The art of reading is in great part that of acquiring a better understanding of life from one's encounter with it in a book.

André Maurois

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 120
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3179 / 36
Cập nhật: 2016-06-20 20:54:37 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 50: Đôi Điều Về Lý Thuyết Lập Pháp
ý thuyết lập pháp là hệ thống các quan điểm lý luận về hoạt động lập pháp. Nó bao gồm phương pháp luận để xử lý các hành vi của con người dưới và ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Lấy ví dụ như vấn đề tham nhũng, vấn đề đầu tư kém hiệu quả; nạn xe chở quá tải v.v. và v.v..
Dưới đây, xin được trình bày đôi điều về lý thuyết lập pháp. Trước hết, lý thuyết lập pháp cho rằng làm luật thì phải nhắm vào các vấn đề xã hội đang phát sinh. Vấn đề nào quan trọng thì cần được xử lý trước, vấn đề nào ít quan trọng hơn thì xử lý sau. Không nên làm luật theo ý muốn chủ quan vì các vấn đề xã hội và cách thức lý giải các tác động của quy phạm pháp luật. Đây là một lĩnh vực khoa học còn tương đối mới mẻ và chưa được nghiên cứu nhiều ở Việt Nam ta.
“Mọi lý thuyết đều là màu xám…” Từ trước đến nay, không có lý thuyết nói trên, hoạt động lập pháp vẫn cứ diễn ra. Và nhiều vấn đề của đất nước vẫn được giải quyết, kinh tế vẫn phát triển, xã hội vẫn ổn định. Tuy nhiên, việc các văn bản pháp luật phải soạn thảo rất nhiều lần, không ít văn bản chậm đi vào cuộc sống hoặc vừa mới ban hành đã phải sửa đổi cho thấy cách làm hiện nay chưa chắc đã là cách làm hay nhất.
Soạn thảo một văn bản pháp luật thiếu sự dẫn dắt của lý thuyết lập pháp thực chất là làm theo kinh nghiệm hoặc theo phương pháp “thử nghiệm và phạm sai lầm”. Mặc dù, đây là cách làm đã được kiểm nghiệm và trong nhiều trường hợp tỏ ra có ích, hiệu quả của nó thường rất thấp. Những tốn kém rất lớn về thời gian, tiền của và công sức là điều khó lòng tránh khỏi. Đó là chưa nói tới tình trạng các vấn đề của đất nước chậm được xử lý nguồn lực của đất nước có thể bị tiêu tốn vào những việc chưa chắc đã cần thiết nhất. Ngoài ra, các vấn đề đã phát sinh thì sẽ không tự biến mất. Nếu không được xử lý đúng lúc, các chi phí để giải quyết chúng chỉ ngày càng tăng lên gấp bội.
Hai là, chỉ những vấn đề do hành vi “có vấn đề” của con người gây ra mới giải quyết được bằng cách ban hành pháp luật. Trước khi soạn thảo một văn bản pháp luật phải nhận biết những loại hành vi nào (cả của đối tượng điều chỉnh lẫn của quan chức thi hành) đã làm phát sinh vấn đề. Thiếu một công trình nghiên cứu khoa học và nghiêm túc không thể trả lời chính xác câu hỏi nêu trên.
Phương pháp luận để xử lý các vấn đề gồm bốn bước như sau:
1. Nhận biết vấn đề;
2. Lý giải nguyên nhân gây ra vấn đề;
3. Đề ra giải pháp để giải quyết vấn đề (nhắm vào việc loại bỏ các nguyên nhân gây ra vấn đề);
4. Giám sát và đánh giá việc thực hiện.
Ba là, để điều chỉnh những hành vi “có vấn đề” phải lý giải được tại sao con người lại hành động như vậy. Có bảy yếu tố tác động lên hành vi của con người. Điều chỉnh các yếu tố này sẽ trực tiếp tác động đến hành vi của con người. Dưới đây là bảy yếu tố nói trên: pháp luật, cơ hội, năng lực, thông tin, lợi ích, quy trình, niềm tin. Xin được lý giải đôi điều về các yếu tố này:
• Pháp luật: Pháp luật quy định không rõ ràng, hoặc chồng chéo có thể là nguyên nhân của việc làm thế nào cũng được (trong đó có việc “xử thế nào cũng được”) hoặc không biết phải làm thế nào. Như vậy, có nhiều hành vi làm phát sinh các vấn đề xã hội do chính các quy định của hệ thống pháp luật hiện hành gây ra.
• Cơ hội: Không có cơ hội để vi phạm thì không thể vi phạm. Và có cơ hội để gây khó dễ, một số quan chức sẽ tận dụng để nhũng nhiễu. Để điều chỉnh hành vi của con người, chúng ta có thể tạo điều kiện cho các hành vi liên quan có thể xảy ra hoặc làm ngược lại để hạn chế chúng.
• Năng lực: Không có năng lực thì công việc không thể được giải quyết. Nếu năng lực của cán bộ làm địa chính hạn chế thì việc xét cấp sổ đỏ không thể giải quyết nhanh chóng. Nếu nông dân không có năng lực phân tích thị trường, thì luôn luôn tồn tại rủi ro về việc các nông sản không bán được. Nâng cao năng lực sẽ làm cho hành vi mà các nhà lập pháp mong đợi có thể xảy ra.
• Thông tin: Không biết các quy định của pháp luật thì khó
có thể tuân thủ chúng. Biết rẽ sang trái sẽ sập hố ga, thì sẽ không ai rẽ sang đó cả. Thông tin là cách điều chỉnh hành vi hữu hiệu và nhân bản. Nó ít xúc phạm con người.
• Lợi ích: Đánh vào lợi ích thì điều chỉnh được hành vi. (Có lẽ, đây là cách được chúng ta áp dụng nhiều nhất hiện nay. Tuy nhiên, phạt nặng nhiều khi chưa chắc đã giải quyết được vấn đề, đặc biệt là trong điều kiện năng lực của các cơ quan bảo vệ và thực thi pháp luật hạn chế. Phạt nặng trong điều kiện như vậy chỉ khuyến khích việc che dấu vi phạm và làm cho vấn đề trầm trọng thêm).
• Quy trình: Thiếu một quy trình chuẩn, các quyết định có thể được đưa ra theo ý muốn chủ quan của các quan chức. Hậu quả là tham nhũng, tiêu cực sẽ xảy ra. Áp đặt một quy trình là tạo hành lang dẫn dắt hành vi của con người.
• Niềm tin: Lòng tin có thể dẫn dắt hành động của con người. Ví dụ: lòng tin về việc đất đai là của toàn dân nên việc gì có lợi cho đất nước thì cứ thế mà làm có thể dẫn đến sự cứng nhắc trong công tác quy hoạch. Hậu quả là việc đền bù, giải phóng mặt bằng sẽ bị ách tắc. Thay đổi ý thức hệ là điều khó khăn. Tuy nhiên, có thể sử dụng các yếu tố khác để hạn chế những hành vi do lòng tin thôi thúc.
Suy cho cùng, tất cả các hành vi của con người đều chịu tác động của bảy yếu tố nói trên. Trong quá trình nghiên cứu để đề ra chính sách lập pháp và soạn thảo văn bản pháp luật, cần làm rõ yếu tố nào là nguyên nhân chính mới đề ra được những giải pháp thiết thực và hiệu quả.
Cuối cùng, lý thuyết lập pháp không phải là lời giải cho tất cả mọi vấn đề mà chúng ta đang phải đối mặt trong hoạt động lập pháp. Nó chỉ là một công cụ. Tuy nhiên, làm chủ công cụ này là cần thiết để nâng cao chất lượng soạn thảo và thẩm định các văn bản pháp luật.
Những Nghịch Lý Của Thời Gian Những Nghịch Lý Của Thời Gian - Nguyễn Sĩ Dũng Những Nghịch Lý Của Thời Gian