Số lần đọc/download: 5634 / 118
Cập nhật: 2014-12-24 16:52:31 +0700
Kế Một Mũi Tên Trúng Hai Đích
T
riều Thác là một trọng thần thời Văn, Cảnh Đế. Ông rất thông minh, thường xuyên có mưu sách hay có tác dụng lớn đối với việc làm yên xã tắc, rất được triều đình tán thưởng.
Đầu nhà Hán, vì loạn chiến kéo dài, kinh tế vô cùng yếu kém, từ thời Lưu Bang đến Văn, Cảnh Đế, triều đình áp dụng chính sách kinh tế chăn nuôi, trồng trọt. Để giảm bớt gánh nặng của nông dân, triều đình từng áp dụng một số chính sách có lợi cho việc phục hồi và phát triển nông nghiệp. Trong đó quan trọng nhất là miễn thuế điền. Thế nhưng nếu miễn giảm quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến ngân khố. Lúc đó Triều Thác nghĩ ra một kế là: "nhập thóc lúa, bán tước vị". Và đây là chính sách trụ cột, có tác dụng lớn lúc đó. Triều Thác đưa ý kiến: "Thực lực của thương nhân ngày càng mạnh bọn họ nắm trong tay hàng hóa, thao túng vật giá, cho vay nặng lãi, thậm chí còn làm cho tiểu nông phá sản. Như thế chứng tỏ, không thể xem nhẹ vai trò của họ. Trước đây chính sách "trọng nông khinh thương", khiến cho thương nhân trở thành lực lượng tách rời, đối lập với triều đình. Chính sách này cần thay đổi, có thể cho họ dùng lương thực thóc lúa để chuộc tội hay mua tước vị. Như thế kho tàng triều đình luôn đầy ắp mà có thể thực hiện chính sách giảm thuế điền cho nông dân. Thương nhân mua thóc của nông dân, giá thóc sẽ nâng cao, có lợi cho dân, thương nhân thì có chức vị, nâng cao địa vị chính trị, cả ba: triều đình, thương nhân, nông dân đều có lợi lớn." Hán văn Đế đồng ý, năm 168 trước Công nguyên hạ lệnh cho mua tước vị Việc này tạo một cơn sốt, thương nhân lập tức đổ xô mua thóc lúa đổi lấy chức vị. Kho tàng được một lượng lương thực đủ dùng 5 năm.
Thực ra thời đầu nhà Tần, Thương Ưởng đã thực hiện chính sách để cho người dân, thương nhân mua tước vị trong quân đội trong sản xuất nông nghiệp v.v... Nước Tần đã có một số lượng lớn các quan tước kiểu này. Sau đó, Tần thực hiện "trọng nông khinh thương" chức tước của thương nhân bị bãi đi. Nhà Tần thống nhất, hòa bình lập lại sau chiến tranh, chức tước trong quân đội không còn, chỉ còn tồn tại trong dân và chủ yếu rơi vào tay nông dân. Đầu Hán, Lưu Bang càng xem nhẹ thương nhân hơn do đó vị trí của họ trên lĩnh vực chính trị không có gì thay đổi.
Triều Thác nhìn thấy xu hướng phát triển, lợi dụng bối cảnh lịch sử đặc thù kịp thời đưa ra chính sách "đổi thóc lấy tước” có thể gọi là một mũi tên trúng ba đích, quốc gia có lương thực, nông dân có tiền, thương nhân có địa vị. Chính sách này quả có tác dụng đối với nhà Hán.
Trên thương trường ngày nay, kế sách một mũi tên trúng ba đích, thậm chí bốn, năm đích thường đem lại kết quả tốt cho kinh tế, xã hội.
Huyện Vạn, Tứ Xuyên, Trung Quốc có một ông chủ tên là Mâu Kỳ Trung, ông sáng lập công ty Nam Đức. Tháng 3 năm 1992, tập đoàn này gây chấn động giới kinh tế Trung Quốc bởi tin: Hơn một vạn tấn vật tư ứ đọng của 300 doanh nghiệp trong nước đã được ông đổi lấy 4 chiếc phi cơ chở khách loại lớn 154 M của Nga cho hãng hàng không Tứ Xuyên. Thông qua việc "thiết kế thị trường" kiểu này, tập đoàn Nam Đức thu được 128 vạn tiền môi giới. Lần kinh doanh này ảnh hưởng đến hai quốc gia, dùng 2,4 tỉ franc Thụy Sĩ, 4 chiếc phi cơ chở khách cỡ lớn, hơn 1 vạn tấn hàng mà chỉ với thời gian 3 năm, quả thật là kỳ tích.
Công ty Nam Đức đầu tiên đã nghiên cứu kỹ thị trường, và luật pháp hai nước, biết được một số điều:
Thứ nhất phi cơ của Nga đang ế ẩm, thứ hai, quần áo, thực phẩm, cơ giới Trung Quốc ứ thừa, thứ ba, nhu cầu của hai bên lớn và thứ tư, chính phủ hai nước khuyến khích hàng đổi hàng.
Thông qua thời gian dài đàm phán, Công ty Nam Đức được hai phía tin tưởng. Xưởng sản xuất máy bay của Nga đồng ý giao hàng trước. 4 chiếc phi cơ cỡ lớn đáp xuống Thành Đô trước kỳ hạn. Nhưng công ty hàng không Tứ Xuyên lúc đầu không có tiền trả. Nam Đức dùng 4 chiếc máy bay làm tài sản của công ty, thế chấp vay tiền ngân hàng. Ngân hàng cho vay số tiền đó. Công ty Nam Đức lập tức thỏa ước với hơn 300 xí nghiệp trong nước, còn bỏ tiền ra trước, để các xí nghiệp này lập tức chuyển hàng cho Nam Đức. Sau khi sự việc kết thúc thành công, mấy bạn hàng liền đến cảm ơn Nam Đức.
Giám đốc xưởng sản xuất máy bay cảm ơn vì Nam Đức đã giúp ông tiêu thụ 4 chiếc máy bay. Hơn nữa lại cung cấp cho ông hơn 50 xe hàng đang khan hiếm ở Nga, ông nhanh chóng tung hàng ra thị trường và kiếm một khoản tiền lớn.
Giám đốc công ty hàng không Tứ Xuyên cảm ơn Nam Đức vì đã giúp ông mua được 4 chiếc máy bay kịp thời vụ kinh doanh, vận chuyển, thu được không ít lợi nhuận.
Các công ty xí nghiệp và lãnh đạo trong nước cảm ơn Nam Đức vì đã giúp họ tiêu thụ được lượng hàng ứ đọng.
Thậm chí ngân hàng vui mừng vì đã có một khách hàng vay số tiền lớn, trả nợ đúng hẹn.
Vụ làm ăn này có phải là một mũi tên, trúng ba đích không? Làm sao mà thành công? Mâu Kỳ Trung nói ra bí quyết của mình: "Có thể nói tôi là một diễn viên đa năng trên sàn diễn. Sản xuất máy bay tôi không thể giỏi bằng giám đốc nhà máy sản xuất máy bay Gubixphu của Nga, về hàng không tôi không giỏi bằng lãnh đạo hãng. Về đồ hộp tôi không bằng giám đốc nhà máy đồ hộp Vạn Huyện. Nhưng người Nga không biết 0,11 tỉ dân Tứ Xuyên đang cần phi cơ ra sao, người Tứ Xuyên lại không biết làm thế nào mua được phi cơ với giá hợp lý. Giám đốc sản xuất đồ hộp không biết bên Nga người ta xếp hàng để mua nó khó khăn ra sao. Còn tôi thì tôi biết rõ tất cả.