Số lần đọc/download: 8932 / 159
Cập nhật: 2015-07-11 21:05:32 +0700
Chương 53 -
H
ội Kẻ Đình bắt đầu từ ngày mười một tháng ba. Cũng như ở khắp mọi nơi, có lễ rước nước, lễ mộc dục tức là tắm tượng của tướng công họ Đinh. Ngày mười một, trống đánh thì thùng suất ngày đêm; phường nhạc réo rất đàn sáo làm cho cuộc tế lễ càng thêm phần trịnh trọng, tôn nghiêm. Và hội thì cũng vui nổ trời dậy đất chẳng thua gì các làng quê nơi khác. Cũng chọi gà. Cũng đấu vật. Cũng đua thuyền. Cũng thi bắt chạch trong chum v.v... Hai ngày đầu, chủ yếu người tham dự là dân làng sở tại, cùng những làng giao hiếu như làng Già, làng Gồ... Những làng này còn cử cả nam thanh nữ tú đến làm quân kiệu, quân cờ... hoặc đến thi đấu vật, đua thuyền, thổi Cơm...
Bắt đầu từ ngày mười hai, hội không còn bó hẹp với những làng quanh hồ nữa, nó đã mở rộng sang cả vùng, cả tỉnh. Người ta đến để lễ Mẫu và xem hội ông Đùng.
Dòng người đổ về Cổ Đình càng lúc càng đông. Đủ các loại người: Cả sang lẫn hèn, cả già lẫn trẻ. Đủ màu đủ sắc. Chỗ thì quần nâu áo vải, chỗ thì váy lĩnh váy sồi. Kẻ thì mớ ba mớ bảy, kẻ thì mộc mạc nâu non. Thấp thoáng nổi lên cả áo xanh áo đỏ của những ông đồng bà bóng. Có người thuần túy đi xem hội, đến hội để tìm vui. Cũng có kẻ đến hội để bắt mối giao duyên. Không thiếu người trẩy hội cốt tìm về với Mẫu, xin Mẫu chữa bệnh; có người chỉ đơn giản xin một lá bùa, nhưng cũng có người xin cả một niềm vui lớn, cầu Mẫu ban cho một đứa con. Những ông cung văn lưng đeo đàn đến hát hầu Mẫu, theo sau lốc nhốc đám học trò mang trống phách, cùng với đám con nhang đệ tử lễ mễ xách những bu gà, hoặc đội trên đầu những mâm ngũ quả, bánh trái. Có người đi cả gia đình, mang cả bầu đoàn thê tử vào trọ trong làng, chờ sáng mai qua đò sang sông, hoặc đi đò dọc lên thẳng núi Mẫu.
Bến nước trước cửa Đình, đã tối mà vẫn đông nghìn nghịt. Người ta chở đò qua hồ ra sông suốt đêm. Dưới bến khách gọi đò, khách xuống thuyền, người đi lại chen vai thích cánh. Tiếng mời mọc tiếng chèo kéo ríu rít ồn ã. Trong ánh đuốc, chỉ thấy những tương mặt nghiêm trang tươi tỉnh, chỉ thấy người chắp tay vái chào thân thiện. Thấy vắng hẳn những nét nhăn nhó hoặc tức giận thường ngày. Chẳng ai cãi lộn. Chẳng ai nói lời thù hận. Bởi vì ai đi trẩy hội cũng là con người đang trở về nhà với Mẫu. Đứa con nào trở về với mẹ lại chẳng tươi vui.
Cả dãy con đò với những ánh đuốc bập bùng kéo hàng dài, nối đuôi nhau bơi trên hồ Huyền. Đò bơi đến cửa Hồ, rẽ ra sông, rồi ngược dòng đến chân núi Mẫu.
Đò khuya, trăng sớm. Mảnh trăng còn khuyết đã treo ở góc trời. Ánh trăng tạo nên một bầu trời nhờ nhờ, đùng đục Không có thuyền xuôi, chỉ thấy thuyền ngược. Trên mặt sông, khách trẩy hội thả đèn nổi lềnh bềnh như sao sa. Tục lệ đi lễ đền Mẫu vẫn thế. Người nào khi đến bến dưới chân núi Mẫu cũng đã chuẩn bị sẵn vài ba khúc cây chuối nhỏ, kết lại thành chiếc bè xinh xinh rồi đặt trên đó những cây nến đỏ, hoặc vài trăm vàng hoa hoặc vài nén nhang rồi đem thả trôi trên sông nước. Bảo rằng thả như thế để xua đuổi lũ tà ma, ác quỷ không cho chúng đến phá rối ngày hội. Chẳng biết niềm tin ấy có đúng hay không, nhưng khi nhìn những chiếc bè chuối tí hon đập dềnh, lập lòe trên sông, người trẩy hội bỗng thấy khúc sông đêm đẹp lạ lùng, có không khí trang nghiêm và náo nức. Mưa xuân rực bụi, tạo sương mù. Trăng chẳng biết năm ở chỗ nào. Chỉ còn ánh sáng của nó biến bầu trời sương thành màu trắng sửa phơn phớt tím. Ôm trùm lấy con sông hoa đăng huyền ảo.
Đò bơi len vào những bè hoa đăng. Vài con thuyền thúng bán đồ lễ bơi ra mời chào khách mua vàng hương hoa quả, oản nải. Thấy bán cả áo trẻ nhỏ để khách lên đền đóng dấu... Tiếng mời chào chèo kéo, tiếng gọi nhau í ới làm nhộn nhịp cả một khúc sông.
Từ bến lên đến cổng đền chân núi còn phải đi một quãng xa chừng vài trăm mét. Hai bên lối đi, lác đác vài chiếc lều cũng bán đồ lễ. Những chiếc quang treo đèn dầu lạc lắc lư. Ánh đèn lập lòe mờ tỏ, thế mà những ông già đeo kính cũng còn đủ tinh mắt để viết sớ.
Từ khi bà Mùi cắt bỏ tục lụy trần gian, ở hẳn tại đây làm thủ đền hầu thánh, thì ngôi đền Cổ Đình cũng trở nên đông vui, phồn thịnh. Khách thập phương đến lễ càng ngày càng đông. Câu chuyện tây đồn điền lên đền báng bổ, bị rắn thần đuổi phải chạy bán sống bán chết, được người dân thích thú truyền miệng kể cho nhau nghe. Từ đấy tiếng đồn đền Mẫu Cổ Đình linh thiêng lan cả sang những tỉnh khác.
Người ta còn đồn ở đây có nước suối thiêng. Đó là một nguồn nước ở chân núi. phía bên trái đền. Nước chảy ra từ một khe đá, chảy ra từ trong lỏng núi chứ không phải tư một con suối hở. Người ta bảo đó là nước của con suối ngầm từ linh điểm của núi Mẹ trào ra. Nước lúc nào cũng trong. cũng ngọt. cũng mát lạnh. Khách hành hương trước khi lên đền, dù trời tối mịt mù. cũng vẫn cố mò ra khe lấy nước rửa mặt rồi uống vài ngụm. Ai cũng bảo rửa mặt và uống nước xong, đều thấy tỉnh táo khỏe mạnh bội phần so với lực từ đò bước lên bờ. Nhiều người còn mang chai lấy nước đem về cho những người ở nhà không có duyên được lên với Mẫu.
Bà Mùi thủ đền cất cách khác thường. Đời bà trải bao chìm nổi, thế mà gương mặt bà lúc nào cũng hồng hào tươi tỉnh. Áo quần lúc nào cũng gọn ghẽ tươi xinh. Ai gặp bà, nếu không biết quá khứ mà bà đã trải, thì cứ tưởng bà sinh ra từ một gia thế quyền quý, từ bé chỉ sống trong nhung lụa. Bà Mùi đã lớn tuổi. Đáng lẽ phải gọi là bà, nhưng mọi người đều gọi bà là Cô. Cô Mùi ăn nói rất mềm mỏng, được lòng mọi khách thập phương. Kẻ giàu, người nghèo, dù ai mang đến lễ hậu hay lễ bạc, đều được đối xử đẹp đẽ Cô thủ đền lại có tài nói chuyện. Ai gặp cô cũng đều em hết lòng dạ. Ai cũng muốn nói chuyện thật lâu, có khi hàng giờ, dứt mãi không ra.
Đặc biệt, cô Mùi còn có tài chữa bệnh. Chẳng biết cô học từ ai và từ bao giờ. Nhưng khi rỗi rãi cô lại vào rừng hái lá chặt cành, đào củ đem về làm thuốc. Suốt ngày cô bận bịu nào sao, nào thái, nào giã... Cô chữa bệnh nhiều khi chẳng lấy tiền, hoặc có lấy cũng chẳng đáng là bao. Người ta bảo cô Mùi rất mát tay. Nhiều người nghèo không có tiền bạc chỉ uống những thứ lá lẩu trong rừng của cô, thế mà khỏi được những bệnh trầm trọng. Họ biết ơn cô làm. Có củ khoai, con cá, mớ tép cũng mang lên biếu. Dân làng bảo họ Đinh Công nhà cô có biệt tài cứu người. Cô Mùi cũng được trời ban cho cái tài giống như ông chú tức là ông hộ Hiếu. Chỉ có điều khác: ông chú chữa bệnh bằng bùa phép, còn cô Mùi bằng những thứ lá. Nghe vậy, cố Mùi chỉ cườỉ.
Thói thường những nhà nho rất ghét ngồi đồng. Họ cho là đồng bóng quàng xiên, mượn sự tín ngưỡng để bịp thiên hạ, bịp những người dân ngu dốt. Có điều lạ. Ông cụ đồ Tiết, cha của cô Mùi lại không thế, mặc dù ông là một nhà nho khá uyên thâm. Thuở còn đi học, có một người học trò nói những lời bỉ báng đối với đạo Mẫu. Cụ phó bảng Vũ Huy Tân nghe thấy đã nghiêm sắc mặt lại mà rằng:
- Anh chẳng nên nói những lời nặng nề, khinh bạc như vậy. Ngồi đồng là gì? Là làm cho lòng ta đạt tới chỗ tâm hư, để hòa đồng cùng với thế gian. Thần thánh cũng ở trong ta. Phàm tục cũng ở trong ta. Tất cả thế gian đều là một. Điều ấy Lão Trang gọi là đặc nhất... Vả lại, khắp nước ta, nơi nào chả có người ngồi đồng thờ Mẫu. Mẫu sinh thành ra thế gian này... Đâu có phải sự quàng xiên. Hơn nửa, trong khi bọn tả đạo tây dương đang hoành hành khắp chốn, người dân ta thờ Mẫu tốt hơn hay là theo tả đạo tốt hơn?
Những lời nói của ông thầy khoa bảng suốt đời chủ trương "bình tây sát tả" ấy đã gây ấn tượng cho cụ đồ Tiết khá mạnh. Ông còn được chiêm nghiệm những lời nói ấy qua thực tế khi ông đi theo cụ Đốc Ngữ. Đận ấy, nghĩa quân bị giặc Pháp đuổi phải lưu vong lúc thì ở Bắc Giang, lúc thì lên Phú Thọ, lúc lại xuống Vĩnh Yên. Một bận, ông và huynh đệ nhịn đói ba ngày khỉ qua vùng Tam Đảo. Một bà đồng già ở một điện thờ hẻo lánh trong rừng đã cứu họ. Không phải ngôi điện thờ lộng lẫy. Một cái nhà là sơ sài bên trong treo hai chiếc nón thờ có quai thao. Độc nhất một bức tượng nhỏ trùm khăn đỏ ngồi ở trên bàn tre cao giữa gian lều, dưới chân thêm một bình hoa. Bà đồng ấy ăn mặc rách rưới cũng trùm khăn đỏ đứng trước gian lều, trông thấy đoàn nghĩa binh ốm yếu thì reo lên:
- Già này ngồi đồng vo, nghe thấy Mẫu phán rằng phải ra đây chờ đón chư vị tôn ông. Chư vị là những người làm nghĩa cả...
Nhờ có bà đồng già săn sóc cho ăn uống, chữa bệnh nên đoàn quân không bị chết...
Khi thấy cô Mùi số phận long đong, ông đồ Tiết thương xót vô cùng, và không ngăn cản khi con gái xin ông lên đền Mẫu ở với bà Tổ cô để thờ thánh. Ông hiểu những người có cuộc đời vất vả như bà Tổ cô và Mùi thì nên lên đó. Bởi vì, chỉ có Mẫu mới an ủi được học mới giải tỏa được cho họ khỏi những cay cực, những ẩn ức của chốn thế gian. Bà Tổ cô chỉ nhìn mặt, cũng nhận thấy ngay Mùi là người có căn mạng để bắt ghế hầu Mẫu. Bà cụ già biết mình sắp rời khỏi cõi đời nên có bao nhiêu điều sở đắc trong lòng đều truyền hết cho cô:
- Đạo nào cũng thế cả thôi. Đạo Giê su cũng như đạo Mẫu. Tất cả đều chỉ là khuyến thiện. Người theo đạo Gia tô chăm chú sửa mình sao cho ngày càng gần Chúa hơn. Còn chúng ra thì làm sao cho mình hòa vào với Mẫu. Trong cốt. ngoài đồng. Con nhớ lấy: cốt là cái linh thiêng của Mẫu, còn đồng là cái bên ngoài, là ta, là cái ghế để cho thánh ngự. Ta càng sạch sẽ bao nhiêu, ta càng thánh thiện bao nhiêu, ta cũng rũ bỏ tục lụy bao nhiêu. thì Mầu càng gần ta bấy nhiêu và các đệ tử cũng càng nhích lại bấy nhiêu.
Vị đồng già còn nói với Mùi, người nối dòng của mình:
- Ta chúa ghét kẻ "đồng đua”, đó là kẻ buôn thần bán thánh, dùng chốn tôn nghiêm làm nơi kiếm lợi. Nhìn thoáng chúng là biết ngay. Kẻ "đồng đua” ở đâu là nơi đó xám xịt lại ngay. Nói cười bả lả. Èo uột. dậm dật.
Bà Tổ cô nói đến đây, nhìn cô Mùi rất trìu mến:
- Còn con thì khác... Ta nhận ra ngay căn cốt của con. Con có mặt ở đâu là chỗ đó tươi tỉnh hẳn lên. Ai buồn ngập con, tức khắc thấy lòng nhẹ nhõm. Ai ốm đau gặp con, tức khắc đường như chỉ nhìn thấy căn bệnh đã lui. Hình như Mẫu luôn ngự nơi con để ban tài phát lộc cho con nhang, đệ tử. Người chân tu càng ở bên Mẫu, căn cốt càng dày. Kẻ bạc tu mỗi ngày một thêm xa Mẫu, căn cốt càng lúc càng mỏng. Không khéo kẻ "đồng thuộc” sẽ hoá kẻ "đồng đua". Mà khí đã là kẻ buôn thần bán thánh rồi, nếu không cải tà quy chính, sẽ chồng chất tội lỗi, cái hại cho người và cho mình không biết đâu mà lường hết.
Cô Mùi nghe những lời ấy không thể tưởng được bà cụ, ngày trước đã một thời là con chiên của Chúa. Và cô cũng không thể ngờ nổi niềm tin quê mùa của mình lại thâm thúy đến vậy.
Đêm hôm mười hai tháng ba, cô đồng Mùi đứng ở hiên tòa điện Mẫu, đón khách thập phương. Cái Nhụ phải lên đền từ sáng để cho cô sai bảo. Cô Mùi đã ra lệnh cho cháu từ lâu là phải dọn mình thật tinh khiết để đón chờ ngày hội. Không những chỉ hôm nay, tử mấy hôm trước, bà Mùi đã sai Nhụ và những bà hầu dâng dọn dẹp quét tước quanh đền, rồi chuẩn bị trong điện. Họ trồng thêm hoa, đốt lá khô, lau đồ thờ cúng. lau cả án thư, cột keo. lau đi lau lại cho đến lúc toa điện bóng lộn soi gương được. Cha con Nhụ lại còn phải tập đàn hát cho thật khớp. Cô đồng Mùi muốn mọi sự phải thật hoàn hảo để sáng mười ba, cô sẽ đích thân mở cửa đền, ngồi đồng hầu thánh.
Nhụ đứng ở sau lưng bà Mùi, quan sát toàn bộ quang cảnh đền. Tuy sáng mai mới mở cửa đền nhưng lúc đó người đến đông lắm. Các ông đồng bà bóng đã tụ họp thành từng nhóm trên sân. Có nhóm đem theo cả công văn riêng. Có nhóm đang thử đàn, thử trống. Nhụ đã chuẩn bị, trải chiếu sẵn ở căn nhà bỏ không sau đền. Đó là nơi làm chỗ trú cho khách thập phương nếu trời mưa. Cũng may trời không mưa nên mọi người tụ tập hết ở sân.
Ở đầu hồi bên trái đền, có cây ngọc lan cổ thụ, ở đó xây một cây hương. Đó là nơi thờ cô Bé, người thị tì của Mẫu. Cô Bé thơm tho thanh tịnh; người thích hoa lan trắng ngát hương nên vẫn về ngự tại đây. Dân Kẻ Đình bảo nhiều đêm thanh vắng vẫn nghe thấy tiếng đưa võng kẽo kẹt của cô trên cây lan. Tiếng võng vẳng về làng, nhiều đêm định thần nghe tiếng võng kêu cũng thơm ngát. Cô được Mẫu yêu chiều, tính nết có phần hơi đỏng đảnh vui buồn thất thường Người thanh sạch thích ở một mình, tuy nhiên cô Bé thiêng lắm và có tấm lòng thương người. Khách thập phương biết tính cô. chỉ cần nén hương đóa hoa đến van vái dưới gốc cây, kiên nhẫn một chút là xin gì được nấy ngay. Cô là người gác đền cho Mẫu. Vì vậy chưa mở cửa đền mà dưới gốc cây lan đã cắm đầy hương, và người trước chưa lễ xong người sau đã xuýt xoa cầu khấn. Mặc ai lễ bái. một ông cung văn ôm chiếc chiếu con đến trải ngồi dưới gốc lan. Ông lim dim con mắt ngồi đĩnh đạc gẩy cây đàn nguyệt. Tiếng đàn của ông chưa bằng tiếng đàn của ông Trịnh Huyền nhưng cũng khá nỉ non thánh thót. Ông không hát nhưng tiếng đàn của ông đã như một lời dâng mời mọc để cô Bé từ trên trời cao đánh xe loan ngự giá xuống cõi hồng trần.
Lúc chưa có đàn thì chẳng sao. Lúc tiếng đàn thánh thót khi vui khi buồn vừa cất lên, thì một bà nạ dòng bỗng xõa tóc rũ rượi, đầu đảo vòng tròn và khóc nức nở. Người ta bảo đó là một cô "đồng lú”. Người thì bảo cô ta cực lắm, một nách năm con, chồng mới chết. Bà Mùi vừa thấy thế vội ra dìu cô vào thềm điện và vỗ về an ủi cô như dỗ trẻ nít. Mãi cô mới chịu vào nghỉ trong nhà sau điện.
Tiếng đàn ấy còn giãi bày được nỗi lòng của một bà cụ già đã ngoại bảy mươi. Răng cụ đã móm khuôn mặt đầy những nếp nhăn hằn sâu. Cụ quỳ mọp giữa sân, hướng vào tòa điện thờ. Bà cụ sì sụp lễ bái, mỗi lần cúi xuống, đầu chạm sát đất. Cụ vừa khấn vừa khóc:
- Con lạy Mẫu! Con lạy mẹ linh thiêng ngàn lạy! Con của mẹ đã về rồi. Con đã về đây với Mẫu. Con biết Mẫu thương con, nên đã đưa đường chỉ lối. Con đã đón được ông lão nhà con lưu lạc nơi rừng thiêng nước độc trở về. Đáng lẽ, con phải đến với mẹ từ mấy tháng trước, nhưng vì còn phải lo toan, gánh vác việc nhà, nên hôm nay mới về với mẹ.
Bà lão òa lên khóc, khóc nức nở như một đứa trẻ thơ đang quỳ gối bên mẹ già. Cô đồng Mùi đã nhận ra người đàn bà già nghèo khóc nửa năm về trước đã lên đây lễ Mẫu. Cô khoan thai đến gần bà. Cô Mùi ngồi sụp xuống hai tay cầm hai bàn tay nhăn nheo da mồi của bà cụ, rồi hỏi:
- Ông cụ con dạo này ra sao rồi?
Mấy tháng trước tình cảnh bà lão thật bi thảm. Hai vợ chồng già chỉ có độc một cô con gái, anh con rể làm việc vất vả quá sinh lao lực chẳng làm được việc nặng, cô con gái lại sòn sòn năm một, lũ cháu lít nhít chưa làm được việc ông cụ già thương vợ, thương con gái, con rể, thương đàn cháu. Ông nghĩ mình hơn bảy mươi nhưng còn sức khỏe. Chẳng lẽ lại ngồi nhà nhìn nhau chịu đói hay sao. Ông lão theo dân làng lên Tuyên làm thợ sơn tràng. Chẳng may không chịu được lam sơn chướng khí, cụ mắc bệnh nặng. Bụng cứ mỗi ngày một to ra. Mà tiền đón về cũng không có. Cô Mùi dúi cho bà đồng bạc, sau đó nắm lấy hai tay bà và bảo:
- Bà cụ lên đón ông cụ về nhà. Tôi sẽ cắt thuốc cho. Mẫu bao giờ cũng thương người hiền lành, sẽ giúp đỡ gia đình nhà cụ.
Bà già nghe lời và cô Mùi đã đi hái thứ lá rừng đặc biệt về làm thuốc cho ông già bụng báng. Bẵng đi mấy tháng, hôm nay lại thấy bà cụ xuất hiện. Bà bảo:
- Nhờ Mẫu phù hộ, nhờ thuốc của cô, ông lão nhà tôi đã khỏi được tám, chín phần...
Cô Mùi vẫn nắm chặt hai bàn tay bà cụ. Chẳng biết ai đã dạy cô làm như vậy; với bất cứ con người nào tìm đến đây xin giúp đỡ, cô Mùi vẫn thường nắm lấy hai bàn tay. Cô chưa thổ lộ với ai chuyện ấy bởi vì chuyện thật kỳ lạ. Trong một giấc ngủ ở tòa điện, cô Mùi đã mơ thấy Mẫu hiện về dạy cô làm thế. Mẫu nhủ rằng "Con hãy thật tin vào hai bàn tay con. Mẹ cho con để làm dịu cái đau của người ta. Khi hai bàn tay nắm lấy hai bàn tay, tức là lỏng đã nói với lòng. Nếu con muốn xin cho người bệnh khỏi đau ốm, thì ý muốn của con truyền qua tay, sẽ đến với người bệnh. Cái chính là lòng dạ con phải biết thương xót thực sự...". Chẳng biết phép lạ ấy kỳ diệu thế nào, nhưng từ đó cô làm theo lời Mẫu dạy. Và cô chỉ nhận thấy làm như thế người bệnh rất quý cô, tin cô. Khi họ uống thuốc lá nhiều người qua khỏi bệnh tật. Cũng chẳng biết khỏi vì lá hay khỏi vì bàn tay cô nắm.
Còn nghề làm thuốc, nghề hái lá rừng, ai đã dạy cô? Một năm đã lâu rồi, dạo ấy cô sốt rét, cô Mùi đã đến nhà sàn của một bà già Mường ở tít rừng sâu. Bà cụ chữa cho cô khỏi. Sau đó cụ bảo: “Con tươi tắn lắm. Cái tướng của con làm bà lang được đấy". Cô hỏi: "Tại sao phải tươi tỉnh mới làm bà lang được ạ?". Bà cụ cười: "Ta không hiểu. Nhưng, thầy dạy ta ngày xưa cũng nhìn ta và nói như vậy. Còn ta khi gặp con, ta thấy con sẽ là bà lang, song ta cũng chịu không biết tại sao". Cô Mùi đã ở với bà cụ nửa năm trong rừng để học nhận mặt lá và các bài thuốc. Đi đã lâu, nhớ bà Tổ cô, cô Mùi trở về núi Mẫu thăm sư phụ. Khi cô quay lại ngôi nhà sàn nhỏ xiêu vẹo, thì không thấy bà già Mường đâu. Một người đốn củi nói: “ Bà lang đã quay về Mường trời rồi". Thế nghĩa là gì? Bà cụ đã chết hay bà cụ là người trời hay bà cụ đã già nên quay trở về xứ Mường với con cháu sau khi đã truyền nghệ được cho học trò.
Hai câu chuyện: Mẫu dạy cẩm tay rồi bà già Mường dạy làm thuốc lá rừng, nghe cứ như chuyện trong mơ. Có lẽ vì vậy nên cô Mùi chẳng kể với ai.
Bà cụ già quỳ khóc ở giữa sân đền hỏi Mùi:
- Cô đồng ơi! ông lão nhà tôi nói rằng cô giỏi làm. Chữa được bệnh nan y. Vợ chồng tôi đội ơn cô biết khi nào mới trả được.
Cô Mùi cười:
- Cháu không giỏi đâu. Nếu biết ơn, cụ phải ơn Mẫu. Mẫu chữa khỏi cho ông cụ. Mà cụ ông phải cám ơn cụ bà nữa chứ. Cụ đã lên rừng, đi ròng rã gần một tháng trời, mới đưa được cụ ông về đến nhà. Rồi lại lặn lội lên đây cầu Mẫu. Mẫu truyền phép lạ qua tay tôi sang tay cụ, rồi cụ đem bàn tay có phép Mẫu về săn sóc cho chồng.
- Trăm lạy Mẫu. Ngàn lạy Mẫu Hóa ra là thế. Cô có dạy, tôi mới biết. Hóa ra trăm sự, ngàn sự đều do tay Mẫu cả.
Bà cụ già chợt buồn rầu:
- Mẫu thương xót chúng con đến thế, mà hôm nay lên tạ Mẫu, con chẳng mang được gì... Hôm qua, con ra vườn, nhìn lên cây na, chưa đến mùa na; nhìn lên cây ổi, mới chỉ thấy mùa hoa. Chỉ có cây chuối ra buồng, chỉ có cây sung trĩu trịt quả non. Con ra chuồng gà, bắt con gà giò, đem cùng mấy thức quả xanh này dâng lên Mẫu. Cô đồng ơi! Như vậy có bạc bẽo lắm không?
- Con giàu một bó, con khó một nén. Sao gọi là bạc. Cháu tin Mẫu sẽ rất vui vì tấm lòng của cụ.
Câu chuyện vừa mới dứt thì người ta dẫn đến một người đàn bà trạc ba mươi tuổi, hai tay cứ bó chặt vào nhau không gỡ ra được, và khóc tức tưởi ai dỗ cũng không nín. Người ta bảo không phải cô là loại “đồng lú”. Thực ra cô bảo mình bị thánh phạt. Cô đi làm đồng bỏ đứa con ở nhà, đứa trẻ được bà mẹ mù trông nom thằng bé bò ra sân rồi ngã sấp mặt xuống vũng nước. Vũng nước sâu có gang tay mà thảng bé chết đuối. Rồi tiếp theo là người đàn bà có chồng đi lính chào mào sang tây. Hai năm nay không gửi thư về, người đàn bà nghĩ quá mắc bệnh đau đầu, suốt ngày đêm như búa bổ vào óc...
Cô Mùi phải chăm sóc từng người. Đêm hôm ấy, sân đền như nơi nhà thương chữa bệnh.
Buổi sáng, ngày mười ba tháng ba, cửa đền Mẫu mở toang. Các cánh cửa đều tháo ra hết cho rộng. Khoảng lúc mặt trời lên được cây sào, tất cả mọi người đã tề tựu đầy đủ Người ta chuẩn bị xong những việc cuối cùng đề vào tham dự cuộc mở phủ hầu thánh của bà Mùi.
Đèn, nến, nhang, khói, ánh vàng son làm tòa điện vừa lung linh vừa huyền ảo. Trên điện thờ, ở chỗ cao nhất là ba bức tượng tam tòa thánh Mẫu. Ở giữa là Mẫu Thượng Thiên, hai bên là Mẫu Thoải và Mẫu Thượng Ngàn. Ở những đền phủ to còn cả tượng của Tứ phủ chầu bà, có nơi còn có cả Ngũ vị tôn ông. Nhưng đền Mẫu Kẻ Đình là đền không to lắm nên không có. Ba pho tượng, trước đây chỉ sơn son giản dị, khi bà cụ Tổ cô lên làm thủ đầu, đã cho thếp vàng. Ba pho tượng vàng rực rỡ ấy hắt ánh sáng đều khắp. Ba Mẫu như rưới tỏa những luồng từ lực xuống khắp tòa điện, tạo nên một bầu không khí tươi vui, an lành. Ba pho tượng còn phản chiếu, trao đổi ánh sáng lẫn cho nhau, làm cho khách thập phương ở dưới nhìn lên, có cảm giác như những pho tượng ấy đang khoác lên người những vầng hào quang rực rỡ. Bức hoành phi nền đỏ với bốn chữ vàng “ Mẫu nhi thiên hạ" thật chói lọi. Tất cả bầu không khí uy nghiêm ấy làm cho những kẻ, dù ngỗ nghịch nhất, vào đây cũng phai trở thành con người hoàn toàn khác.
Nhóm cung văn đã sẵn sàng. Ông Trịnh Huyền đã so dây xong. Nhụ đã đặt hai chiếc dùi lên phách tre, bên cạnh cha. Hai cung văn phụ cùng sắp xếp trống Cơm, trống bản, và chuẩn bị sẵn cả ống tiêu, nhị phòng đến đoạn có lúc phải dùng.
Bà Mùi và bốn cô hầu dâng sửa soạn chiếc hòm sơn son, sắp đặt, kiểm tra lại áo quần theo thứ tự các giá đồng mà bà sẽ hầu sáng nay. Bà Mùi rất hãnh diện với bộ khăn chầu áo ngự của mình. Các bà đồng nghèo thường chỉ có đến ba chiếc áo dài: một xanh, một đỏ, một vàng. Đằng này bà Mùi có tới chục chiếc, đủ mầu ngũ sắc và cả các mầu trung gian. Đặc biệt nhất là bộ khăn áo của Mẫu thượng ngàn. Áo và xiêm đều màu xanh lam thêu kim tuyến long lanhs. Bộ này còn cả khăn đội đầu cùng mầu, thêu hoa văn sặc sỡ, chung quanh thả tua, để khi đội vào tua sẽ rủ sang hai bên. Áo của các chầu bà hay các cô được may bằng lụa Hà Đông. Còn áo của ngũ vị tôn ông và các ông hoàng thường may bằng đoạn hay gấm. Cả đời bà Mùi, trải ba đời chồng, bà cứ tích cóp may mỗi lúc một thứ, hơn hai chục năm mới được hòm khăn chầu áo ngự trứ danh đến như vậy.
Bà Mùi ngồi trên bộ hành lễ nhìn những chiếc nón trắng trên cao, nhìn hai “ngựa ngài” (hai bạch xà) thân trắng toát, mào đỏ rực, nằm ép mình ở bên cạnh phía trong hai thanh xà vượt mà lòng thật lâng lâng khó tả. Bà đã nhiều lần bắt ghế hầu thánh, nhưng trước mỗi lần sắp ngồi hầu, bà vẫn thường có cảm giác như vậy. Phải chăng đó là ảnh hưởng của hương khói, của đèn nến, của dàn sáo, của không khí tôn nghiêm đã tác động lên tâm trí bà. Mà chẳng riêng gì bà, những con nhang đệ tử ai đã vào đây đều như vậy. Họ đã mang sẵn căn địa, tâm thế của lòng sùng tín. Họ sẵn sàng đến để nhập cuộc, mê đắm, sẵn sàng rũ bỏ tục lụy thường nhật để dấn thân vào những cõi trời siêu nghiệm xa lạ, ở đó ta trở về với ta tức là ta trở về với mẹ, ở đó là sự yên bình, niềm an ủi, cái diệu kỳ thánh thiện…
Một bà cụ già cầm dùi thỉnh ba hồi chuông ngân nga. Chiếc đàn nguyệt của ông Huyền tấu một khúc nhạc lưu không. Các tín chủ, các đệ tử hành hương những người đến cầu xin lễ bái, những kẻ ốm đến chữa bệnh, tất cả bắt đầu lẩm nhẩm xuýt xoa khấn vái. Bà già đi đón chồng từ Tuyên Quang về, bỗng òa lên khóc nức nở:
- Mẫu ơi! Mẹ ơi! Con đã về đây với mẹ!
Trên chiếc chiếu hoa trước điện, bà Mùi đã trùm khăn phủ diện, chiếc khăn bằng lụa đỏ thêu rồng. Chiếc khăn tạo ra một không gian hẹp, cách ly bà xa khỏi thế gian. Ánh sáng lọc qua tấm lụa làm không gian trước mặt đỏ rực. Bà nhắm mắt lại rồi mà luống ánh sáng đỏ còn thấm qua mi mắt, lúc này nó bớt rực rõ, trở thành màu hồng. Thực ra, bà Mùi chỉ lim dim con mắt, thở nhẹ nhàng, đuổi mọi suy nghĩ trần tục khỏi đầu óc. Lòng sùng tín của bà chỉ tập trung vào một cảm giác rất linh thiêng đang dần dâng cao. Tiếng đàn nguyệt của ông Huyền như dồn dập thúc đẩy tâm hồn bà đạt đến thơ ngây, làm cho lòng bà lúc này muốn bay lên, vươn tới miền tột cùng thánh thiện.
Bóng trăng loa, mẫu đơn nhất đóa
Gió nay mành, nhang xạ thoảng đưa...
Bà Mùi chợt nhìn thấy trong tâm tưởng mình một điểm hồng. Chẳng biết cái điểm sáng nhỏ bé ấy từ đâu hiện ra. Nó sinh từ cái màu hồng của tấm khăn phủ diện, hay từ một tính điểm trong tâm thức bà mà sự sùng tín, sự khao khát thánh thiện đã nuôi dưỡng nó. Điểm sáng trong tâm từ một chấm nhỏ, đần dần triển nở, rồi chiếm lĩnh toàn bộ tâm hồn bà, con người bà. Người ta bảo đó là cơ vi máy động. Bà Mùi lập tức bám lấy. Cửa huyền vi đã mở. Bà tung khăn phủ diện. Lúc này, bà ở trạng thái hoàn toàn ngất ngây, hoàn toàn siêu thoát. Thánh đã nhập đồng.
Giá đầu tiên của bà Mùi bao giờ cũng là giá Mẫu. Cung văn thỉnh Mẫu về ngự. Sau những khổ nhạc nghiêm trang, cao thượng, tưng bừng, hai cha con ông Trịnh Huyền một thổ một kim đồng thanh cất tiếng.
…Kiếp giáng sinh vào nhà Lê Thị
Cải họ Trần vận khí thiên hương
Vốn sinh vẻ côi phi thường
Giá danh đòi một, hoa vương khôn bì...
Một cảm giác đẹp đẽ khác thường, chưa từng có, theo lời ca chợt dâng lên trong lòng tất cả mọi người trong tòa điện. Ở giá Mẫu, ai ai cũng biểu hiện sự nghiêm trang, hân hoan đến tột độ. Ai cũng biết ông Huyền đương dâng văn Mẫu Liễu. Ban đầu, ở đạo Mẫu thời xưa chỉ có Mẫu Thiên, Mẫu Thoải và Mẫu Thượng Ngàn. Đến thời Lê Trung hưng, dân ta thêm Mẫu Liễu. Mẫu là người hiển thánh có quê hương rõ ràng, có phủ thờ chính tại phủ Giày, Vụ Bản.
Đạo Mẫu có khoảng 60 vị thánh gồm các Mẫu, các chầu bà, các vị tôn ông, các ông Hoàng, các cô các cậu, các vị anh hùng có thực, và các anh hùng văn hóa. Tiếng rằng có nhiều giá đồng khác nhau, song cốt của lên đồng là bản thể Mẫu. Dù bà đồng ngồi hầu giá cô hay giá cậu nhưng cái bản thể của lên đồng vẫn là cái nguyên lý Mẫu. Mẫu chia cái bản thể của mình cho các chầu bà, tôn ông, cô, cậu... Các vị ấy chỉ là phương tiện, tạo thuận lợi cho các đệ tử tùy tâm, tùy hoàn cảnh, tùy tính cách, tùy căn cốt mà sắm vai. Tuy nhiên, dù thế nào chăng nữa, cốt của các giá đồng vẫn là bản thể Mẫu.
Giá Mẫu bao giờ cũng có không khí trang nghiêm huyền điệu. Mọi người đều như lặng lẽ suy ngẫm bâng khuâng. Mẫu hiền từ nhưng là bậc chí thánh, bà đồng bắc ghế hầu Mẫu bao giờ cũng có cử chỉ khoan thai, đĩnh đạc. Mẫu luôn nói nhẹ nhàng, nhỏ nhẹ. Không có những tiếng hú dồn dập phấn khích. Không có những cử động mạnh mẽ, phóng túng. Mẫu là bậc sinh thành ra muôn sự thế gian, nên một lời Mẫu nói cũng được cân nhắc. Ông Trịnh Huyền rất rõ điều đó, tiếng đàn của ông cũng cẩn trọng, khi nó phát ra là phải sang trọng, mang hơi hướng của thứ âm thanh vua chúa. Ông bố vợ Huyền ở xứ Sơn Nam, khi xưa đây ông bài đàn thỉnh Mẫu phải uốn nắn tỉ mỉ từ cái nhấn. cái láy. Rồi khi dạy hát bài văn, phải chữa cho ông từ cách lấy hơi, rồi phải nhả ra từng chữ sao cho giọng thật sang mà không kiêu, ngân nga luyến láy ngọt ngào mà không lơi lả, buông tuồng. Chỉ riêng một bài thỉnh Mẫu, ông bố vợ bắt ông Huyền phải tập ròng rã một tháng trời mới cho là tạm được
Giá Mẫu không kéo dài lâu. Mẫu ngự đồng uy nghi, trang trọng, không nói lời nhiều. Mẫu chỉ hiền từ nhìn khắp chung quanh, nhìn khắp mặt những người dự. Con nhang đệ tử cũng giữ một thái độ tuy gần gũi song kính cẩn. Họ chỉ ngồi nghiêm ngưỡng mộ ngắm Mẫu và chẳng thất lên lời cầu xin. Bởi vì họ biết rõ, dù họ chẳng nói lên, thì Mẫu cũng đã biết hết họ muốn gì. Bởi vì Mẫu chẳng ban phát, nhưng thực ra Mẫu đã ban phát cho tất cả mọi người.
Rất ít cô đồng ngồi giá Mẫu. Phải là những người có đức độ, có căn cốt, đã lâu ngày hầu cận bên Mẫu, mới dám ngồi hầu giá Mẫu. Cỏn kẻ đức mỏng bóng yếu, làm sao đám ngồi giá của ngài. Có kẻ cậy của, cậy sang, cứ liều lĩnh hầu bóng Mẫu, rồi khi bắc ghế lại vênh vang tự đắc, kết quả trở thành kẻ ốm lửng ốm lơ. Không phải ngài phạt, ngài hành đâu. Chẳng qua vì hồn vía yếu quá, cái hồn phách nhỏ tí xíu, cái thân xác chẳng thanh sạch, nhơ bẩn làm sao chứa đựng nổi đức tôn nghiêm oai linh của Mẫu.
Bảo rằng Mẫu lặng lẽ ban phát ân huệ cho tất cả mọi người, tuy Mẫu chẳng hé răng nói một lời; điều ấy có nghĩa là khỉ ta ngồi trong tòa điện bên cạnh Mẫu, ta khắc tự nhiên nhận được một ân sủng tốt lành, ấm áp, tỏa ra từ ánh màu từ con người từ bi hiền hậu của Mẫu. Luồng sinh khỉ hỉ xả ấy tỏa ra mạnh lắm. Nó làm cho nỗi lòng của kẻ đang gặp khổ sở được xoa dịu, giúp cho kẻ bệnh tật tăng thêm sức kháng cự, biến kẻ ác đang có đã tâm trở nên hiền hòa, ngay cả những người bình thường lương thiện cũng được hưởng phúc, đã tốt lành lại càng tốt lành hơn.
Giá Mẫu chỉ diễn ra chừng mươi phút. Sau khi Mẫu xuống trần người nhìn khắp mọi người, đám đệ tử ai ai cũng được hưởng phúc lành tỏa ra thì cũng là lúc tiếng đàn của ông Trịnh Huyền trở nên ríu rít đồn dập, cứ như những bước chân hối hả hấp tấp của đám các cô ba, cô bốn... cô bảy, cô chín... theo hầu đang lục tục bước sao cho kịp xe loan của Mẫu. Đó là khúc đàn tiễn biệt chiếc xe của Người đang bay bổng về chốn tiên thiên. Ông Trịnh Huyền hát lên câu: "Xe loan thánh giá hồi cung".
Giá đồng thứ hai của bà Mùi là giá "Quan lớn tuần Chanh". Trong ngũ vị tôn ông, ngài là quan đệ ngũ. Đó là một vị anh hùng không có trong đời thực. Ông được hư cấu nên mà người ta gọi là anh hùng văn hóa. Dân gian vẫn phụng thờ ngài ở bên con sông Chanh, Ninh Giang, Hải Dương.
Quan lớn mặc áo kép, trong là áo dài lụa trắng, ngoài là áo đoạn xanh lam hoa chìm. Trên đầu ngài đội chiếc khăn màu đỏ. Ngang lưng, thắt chiếc thắt lưng cũng là lụa đỏ. Bà Mùi vẫn thường hay hầu giá đồng này. Bốn cô hầu dâng cầm bốn chiếc quạt cái tím, cái xanh, cái đỏ, cái trắng, ngồi ở bốn góc phe phẩy cho quan lớn. Cả bốn người chẳng ai bảo ai, nói đồng thanh;
- Tấu lạy ngài! Quan lớn ngài oai phong lẫm liệt quá ạ.
Bà Mùi tỏ ra đắc ý trong giá quan lớn. Mắt bà long lanh khác thường. Người đàn bà truân chuyên đã biến đâu mất. Hình như con người ẩn giấu trong bà đột ngột xuất hiện làm kẻ bàng quan phải ngỡ ngàng, còn người trong cuộc thì ngây ngất. Bao nhiêu sự tủi nhục, yếu đuốỉ, cam chịu lúc này chợt bay đâu mất để nhường chỗ cho cái lẫm liệt, cái kiên cường, cái mạnh mẽ tràn vào thay thế. Hai cha con ông Trịnh Huyền giọng dâng văn cũng rất hào sảng:
Hỡi ai qua bến sông Chanh
Nhớ nguời tráng sĩ uy danh tuyệt vời
…
Tiếng loa đồng gọi nước sông Chanh
Lưới gươm cứu nước tung hoành là ai.
Lúc thường, bà Mùi là người dịu dàng nhu mì, ăn nói khẽ khàng, cử chỉ mềm mại. Còn phút này, mắt bà sáng quắc, động tác trở nên nhanh nhẹn. Hình như có một thế lực siêu nhiên nào đó đã truyền sức mạnh cho bà. Cây thanh công đao bằng gỗ trong tay bà múa tít vun vút, loang loáng, cứ như thể bà là vị tướng thực sự, trong tay có bát vạn hùng binh. Tiếng đàn nguyệt sảng khoái dồn dập còn lời ca là một bản hùng văn:
Sông Chanh, sông Chanh, ơi sông Chanh!
Non nước còn ghi trận tung hoành.
Lẫm liệt oai phong gương tráng sĩ
Ngàn thu còn để dấu anh linh…
Quan lớn Tuần Chanh hắng giọng uy nghiêm. Cái oai phong của ngài bàng bạc khắp gian điện thờ. Các đệ tử, những người đàn bà thôn dã, ngồi quanh im lặng, ngất ngây chiêm ngưỡng một vị anh hùng đột nhiên giáng thế. Trong giây lát, bao nỗi tủi cực của đời những người đàn bà thôn quê bỗng được thăng hoa, vơi nhẹ.
Hết cao trào tiếng nhạc chùng xuống, nhường chỗ cho những âm điệu khoan thai êm đềm. Ngài trao đao cho cô hầu dâng, bắt đầu uống trà sen, nghe lời văn luận bàn về một chữ Tâm, tay tựa lên chồng gối xếp bọc gấm để bên cạnh... Phong thái của ngài chuyển hẳn sang ung dung tự tại.
Giá thứ ba là giá Bà Chúa Thác Bờ.
Năm xưa, khi nghe người ta nói bà mẹ Mường dạy bà làm thuốc đã về xứ Mường Trời, bà Mùi vẫn không tin. Bà nghe đồn ở bên kia sông Đà có một bà mẹ chữa bệnh giỏi lắm. Bà Mùi lặn lội đến thác Bờ tìm bà mẹ sư phụ nhưng không thấy. Đêm hôm ấy bà vào lễ ở ngôi đền linh thiêng. Bà Chúa Thác Bờ đã báo mộng bảo bà không cần đi tìm nữa. Cứ kính cẩn thờ Mẫu, và chữa bệnh cho mọi người, thế là đã báo đáp đủ đối với ơn nghĩa của người thầy.
Từ dạo ấy, lần nào bắc ghế hầu thánh, bà Mùi cũng ngồi giá Bà Chúa Thác Bờ.
Vì Chúa Thác là người Mường nên ông Huyền hát điệu Xá thượng, một điệu hát rộn ràng tưng bừng:
Vầng nhật nguyệt đêm ngày soi tỏ
Cảnh Thác Bờ rực rỡ càn khôn.
Lô xô đá mọc đầu nguồn
Khen ai khéo tạc bên luồng chơi vơi
Chúa Thác cũng là người từ bi thường giáng trần chữa bệnh cứu người nên có câu:
Dầu ai bệnh hoạn không qua
Lòng thành kêu tới Chúa Bờ cứu cho.
Chúa Bờ cứu, tai qua nạn khỏi
Lại cứu người qua khỏi trầm luân
Nước tiên tẩy sạch bụi trần
Thanh cao rồi lại mười phần thanh cao.
Trong lúc này, tất cả mọi người trong điện thờ đều nhập đồng. Ở chốn thiêng, tất cả đều đắc nhất. Tất cả đều hòa đồng làm một. Đời người vốn nhiều bất hạnh, ưu phiền, ẩn ức. Ở một cuộc đồng bước ra, con người đã được giải tỏa, gột rửa. Con người tốt đẹp hơn, thánh thiện hơn. Con người như được nạp năng lượng mới để tiếp tục sống.
Cuộc lên đồng mở cửa đền làm cho cô Mùi lâng lâng siêu thoát, các cô hầu dâng thì đắm say, những con nhang đệ tử ngất ngây. Cả ông Huyền và Nhụ cũng thế, họ đã đàn và hát trong sự xuất thần. Tất cả đều trở nên tinh khiết. Cái linh thiêng đã cứu giúp những con người bé nhỏ.