Người khôn ngoan nhất không phải là người gặt hái được nhiều thành công, mà là người biết biến thất bại thành những lợi thế nhất định.

Richard R. Grant

 
 
 
 
 
Thể loại: Trinh Thám
Biên tập: Bach Ly Bang
Upload bìa: Minh Khoa
Số chương: 208
Phí download: 13 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 22739 / 122
Cập nhật: 2015-10-14 21:37:32 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Z.28 Bóng Tối Đồng Pha Lan - Chương 4: Bức Điện Cuối Cùng
hiên Hồng buộc chặt vào cổ sợi dây của cái mũ che mưa bằng vải dù màu vàng. Những hạt mưa lành lạnh tạt vào nàng. Nàng rùng mình, rồi rảo bước trên vỉa hè vắng tanh.
Tuy trời mới nhá nhem, dường Quan Thánh đã quạnh hiu như đã quá nửa đêm. Viên chức,công nhân đi làm về, rạp mình trên ghi-đông xe đạp, đán điệu hốt hoảnh như bị ma đuổi. Thỉnh thoảng, một chiếc xe hơi sơn đen dài ngoằng vụt qua, bắn nước tung toé lên người Thiên Hồng.
Nàng thở dài rẽ xuống chợ Đồng Xuân.
Từ lâu rồi, chiều nào cũng như chiều nào, nàng ở sở ra về, nét mặt tư lự. Nàng chỉ là viên chức tầm thuờng của bộ Ngoại giao nên không được cái vinh dự xe hơi đi đón, về rước. Song nàng không hề ganh tị hoặc thèm muốn vì nàng biết không bao giờ được sống lại giờ phút thoải mái như mấy năm trước, khi cha nàng còn sống, và nàng còn là cô gái thơ ngây, tung tăng rượt theo những con bướm trắng trong vườn Bách thảo, và đuổi bắt dã tràng trên bãi Phúc xá lổn nhổn đất phù sa đỏ quạch của sông Hồng.
Thời thế đã đổi khác.
Giờ đây, trên đời nàng chì còn mẹ và đứa em trai nhỏ mà nàng yêu thương tha thiết.
Vượt qua những ánh đèn vàng ệch trước chợ Đồng Xuân, Thiên Hồng tiến sâu vào cái ngõ tối đen.
Gia đình nàng ở căn nhà nhỏ cuối ngõ.
Trước ngôi nhà cũ, đã lâu chưa ngửi mùi vôi mới, đứng sừng sững một cây bàng lớn, cành lá xum xuê. Mỗi sáng ra sân quét lá, Thiên Hồng có cảm giác như mỗi chiếc lá vàng rơi là một phần hạnh phúc của gia đình nàng bay đi và không bao giờ trở lại nữa.
Nàng suýt reo lên khi thấy cửa mở, và mẹ nàng cất tiếng gọi. Nàng ôm chầm lấy mẹ. Không thấy em, nàng gọi:
- Dương đâu hả mẹ?
Bà cụ lắc đầu:
- Mẹ không biết nữa. Lệ thuờng vào giờ này nó đã về rồi.
Một hơi lạnh len vào tim Thiên Hồng. Dương là một thiếu nhiên 17 tuổi dễ bốc đồng vì những chuyện không đâu. Thành phố Hà Nội đang sống trong bầu không khí lo sợ, nàng luôn dặn dò em đừng dính líu vào những hoạt động chống đối ngấm ngầm và công khai trong các truờng học. Nàng tin rằng Dương có đủ trí khôn để không làm gia đình bị kiên lụy.
Đặt cái giỏ mây xuống bàn, thiên Hồng nói:
- Phiếu tiếp tế đã phát rồi, mẹ. Con vừa mua cho mẹ một cân đường cát và hai hộp sữa.
Nhớ lại thời hộp sữa được bày ngổn ngang trong tiệm, muốn mua hàng cam nhông một lúc cũng có, và so sánh với chế độ khẩu phần, ba tháng mới mua được ký đường, hộp sữa, bà mẹ thở dài.
Thở dài đã trở thành thói quen cố hữu của người dân hăm sáu phố phuờng Hà Nội. Thở dài xong, bà quy mặt vào tường.
Thiên Hồng không dám nhìn theo vì biết mẹ giả vờ ngoảnh đi để hai giọt nước mắt được tự do rơi xuống gò má nhăn nheo. Cũng như mẹ, Thiên Hồng thường lấy nước mắt làm khuây mỗi khi tiếc nuối quá khứ và âu lo cho tương lai.
Nhiều đêm, trong lúc mưa reo tí tách trên máng kẽm, và gió lốc vù vù vào cây bàng ngoài cửa,hai mẹ con ôm nhau khóc thút thít., rồi ngủ thiếp luôn đến sáng.
Ráng làm mặt vui vẻ, Thiên Hồng bảo mẹ:
- Có đường và sữa mà mẹ không vui ư?
Bà mẹ đưa tay lên mắt:
- Dĩ nhiên là vui vì từ hai tháng nay mẹ chưa được ăn chất ngọt. Song mẹ lại nhớ tới thằng Dương. mẹ lo cho nó quá.
Thiên Hồng lặng lẽ ngồi xuống ghế.
Đối diện bộ bàn ghế bằng gỗ trắc đã lên nước bóng loáng, di sản của những ngày sung túc, là tấm gương lớn. Cha nàng đặt mua tận bên Pháp với giá đắt kinh khủng. Hồi ấy, nàng mới 14 tuổi. Nghe mẹ nàng kỳ kèo, cha nàng mỉm cười:
- Ồ, mình chỉ nghĩ đến giá tiền mà quên mất điều quan trọng nhất. Con Thiên Hồng cần gương thật tốt để trang điểm. Trong khu Hàng Khoai này, nó là đứa nhan sắc nhất. Nếu có cuộc thi sắc đẹp ở Nhà Hát Lớn, tôi đoan chắc nó sẽ ăn đứt bạn bè cùng lứa.
Liên tưởng đến lời phê bình của phụ thân, bất giác Thiên Hồng nhìn vào gương.
Đúng như cha nàng nhận xét, nàng đã được hoá công phù hộ cho một sắc đẹp vượt xa mức trung bình. Thời còn đi học, nàng đã nổi tiếng mặn mà. Lớn lên, nàng đẹp dội lên.
Tuy không còn son phấn đắt tiền, Thiên Hồng lại có những nét quyến rũ mà mỹ phẩm tỏ ra không cần thiết. Dọc đường, nhiều người đàn ông đã chôn chân để nhìn gương mặt trái xoan, cái mũi thẳng, đôi mắt đen láy, hàm răng đều đặn, và tấm thân nảy nở như trái dâu chín đỏ của nàng.
Không hiểu sao nàng gặp Hoài Thanh, nhân viên cao cấp bộ Ngoại giao. Nàng có cảm tình với hắn vì nàng chỉ là thư kí tầm thường, cần được cấp trên nâng đỡ. Cảm tình này đã được xuất hiện lần đầu tại Phủ Lý, nàng trạm chán Hoài Thanh trong trường hợp đặc biệt. Hắn sun soe bên nàng, sẵn sàng chiều chuộng những đòi hỏi quá đáng của nàng.
Nàng nhận thấy Hoài Thanh dễ thương. Song nàng không yêu hắn. Lòng nàng đã trao gửi toàn vẹn cho Bùi Minh.
Minh là hoa tiêu còn trẻ. Tuy theo quốc tịch Lào, chàng nói tiếng Việt như người Việt, vì cha chàng là người Việt. Chàng được chính phủ liên hiệp gửi qua Hà Nội, biệt phái trong phái bộ thương mại. Một trong các nhiệm vụ của Bùi Minh là hướng dẫn các cuyến máy bay chở đồ tiếp tế từ Bắc Việt qua Khang Khay và Vạn Tượng.
Chàng yêu nàng bằng mối tình đoan chính tuy không kém phần đằm thắm. Nhưng hai người chưa dám cho dư luận biết. Vì chàng sợ bị gọi về, còn nàng dĩ nhiên được đưa ra phê bình và khiển trách.
Song hai người đã quyết đạp bằng trở ngạị. Chàng sẽ cưới nàng làm vợ, nàng sẽ gia nhập quốc tịch Lào. Hiện nay, chàng và nàng đành tiếp tục hẹn hò vụng trộm.
- Này con?
Nghe mẹ gọi giật, Thiên Hồng bàng hoàng. Bà mẹ nói tiếp, giọng run run:
- Con nghe gì không? Mẹ vừa nghe tiếng xe hơi, phải tiếng xe hơi...
"Tiếng xe hơi", ba chữ này dội vào tim làm Thiên Hồng đau nhói như bị châm kim. Cái ngõ hẻm vắng vẻ này ít khi có hân hạnh được xe hơi đến viếng. Hà Nội hiện chỉ còn năm chục chiếc xe hơi nhà là cùng. Trong thành phố, chỉ rặt xe hơi chánh phủ. Chập tối, nửa đêm, gần sáng, hễ xe hơi rú máy ngoài cửa là có chuyện...
Tuần trước, một đêm mưa to gió lớn, xe hơi đậu xịt ngoài ngõ, kèn rú inh ỏi, rồi mấy phút sau, cả một gia đình bị lôi lên xem đi biệt. Thiên Hồng không biết họ bị bắt vì tội gì. Sáng ra, hàng xóm gặp nhau đều ngặm tăm, cúi đầu xuống đất không dám hé môi.
Rrrrr... Rrrrr...
Đúng là tiếng xe hơi.
Có tiến giày lõm bõm ngoài ngõ. Đầu hẻm có một vũng bùn lớn, ai đi qua sợ lấm quần áo đều né tránh. Ngoại trừ nhân viên Công an...
Tiếng giày nặng nề dừng lại trước nhà.
Thiên Hồng tái mặt nhìn mẹ. Nàng thấy mẹ lâm râm cầu kinh. Trong bầu không khí chết lặng, nàng nghe rõ tiếng tim đập trong lồng ngực mỏng dính của mẹ nàng. Tội nghiệp, nếu cứ tiếp tục bị khủng hoảnh tinh thần, thì chẳng bao lâu nữa mẹ nàng sẽ bị chết vì bệnh đau tim.
Cánh cửa ọp ẹp bị đẩy tung.
Một trận gió ùa vào nhà, thổi bay tờ giấy báo trải trên bàn, thay cho khăn ăn.
Thiên Hồng xô ghế đứng dậy.
Người bước vào tùm hum trong áo tơi mưa màu đen - một màu đen gớm ghiếc như từ âm phủ chui lên - tay đút gọn trong túi, án ngữ chềnh ềnh ở ngưỡng cửa, miệng gay gắt:
- Cô là Thiên Hồng, Chu Thị Thiên Hồng?
Cổ họng Thiên Hồng khô hẳn lại, tưởng như từ một tuần nay nàng vừa uống nước. Gắng mãi, nàng mới đáp được:
- Vâng, tôi là Chu Thị Thiên Hồng.
Người lạ quay sang người mẹ:
- Còn bà, bà là mẹ của Chu Đình Dương.
Thiên Hồng lạnh xương sống. Nàng biết rồi, Công an đến nhà nàng vì thằng Dương.
Nàng hỏi người công an.
- Thưa ông, em Dương tôi có chuyện gì?
Gã công an trợn mắt, giọng gắt gỏng:
- Không biết. Nếu biết, tôi cũng không nói. Tôi chỉ có bổn phận tới đây mời bà và cô về Nha.
Thiên Hồng hỏi gặng:
- Thưa về Nha làm gì?
Gã công an khoát tay:
- Tôi không biết.
Thiên Hồng nằng nặc:
- Chúng tôi là công dân lương thiện. Lẽ nào các ông lại bắt?
Gã công an lừ mắt:
- Cô đừng làm mất thời giờ tôi nữa. Thời giờ của tôi cũng là thời giờ của nhân dân và như cô biết, rất quý báu. Tôi đang còn nhiều việc khác phải làm. Yêu cầu bà và cô đi ngay, đừng bắt tôi...
Thiên Hồng rưng rưng nước mắt nhìn mẹ. Me nàng cắn chặt lấy môi để khỏi oà khóc một cách thảm thiết. Bà đã đau khổ tới mức độ mà sự im lặng được dùng để thay tiếng khóc bi thương.
Một công an viên khác tiến thẳng vào nhà, đôi ủng lấm bùn bê bết làm bẩn nền gạch mà Thiên Hồng lau chùi kỹ lưỡng. Tiếng còng sắt kêu lách cách. Hơi lạnh của đôi còng sáng loáng làm Thiển Hồng gợn tóc gáy.
Mẹ nàng chờ nàng về ăn cơm tối. Bữa cơm rất đạm bạc gồm dĩa rau muống luộc, và bìa đậu rán chấm tương, song được ăn bên nhau dưới ngọn đèn 15 nến, và trò chuyện thân mật đã là hạnh phúc tột bực rồi. Thiên Hồng không dám ước vọng cao xa hơn nữa.
Nhưng người ta không cho gia đình nàng được đaòn tụ quanh mâm cơm. Nồi cơm đặt trên bếp củi quen thuộc sẽ không được bàn tay êm ái của mẹ nàng nhấc xuống nữa, và đêm nay đàn chuột đói sẽ có dịp đánh chén một bữa no nê.
Thiên Hồng còn dùng dằng thì tiếng quát nổi lên:
- Đi cho rồi, còn chờ gì nữa?
Mẹ nàng bị xô chúi xuống. Nếu không chạm tường, nàng đã ngã nhoài ra đất. Thiên Hồng định phản đối thì bị lôi sềnh sệch ra cửa.
Ngoài ngõ, trời tối om như hũ nút.
Mưa rơi tầm tả. tiếng gió rít qua cây bàng, tạo ra một âm thanh rùng rợn, giống như tiếng hú hồn mã ngoài nghĩa trang. Bà mẹ thường kể cho nàng cho rằng bãi đất trống gần Hàng Khoai là nơi chôn người chết xưa kia. Đêm Hà Nội thất thủ, hàng trăm xác nạn nhân được vùi lấp gọn gàng trước khi bộ đội rút qua Gia Lâm, lên Bắc Việt. Từ đó, mỗi đêm tối trời, oan hồn thường hiện lên, hoà lẫn tiếng than van vào trận gió từ sông Hồng thổi lại.
Chiếc xe công an tròn lăn như con bọ hung rú lên..
Hai bên hẻm, láng giềng đã đóng cửa kín mít và tắt đèn hết. Sau chấn song, Thiên hồng đoán biết mọi người đang nín thở nhìn trộm ra ngoài.
Trước kia, nàng đã nhìn trộm như vậy nhiều lần. Nàng đã xót xa cho số phận những đồng bào bất hạnh bị bắt về công an Hàng Cỏ. Giờ đây đến lượt nàng và gia đình nàng.
Ngồi bên, thu mình trong góc, mẹ nàng buột ra tiếng nấc đau đớn.
10 phút sau, tài xế lái vào toà biệt thự rộng bát ngát gần nhà ga. Lần đầu Thiên Hồng nếm mùi công an Hàng Cỏ song nàng tưởng như đã bị giam ở đó nhiều lần rồi.
Một số bạn thân thuật lại nhiều vụ tra tấn rùng rợn đến nỗi mỗi khi nhớ tới nàng lai ghé răng như cắn đồ chua. Những phòng giam nhỏ xíu đều sơn màu đen để lâu bẩn vì vết máu nạn nhân, cửa sắt nặng nề nghiến trên bản lề nghe như tiếng máy chém bị hoen rỉ, những đêm ngày dài vô tận không thể phân biệt tối sáng, tất cả những cái mà nàng ghê sợ, và chịu đựng không biết bao giờ mới thoát ra được.
Xe hơi đỗ lại.
Một công an viên hất Thiên Hồng xuống xe.
Luống cuống, nàng trượt chân trên sỏi, khiến cả bọn cười rồ một cách thích thú. Đá sỏi nhọn hoắt đâm vào gan bàn chân làm nàng sực nhớ không đi dép.
Thiên Hồng và mẹ nàng được dẫn vào một hành lang, điện tối tù mù. Đầu hành lang có người bồng súng gác, nét mặt lầm lì, ngón tay luôn luôn đặt lên cò.
Cửa sà lim mở ra kèn kẹt.
Hai ngưởi đàn bà bị xô vào. Mùi tanh tanh xông lên, Thiên Hồng muốn lộn mửa. Thiên Hồng chạm bàn tay xuống nền gạch ướt át. Thì ra vũng nước lầy lụa, tanh tưởi này không phải nước mưa mà là máu.
Từ nãy đến giờ, mẹ nàng chỉ tỉ tê khóc một mình. Nghe mẹ khóc, Thiên Hồng cảm như một mũi dùi nhọn hoắt chọc vào ngực nàng.
không ngờ sự thể lại phũ phàng như vậy. Đành rằng gia đình nàng không ưa chế độ cộng sản, song sự ấm ức chỉ chôn chặt trong lòng. Ngay cả với mẹ và em, Thiên Hồng cũng không bộc lộ những tư tưởng mà nàng e ấp từ lâu, và ngược lại, nàng cũng biết là gia đình nàng có ý nghĩ tương tự.
Bề ngoài, thằng Dương được nhà trường khen là chăm chỉ và có tinh thần mới. Cuối năm, nó sẽ được kết nạp làm đoàn viên dự bị của đoàn Thanh niên Lao động.
Còn nàng, nàng đã thu hút được cảm tình của bạn đồng sự. Trong các buổi phê bình, học tập chính trị, mét tinh, biểu tình, nàng đều làm tròn phận sự và tuy không bằng lòng, nàng không hề tỏ vẻ bất mãn. Sống một cách thận trọng như vậy, nàng đinh ninh sẽ không bao giờ bị phiền nhiễu. Thế mà Công an vẫn đến bắt nàng và gia đình nàng.
Công an lầm chăng?
Thiên Hồng mong rằng họ lầm. Dầu họ lầm, cũng còn lâu lắm nàng mới được trở về, hít thở không khí tự do. Và khi ấy, liệu mẹ nàng còn sống hay là đã thở hơi cuối cùng trong sự thiếu thốn, cùm kẹp, căng thẳng thần kinh, giữa bốn bức tường u ám, trên nền sà-lim đẫm máu tươi.
Ngoài hành lang, tiếng rú nổi lên:
- Đau tôi quá, trời ơi!
Đó là tiếng kêu của một người đàn bà.
Tiếp theo tiếng kêu thất thanh là tiếng roi vút tới tấp. Thiên Hồng nghe rõ mồn một tiếng roi quất vào da thịt, và tiếng oặn mình chịu đòn của nạn nhân.
Mấy phút sau, người đàn bà lịm dần.
Rồi tiếng nói của một công an viên:
- Có lẽ nó chết rồi.
Một tiếng khác đáp lại:
- Đâu chết dễ như thế được. Nó giả vờ đấy. Để tôi tẩm xăng đốt ngón chân xem nó chết thật hay giả.
Mẹ Thiên Hồng vội bưng miệng để ngăn tiếng thét kinh hoàng. Nhưng tiếng thét của bà vẫn lọt ra ngoài.
Qua ô cửa vuông nhỏ xíu trên cửa sà-lim, Thiên Hồng thoáng gặp bộ mặt dữ tợn của một người đàn ông râu quai nón. Hắn quát to:
- Bọn mày muốn ăn đòn phải không? Hừ, chẳng phải đợi lâu nữa đâu. Ráng ngủ cho khoẻ để lát nữa có sức chịu một trăm hèo và uống ba thùng nước.
Doạ xong, hắn cười ha hả.
Quay ra ngoài, hắn hít hà với bạn:
- Chà, trong này có con bé kháu quá! Anh em mình sắp sửa có món tráng miệng thơm tho rồi.
Thiên Hồng cắn chặt môi để khỏi bật khóc. Kiếp sống con người bị đày đoạ oan uổng đến thế này là cùng.
Mẹ nàng nói vào tai, giọng run run:
- Mẹ sợ cho con lắm.
Thiên Hồng làm thinh, không đáp. Nàng biết nếu cất tiếng thì phải oà khóc. Tuy lo sợ, nàng vẫn giữ bình tĩnh để đối phó với tình thế.
Một tiếng rú khác lại vẳng lên. Một thiếu phụ khác bị lôi ra đánh đập.
Điều Thiên Hồng sợ nhất, và được bạn bè thuật lại đã xảy ra, cách nàng hai thước. Hai công an viên xô nạn nhân xuống nền xi măng, xé nát quần áo và bắt đầu hãm hiếp.
Tấn trò man rợ này kéo dài gần nửa giờ. Nửa giờ đối với Thiên Hồng dài bằng nửa đời nàng. Sau loạt roi phủ đầu tàn nhẫn, kèm theo tiếng van xin tuyệt vọng của nạn nhân, và tiếng cười khả ố của hai gã đàn ông, đến mấy phút im lặng nặng nề.
Rồi tiếng van xin nổi lên yếu ớt. Tuy nhiên, Thiên Hồng nghe rõ mồn một như người nói vào tai nàng.
- Lạy hai ông, tôi là gái có chồng.
- Trời ơi, tôi đang bụng mang dạ chửa!
- Ông ơi, làm thế tôi chết mất.
- Lạy hai ông, tôi nào có tội tình gì…
Tiếng vải bị xé rách nghe soàn soạt. Thiên Hồng có cảm giác như một lưỡi dao đang lóc thịt nàng. Nàng ớn lạnh, dựa lưng vào tường sà-lim bẩn thỉu. Giọng van xin của người đàn bà bất hạnh yếu hẳn, nhường cho tiếng rên rỉ đau đớn.
Mắt lờ đờ, Thiên Hồng nhìn lên trần. Đột nhiên, nàng nhớ lại quá khứ. Hồi đi học, mê tiểu thuyết trinh thám, nàng được đọc truyện một cô gái tuyệt đẹp phát điên vì bị giam một mình trong sà-lim tối om. Đọc xong, nàng không tin là thật, và cho đó là óc tưởng tượng phong phú của tác giả.
Giờ đây nàng mới thấy rõ, và sự thật được mô tả trong tiểu thuyết còn kém xa sự thật ngoài đời.
Thiên Hồng cứ ngồi dựa lưng vào tường và nhìn láo liên lên trần nhà rất lâu.
Quá nửa đêm, tiếng giày định lộp cộp ngoài hành lang. Thiên Hồng bóp chặt bàn tay răn reo của mẹ:
- Mẹ đừng sợ nhé. Thế nào ta cũng được tha.
Bà cụ thở dài, cay đắng:
- Con đừng giấu mẹ nữa, mẹ biết cả rồi. Mẹ can đảm lắm, con ạ. Mẹ chỉ lo cho con thôi. Con là con gái hơ hớ, còn mẹ đã già rồi, nếu có mệnh hệ nào thì cũng là dĩ nhiên. Trong đời, mẹ đã sung sướng quá nhiều. Hồi ba con còn sống, mẹ đã hưởng hạnh phúc đầy đủ, cho nên từ lâu mẹ hằng chờ đợi cái ngày được tái ngộ với ba nơi suối vàng.
Thiên Hồng ré khóc như đứa trẻ. Lời nói chân thành của mẹ khiến nàng không cầm nổi nước mắt.
Cửa sà-lim mở toang.
Thiên Hồng nhận ra hai tên công an viên quen mặt. Giọng ráo hoảnh, một tên ra lệnh:
- Đứng dậy, lên phòng thẩm vấn.
Hai mẹ con bị lôi ra sân. Trời vẫn mưa rả rích. Những giọt nước mát lạnh rơi vào tóc nàng, da thịt nàng, làm nàng khoẻ hẳn lên.
Ánh điện sáng quắc của phòng khẩu cung chiếu vào mặt Thiên Hồng.
Nàng nhắm mắt lại cho khỏi chói. Tên công an chỉ ghế cho hai mẹ con ngồi rồi đi ra ngoài.
Ngồi xuống ghế, Thiên Hồng liếc nhìn phòng bên qua ô cửa mở hé. Nàng thấy một thiếu phụ đầu tóc rã rượi, mặt mày sưng húp vừa được đưa vào.
Một gã đàn ông to lớn, quấn tạp dề bằng da đen, vung nắm tay như kẻ đánh karaté, rồi nắm lưng thiếu phụ. Trong tay hắn, người đàn bà bất hạnh nhỏ xíu như con nhái bén.
Nạn nhân định gỡ ra thì hắn tát một cái mạnh như trời giáng hạ. Thiếu phụ loạng choạng, ngã xấp trên nền nhà. Gã đàn ông lôi thiếu phụ dậy, xoắn tóc dìm xuống bể nước hình chữ nhật ở góc phòng.
Thiên Hồng nghe nạn nhân rú ằng ặc vì sặc nước. Cứ hai phút, gã đàn ông lại kéo đầu thiếu phụ lên cho khỏi bị ngạt, rồi lại dìm xuống, đều đặn như kim đồng hồ.
Lúc cuộc tra tấn tạm ngưng, thiếu phụ được khiêng ra ngoài thì thân thể đã cứng đơ như khúc gỗ. Thiên Hồng đã biết dìm nước là một trong những hình thức tra tấn độc ác nhất. Dưới thời Đức quốc xã chiếm đóng, nhiều nhân viên kháng chiến Pháp đã phải cung khai vì không kham nổi cái cảnh bị ngạt thở trong bể nước bẩn thỉu đầy máu, móng ngón tay, và ngón chân bị giật ra bằng kềm còn lủng lẳng thịt người nhầy nhụa và tanh tưởi.
Một người đàn ông khác tiến vào phòng, kéo ghế sau bàn giấy ngồi xuống.
Mặt hắn có hai đặc điểm: cặp kính mát to tướng che kín mặt và nửa trán, tẩu thuốc lá dài ngoằng vắt vẻo trên miệng.
Hai mẹ con khép nép đứng dậy. Gã đàn ông đặt tẩu thuốc xuống bàn, hất hàm:
- Cô Hồng? Cô đã biết vì sao bị đưa vào đây chưa?
Thiên Hồng, giọng sợ sệt:
- Thưa chưa, tôi vừa đi làm về thì nhân viên Công an tới bắt. Gia đình tôi luôn luôn tôn trọng luật pháp. Xin ông minh xét, chắc là có sự hiểu lầm.
Gã đàn ông cười gằn:
- Cô to gan lớn mật thật! Đã sa vào cảnh cá chậu chim lồng mà cô còn nỏ miệng phê bình Công an là bắt lầm người lương thiện. Này, cô ráng nghe cho rõ: chúng tôi không hề bắt lầm. Dương, em trai cô, có chân trong một tổ chức phản động.
Thiên Hồng tái mặt không còn hột máu. Tuy nhiên, nàng vẫn chưa mất hết bình tĩnh:
- Tổ chức phản động? Thưa ông, tôi không tin là…
Gã đàn ông bấm nút điện dưới mặt bàn. Một thuộc viên cung kính bước vào. Gã đàn ông ra lệnh:
- Mang thằng Dương vào đây.
Thiên Hồng nín hơi thở khi nghe cửa mở.
Thằng Dương bị xô vào giữa phòng, quần áo rách tả tơi, vẻ mặt mệt mỏi và ngơ ngác. Thấy mẹ và chị, nó khóc oà lên:
- Oan lắm, trời ơi!
Gã đàn ông mặc cho Thiên Hồng lại gần thằng Dương, âu yếm đưa tay vuốt tóc nó. Dường như hắn cố ý cho nàng có nhiều thời giờ trò chuyện với đứa em trai duy nhất mà nàng yêu thương tha thiết.
Thằng Dương nghẹn ngào nói với mẹ:
- Thưa, con không dám nói dối… Vả lại, từ nhỏ tới giờ con chưa hề nói dối với mẹ, mẹ đã biết tính con. Con vừa ở lớp học ra thì bị bắt. Con chẳng làm gì hết.
Thiên Hồng hỏi em:
- Bạn bè khai cho em phải không?
Thằng Dương lắc đầu:
- Không. Em bị bắt vì các ông công an khám trong sách em thấy mấy tờ truyền đơn.
Bà mẹ trợn tròn mắt:
- Truyền đơn gì thế?
Nó sụt sùi:
- Thưa mẹ, con không biết.
- Hừ, thằng khốn kiếp, đến nước này mà mày còn chối cãi. Tao không ngờ mày lại báo hiếu tao như vậy.
- Mẹ ơi, con xin mẹ đừng mắng mỏ, đừng ngờ vực con nữa. Con hoàn toàn nói sự thật. Con chưa hề được thấy, chứ đừng nói là đọc truyền đơn này nữa. Mãi đến khi về Công an, bị thẩm vấn, con mới được trông thấy lần thứ nhất. Ông chánh sở đưa cho con hai mảnh giấy in thạch bản, và nói với con rằng nhân viên Công an đã tìm thấy trong bìa sách của cuốn địa lý.
- Tại sao con không đáp lại là truyền đơn ấy không phải của con?
- Con đã nói khản cổ mà họ không nghe. Ông chánh sở quất roi da vào lưng con đau điếng rồi nói như sau: cậu Dương ơi, cậu đừng bào chữa vô ích. Cậu có thể lầm, gia đình cậu có thể lầm, dân chúng có thể lầm, song Công an không thể lầm… Sau đó, con phải ký tờ khẩu cung.
- Con khai những gì?
- Thưa mẹ, con không biết. Vì ông chánh sở nói là bận nhiều việc nên không có thời giờ đọc cho con nghe. Ông chánh sở cho biết là Công an không bao giờ vu oan giá hoạ đồng bào, con khai gì thì được ghi nấy vào khẩu cung.
Bà mẹ thở dài:
- Ông chánh sở còn nói gì nữa không?
Thằng Dương quay sang phía chị:
- Thưa, ông chánh sở cho biết em sẽ bị đưa tới trại tập trung trên mạn ngược, có lẽ tại khu tự trị Thái - Mèo. An trí vô thời hạn.
Thiên Hồng giật mình:
- An trí vô thời hạn? Nghĩa là…
Thằng Dương nói, giọng run run:
- Vâng, nghĩa là khổ sai chung thân. Nếu em có hạnh kiểm tốt, thì sau một thời gian có thể được ân xá. Em hi vọng từ 10 đến 15 năm sẽ được trở về… Tội nghiệp cho mẹ và chị. Em…
Ngồi bên em, Thiên Hồng để tâm trí ở tận đâu đâu. Đột nhiên nàng hỏi em, giọng cắt quãng:
- Dương ơi, em bị đánh đau không?
Thằng Dương đáp:
- Kể ra cũng đau…em bị đánh chừng hai chục roi. Nhưng em không biết đau nữa. Thương mẹ và chị, lòng em còn đau đớn hơn nhiều. Chị Thiên Hồng ơi, chị thương em không?
Thiên Hồng sa sầm nét mặt:
- Dĩ nhiên là chị thương em. Chị thương em hơn cả thương chị nữa. Tại sao em lại hỏi chị như vậy?
Giọng thằng Dương bỗng hớn hở:
- Ông chánh sở nói rằng em bị tù hay không là tuỳ chị.
- Tuỳ chị?
- Vâng, tuỳ chị.
Thiên Hồng ngước nhìn gã đàn ông ngậm ống điếu dài ngoẵng, đang ung dung rít thuốc lá thơm ngào ngạt.
Đón trước luồng nhỡn tuyến của nàng, hắn mỉm cười:
- Tôi là Phạm Nghị, đại uý Phạm Nghị. Phải, cậu Dương nói đúng. Nội ngày mai, cậu ấy sẽ được đưa tới một trại tập trung ở nơi rừng thiêng nước độc, gần biên giới Trung Quốc. Hẳn cô đã biết rằng lên đấy thì ít hy vọng trở về. Bản thống kê mới nhất của Công an cho biết tỉ lệ thiệt mạng về bệnh báng nước là 85 phần trăm. Nghĩa là trong 100 phạm nhân, thì 85 chết vì báng nước. Số còn lại…
Phạm Nghị dừng một lúc, rít tẩu thuốc, vẻ mặt mơ màng. Rồi tiếp, giọng bình thản:
- Thôi, tôi chẳng muốn nói thêm nữa. Tội của em cô rất nặng, ra toà thì tử hình hoặc chung thân như chơi. Như cô đã biết, chế độ ta đặt nặng vấn đề liên đới trách nhiệm. Em cô bị trừng phạt đã đành, cả mẹ cô và cô cũng có thể bị tội nữa.
Tuy nhiên…
Phạm Nghị ngừng lại lần nữa. Dáng điệu từ tốn, hắn nhấc cặp kính dâm to tướng ra khỏi mắt, rồi dằn từng tiếng:
- Tuy nhiên, xét hồ sơ phục vụ mẫn cán của cô trong cơ quan, tôi đang tìm cách cứu cô.
Thiên Hồng sướng rơn như kẻ sắp chết đuối với được cái phao trên biển động đầy sóng dữ:
- Thưa đại uý, nền công lý của chế độ ta rất công minh. Tôi tin rằng…
Phạm Nghị nhăn mặt:
- À, nếu cô tin vào công lý công minh thì tôi xin rút lui, không bàn thêm nữa.
Thiên Hồng cuống quýt:
- Thưa, tôi đâu dám quên ơn của đại uý. Nếu đại uý giáng phúc thì trọn đời tôi sẽ không bao giờ dám…
Phạm Nghị cướp lời:
- Tôi không có quyền vượt qua chỉ thị của thượng cấp, nói vậy chắc cô đã hiểu. Tuy nhiên, tôi cần nói rõ cho cô biết là mọi việc đều tuỳ ở cô.
- Thưa tôi xin hết lòng. Tôi sẵn sàng hy sinh cho em tôi.
- Vậy thì được, song cô cần suy nghĩ thêm nữa. Vả lại, tôi cũng cần có thời giờ báo cáo lên thượng cấp để xin chỉ thị mới. Bây giờ, tôi cho đưa bà cụ và em cô về tạm phòng giam.
- Còn tôi…
- Cô hãy ngồi lại đây.
Thằng Dương nắm chặt cánh tay của Thiên Hồng, bộc lộ niềm hoan hỉ vô biên.
Ngược lại, bà mẹ nhìn Phạm Nghị, nét mặt tái mét, ngón tay run run. Với ngần ấy năm tháng trên đầu, bà đã đoán biết Thiên Hồng phải ở lại trong phòng để làm gì.
Tuy nhiên, bà nín thinh, vì sợ nói ra thằng Dương sẽ khóc rú lên. Bằng cặp mắt buồn rầu bà liếc nhìn con gái. Thiên Hồng dựa lưng vào ghế, mấy sợi tóc loà xoà trên mặt, miệng mím lại như sợ mở ra thì thành tiếng nức nở.
Trong cơn phiền muộn, Thiên Hồng đẹp lạ lùng. Nàng giống bà như tạc. Hồi còn xuân sắc bà đã nổi tiếng hoa khôi trong làng.
Bà đứng dậy, đặt bàn tay răn reo lên vai nàng:
- Mẹ cầu xin trời Phật gia hộ cho con.
Thiên Hồng cười gượng:
- Mẹ đừng ngại. Em con vô tội, tất sẽ được trả tự do. Con tin rằng đêm nay mẹ con ta sẽ được về nhà.
Chờ cho cánh cửa sang phòng bên được đóng chặt, và trong phòng chỉ còn một mình Thiên Hồng, đại uý Phạm Nghị mới cất tiếng:
- Tôi rất buồn lòng mà cho cô biết rằng thằng Dương đã nói dối. Tập truyền đơn phản động khám thấy trong bìa sách mới là một trong nhiều bằng chứng kết tội nó.
Thiên Hồng lắp bắp:
- Thưa, em tôi rất hiền lành.
- Hừ, tẩm ngẩm tầm ngầm đấm ngầm chết voi, cô không biết sao? Nếu cô còn ngờ vực tôi sẽ cho cô đọc lời khai của đồng loã.
Vừa nói, Phạm Nghị vừa đẩy về phía Thiên Hồng một tập hồ sơ bìa đỏ.
Không cần mở ra coi, nàng đã biết nội dung. Một khi đã vào phòng thẩm vấn của Công an Hàng Cỏ thì có tội hay vô tội không thành vấn đề nữa.
Nàng thở dài não nùng:
- Thôi trăm sự nhờ lượng khoan hồng của đại uý. Nếu em tôi được tha, đại uý sai tôi nhảy vào đống lửa tôi cũng không dám từ.
Phạm Nghị nhún vai:
- Biết cô là người tốt, giàu lòng hy sinh nên tôi mới tìm cách cứu gia đình cô ra khỏi cảnh lao lung. Vả lại chẳng riêng cô, bất cứ ai vào trường hợp này cũng phải lo cho mạng sống trước đã. Sống trước đã rồi hãy tính, phải không cô? Tôi sẽ huỷ tập hồ sơ kết tội cô nếu cô chịu hy sinh đúng mức…
- Thưa, nếu sự hy sinh này nằm trong khả năng của tôi.
- Dĩ nhiên, không lẽ tôi đòi cô hy sinh cuộc đời của người khác. Nói đúng ra, việc này rất dễ. Cô chỉ cần tạm hiến thân thể cô cho tổ quốc.
Thiên Hồng vẻ mặt sửng sốt:
- Thưa, tạm hiến thân thể là thế nào? Từ nhiều năm nay, tôi đã hiến đời tôi cho Đảng, và cho tổ quốc.
Phạm Nghị cười lớn:
- Không, không phải thế. Giản dị như 2 với 2 là 4 mà cô không kịp hiểu ư?
Thiên Hồng giật mình.
Trong vòng nửa giây đồng hồ nàng vụt hiểu như có người thét lớn vào tai.
Nàng định nói là đã hứa hôn và sắp sửa thành thân, song tiếng kêu phản đối của nàng bị vướng mắc trong cuống họng. Nàng biết công an nói là làm. Nếu nàng bướng bỉnh, thằng Dương sẽ mất xác trên thượng du sau nhiều năm chặt cây, rẫy cỏ trong rừng rậm. Thằng Dương bị đi đày thì mẹ nàng sẽ ốm mòn mà chết.
Mà vị tất Công an sẽ trả tự do cho nàng…
Thiên Hồng nhắm nghiền hai mắt.
Nàng muốn được bình tâm chốc lát để mường tượng tới khuôn mặt khả ái và dáng dấp khoan thai của Chàng. Vào giờ này, chắc Chàng đã yên giấc trong căn phòng chật hẹp, luôn luôn có bình hoa tươi trên bàn, bình hoa nàng mua tặng chàng, cắm đầy hoa hồng, để chàng nhớ tới tên nàng, Thiên Hồng, hoa hồng của trời…
Phạm Nghị nhắc lại:
- Cô Hồng? Cô bằng lòng rồi chứ?
Thiên Hồng lặng thinh.
Giọng nói của Phạm Nghị vẫn chát chúa:
- Phải, bằng lòng là phải. Nào, cô ký tên vào tờ giấy này. Nhanh lên, thằng Dương sẽ được phóng thích. Cô sẽ được đoàn tụ với mẹ cô, với em cô.
Thiên Hồng cầm bút ký lia lịa vào tờ giấy được đánh máy sẵn. Nàng không đọc nên không biết tờ giấy có gì. Dầu đọc nàng cũng không thấy gì hết vì mắt nàng đã hoa mờ.
Phạm Nghị nói:
- Tôi sẽ ra lệnh ngay bây giờ cho nhân viên Công an lái xe đưa bà cụ và cậu Dương về nhà.
Thiên Hồng nói như trong cơn mơ:
- Còn tôi?
- Ồ, trong vòng một giờ nữa, cô sẽ được về thu xếp quần áo để lên đường công tác.
- Thưa, đại uý đưa tôi đi đâu?
- Đêm nay, cô sẽ biết.
- Đại uý muốn tôi làm gì?
- Lát nữa, cô sẽ biết.
Thiên Hồng khép nép ngồi xuống ghế.
Phạm Nghị xua tay:
- Không, mời cô đứng dậy. Trước khi nhận việc, cô cần tập dượt lại cho thuần thục. Phiền cô sang bên này.
Như người máy, Thiên Hồng theo Phạm Nghị vào gian phòng nhỏ không có cửa sổ. Cái máy điều hoà khí hậu gắn trên tường buông ra âm thanh rè rè buồn ngủ.
Đồ đạc trong phòng gồm vẻn vẹn một cái giường trải ga trắng muốt, vuông góc, và hai cái gối màu hồng, thêu chim nhạn. Phạm Nghị đóng chặt cửa.
Vụt hiểu, Thiên Hồng lùi lại, định trốn ra ngoài. Song nàng không còn nghị lực nữa. Nàng gieo mình xuống giường, nước mắt ướt đầy áo. Bên tai nàng đột nhiên văng vẳng tiếng ru con trầm trầm và tha thiết của thiếu phụ hàng xóm ru con mỗi đêm trong ngõ Hàng Khoai quen thuộc:
Nghĩ thân đến kiếp lạc loài
Nhị đào thà bẻ cho người tình chung.
Hai câu thơ đầy xúc cảm của Nguyễn Du nàng thường nghe khi nằm trên giường, sửa soạn ngủ. Nàng không ngờ ý thơ chua xót ấy lại đúng với tâm trạng rối như tương hiện nay của chàng. Nếu biết có sự xảy ra thế này, nàng đã không khó khăn với chàng. Nhiều lần, nàng đã cố gắng tự kiềm chế, với hy vọng gìn giữ cho tình yêu trong sạch dễ lâu bền.
Phạm Nghị vứt tẩu thuốc lá xuống bàn, giọng lè nhè:
- Thiên Hồng, cô còn đợi gì nữa?
Thiên Hồng gục mặt vào đôi gối thêu. Nàng không buồn chống cự khi bàn tay thô bạo của đại uý Phạm Nghị đặt lên khuy áo của nàng.
Nghẹn ngào, Thiên Hồng cố gắng liên tưởng tới Bùi Minh.
o O o
Bùi Minh nhìn chiếc đồng hồ báo thức trên bàn.
Trời đã khuya lắm.
Dưới đường, thành phố Hà Nội ngủ say li bì. Thỉnh thoảng, một chiếc xe Công an tuần tiễu phóng qua, bắn nước tung toé. Tàu Phòng đã vào ga Hàng Cỏ từ lâu. Tất cả chìm trong im lặng.
Cao lớn, rắn rỏi, cương nghị, Bùi Minh là mẫu thanh niên mà phụ nữ coi là người yêu lý tưởng. Mắt chàng sáng như điện, nhưng đến khi nhìn đàn bà lại tuyệt đối dịu dàng. Cái miệng duyên dáng của chàng đã làm nhiều thiếu nữ cô đơn Hà Nội giật mình quay gót trên vỉa hè, và đáp lại bằng luồng nhỡn tuyến thèm khát, mời mọc công khai.
Bùi Minh lặng lẽ kéo riềm che cửa sổ.
Vào giờ này, chàng không thể để người khác biết chàng còn thức. Căn phòng nhỏ của chàng toạ lạc trong một bin đinh mới cất gần chợ Đồng Xuân.
Kéo màn cửa xong, Bùi Minh đảo mắt quanh phòng. Chàng vẫn có thói quen thận trọng này mỗi khi bắt tay vào việc. Cái đĩa đựng tàn bằng đất sét nung Bát Tràng vẫn còn nguyên trên bàn giấy, cạnh đồng hồ báo thức Jazz, khung kính tròn đã nứt rạn. Đôi giầy lấm bùn bê bết được vứt lỏng chỏng trong xó.
Bùi Minh lục túi lấy ra một tờ giấy trắng. Đoạn chàng cặm cụi lấy bút chì nguyên tử đỏ viết lên trên. Đọc lại mảnh giấy cho thuộc làu, chàng đánh diêm đốt thành than đoạn ném từng mẩu than nhỏ vào chậu sứ rửa mặt, giật nước cho chảy hết.
Bùi Minh châm thuốc hút, rồi ngồi bất động trong ghế, mắt lơ đãng nhìn lên trần nhà loang lổ, đầy mạng nhện. Nhiều đêm, chàng thường ngồi một mình như vậy hàng giờ. Bạn bè cho chàng là thanh niên lãng mạn. Riêng chàng, chàng tự biết là không lãng mạn chút nào. Nếu muốn lãng mạn, chàng cũng không có thời giờ nữa.
Chàng cần ngồi im lặng để suy nghĩ vì chàng có nhiều việc quan trọng phải làm hàng ngày, và chàng không thể hoàn thành một cách cẩu thả.
Thốt nhiên, Bùi Minh nghe tiếng xăng đan dẫm nhè nhẹ trên cầu thang. Chàng nín thở, lắng tai nghe.
Bin đinh chàng ở thuộc loại dành cho chuyên viên ngoại quốc nên cầu thang được lót thảm cao su êm ái. Cố vấn đi chơi đêm về muộn là thường. Và đêm đêm, Bùi Minh thường nghe tiếng giày đạp nhẹ nhàng lên gác, trong khi mùi thuốc lá ăng lê đắt tiền thoang thoảng khắp hành lang.
Song đây không phải tiếng giày tàu mà là tiếng dép xăng đan. Chàng không thể nào lầm được.
Tiếng dép rụt rè này, chàng đã nghe nhiều lần. Bùi Minh dụi mẩu thuốc cháy dở rồi đứng dậy, mở hé cửa, nhìn ra ngoài.
Ánh điện trong phòng chiếu một vệt sáng dài trên hành lang. Bùi Minh hơi ngạc nhiên mặc dầu chàng đã đoán được người sắp tới là Nàng.
Thiên Hồng. Người yêu của chàng.
Thấy chàng, Thiên Hồng mừng rú.
Chàng tránh sang bên cho nàng bước vào. Mặt nàng ngơ ngác như người lạc đường trong một thành phố quốc tế mới đến thăm lần thứ nhất. Tóc nàng thường ngày được gỡ chải tươm tất, công phu và đẹp mắt lại rối bù, khiến thoạt trông chàng biết nàng có chuyện ưu tư.
Thỉnh thoảng, nàng vẫn tới phòng chàng. Song chưa khi nào nàng tới ban đêm. Mỗi khi đi chơi về tối, nàng vẫn tìm cớ thoái thác để khỏi lên phòng chàng, sợ thiên hạ dị nghị.
Bùi Minh lên tiếng:
- Có chuyện gì, hả em?
Thiên Hồng cảm thấy nghẹn ở cổ họng. Nàng tấm tức khóc. Bùi Minh hỏi gặng:
- Người ta làm khó dễ em phải không?
Thiên Hồng thở dài trong nước mắt lã chã:
- Không.
Rồi nàng nghẹn ngào:
- Anh ơi, chúng mình sắp phải xa nhau.
Bùi Minh lặng người trong một phút đồng hồ. Chàng đã trù liệu mọi trường hợp, song trường hợp dễ xảy ra nhất - xa cách đột ngột - chàng lại quên không nghĩ tới. Có lẽ vì chàng không tin là hai người lại có thể phải sống xa nhau, dầu là xa nhau trong một thời gian ngắn.
Chàng là nhân viên ngoại giao Lào quốc, nàng là nữ viên chức trong bộ Ngoại giao Hà Nội, hai người không cùng quốc tịch, nhưng đều nói tiếng Việt, và hội đủ điều kiện thành vợ chồng.
Bùi Minh hỏi dồn:
- Em nói sao? Anh về nước rồi lại sang ngay, anh có ở luôn bên ấy đâu mà em lo ngại?
Thiên Hồng nói:
- Không, không phải chuyện ấy.
Một giọt bồ hôi lấp lánh trên vầng trán rộng của hoa tiêu Bùi Minh:
- Vậy là chuyện gì?
Giọng Thiên Hồng run run:
- Em sắp phải từ giã Hà Nội.
Bùi Minh nắm chặt bàn tay để ngăn xúc động. Chàng cố hỏi bằng giọng bình thản:
- Em đi đâu?
- Đi Vạn Tượng.
- Lạ thật, em sang Lào làm gì?
- Bộ thuyên chuyển em qua Vạn Tượng. Em phải lên phi cơ nội đêm nay.
Bùi Minh bắt đầu hoàn hồn:
- Gớm, em làm anh suýt ngạt thở. Nếu em được đổi sang Lào thì cũng thuận tiện cho cuộc hôn nhân của hai ta.
Nghe tình nhân an ủi, Thiên Hồng cảm thấy trong lòng nao nao. Nàng ngồi yên, xiết chặt bàn tay Bùi Minh, như sợ chàng tan ra thành khói và biến vào hư vô.
Tấn kịch bẩn thỉu đến lợm mửa vừa diễn ra trong gian phòng gắn máy điều hoà khí hậu của đại uý Phạm Nghị còn đọng lại dư vị tanh tưởi như mùn thớt trong cơ thể nàng. Suốt đời, nàng sẽ không bao giờ quên những cử chỉ thô bạo của gã đàn ông mà nàng không quen và không yêu song nàng phải miễn cưỡng chiều chuộng dưới ánh đèn nê-ông sáng quắc trơ trẽn như trong nhà chứa.
Nàng muốn nhổ bãi nước bọt khi ấy để tỏ bày sự kinh tởm, song lại dằn níu vì nghĩ đến mẹ và em. Trinh tiết là của hồi môn vô giá của con gái, nhưng sự an toàn của mẹ và em nàng còn quan trọng hơn sinh mạng nàng nhiều lần.
Phạm Nghị rít hơi thuốc thơm, rồi nằm dài trên giường. Giọng kẻ cả, Phạm Nghị nói cho nàng nghe những việc phải làm.
Nàng sẽ đi Vạn Tượng. Giữ chức vụ thư ký trong toà đại sứ, nàng sẽ chẳng phải làm gì. Vì bổn phận của nàng là tìm mọi cách để chinh phục đệ nhị tham vụ Hoài Thanh.
Khi Phạm Nghị nhắc tên Hoài Thanh, Thiên Hồng ồ lên một tiếng, nửa sửng sốt, nửa khinh miệt. Phạm Nghị mỉm cười:
- Cô còn nhớ Hoài Thanh không?
- Nhớ. Tôi quen hắn từ lâu. Hắn tỏ tình với tôi nhiều lần. Vì sợ hắn buồn tôi không cự tuyệt thẳng tay. Song chưa bao giờ tôi yêu hắn, và hắn cũng biết như vậy.
- Tưởng cô đã quên hắn, nếu cô còn nhớ thì công việc giải thích của tôi đã nhẹ được hai phần. Hoài Thanh vẫn trung thành với cô như con chó trung thành với chủ. Trước khi quyên sinh hụt, hắn viết cho cô một lá thư lời lẽ vô cùng tha thiết. Vì vậy, tôi tin rằng nhiệm vụ của cô ở Vạn Tượng sẽ dễ dàng, cũng dễ dàng như trở bàn tay.
- Tại sao đại uý lại chọn tôi?
- Thứ nhất, Hoài Thanh yêu cô nhất đời. Cô bảo hắn moi gan, móc ruột gì để chứng tỏ tình yêu, hắn cũng nghe theo. Thứ hai, cô không yêu hắn. Vì nếu cô yêu hắn thì công việc hỏng bét.
- Bao giờ tôi được trở về Hà Nội?
- Chậm nhất là ba tháng. Công việc xong xuôi, cô sẽ được chuyển hồi về Bộ, đoàn tụ với gia đình. Cô sẽ được cấp trên thăng thưởng. Song lẽ…
Phạm Nghị nhìn nàng bằng đôi mắt long sòng sọc:
- Song lẽ, tôi muốn nhấn mạnh điều này với cô. Một điều vô cùng quan trọng, định đoạt cho sự thành bại của công tác. Đó là bí mật. Cô phải giữ bí mật tuyệt đối. Thế nào là bí mật tuyệt đối, cô biết không?
- Bí mật tuyệt đối, nghĩa là không được thổ lộ cho ai biết, dầu là người thân nhất…
- Đúng. Lát nữa về nhà, cô chỉ nói với mẹ cô và em cô rằng cô được biệt phái vào Liên khu IV một thời gian. Nhớ chưa? Cô không được nói là đi Vạn Tượng.
- Vâng. Tôi xin tuân lệnh.
- Đúng 5 giờ sáng máy bay cất cánh. 4 giờ
xe hơi riêng của tôi tới đón cô tận nhà. Đúng 4 giờ rưỡi, không nhanh cũng không chậm phút nào. Yêu cầu cô lấy đồng hồ lại theo đồng hồ của tôi.
Thiên Hồng ngồi nhỏm dậy:
- Thưa đại uý, tôi về nhà được chưa?
Phạm Nghị cười hô hố:
- Ồ, mới xong việc thứ nhất. Còn việc thứ nhì, cũng quan trọng không kém. Nhiệm vụ của cô là chinh phục Hoài Thanh. Hẳn cô đã biết hắn là thằng đàn ông xấu xí và bẩn thỉu nhất trên đời. Thế mà cô vẫn vui vẻ hiến thân cho hắn. Muốn học được sự vui vẻ này, cô phải tập luyện với tôi. Cô là người thông minh nên chỉ cần rượt vài ba lần, trong một giờ đồng hồ mà thôi.
- Xin đại uý rộng lượng tha cho tôi.
- Đồ ngu. Phải xưng là em, nghe không? Xưng là em thì thằng Hoài Thanh mới dễ sa bẫy.
- Vâng, em xin nghe lời ông dạy.
- Trời ơi, có lẽ phải ăn đòn mất thôi. Xưng là em, nhưng lại phải gọi đàn ông là anh. Gọi là anh cho thân mật. Thân mật như thế này này…
Phạm Nghị sát vào người nàng. Khi ấy nàng mới nhớ ra trên người không còn manh áo nào hết. Lần đầu tiên nàng thất thân. Thường lệ, nếu bị cưỡng bức, nàng đã kháng cự kịch liệt. Song nàng lại nằm yên một cách ngoan ngoãn.
Nàng có cảm tưởng là thân thể nàng đã chết.
Xe hơi Công an chở nàng về gần ngõ Hàng Khoai và đậu lại cho nàng xuống.
Song nàng không về nhà. Ba chân, bốn cẳng, nàng ù té chạy đến phòng Bùi Minh. Nàng không hiểu tại sao lại đến với chàng giữa đêm hôm thanh vắng mặc dầu Phạm Nghị căn dặn là phải tuyệt đối giữ bí mật.
Có lẽ vì nàng đã thất thân với Phạm Nghị và mai đây còn phải thất thân với nhiều kẻ khác. Nàng nhận lời bước vào vũng bùn là để cứu mẹ và em ra khỏi vòng lao lý. Song nàng không thể hy sinh luôn mối tình đẹp đẽ với chàng.
Sau cơn giông bão, nàng yêu chàng hơn lên. Vì vậy, nàng phải báo tin cho Bùi Minh biết. Nàng phải cho chàng biết là nàng sắp qua Vạn Tượng, đóng vai trò tình nhân hờ của đệ nhị tham vụ sứ quán Hoài Thanh.
Bùi Minh nâng cằm nàng lên và hôn một cách âu yếm:
- Trông em xơ xác như người bị thu hồn. Em có chuyện gì khó khăn cứ tâm sự với anh, anh sẽ tìm cách giúp em. Em đừng ngại, dầu anh phải hy sinh tất cả, anh cũng không nề hà.
Thiên Hồng ôm tình nhân, khóc như mưa như gió.
Chàng ngồi xuống, vuốt tóc cho nàng, giọng ôn tồn:
- Đừng khóc nữa em… người ta nghe được thì phiền lắm. Em kể anh nghe đi. Ai ức hiếp em?
Bằng giọng nhát gừng, xen lẫn tiếng nấc, Thiên Hồng thuật lại cuộc đối thoại giữa nàng và đại uý Phạm Nghị. Dĩ nhiên, nàng không cho Bùi Minh biết hết sự thật đê tiện và đau đớn đã xảy ra trên cái giường trải nệm trắng tinh.
Bùi Minh hơi cau mặt, nhưng chỉ nửa phút sau lấy lại vẻ bình tĩnh cố hữu.
Thiên Hồng hôn vào mặt chàng:
- Thôi, thế là hết. Chúng mình sẽ xa nhau, không bao giờ được gặp lại nữa.
Bùi Minh lướt bàn tay trên bờ vai tròn trĩnh mát rợi của nàng:
- Hừ, em của anh chỉ nói gở thôi. Anh xin hứa với em là chúng mình sẽ được tái ngộ trong một thời gian rất ngắn. Em hãy yên tâm, anh sẽ tìm em tại Vạn Tượng.
- Ồ, em sung sướng quá. Giá phải chết, em cũng không phàn nàn.
Thiên Hồng rúc đầu vào ngực Bùi Minh. Nàng mừng rỡ đến nỗi nước mắt tuôn ròng ròng mà không biết.
Bùi Minh hít nhè nhẹ như muốn thu gọn vào lồng ngực lực lưỡng mùi hương thơm mát độc đáo của da thịt Thiên Hồng mà chàng biết còn trinh nguyên. Chàng không thể dối lòng thêm nữa. Chàng đã yêu nàng bằng mối tình chân thành. Tuy nhiên, chàng không có đủ can đảm nói hết với nàng những mong ước sôi nổi giấu chặt trong lòng…
Nhìn đồng hồ, Thiên Hồng hốt hoảng:
- Đến giờ rồi, em đi đây.
Nhanh nhảu, nàng gài lại áo dài. Nhớ lại lúc Phạm Nghị ném áo nàng xuống giường, Thiên Hồng giận sôi sùng sục. Nếu có hoàn cảnh thuận tiện, nàng quyết rửa nhục.
Bùi Minh vòng tay sau lưng nàng, miệng hạ xuống. Thiên Hồng ngửa cổ, hé mở đôi môi chín mọng, hai mắt nhắm nghiền, đê mê nhận cái hôn đắm đuối của Bùi Minh.
Toàn thân run lẩy bẩy, nàng bấu lấy cánh tay rắn chắc của chàng, rồi thốt ra những tiếng ú ớ nho nhỏ, tràn đầy khoái cảm.
Thiên Hồng đã ra đến cửa. Bỗng Bùi Minh gọi giật lại, ngón tay trỏ đặt trên môi:
- Em nên cẩn thận hơn nữa.
Thiên Hồng nói, giọng cả quyết:
- Xin anh tin ở em. Lúc lên đây em đã đi vòng cửa sau, và không thấy ai em mới trèo cầu thang.
Bùi Minh hôn gửi nàng:
- Em thông minh lắm. Chào em. Tuần này, chúng mình sẽ tái ngộ nhau tại Vạn Tượng.
Thiên Hồng đi rồi, Bùi Minh lâng lâng như người say rượu. Chàng cảm thấy hối hận vì đã hứa với nàng. Chàng không hiểu sao lại có thể cam kết một cách hấp tấp như vậy.
Đành rằng chàng yêu nàng thắm thiết và nuôi hy vọng cưới nàng làm vợ, chàng đang còn nhiều công tác hệ trọng khác đè nặng trên vai, và những công tác khó khăn này không cho phép chàng hò hẹn với phụ nữ.
Bùi Minh thở dài.
Tiếng dép quen thuộc của Thiên Hồng chìm dần trong sự im lặng của đêm khuya.
Trận mưa nửa đêm đã tạnh.
Bùi Minh nhún vai, châm thêm điếu thuốc. Rồi chàng đóng cửa phòng, nhanh nhẹn bước ra ngoài.
Hành lang vắng ngắt.
Ngọn đèn 10 nến treo lắc lư ở cuối hành lang không đủ chiếu sáng những cánh cửa sơn màu xám và cái thảm lót chân dày cộm màu đen. Hai bên tường, vôi lở ra từng mảng lớn, trông nham nhở như da mặt của người gái chơi về già bị mốc meo vì trát phấn quá nhiều.
Bùi Minh nhìn xuống đường.
Con đường nhựa đen sì nằm duỗi giữa hai rặng cây khẳng khiu. Gió thổi rào rào, những hạt mưa đọng lại trong lá đua nhau rơi xuống mặt đất. Quang cảnh ban đêm ở Hà Nội buồn lạ lùng.
Chép miệng, Bùi Minh tiến về phía thang gác.
Xuống gần tới nhà dưới, chàng dừng lại. Tên gác bin đinh chắc đã ngủ mê mệt từ nửa đêm. Bin đinh có hai lối ra vào, chàng thường đi bằng cửa sau, vì cửa này ăn thông ra một ngõ hẻm luôn luôn tối om.
Một lát sau, Bùi Minh vòng vào đường Hàng Chiếu.
Ngoại trừ những xa phu ngủ gà ngủ gật trên càng xe, đường phố không còn một ai. Đèn điện trong nhà cũng tắt hết. Xa xa, vẳng lại tiếng gió khuya rít trên bờ đê. Bùi Minh tưởng như nghe cả tiếng sóng réo nỉ non dưới sông Hồng quái đản.
Tới ngã tư, chàng tạt vào dưới mái hiên.
Chàng loay hoay rút thuốc lá ra hút. Tuy nhiên, nếu ai nhìn xuyên qua màn tối thì sẽ nhận ra cặp mắt sáng như điện của chàng. Giả vờ đánh diêm, Bùi Minh đảo mắt quan sát tứ phía.
Tới khi chắc chắn không bị ai theo, chàng mới ung dung hút thuốc lá rồi rẽ vào một con đường nhỏ.
Nơi chàng đến là một ngôi nhà hai tầng nhỏ xíu, nằm gọn trong xó đường, đối diện toà biệt thự cổ đổ nát vì bom đạn từ nhiều năm trước mà chưa được trùng tu.
Tuy trời tối như hũ nút, Bùi Minh vẫn nhận ra từng phiến đá, từng viên gạch của căn nhà quen thuộc này. Dưới nhà có một cánh cửa gỗ xiêu vẹo. Đẩy vào, khách sẽ đặt chân lên một nền gạch ướt át và mốc meo quanh năm. Đâu đây có tiếng muỗi đói vo ve. Vài con dơi đập cánh sàn sạt trong góc nhà, tạo ra một âm thanh rùng rợn.
Bùi Minh xô cửa. Cánh cửa nghiến vào bản lề, nghe nhức đầu. Chàng bước vào bên trong.
Nhưng chàng chưa đi thẳng. Chàng còn nán lại vài ba phút để kiểm soát lần nữa xem có thật là không bị ai theo dõi hay không, hay là đối phương đã khôn ngoan núp trong xó tối.
Thời gian ở Hà Nội, chàng đã tiêm nhiễm thói quen thận trọng này và cảm thấy không thể nào cẩu thả được. Đối với người ngoài cuộc thì có lẽ sự quan tâm thái quá này không cần thiết, song đối với chàng thì càng chu đáo chừng nào càng hữu ích cho chàng và cho Tổ quốc chừng nấy.
Bất giác, Bùi Minh rờn rợn sau gáy.
Chàng quay người lại.
Tứ bề vẫn tối om. Đàn muỗi khát máu từ trong cầu thang xiêu vẹo bay ra, đập cánh cửa vào mặt chàng. Chàng không thấy gì hết, ngoại trừ một mảng cửa sổ do ánh điện từ đầu đường Hàng Chiếu in lên bức tường trên phía trước.
Chàng buông thõng cánh tay xuống ngang sườn, người hơi đổ về đằng trước, sửa soạn đối phó, nếu có sự bất trắc. Nhưng không, trong ngôi nhà quạnh hiu chỉ có một mình chàng với bóng đêm khuya khoắt.
Men chân tường, chàng tiến sâu vào.
Rồi chàng đứng lại nghe ngóng. Tay chàng đặt vào quả nắm cửa.
Vũ Hoá đang đợi chàng ở trong. Đúng hơn, ở dưới hầm.
Bùi Minh quỳ gối, xô tấm gỗ dày sang bên, để lộ cái lỗ hình tròn. Trước kia, lối này dẫn xuống hầm chứa rượu. Chủ nhân, một nhà trồng tỉa triệu phú người Pháp, đã cho xây dưới nền biệt thự một cái hầm bằng bê tông cốt sắt kiên cố để cất giữ những thùng rượu ngon quý giá từ bên chính quốc chuyển sang. Đến khi biệt thự bị oanh tạc, không còn nhớ tới con đường hầm này nữa.
Vũ Hoá ngụ trong một gian phòng kế cận. Sau một tuần lễ tìm tòi, chàng đào được một lối ăn thông với hầm rượu. Xuống hết cầu thang xi măng, Bùi Minh đếm đủ 9 bậc - chàng còn phải đẩy một cánh cửa sắt nặng nữa mới đến chỗ hẹn với Vũ Hoá.
Dưới ánh bạch lạp leo lét, Vũ Hoá ngồi hút thuốc lá. Hai cây nến trắng cắm trên phiến đá chiếu bắt bóng chàng lên tường, trông lung linh như ma trơi ngoài nghĩa địa.
Trạc ba mươi, Vũ Hoá có cặp râu mép đạo mạo, với đôi kính cận thị gọng đồi mồi, mớ tóc quăn thiên nhiên cắt ngắn, và cái vai tròn, dầy, biểu lộ một sức khoẻ được luyện tập thường xuyên.
Vũ Hoá mặc áo sơ mi ngắn tay màu xám nhạt, may bó lấy người, khiến các bắp thịt nảy nở được cơ hội phô trương một cách thoả thích và kiêu hãnh.
Bên cạnh Vũ Hoá là một cái thùng gỗ lớn. Phía trên, Bùi Minh thấy một cái hộp dài hình chữ nhật, hao hao như va li đựng quần áo. Tuy Bùi Minh tới gần, Vũ Hoá vẫn không đứng dậy. Chàng chỉ nheo mắt chào Bùi Minh rồi lặng lẽ quay ra mở va li.
Bùi Minh hỏi:
- Anh nhận được tin tức mới chưa?
Vũ Hoá lắc đầu:
- Chưa. Cơ sở Hàng Giấy vừa bị lộ.
Bùi Minh biến sắc:
- Anh chị em bị bắt hết không?
Vũ Hoá đáp:
- Hết.
Chẳng nói, chẳng rằng, Bùi Minh ngồi xuống cạnh bạn rồi kéo cây nến lại gần cho sáng trong khi Vũ Hoá loay hoay với sợi dây thép nhỏ mà chàng vừa kéo từ trong va li. Bề ngoài, đó là va li như hàng trăm va li được bày bán ở phố Hàng Hòm, nhưng mở ra thì lại là một điện đài tối tân với tầm hoạt động cực mạnh.
Vũ Hoá buộc một đầu dây thép vào cái lan can bằng sắt đen xì rồi mở nút cho máy chạy. Bùi Minh lúi húi viết. Ba phút sau, chàng đưa mảnh giấy đen nghịt chữ cho Vũ Hoá:
- Phiền anh chuyển giùm bức điện này. Tôi sợ địch phăng ra chỗ đặt điện đài nên đề nghị với anh lát nữa chúng mình dọn đi nơi khác.
Sực nhớ ra, chàng hỏi Vũ Hoá:
- Địch có hy vọng tìm ra trụ sở hiện tại của mình không?
Vũ Hoá nhún vai:
- Hồi tối, tôi thoáng thấy một bọn lạ mặt lảng vảng ở đầu ngõ. Có lẽ họ là nhân viên mật vụ.
Bùi Minh giật mình:
- Sao anh không báo cho tôi biết?
Vũ Hoá ngẩng lên nhìn bạn, vẻ mặt hơi ngạc nhiên:
- Cơ sở Hàng Giấy bị khám phá, các liên lạc viên bị bắt, tôi biết tìm anh ở đâu mà báo tin. Hừ, nguyên tắc phản ngăn… bây giờ, tôi mới thấy nguyên tắc phản ngăn là bất lợi…
Nghe bạn nói, Bùi Minh mới nhớ ra nguyên tắc phản ngăn được coi là nền tảng hoạt động của Tổ chức ở Bắc Việt. Theo nguyên tắc phản ngăn cứng nhắc này, chàng biết địa chỉ của Vũ Hoá mà Vũ Hoá không biết địa chỉ của chàng. Có lẽ Vũ Hoá không biết tên thật của chàng là gì nữa.
Cũng như mọi nhân viên khác, Vũ Hoá là một con chốt vô danh, ngày đêm hoạt động trong hoàn cảnh bí mật oái oăm tuyệt đối, với thần Chết luôn luôn rình rập sau lưng.
Ngọn đèn trong điện đài phụt cháy.
Ngón tay thành thạo của Vũ Hoá nhấn cây cần mã tự bóng loáng bồ hôi. Tạch tè, tè tạch, tạch tè…
Tiếng cần mã tự kêu đều đều, phá tan bầu không khí im lặng đến rùng rợn của nhà hầm thanh vắng.
Hai con chuột cống đuổi nhau trên đống gạch đá lổn nhổn phát ra âm thanh chin chít chói tai. Gió lạnh chui qua khe cửa thổi vào ngọn đèn cầy rung rinh như muốn tắt.
Bồ hôi trán vã như tắm trên vầng trán rộng nhẵn thín của Vũ Hoá. Chàng lại ngước lên, giọng hơi thay đổi.
- Quái lạ, Sài Gòn vẫn chưa nhận được đài hiệu.
Nhìn đồng hồ tay, Bùi Minh hỏi:
- Lệ thường, trong bao nhiêu lâu thì đài Sài Gòn trả lời?
- Hễ tôi đánh đi thì Sài Gòn lên tiếng lập tức. Đã ba phút rồi, họ vẫn im lìm. Tôi sợ…
- Anh thử cố gắng một phút nữa xem. Bức điện này rất quan trọng.
- Tôi xin ráng sức. Nhưng không thể nào kéo dài trên bốn phút.
Vũ Hoá dán mắt vào điện đài.
Mạch máu hai bên thái dương của chàng cũng căng phồng, tố cáo một sự tập trung tư tưởng mạnh mẽ.
Trong khi ấy, Bùi Minh thọc tay vào túi quần, điếu thuốc thơm phì phèo trên miệng đã tắt ngấm. Thái độ bình tĩnh của chàng chứa chất một sự lo âu khác thường.
Đột nhiên, Vũ Hoá đứng phắt dậy.
Ngọn đèn đỏ ở góc trái điện đài vừa bật lên rồi tắt.
Rồi bật, tắt.
Ngọn đèn chạy bằng bin này được nối liền với cửa phòng của Vũ Hoá bên trên. Đèn điện bật tắt liên hồi, báo hiệu người lạ mở cửa và bước vào phòng.
Bùi Minh nhìn bạn, giọng vẫn không run:
- Báo động phải không?
Vũ Hoá gật đầu nhè nhẹ. Bùi Minh đảo mắt quanh hầm:
- Anh để tôi lên xem sao.
Vũ Hoá gạt đi:
- Không được. Tôi quen đường hơn anh.
Vừa nói, chàng vừa cho tay vào túi lấy khẩu Béretta nòng ngắn, lên đạn đánh soạch vào nòng. Rồi vỗ vai Bùi Minh:
- Tôi hy vọng không phải Công an đến thám. Phiền anh đợi một lát. Không lâu đâu. Nhiều lắm là 5 phút.
Gương mặt đăm chiêu của Bùi Minh trở nên lầm lì như tảng đá. Khi nguy hiểm chưa xảy ra, chàng thường băn khoăn, nhưng đến lúc phải đối diện với thần Chết thì chàng lại gan dạ, bình tĩnh, vô cùng gan dạ, bình tĩnh.
Chàng nắm chặt tay bạn. Vũ Hoá mỉm cười:
- Anh đừng ngại. Làm nghề như anh và tôi, thì trước sau cũng một lần mà thôi. Tôi tin là chẳng có chuyện gì bất trắc. Nếu có nữa thì cũng là dĩ nhiên. Ít ra địch phải giết được tôi rồi mới xuống hầm này được. Tôi sẽ trì hoãn cho đến khi anh chuyển xong bức điện. À này…
- Gì anh?
- Buồn cười quá, đã lâu tôi định hỏi anh mà cứ quên đi. Làm việc dưới quyền anh đã nửa năm rồi mà tôi chưa được hân hạnh biết tên anh là gì.
- Hiện nay, người ta gọi tôi là Bùi Minh.
- Anh lập gia đình chưa?
- Chưa.
- Nếu công việc trót lọt, tuần tới tôi sẽ được xuất nhập. Người yêu bé bỏng của tôi đang đỏ mắt chờ đợi ở Sài Gòn. Nàng đinh ninh là tôi sang Pháp du học. Còn anh?
- Hừ, bọn mình đều giống nhau như giọt nước. Tôi cũng có người yêu. Cuối năm nay, chúng tôi sẽ làm lễ thành hôn. Cầu trời cho anh có mặt khi ấy để nâng ly rượu mừng.
- Ha ha, cảm ơn anh chị trước. Bây giờ chúng ta tạm biệt. Nếu chẳng may tôi phải ở lại, còn anh thoát hiểm trở về và được gặp lại ông tổng giám đốc thì báo cáo giùm là tôi rất bằng lòng về những công việc đã làm tại Hà Nội. Ngoài cô tình nhân hay làm nũng, tôi còn mẹ già. Vâng, mẹ tôi đang sống ở Sài Gòn, đường Trần Quốc Toản, gần chợ Cá, cái chợ tanh tưởi nhất Đông Nam Á ấy mà… Xin anh nhắc lại cho ông Hoàng nhớ.
Bùi Minh định tìm một câu nói thích hợp để an ủi bạn nhưng Vũ Hoá đã nhanh nhẹn biến mất vào bóng tối dày đặc.
Chàng nghe tiếng chân của bạn im dần, trong lòng nao nao. Cử chỉ lơ đãng, chàng kiểm điểm lại khẩu súng lục quen thuộc còn nguyên 8 viên đạn.
Trừ khi địch phục sẵn bên ngoài bằng tiểu liên và bắn chéo chữ X, chàng khó có thể bị triệt hạ trong loạt đạn đầu tiên. Mỗi viên đạn chì của chàng sẽ loại được một nhân viên Công an thiện xạ của địch.
Đèn trong điện đài vừa sáng trở lại. Sài Gòn lên tiếng sau mấy phút im lặng ghê gớm.
Nhưng ngón tay của Bùi Minh vừa chạm cần mã tự thì một phát súng nổ vang. Rồi hàng loạt khác tiếp theo chát chúa. Đàn dơi trong hầm hốt hoảng sợ vung cánh bay tới tấp.
Trong một phần vi phân của giây đồng hồ, Bùi Minh nhẩm lại trong óc bản đồ của hầm rượu. Một con đường nhỏ dài 10 thước dẫn từ phòng Vũ Hoá xuống hầm.
Nghe súng nổ, Bùi Minh biết là cuộc đụng độ đã diễn ra giữa Vũ Hoá và nhân viên công an. Phát súng đầu là của Vũ Hoá. Vành tai Bùi Minh đã quen với âm thanh của nhiều loại súng khác nhau nên chàng không thể lầm được tiếng nổ rền rĩ của khẩu Béretta.
Điều này có nghĩa là Vũ Hoá bị vây, biết không có lối thoát nên bắn súng báo động cho chàng. Bùi Minh nhấn lia lịa vào cây cần mã tự. Chàng mới chuyển được phần đầu của bức mật điện quan trọng.
Bỗng cánh cửa mở toang.
Vũ Hoá chạy vào, khẩu Béretta bốc khói nghi ngút. Nhưng đến giữa phòng chàng ngã khuỵu xuống, văng súng vào góc, miệng thốt một tiếng đau đớn:
- Bị… rồi.
Hai phát súng từ cuối đường hầm tối om vọng ra, tiếp theo tiếng kêu của Vũ Hoá. Nhanh như chắp cánh, Bùi Minh vung tay gạt đổ ngọn bạch lạp. Trong hầm không còn tia sáng nào nữa. Quằn quại trên nền đất lồi lõm, Vũ Hoá bảo bạn:
- Trốn đi anh, bọn chúng đông lắm.
Bùi Minh dựa lưng vào tường, tay trái hườm sẵn cò súng, tay phải vẫn thoăn thoắt trên điện đài. Bức điện gửi về Sài Gòn còn giá trị gấp trăm, gấp ngàn tính mạng của chàng. Nhiệm vụ của chàng là đánh hết bức điện.
Nhưng lạ lùng xiết bao, ngọn đèn trong điện đài vụt tắt. Bùi Minh vội vàng ấn nút và thử các mối dây. Ngọn đèn báo hiệu vẫn không chịu sáng lại. Định mạng đã run rủi cho điện đài bị hỏng giữa lúc Bùi Minh cần liên lạc sinh tử với tổng đài trung ương Sài Gòn.
Một phát súng nổ đoàng.
Bùi Minh nhìn thấy nhiều tia lửa đỏ ối ngang dọc trong hầm. Đúng như Vũ Hoá báo cáo, nhân viên Công an rất đông. Ít ra cũng nửa tiểu đội.
Trong tiếng súng nổ dữ dội, không hiểu sao Bùi Minh vẫn nghe rõ hơi thở rồn rập của bạn.
Và tuy bị thương, Vũ Hoá vẫn nghĩ đến sinh mạng của Bùi Minh hơn là bản thân. Thu tàn lực vào hai chân, Vũ Hoá vùng dậy.
Hồi nãy, chàng trèo lên phòng thì chạm trán ba công an viên chờ chàng súng lục lăm lăm, vẻ mặt đầy sát khí. Vũ Hoá không còn giải pháp nào nữa, ngoài việc liều mạng tấn công.
Phát khai mào cắm giữa ngực tên đứng gần chàng nhất. Hắn ngã xuống như người vô ý bị trượt chân trên sàn nhà bóng loáng. Tên thứ hai hấp tấp nhả đạn.
Sự hốt hoảng này đã cứu Vũ Hoá. Chàng vung tay, hắn trúng đạn vào mặt. Tuy nhiên, chàng không có thời giờ chế ngự tên công an còn lại. Chàng quay mũi súng, chưa kịp tấn công thì bị thương vào bả vai. Chàng nghiến răng chịu đau, bắn trả lại.
Viên đạn thứ hai xuyên qua đùi chàng. Rồi ba công an viên khác hùng hổ chạy vào.
Vũ Hoá muốn trì hoãn thêm vài ba phút, cốt cho Bùi Minh chuyển xong bức điện và tẩu thoát. Nhưng chàng chỉ còn lại 4 viên đạn trong nòng súng, trong đó một viên bị thối.
Chàng đành rút xuống hầm. Nhưng chàng vẫn núp sau cửa, sửa soạn dùng 4 viên đạn còn lại để tạm thời cản bước tiến của địch. Vũ Hoá không biết rằng Công an mang theo một ngọn đèn pha lớn, có thể chiếu đường hầm sáng như ban ngày.
Lùm sáng loé mắt làm Vũ Hoá rợn tóc gáy. Chàng nhả một phát đạn. Ối một tiếng, lại một đối phương nữa ngã gục. Nhân viên Công an đáp lại hàng tràng ròn rã.
Trong nòng chỉ còn hai phát, hai phát cuối cùng. Chàng không dám bắn nữa, vì cần để dành cho mình.
Cũng vì thế mà chàng bị trọng thương. Dưới ánh đèn sáng rực, địch đã nhận ra chàng. Song chàng đã nâng khẩu Béretta lên: đoàng một tiếng, ngọn đèn tắt phụt.
Tuy nhiên địch đã bắn tua tủa vào chàng. Vũ Hoá không biết bị thương vào đâu, vì mùi máu làm chàng hăng say, quên cả đau đớn và nguy hiểm. Chàng men tường, chạy nhanh tới chỗ Bùi Minh sử dụng điện đài.
Một loạt đạn đinh tai nhức óc của địch làm Vũ Hoá phục hồi sức mạnh và lồm cồm dậy.
Vũ Hoá tự biết không còn sống thêm được bao lâu nữa. Máu từ ngực tuôn ra như suối. Mặc dầu đã kiệt sức, chàng cảm thấy vẫn còn có thể ngăn cản đối phương lại gần điện đài.
Trong bóng tối thấp thoáng, một hình người hiện ra giữa khung cửa. Hắn vừa lảy cò thì Vũ Hoá nhảy xổ tới, ôm ngang lưng.
Khi ấy, Vũ Hoá khoẻ dội lên như được uống tiên dược. Chàng còn khoẻ hơn cả khi lành mạnh, một mình có thể đẩy xe cam nhông như chơi. Nắm được cổ áo của địch, Vũ Hoá xô hắn ngã xuống, đè lên và xiết chặt hai ve áo.
Chàng xiết nữa, xiết chặt nữa. Nạn nhân kêu ằng ặc. Vũ Hoá gục đầu vào ngực hắn. Hai viên đạn nữa đâm vào ngực chàng. Chàng ôm cứng tên Công an đã chết, miệng mấp máy dường như muốn gọi:
- Bùi Minh, vĩnh biệt anh.
Thật ra, trước khi bước sang thế giới bên kia, Vũ Hoá nghĩ đến mẹ ở Sài Gòn. Vì bổn phận làm trai, chàng tự ý xin ra hoạt động tại Bắc Việt. Mẹ chàng không biết chàng đi đâu. Nghe tin chàng chết, mẹ chàng sẽ buồn, và khóc sưng húp mắt, nhưng rồi sẽ hãnh diện khi biết chàng hy sinh ngoài tiền tuyến.
Trước cặp mắt sáng ngờ hoàn toàn lạc thần, Vũ Hoá đã dành một phần tâm tư cho ông Hoàng. Chết đi chàng không hề luyến tiếc tuổi thanh xuân, cái tuổi mà phần đông cống hiến cho ái tình lãng mạn đôi lứa… Chàng chỉ nhớ tới lời nói hiền từ và chân thành của ông tổng giám đốc sở Mật vụ già nua gương mẫu.
Thế là hết.
Ban đêm vô tận đã xâm nhập tâm hồn Vũ Hoá.
Cách 5 thước, Bùi Minh chứng kiến tấm thảm kịch từng giây, từng phần mười giây đồng hồ. Song chàng không thể nào cứu bạn được. Chàng còn hai việc quan trọng phải làm trong vòng một phút: thứ nhất, chuyển nốt bức điện cho Sài Gòn, thứ hai, phá huỷ điện đài, không được để lọt vào tay địch.
Bùi Minh không thể đánh tiếp mã tự, vì điện đài đã hỏng. Chỉ còn việc thứ hai, phá huỷ điện đài. Lệ thường, chàng phải nối hai mối dây điện vào nhau, rồi tuỳ theo thời gian đã định, điện đài sẽ phát nổ, do một hoá chất cực mạnh gây ra. Nhưng điện đài đã hỏng, bộ phận điện không thể châm ngòi nổ được nữa.
Vặn mình sang bên để tránh tia đèn bấm soi mói, Bùi Minh không mảy may bối rối. Trong đời điệp viên, chàng đã nhiều lần vào sinh ra tử như đêm nay.
Chàng biết Vũ Hoá đã chết, chết cho chàng. Song chàng lại coi sự hy sinh của Vũ Hoá là chuyện dĩ nhiên, vì nếu ở vào hoàn cảnh của Vũ Hoá, chàng cũng sẽ làm như vậy. Đành rằng Vũ Hoá có cảm tình với chàng, Vũ Hoá đã nghĩ tới bức điện, tới công tác nhiều hơn là tình bạn keo sơn.
Những tia lửa da cam loé sáng.
Bùi Minh bắn trả. Một tiếng ối hãi hùng… Bùi Minh biết là đã bắn trúng. Chàng ngồi thụp xuống sau một cái thùng gỗ. Quả nhiên, một loạt đạn bắn xả vào chỗ chàng đứng nửa phút trước.
Bùi Minh mỉm cười bí mật. Địch đã mắc mưu chàng. Nhờ đạn của địch, chàng có thể phá huỷ được điện đài. Chàng nằm rạp xuống đất, lặng lẽ bò ra xa.
Tiếng thét dõng dạc nổi lên:
- Hàng đi. Tôi cho anh hai phút. Nếu không miễn cưỡng tôi phải dùng lựu đạn.
Bùi Minh cầm hòn gạch ném vào nơi đặt điện đài. Ba phát súng nổ theo.
Rồi ầm một tiếng dữ dội. Nhà hầm rung chuyển như bị động đất. Bùi Minh đã bò ra đến gần miệng hầm. Bất giác, chàng cảm thấy dạ dày đau thắt lại. Nếu Công an đã biết lối xuống hầm, thế tất phải biết cả con đường thoát thân kín đáo này. Họ chỉ cần mai phục một tay súng trong hẻm tối là hạ chàng dễ ớn như trở bàn tay.
Hơn bao giờ hết, Bùi Minh cần phải sống. Chàng phải sống, không phải sống cho chàng, sống cho người yêu sắp lên đường qua Vạn Tượng. Chàng phải sống đến phút trình với ông Hoàng những điều vô cùng hệ trọng mà chàng vừa khám phá.
Bùi Minh thoăn thoắt trèo lên cầu thang. Mùi xi măng ẩm mốc hắt vào mũi chàng.
Đột nhiên, đèn điện vụt sáng. Trước mặt Bùi Minh hiện ra một Công an viên mặc đồng phục xám, khẩu tiểu liên tòn ten trước ngực. Phát đạn của Bùi Minh trúng giữa trán địch, khoan một lỗ tròn, đút vừa điếu thuốc lá. Với viên đạn thứ hai, chàng bắn tan bóng đèn trên trần.
Nhà hầm lại tối như cũ.
Bùi Minh xô phiến gỗ sang bên. Nhiều tiếng súng vu vơ đáp lại. Chàng co chân nhảy lên, cặp mắt sáng quắc nhìn qua màn tối. Bên trên là cái sân rộng.
Bùi Minh không thấy gì khả nghi, ngoại trừ quang cảnh điêu tàn quen thuộc của toà biệt thự bị bom đạn tàn phá. Chàng rảo bước ra đầu hẻm.
Bùi Minh đứng lại, nghe ngóng. Tiếng giày xăng đá vừa lọt vào tai chàng. Một tên Công an đứng gác chềnh ềnh ngoài cửa biệt thự. Bùi Minh tiến đến sau lưng hắn.
Sống bàn tay chàng phạt thật mạnh ngang cuống họng. Phát atémi này đủ sức đánh ngã một vô địch quyền Anh nặng trăm cân. Nạn nhân gục xuống, không kịp kêu cứu.
Bùi Minh lột bộ đồng phục công an mặc vào người. Ngoảnh lại phía sau, chàng thấy ánh đèn bắt đầu sáng lại, và nghe tiếng ra lệnh oang oang.
Nhún vai, chàng đi ra đường Hàng Chiếu. Một đoàn xe Công an sơn xanh đậu dài trên đường. Chàng nghe gọi:
- 720 đi đâu đấy?
À ra tên Công an mà chàng vừa hạ sát mang số 720. Bùi Minh băn khoăn: có thể kẻ vừa gọi là bạn của 720. Như vậy hắn có thể nhận ra giọng nói.
Chàng bèn nhăn răng ra cười. Ánh đèn đường chiếu vào hàm răng trắng bóng của chàng.
- 720 cười gì thế?
Bùi Minh vừa cười, vừa bước nhanh. Trong nháy mắt, chàng đã tới một hẻm khác. Hẻm này tối om, dẫn đến sân vận động cũ, sau chợ Đồng Xuân. Chàng tưởng là thoát hiểm, ngờ đâu tên Công an lẽo đẽo chạy theo, gọi giật:
- 720, mày đi đâu đấy?
Bùi Minh dừng bước, thản nhiên chờ địch tới gần. Giờ đây chàng không cần tránh mặt nữa. Bọn Công an ngoài đường Hàng Chiếu không thể nhìn thấu vào trong hẻm.
Chàng cười gằn:
- Đi đâu, mày hỏi làm gì?
Dường như tên Công an biết là bị lầm. Nhưng hắn biết được đã muộn. Bùi Minh không thể tha chết cho hắn vì chàng phải bảo vệ mạng sống của chàng.
Phát atémi ghê gớm phóng ra, làm tên Công an loạng choạng. Bùi Minh bồi thêm ngọn cước bất thần vào bụng. Địch rơi vào vũng nước, kêu bõm một tiếng. Bùi Minh rượt theo, đánh thêm một atémi.
Lần này, đối phương hoàn toàn hết thở. Hắn giãy đành đạch trong vũng nước đầy bùn, rồi nằm yên như con cá vừa bị chặt đầu trên thớt.
Bùi Minh phủi tay, biến vào bóng tối. Trong khi ấy, tiếng còi tu huýt vang lên.
Z.28 Z.28 - Người Thứ Tám Z.28