Trên mỗi ngọn núi đều có những lối đi mà khi đứng dưới thung lũng, bạn không thể nhìn thấy được.

James Rogers

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 120
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3179 / 36
Cập nhật: 2016-06-20 20:54:37 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 53: Gật Và Lắc
ật với lắc là những cách bày tỏ chính kiến. Gật là khẳng định, lắc là phủ định. Ở đời, gật chưa hẳn đã tốt, mà lắc thì chưa chắc đã xấu. Tỷ như, người ta chỉ chê nghị gật, chứ không mấy ai chê nghị lắc.
Nghị gật là chuyện ngày xưa. Ngày nay, chúng ta không có các ông nghị, mà chỉ có các vị đại biểu dân cử. Tuy nhiên, các vị này vẫn có thể là những đại biểu gật. Và cái sự gật vẫn xảy ra do nhiều nguyên nhân.
Nguyên nhân đầu tiên là: các vị đại biểu tin tưởng vào các cơ quan trình dự án. Lòng tin này không phải là một nhược điểm. Hơn thế nữa, nó còn rất quan trọng để công việc của đất nước được vận hành nhanh chóng và thông suốt. Chỉ có điều lòng tin nhiều khi phải được xây dựng trên một cái gì đó. Và “cái gì đó” quan trọng nhất ở đây là uy tín của các cơ quan trình dự án. Rất tiếc, đây là thứ có cầu, nhưng rất ít có cung. Ngoài ra, các dự án khác nhau thường đưa lại những lợi ích rất khác nhau. Đó là chưa kể còn có cả những dự án chẳng mang lại lợi ích cho ai ngoài những người làm dự án. Trong lúc đó, cử tri bầu các vị đại biểu ra là để các vị này thẩm định những dự án nói trên nhằm bảo đảm lợi ích của đất nước và của cử tri. Vì vậy, gật nhiều cũng được nhưng phải trên cơ sở của sự thẩm định này.
Hai là, cái sự gật xảy ra còn do thiếu thông tin. Các dự án, kể cả các dự án luật và ngân sách là những thứ không hẳn dễ đọc, mà còn chắc chắn là rất khó hiểu. Đặc biệt, vấn đề ai được ai mất trong các dự án như vậy không thể nhìn vào là thấy ngay được. Mặc dù đây lại là vấn đề quan trọng nhất cần được thẩm định. Thiếu thông tin và năng lực phân tích, ngoài gật ra các đại biểu khó làm được gì nhiều.
Ba là, cái sự gật xảy ra do xung đột lợi ích. Nhiều đại biểu của chúng ta là kiêm nhiệm. Đã kiêm nhiệm thì họ kiếm sống vì những công việc khác là chính. Kiếm sống bằng công việc khác là chính thì gắn bó với công việc đó là chính... và với những thủ trưởng trong ngành có liên quan. Trong trường hợp này, lắc là nhiều khi lắc ngay với thủ trưởng cấp trên của mình. Mà như vậy thì rất rủi ro. Ngược lại, gật không chỉ ít rủi ro hơn, mà có khi còn có lợi. Suy cho cùng, lợi ích vẫn là thứ điều chỉnh hành vi lâu bền và triệt để hơn mọi thứ khác.
Với những lý do nêu trên, lắc là việc làm đòi hỏi nhiều bản lĩnh hơn và khó khăn hơn. Tất nhiên, vẫn có nhiều đại biểu có đủ can đảm để lắc. Và có vẻ như các đại biểu càng độc lập càng dễ làm như vậy. Vấn đề còn lại là: lắc chỉ quan trọng đối với những việc đáng lắc mà thôi.
Ngoài ra, lại còn có cả loại nghị không gật mà cũng chẳng lắc. Đó là các vị đại biểu với thói quen bỏ phiếu trắng. Bỏ phiếu trắng thực chất là không bày tỏ chính kiến của mình. Có người cho rằng không có chính kiến cũng là một loại chính kiến. Có thể như vậy. Tuy nhiên, nếu điểm danh mà có vị đại biểu vẫn không tham gia biểu quyết thì đây là loại chính kiến gì? Hay việc biểu quyết về chính sách khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em cũng vậy?
Những Nghịch Lý Của Thời Gian Những Nghịch Lý Của Thời Gian - Nguyễn Sĩ Dũng Những Nghịch Lý Của Thời Gian