra kiếm vào vỏ.
Đại Bi xúc động nói:
– Đây là kiếm pháp thượng thặng mà bây giờ lão tăng mới thấy là một. Lạ thay!
Ngô Cương hỏi:
– Lão tiền bối nhận thấy thế nào?
Đại Bi đáp:
– Những kiếm pháp ở Trung Nguyên không thấy giống như kiếm pháp này và nó cũng không giống kiếm pháp ở cõi ngoài…
Ngô Cương đáp:
– Đúng thế! Trong Huyết y kỳ thư chưa rõ tên người tự nghiên cứu và sáng chế ra.
Đại Bi nói:
– Người sáng chế ra kiếm pháp này chẳng những thông minh tuyệt đỉnh mà về trình độ kiếm đạo cũng đạt đến xuất thần nhập hóa. Lão tăng nhận thấy kiếm pháp này còn hơn của Ngô Hùng ngày trước. Chẳng những nó lợi hại khác thường mà hoàn toàn không có sơ hở để người khác đánh vào. Không hiểu Huyết y kỳ thư sao lại lọt vào tay Lý Thanh Sơn?
Ngô Cương nói:
– Vãn bối se cố sức điều tra cho rõ gốc ngọn. Nhưng Lý Thanh Sơn tiền bối bị truy sát có lẽ chỉ vì tấm Huyết y kỳ thư này song vãn bối hãy còn có chỗ nghi ngờ.
Đại Bi hỏi:
– Ngươi hoài nghi về điểm nào?
Ngô Cương đáp:
– Vãn bối đã thi triển kiếm chiêu này để đấu với nhiều người trong Võ minh rồi mà chẳng ai nhận ra Huyết y thần công cả.
Đại Bi nói:
– Ủa! Nếu vậy thì đáng ngờ thật.
Ngô Cương nói:
– Vãn bối nghe nói Lý Thanh Sơn tiền bối sở dĩ bị truy sát vì đã tư thông với một tên yếu phạm.
Đại Bi hỏi:
– Tư thông với yếu phạm ư?
Ngô Cương đáp:
– Đúng thế!
Đại Bi hỏi:
– Phải chăng mấu chốt vụ này là ở chỗ người yếu phạm kia ư?
Ngô Cương đáp:
– Rất có thể như vậy.
Đại Bi nói:
– Hài tử! Lão tăng đã tuyên thệ trước đức Phật, vĩnh viễn không xuất hiện trên chốn giang hồ nữa. Mong ngươi tự liệu lấy làm cho nên việc. Điều cần phải làm là cho biết rõ chủ hung ít gây ra chuyện giết người. Đồng thời ngươi điều tra cho biết phụ huynh lạc lõng nơi đâu và liên lạc với Hồ Ma để mưu cuộc chống lại Võ minh.Thế là công tư vẹn cả hai bề.
Ngô Cương nói:
– Vãn bối xin kính cẩn tuân lời giáo huấn.
Đại Bi nói:
– Ngươi có thể rời khỏi nơi đây.
Ngô Cương đáp:
– Vãn bối xin tuân lệnh.
Đại Bi dặn:
– Ngươi cứ bước theo đường lối như trước mà trở ra thì được.
Ngô Cương nói:
– Vãn bối xin cáo biệt!
Dứt lời chàng thi hành đại lễ rồi trở gót theo như chỉ thị lúc trước xuyên qua kỳ trận, vượt tường mà ra.
Chưởng môn phương trượng là Phật Ấn đãi sư đứng chờ ở ngoài cửa, vừa thấy Ngô Cương ra liền lại đón tiếp và hỏi ngay:
– A Di Đà Phật! Xem chừng thí chủ đã tiêu tan hết sát khí, chắc là thu lượm được kết quả gì rồi?
Ngô Cương vội vàng kính cẩn thi lễ đáp:
– Lúc vãn bối vào đây có vài chỗ đường đột. Xin phương trượng tha tội cho.
Phật Ấ nói:
– Không biết không có tội. Thí chủ hà tất phải quan tâm.
Ngô Cương nói:
– Vãn bối xin cáo từ.
Phật Ấn nói:
– Miễn cho bản tòa khỏi đưa chân.
Ngô Cương nói:
– Phương trượng dạy quá lời!
Ngô Cương ra khỏi chùa Thiếu Lâm đeo mặt nạ rồi chạy xuống núi. Chàng đến thẳng nơi gửi ngựa. Chàng lấy ngựa chạy thẳng đi Phàn Thành với mục đích là vào U Linh địa cung
Dọc đường tâm tình chàng rất trầm trọng.
Tuy chàng đã được tin phụ thân còn sống trên thế gian là niềm vui mừng rất lớn nhưng tình cốt nhục liệu có ngày đoàn viên được không? Vụ này hãy còn mờ mịt. Nếu phụ thân chàng quả có ý lánh đời thì mười năm nay lão đã là người của thế giới khác. Những chuyện xảy ra ở giang hồ dĩ nhiên lão không thể biết. Lão cũng chẳng biết còn đứa con nhỏ lưu lại ở nhân gian lo trả thù cho toàn bảo. Kiếm lão chẳng khác gì đáy biển mò kim.
Mặt khác chàng còn rất nhiều kẻ thù. Nhưng theo lời khuyên của Đại Bi, chàng chuyển hướng chuẩn bị tìm hung thủ là Võ minh, còn bỏ phế những môn phái phụ họa với tổ chúc này.
Thời cơ tối hậu để trả thù đã tới rồi. Chàng chỉ mong ân đền oán trả xong thì đi khắp chân trời tìm cho thấy mặt phụ thân.
Còn việc đáng nghi ngờ nhất là huynh trưởng của chàng Vô dịch Mỹ kiếm khách Ngô Hùng sống chết thế nào? Lạc lõng nơi đâu? Tại sao thanh Long kiếm lại rơi vào tay bọn Võ minh? Việc Ngô Hùng mất tích dĩ nhiên có liên hệ rất lớn với Võ minh.
Lại còn mối tình sâu tợ bể với người hồng nhan bạc mệnh Lã Thục Viên chưa hiểu kết cục ra sao?
Chàng không dám nghĩ tới mà không nghĩ không được.
Chàng lại liên tưởng tới người con gái đẹp tuyệt nhân hòa là Mộ Dung Uyển Nhi bất giác chàng bật lên tiếng cười khô khan. Chàng đã vô duyên không hiểu rồi đóa hoa kia sẽ rơi vào tay ai?
Mô Dung Uyển Nhi khác hẳn nhi nữ thường tình nàng thẳng thắn bày tỏ tình yêu nhưng Ngô Cương đã có liên hệ với Lã Thục Viên, chàng không nỡ cự tuyệt con người mà kẻ khác cầu không được diễm phác đó.
Ban đầu Ngô Cương rất chung tình với Mộ Dung Uyển Nhi nhưng vì tình thế biến đổi khiến chàng dâng toàn bộ tình cảm cho Lã Thục Viên vì nàng vĩ đại quá. Nàng hi sinh những cái mà thế gian không ai hi sinh được.
Sau nữa chàng lại nhớ lời U Linh công chúa mà chàng đã có hẹn chàng không biết phen này xuống U Linh địa cung sẽ giải thích bằng cách nào?
Ngô Cương nghĩ nhiều quá tưởng chừng đến vỡ óc.
Chàng qua Nhữ Châu, Bảo Phong, rồi xuống phía nam vượt qua núi Phục Ngưu, tới Nam Dương vào Phàn Thành thế là được nửa đường.
Ngô Cương ngày đi đêm nghỉ. Một hôm chàng vào khu vực núi Phục Ngưu ở đây người thưa dần. Vì chàng muốn rút ngắn hành trình nên đi đường tắt, đường sá gập ghềnh. Nhờ nội công hâm hậu chàng không thấy mệt nhọc mà chỉ tội cho con ngựa mà thôi.
Đường sơn đạo mỗi lúc một khó đi thêm. Nơi thì dốc quá, chỗ thì quanh co. Những trận mưa núi đã khoét đất thành nhiều mảng lớn. Hơn nữa loạn thạch tứ tung làm cho chân ngựa bước thấp bước cao thỉnh thoảng lại xiêu đi như muốn té nhào. Mõm ngựa đã sùi bọt trắng.
Ngô Cương liền nhảy xuống ngựa dắt nó đi bộ, thành ra thừa ngựa. Chàng hối hận vì lối tắt càng mất nhiều thì giờ.
Chàng phải vất vả mới vượt qua hai ngọn núi. Trước mắt chàng hiện ra sườn núi thoai thoải. Chàng xuống qua sườn núi thì đến một khu rừng lớn liền xuyên rừng mà đi.
Tới ven rừng, chàng thấy mình ngựa ướt đẫm mồ hôi liền thả cho nó gặm cỏ. Còn chàng ngồi tựa dưới một gốc cây trên một hòn đá để nghỉ ngơi.
Bất thình lình có tiếng hát thê lương làm người ta phải động lòng. Tiếng hát từ trong rừng vọng ra:
“Ly biệt rồi sinh tử bâng khuâng
Tình chưa hết ý chưa quên,
Chưa quên tiên phủ ngọn đèn lồng.
……………………..”
Ngô Cương chấn động tâm thần tự hỏi:
– Trong chốn thâm sơn tuyệt lĩnh này sao lại có tiếng hát Hồ Ma vọng ra? Tẩu tẩu ta là công chúa Hồ Ma đã bị chất nổ thành tàn phế dĩ nhiên không thể bỏ Hồ Ma vào đây mà ẩn. Vậy vụ này là thế nào? Chẳng lẽ U Linh công chua lại thi hành kĩ thuật giả làm tiếng hát Hồ Ma như lần trước…
Tiếng hát im rồi mà dư âm hãy còn văng vẳng bên tai.
Ngô Cương quyết định điều tra cho biết. Chàng đứng phắt dậy, lướt nhanh vào rừng.
Đột nhiên một mùi máu tanh xông thẳng vào mũi. Bất giác lòng chàng run lên.
Chàng theo mùi máu tìm vào, bỗng thấy một đống lá cây che phủ ruồi bọ bâu đầy như tổ ong. Một ống chân đen sì thò ra.
Ngô Cương giật mình rút kiếm ra khều lá cây, bất giác chàng la lên một tiếng:
– Úi chao!
Huyết Y Kỳ Thư Huyết Y Kỳ Thư - Trần Thanh Vân Huyết Y Kỳ Thư