Số lần đọc/download: 3336 / 158
Cập nhật: 2015-08-14 04:32:05 +0700
Chương 52
H
ai năm không chịu ký vào quyết định về hưu non, không một đồng lương, tôi kiệt quệ. Linh lại ốm nặng, cấp cứu nằm bệnh viện. Xích lô xóc tung người, Linh nhăn nhó ôm bụng suốt đường từ Cầu Giấy ra Việt - Xô, tôi đạp xe ở bên mà bụng như lửa đốt. Bác sĩ nói chậm một ngày nữa là chết Kiết lị. Ăn đậu phụ nhà mậu (mậu dịch quốc doanh - BT) cất trong tủ lạnh mất điện hơn một ngày trời.
Đói đầu gối phải bò. Đành xuống thang. Với Đảng.
Thấy tôi đến, Quý và Điện, vụ tổ chức mừng ra mặt. Hai anh đã trông thấy tăm cá.
- Cái đói nó yểm trợ Đảng, hết tiền rồi, ký thôi, tôi nói.
- Sẵn sàng cho ông anh tất cả rồi đây. Chiếu cố ông anh nhất đấy - Quý vừa nói vừa mờ vội ngăn kéo lấy ra nghị quyết để tôi ký. Kỳ quặc nhất là đưa kèm cả một quyển sổ hưu xanh lè lè. Theo pháp luật, để bảo vệ người lao động, chỉ khi nào đương sự ký vào quyết định, nộp ảnh để tỏ là đã bằng lòng không bị cưỡng bức đã thi mới làm sổ hưu. Đằng này tất cả đã lù lù tại nhỡn tiền.
- Chiếu cố cái gì? Sao không để tôi ký?
Gắt nhưng mở sổ hưu ra tôi vẫn giật thót: Ảnh tôi đã dán ở đó. Chỉ thiếu mạo chữ ký tôi thôi.
Văng ra một câu "cứt!" Phải là một câu thật tục mới hả. Báo đảng lấy ảnh trong hồ sơ lý lịch của tôi ra in để đơn phương làm sổ hưu với sự đồng tình của bộ trưởng thương binh xã hội. Làm cẩu thả, viết sai cá nguyên quán đến số nhà thường trú! Kiểu xông vào giải toả nhà dân. Mày vỡ hay mất cái gì kệ mày. Mới hiếu thế nào là đạo đức, văn minh của Đảng ta!
Tôi cầm quyết định viết vào lề: "Hơn hai năm không lương, đói nên phải kí vào quyết định phi pháp này!" trong khi Quý và Điện cứ "Ấy anh, ấy, không được… "
- Thế này là tớ học Nhà nước làm bừa đây!
Di bút này của tôi đã được Nhà nước xếp hạng và hiện vẫn nằm trong hồ sơ tổ chức báo Nhân Dân. Sau này tôi hỏi, Điện trả lời tôi: "Dạ, của anh dâu vẫn đấy".
Đúng là mâ
y gió! Không hỏi xem mức lương bao nhiêu mà lại bảo Quý và Điện:
- Tớ nói đây, đất nước này hết Duẩn với Thọ thì mới mong khá ra được, các cậu nhớ lấy.
Tôi tưởng như mình vừa thả ra một sọt rắn hổ mang bành. Hai anh nhớn nhác, đứng ngắc. Tôi không nói, cả đời các anh không nghe thấy được một câu rền vang như thế tại ngay chính cơ quan trung ương đảng.
Lên Phòng thương binh xã hội quận Ba Đình, phố Quan Thánh, chờ hơn một tiếng giữa đám đông nhếch nhác, tiều tuỵ, hay rác xỉ, bã thải của những đời lao động dựng xây "kỳ tích" cho đất nước mới đến lượt vào gặp ông trưởng phòng tên Tuất (tên thật, như 99,99% các tên nói đến trong sách này). Tuất uể oải xem hồ sư tôi, uể oải hỏi, mắt vẫn nhìn vào giấy tờ tôi:
- Sao mấy năm không lĩnh? Sống bằng gì?
- Phản đối họ làm bậy! Họ ăn hiếp. Tôi không ký, không nộp ảnh, không khai lý lịch, không làm gì hết mà đấy, họ làm sẵn cả số hưu cho tôi.
- Cơ quan này ác. Cơ quan nào đây, Tuất hồi, vẩn lừng khừng.
- Báo đảng.
- Ác nhỉ!
-Ác?
- Anh làm việc 34 năm 10 tháng, thiếu chỉ hai tháng, nhưng họ không cho anh hưởng đủ 35 năm. Nói chung thiếu năm bảy tháng, các nơi người ta vẫn tính cho tròn thời gian lao động. Về hưu là đọi mà.
- Tôi không biết. Thế mà họ bảo chiếu cố.
- Chiếu cố mỗi cái là anh chưa ký tên vào nghị quyết mà đã được bộ trưởng ký cho về và làm luôn sổ lương cho. Phải bộ trưởng ký vi không ai dám thò tay ký đại như thế này mà. Làm gì để họ phối hợp phang ghê thế?
- Xét lại, chông đảng, lật đố. Vừa mới đòi đuổi cố hai đứa chánh phó cơ quan ra khỏi Đại hội đảng toàn quốc.
Tuất nghiêng đâu nhìn tôi, giọng chợt có xương cốt hình hài, hỏi:
- Anh có biết anh Minh Việt không, phó bí thư Thành uỷ
- Bạn chí cốt.
- Nghe đâu cổ chướng, có được chữa không?
- Như dân thường.
- Thù thì phải đối xử như thù mà. Anh gặp thì nói giúp là Tuất, liên lạc viên của anh ấy hồi anh ấy hoạt động bí mật nội thành hỏi thăm nhé. Làm liên lạc viên cho những mấy ông Thành uỷ cơ đấy, các ông ấy tốt lắm.
Ký giấy cho tôi lĩnh tiền, Tuất nói:
- Mất mất nhiều đấy… Nhưng thôi, khùng thì thiệt mình, người ta chuyên chính cơ mà. Về cố mở cái quán nước chứ lương này anh không mua nổi yến cá đồng tiền đâu.
Cái giọng lúc đầu rỗng tuểch nay bỗng quyến luyến. Hồi ấy dại, không thích khoe viết những gì chứ hôm ấy nói ngoài là bạn Minh Việt, tôi còn viết Tiểu sử Cụ Hồ thì khéo Tuất phải bổ chửng.
Đã lâu lắm, tem cá chỉ mua được có mỗi loại cá đồng tiền. Bé, bẹt, sắc cạnh và cứng như sắt, cả con thì chín mươi phần trăm là vây, vẩy, ngạnh. Để dễ hiểu, hãy nhớ lại cái nắp bia ngày bé vẫn đập cho bẹt ra làm đồng xèng đánh đáo. cá này nom đứng như thế đó.
Một lần xếp hàng gần một giờ để mua nó, tôi thốt lên khe khẽ: Biển vàng biến bạc nhưng… tai ác, chỉ đẻ ra thứ cá này.
Một người đằng sau tôi nói: Tai ác là đứa cho mình ăn nó.
Người sau nữa tiếp luôn: Lên đài chửi Mỹ ấy! Vì nó mà chỉ được đánh bắt gần bờ nên mới có độc mỗi thứ cá này. Cho ra xa bờ thì sợ dân vù theo Mỹ. Với lại ăn uống phải đồng bộ. Cá mút này để ăn với gạo hẩm ạ, gạo này cứ vo ba bơ thì nổi đầy nửa rá toàn gạo mục làm thành một váng đăng-ten đan bằng các thứ bụi trộn với cứt bọ cùng bọ sống bọ chết.
Dân gọi loại cá này là cá mút: luộc hay kho lên rồi cho cả vào mồm mút một cái, toàn bộ xương xấu nó sẽ tuột ra.
Một người nom bí hiểm khẽ nói: Ta nhập của Cuba về thả đấy.
- Điên!
- Thì để nó tấn công người nhái Mỹ - Nguỵ.
Một người tròn xoe mắt: Thế nhập bo bo thì tấn công ai? Tấn công răng dân à?
Dân gọi kiểu châm biếm ở các nơi xếp hàng đong gạo mua thực phẩm này là đấu tố vắng mặt cho há cái bụng đây tức bực.
Chờ mua thực phẩm nghe dân tế phệ Đảng, tôi đã nghĩ viết một chuyện về xứ nọ nhà cầm quyền muốn tránh dân chửi đã phải đem trám miệng dân lại. Đến giờ ăn thì hơ nóng bóc xi ra, ăn xong lại trám. Nhưng khốn nạn, kho xăng trong nước bị cháy, hết thứ đốt nóng xi, không ăn được, dân bèn nổi dậy. Nổi dậy rồi xin một nước nhiều xăng dầu từng làm ra loại đèn mang tên nước đó đến giải phóng cho môi mép.
° ° °
Sau hơn một tháng nằm điều trị Linh cũng đã ra bệnh viện. Về nhà ít bữa thì gặp cơn băo khủng khiếp. Nó là cơn thứ năm của cái năm mắn bão quá thế này. Lúc ấy chúng tôi đã dọn lên buồng cụ Lập - giống Cụ Hồ - gần đầu một dẫy dài toàn tường toóc-si (đất trộn rơm, do chữ Pháp torchis - BT) mái giấy dầu. Tôi vẫn ngỡ bão thường. Đang nằm khàn nhìn trần bỗng thấy rõ ràng một con cá voi há hốc mồm ra phun nước trắng xoá phăm phăm xé vòm trời xám xịt lao tới. Miệng nó há ngoác ra hung dữ rồi xẹp xuống. Nghe thãy tiếng nó thở ph… ào… ào… ph… ào… ào sâu trầm. Đến lần thứ ba thì tôi biết con cá voi ngoác mồm chính là cái mái nhà tôi đang muốn ưỡn mình tung đi. Tôi vội mặc áo mưa leo lên mái. Lập tức phồng tròn xoe như quả bóng dập dềnh.
Đầy trên mái nhà những bóng người. Nhiều ông chồng đi "Park Chung Hee" tức là đàn thuê, hát mướn ngoài giờ (như ông Park cho lính Hàn sang đánh Việt Cộng) vắng, các nữ nghệ sĩ đêm đêm khoác lên người toàn của giả óng ánh đang vật lộn trong mưa gió thật trên lớp giấy dầu lùng bùng. Tôi không thế không nghĩ tới câu hát "Chưa có bao giờ đẹp như hôm nay". Nghĩa là cái ngày vua tôi nhà Trần mở quốc yẽn mừng dại thắng quân Nguyên cũng không đẹp bằng ngày chúng tôi gạo mốc độn bo bo chống bão này. Dưới gầm trạn, (cái trạn này Linh đóng lấy bằng gỗ của cái thùng Đại học Bắc Kinh "tặng" tôi làm va-li về nước), luôn lăn lóc một cục nhựa đường, mấy miếng giáy dâu, một bát mẻ, một lưỡi dao cùn và một lọ con dầu ma-dút, trang thiết bị chống dột. Nhiều hôm Linh ngồi cả buổi trên nóc nhà, cạnh cái bếp dầu để đun nhựa dán vá giấy dầu lợp lại mái. Dưới gầm giường là một rừng cây ẻo lả, thân xanh dớt như những ống thuỷ tinh chắt lấy nước thí nghiệm. Cái thang long lay thành người bạn quá quen thuộc với tôi. Tôi nhớ từng mắt tre, từng chỗ vỏ tre bóng nhẵn vì thường xuyên ghé mặt vào nó (vì phải ép sát người vào để nhường chỗ cho người đi qua) giữ cho Linh leo lên tụt xuống.
Trong khu văn công bắt đầu xây mấy dẫy nhà cấp 4, tường con kiến, mái phi-brô xi măng. Và có xí xổm riêng, thiết kế đệ nhất đẳng của đổi đời. Linh chạy vạy mãi. Kể cả rượu thịt cho chánh phó giám đốc nhà hát. Lại nhờ tới anh em Đào Duy Anh, Đào Phan, Hiển-Tóc-Đỏ. Bố của phó phòng nhà đất Bộ văn hoá là em trai Đào Duy Anh. Hiến-Tóc-Đỏ thì là bạn thân của trưởng phòng. Linh bèn được cấp một căn hộ gần Chùa Hà.
Dọn nhà tíu tít chưa đầy tiếng rưỡi đồng hồ. Linh mượn một xe cải tiến. Đẩy xe kéo xe là mấy tội đồ Trần Châu, Lê Đạt, Kiến Giang, tôi. Trần Thư có ghé giúp một tí rồi còn phải đi nộp nhãn hương anh lụi hụi in đêm ngày.
Ba chuyến hết nhẵn gia sản cơ nghiệp. Cơm trưa bằng bánh cuốn mậu dịch Linh mua về lạnh ngắt. Chủ nhật sau, tội đồ lại đến, dọn dẹp, mở đất trước nhà làm sân, rào sân. Người làm Chúa Hiền lấy chân vạch đất là Đào Phan. Anh em coi bọn tôi dọn nhà là "cuộc thiên đô chỉ thiếu có rồng lên". Tôi đùa: "Thôi, giun lên cũng tốt quá rồi". Dọn nhà mất ba giờ nhưng dọn sạch bể nước phải mất ba ngày.
Công nhân xây dựng thí cho mỗi nhà ba bãi cứt vào đúng ngay bể nước dùng. Thấm thìa chữ griffe của Pháp - là móng vuốt mà cũng là chữ ký. Cũng thấm thêm luận điếm nói công nhân thường phá máy hay sản phẩm khi chưa có học thuyết Mác chỉ đạo. Những bãi cứt này chứng tỏ Đảng chưa đưa được chủ nghĩa vào đầu công nhân hay công nhân đói nên chối từ chủ nghĩa. Tôi nói thế thì Trần Châu bảo: Ấy, vì đã mang chủ nghĩa vào rồi công nhân mới phá khỏe hơn bao giờ hết đấy.
Thuỵ Điển quay hẳn một bộ phím hơn chục tập ghi lại nhửng bãi cứt ỉa rất phóng khoáng, phong phú ở Bệnh viện nhi đồ sộ Thuỵ Điển giúp ta tiền để rồi nhận lấy cái thành quả hữu nghị công nhân ta trao cho với cái griffe lưu niệm độc đáo. Ta xin mua hết bộ phim nhưng họ từ chối. Lịch sự biếu Nhà nước một tập làm kỷ niệm.
Chính Yên lên công trường Cuba làm khách sạn Thắng Lợi, Hồ Tây. Kỹ sư Cuba phàn nàn với anh: "Công nhân các ông là các chuyên gia ăn cắp. Vừa lắp vòi mở nước ở buồng tắm xong, quay lại đã mất! Có người khuyên nên còng số tám tay chúng tôi với công nhân lại thì mới yên.
Chính Yên hỏi lại:
- Xin lỗi, đồng chí có là đảng viên không?
- Có!…
- À, thế thì công nhân ấy không phải của đồng chí và của tôi đâu. Chúng nó là tàn dư của chủ nghĩa tư bản ạ.
Tôi đùa: Giá Marx viết khi công nhân chưa giác ngộ chủ nghĩa cộng sản thì thường hay làm xong cái gì lại ỉa cho một bãi xú-ca-lia (souscrire: ký duyệt - BT) vào đó… Viết thế thấm sâu hơn.
Công trình chữ nghĩa cuối cùng tôi làm ở nhà cụ - Lập - giống - Cụ - Hồ là dịch hội đàm triết học giữa Mao và Trần Bá Đạt, Lục Định Nhất. v.v. Mao giải trình thuyết một tách hai phe xã hội chủ nghĩa phải thành hai, tức là Mao có lập phe mới gồm Bắc Kinh, Hà Nội, Tirana (Albanie - BT). Bình Nhưỡng chỉ là làm theo quy luật triết.
Tổng kết, Mao nói "triết học tựu chung là gì? Là cá lớn nuốt cá bé, nước lớn chiếm nước bé, thẳng khoẻ bắt nạt thằng yếu". Đấy, các ngươi cứ chiểu thế mà làm.
Thảo nào Việt Nam đang hai miền thì Mao bảo phải một? Thằng khoẻ phải xơi thằng yếu. Nhưng có chuyện lý thú này: Tờ Far East Economic Review phỏng vấn Nguyễn Lam cho hay sau Đại hội 26 Liên Xô (2-1981), quan hệ Việt-Xô rạn nứt. Nguyễn Lam nói hẳn: Chúng tôi chưa có kế hoạch năm năm vì Liên Xô chưa có ý kiến. Hơn nữa Liên xô sẽ rút chuyên gia về và tăng giá dầu lên 1,5; các thứ viện trợ về tiêu dùng sẽ bị Liên Xô kiểm tra. Trả lời báo này, Hoàng Tùng nhận rằng kinh tế Việt Nam rất khó khăn. Còn báo trước rằng kỳ họp Quốc hội tới, chúng tôi sẽ có thủ tướng mới trẻ hơn - ám chỉ Tố Hữu. Nghe nói Phạm Văn Đồng rất cay cho cú đánh tạt sườn này.
Không thấy nỗi cay đắng là hai ông anh chỉ giúp để đánh Mỹ cho hai ông anh nhờ thôi, còn sau đó mày đói nghèo ra sao chúng tao theo nhau kệ mày. Mà cũng thiếu tự trọng cơ! Ôm lấy xin nhằng nhằng bằng được thì có là bố mẹ đẻ cũng phải ngán.
° ° °
Một hôm vào thăm Hồng Linh bị kiết lị nằm bệnh viện, tôi vừa ra đến cửa đã thấy Minh Việt nghên nghển chiếc mũ cát nhòm qua rào sắt. Hai chúng tôi đến hàng nước ven đường, xế nhà Vũ Đình Huỳnh. Minh Việt cho biết Ung Văn Khiêm vừa sinh hoạt lại đảng. Lạ chưa? Minh Việt tủm tỉm hỏi. Mình đi tìm cậu ngay là thế.
Chúng tôi đã bàn lâu chuyện này. Lê Duẩn đến đại hội đảng bộ Sài Gòn đã hỏi Ba Khiêm đâu rồi cho mời Khiêm đến dự đại hội và hoá thành đảng viên trở lại nhiều phân là để cho bàn dân thiên hạ biết Duẩn làm cái việc gớm ghê này. Duẩn muốn qua đó rửa tay với vụ án "xét lại" chăng?
Đáng chú ý là xưa nay Duẩn không tuyên bổ gì về vụ "xét lại" mặc dù Duẩn là tác giả chính, chỉ đạo mọi sự trong chuyện theo Mao đánh xét lại quốc tế cũng như trừng trị xét lại nội địa. Trong khi Sáu Thọ, đến 1976, gặp Minh Việt vẫn nói: "Không theo tư tưởng Mao Trạch Đông thì đánh thắng Mỹ sao được? Các cậu không dám đánh Mỹ nên mới chửi cụ Mao. Nay đã thấy chưa?" Thọ dạo ấy cũng nói với Kiến Giang: "Do vị thế khác nhau nên ngôn luận và thái độ của ta và Trung Quốc đối với Liên Xô có đôi chỗ khác nhau nhưng các cậu phải thấy ta và Trung Quốc về cơ bản là một. Chúng ta phải cảm ơn Mao Chủ tịch đã có dũng khí và trình độ để phất ngọn cờ đánh thắng chủ nghĩa xét lại".
Năm 1981-82, Đảng bắt lại Hoàng Minh Chính, Đặng Kim Giang, Lưu Động. Mà nay thình lình mời Khiêm vào lại đảng! Vậy chắc tình thế đòi quay gấp lại với Liên Xô? Nay ông nào cũng muốn rửa sạch bàn tay đánh xét lại? Sáu Thọ gần đây cho Lê Liêm đi làm ở Ban khoa giáo là thế.
Duẩn bất chấp điều lệ, thủ tục, thình lình đưa Khiêm vào lại đảng ở giữa đại hội đảng bộ thành phố là để phân bua với tất cả Sài Gòn và Liên Xô rằng ông không đánh Khiêm! Vậy ai? Chỉ còn Sáu Thọ! Nhưng sao nay lại trút hết trách nhiệm lên đầu Sáu Thọ?
Đòn nhau à? Duẩn không còn tin cậy Thọ như trước? Đa nghi như hầu hết các nhà chính trị, Duẩn không thể không thầm hỏi sao Thọ lại cho Hoàng Văn Hoan lấy cớ đi chữa bệnh rồi chuồn theo Bắc Kinh dể đêm đêm lên đài đọc hồi ký chửi mê tơi Duẩn? Mà không chửi Thọ? Duẩn không thể không biết người ta xi xào rằng "anh Thọ sê Tổng bí thư và nay thực chất đã là thế". Tai mắt của Duẩn sao mà lại không biết chuyện Thọ dạm ý Vũ Oanh, phó ban tổ chức ủng hộ mình lên Tổng bí thư. Khi Oanh không tán thành thì ngay hôm sau, Vũ Oanh bán xới khói Ban tổ chức trung ương về Ban nông nghiệp trung ương, thôi quản lý người mà quay sang quản lý lợn bò. Lại nữa, sáu bài Thọ phê phán sai lầm và mất dân chủ rấm rầm chuyền tay cán bộ ở Hà Nội đến nỗi an ninh phải cho người đến từng nhà thu hồi. Rồi bài thơ "đồng chí không bằng đồng tiền, đấu tranh là tránh đâu" và "Có mắt giả mù, cổ tai giả điếc, Thích nghe nịnh hót ghét, bỏ lời trung, Trấn áp đấu tranh, dập vùi lỉhổn khố, Thoái hoá, bê tha khi dân nước gian nan" của Phan Thị Xuân Khải, tên chỉ khác Phan Đình Khải (tên thật của Thọ - BT). Bài thơ rõ ràng là chửi chế độ Duẩn.
Xích Điểu bảo tôi là họp các chủ báo, Hoàng Tùng đã đe Tiền Phong đăng bài thơ này là "mó dái ngựa, táo tợn thế, nhưng ai ngờ cái dái này nó lại to quá, to quá, chết chết to quá… á… á". Mấy tổng biên tập và phó tổng biên tập phụ nữ cúi hết mặt xuống.
Đinh Xuân Nam, tổng biên tập báo bèn chìa bản thảo có chữ Sáu Thọ sai đăng ra và thế là im hết! Suýt nữa thì có cha mó phải cái dái cọp chuyên quất cấp dưới rất đau (lời Xích Điểu)!
Rồi bài thơ Điểm Tựa của Thọ biết ơn chú lính "cõng" mình qua suối.
Thế là trong Đảng có hai huyền thoại (lính cõng Sáu Thọ và Chí Thanh cõng lính) ngược nhau!
Vâng, sao Thọ không cõng lính như Thanh? Nếu Thọ mị lính ở tầng tư duy thấp thì sẽ cũng cõng lính. Nhưng chí hướng của Sáu Thọ cao hơn một đầu! Đó, đóng lại vai Đinh Bộ Lĩnh được lũ trẻ trâu kiệu lên lấy lau dấy binh làm cờ! Vương tượng như thế! Rồi sau mới nêu rõ nỗi bi thảm của cơm lính chỉ có "canh toàn quốc" - đây, chỗ này là mị lính hãy cứ kiệu ta lên đi. Biết chúng mày khổ thì tao sẽ cho chúng mày "canh toàn thịt", miễn là chúng mày kiệu tao.
Một hiện tượng rất lạ là thình lình cả nước ba lần nhao lên tin Duẩn chết, đang quàn ở nhà lạnh Việt - Xô, chờ hết mồng ba Tết sẽ phát tang. Và phải nói hiếm có những ngày mà lòng dân cùng chung một ham muốn: Duẩn chết. Có người, như Lê Đạt, nói có thể có hội non sông. Phe Duẩn không thể không báo Duẩn biết chuyện phỉ phui này. Nghe nói công an điều tra thấy tin đồn phát đi cùng lúc ở cả nước.
Còn Duẩn, đưa Khiêm trở lại đảng là Duẩn muốn lấy lại ủng hộ của cán bộ, nhân dân Sài Gòn, đẩy "tội ác bắt đồng chí lão thành" sang Thọ.
Vừa qua, Ung Văn Khiêm cho tôi biết trước đây Sài Gòn là cứ địa vững bền của Duẩn và Thọ, nhưng đến nay nó đã gần như tuột khỏi hai ông. Khiêm cũng cho hay Thành uỷ Sài Gòn quyết hẩy đi bằng được hai người của Thọ trong Thành uỷ là Mười Hương và Mai Chí Thọ. Cái này có ý kiến của Duẩn không? Tôi đã hỏi và Khiêm lắc đầu, không rõ.
Tóm lại nhiều náo động quanh ghế Tổng bí thư. Vì thế không phải ngẫu nhiên mà gần đây đâu đâu cũng kháo chuyện lý lịch Giáp có mấy vết to: xin học bổng sang Pháp học (kiểu Nguyễn Tất Thành xin vào trường Hành chính quốc gia Pháp), con nuôi mật thám Marti. Vào đảng không có ai giới thiệu, nịnh Cụ Hồ để được Cụ Hồ o bế. Ngay tướng Giáp có lẽ cũng không hiểu tại sao ông lại bị trù dữ đến như vậy?
Một buổi sáng, Lê Liêm và tôi đạp xe qua Uỷ ban nhân dân Hà Nội và Bưu điện. Tôi hỏi Lê Liêm: Anh trông mặt tiền Uỷ ban nhân dân mới kia có giống cái máy chém không? Liêm ngước nhìn xong nói: Ờ, nom thế mà thấy giống máy chém thật. Rồi chợt thở dài hỏi tôi có nghe thấy người ta bôi nhọ anh Giáp không? Tôi nói có. Liêm nói tôi đã trực tiếp hỏi anh Giáp. Anh Giáp nói cũng nghe thấy. "Thế anh im à", Liêm hỏi. Giáp nói Giáp đã gửi ba thư lên cho Bộ chính trị. Xin cho Giáp gặp để làm rõ các vấn đề. Bộ chính tri im. Thư thứ hai đề nghị Bộ chính trị cho ngăn lại những lời đồn bậy nhưng Bộ chính trị kiên trì miễn đối thoại. Lại cái thứ ba đề nghị Bộ chính trị cho Giáp gặp, và lại tét.
Lê Liêm bảo tôi: Thấy uy tín anh Giáp trong dân và cán bộ còn lớn nên họ bôi nhọ anh ấy.
Đến đầu Tràng Thi, Lê Liêm bảo tôi: Anh nghe tôi nói cái này xem để biết nhé… (im một lát, mắt buồn, hạ giọng nói tiếp), mấy hôm trước, thằng con mình (tôi không nhớ là Thao hay Công nữa) nó bảo tất cả tại bố mà nên khổ thế này. Mình tưởng nó bảo tại mình vướng xét lại. Nhưng rồi nó nói tiếp. Thì ra thế này. Tại bố theo một dúm các ông ấy tha về đất nước cái chủ nghĩa nó đã bịt miệng dân không cho ăn lại còn bóp cả mồm dân không cho nói… Thì ngay đến bố đấy mà có được ăn được nói đâu!
Từ đấy đến ngã tư Điện Biên Phủ - Hoàng Diệu, gần tới nhà Lê Liêm, chúng tôi im lặng hoàn toàn.
Chiều nay, sau khi bàn chuyện tại sao Khiêm vào lại đảng, tôi nói lại chuyện này cho Minh Việt.
Việt nghe rồi cúi xuống. Nhân sự ư? Bận tâm với nó làm gì! Thì đó, con súc sắc tung ra, không nhất thì nhị, không nhị thì tam, không tam thì tứ, đều cùng một xưởng tiện gọt nên, đêu cùng tay một chủ sòng bôi đen tô đỏ rồi ném ra chiếu.