They say love is blind…and marriage is an institution. Well, I’m not ready for an institution for the blind just yet.

Mae West

 
 
 
 
 
Tác giả: Aziz Nesin
Dịch giả: Đưc Mẫn
Biên tập: Bach Ly Bang
Upload bìa: Bach Ly Bang
Số chương: 67
Phí download: 7 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1807 / 73
Cập nhật: 2015-09-24 02:51:05 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Đôi Giày Chật
ếu lần đầu tiên bạn đến chơi nhà bố mẹ của cô gái mà bạn quyết định sẽ cưới, tôi khuyên bạn hãy đi đôi giày bé hơn chân mình độ hai – ba số. Bảo đảm chắc chắn sẽ thành công.
Phải, phải, nếu trong lúc đi hỏi vợ mà bạn mang giày chật, thì hãy coi như đám cưới của bạn và vị hôn thê đã được chấp thuận. Thậm chí nếu cô gái không đồng ý thì bố mẹ cô ta cũng sẽ bắt cô ta phải lấy bạn.
Tôi rút ra chân lí này từ cách đây nhiều năm, khi anh bạn Netzhet của tôi đang yêu. Chúng tôi, các bạn bè của anh ta, thực tâm thương xót cho anh chàng tội nghiệp. Anh ta xọp hẳn đi, bỏ cả công ăn việc làm.
Một hôm tôi hỏi anh ta:
– Thế cô gái có yêu cậu không?
– Còn phải nói?
– Thế thì cưới cô ta đi?
– Cưới đi! Nói thì dễ lắm! Nhưng ai là người đến nhà bố mẹ Mêlikha để ăn hỏi cho tớ? Cậu biết rồi đấy, ở Stambul này tớ có mỗi một thân một mình, không họ hàng thân thích. Bố mẹ tớ đều sống ở Eczênum.
– Ôi dào, vớ vẩn! Bây giờ thời buổi khác rồi. Cậu cứ đến gặp trực tiếp bố mẹ cô gái và nói: “Chúng cháu yêu nhau, con gái bác cũng đồng ý. Cháu kính xin các bác cho chúng cháu được kết hôn với nhau.”
– Bạn ơi, chả lẽ cậu còn không hiểu tớ sao? Nói một câu cho gãy gọn tớ còn không biết nói nữa là! Phải nghe chính mình nói tớ cũng thấy khó chịu rồi. Thậm chí nếu bố mẹ cô ta đồng ý hay phản đối tớ cũng chưa chắc dám mở mồm. Giá bảo tớ có cái lưỡi dẻo như cậu kia, thì chẳng cần phải đắn đo, mà đã đến thẳng xin hỏi vợ ngay.
Netzhet gầy tọp hẳn đi trước mắt chúng tôi. Một hôm anh ta đến gặp tôi.
– Cậu hãy thương tớ với, – anh ta van xin tôi. – Chỉ mình cậu mới có thể cứu tớ. Chúng ta cùng đến nhà Mêlikha và cậu hãy nói chuyện với bố cô ấy, may ra ông ta đồng ý gả con gái cho tớ.
– Cậu điên à, Netzhet! Tớ thậm chí không quen biết gì bố mẹ cô ta, sao có thể đến được?. Bố cô ta sẽ cầm gậy mà tống cổ chúng ta ra đường ấy chứ!
– Chúng ta cứ đi, – Netzhet năn nỉ. – Cậu hãy kể cho bố cô ấy chuyện gì thật buồn cười, làm ông già vui lên. Cái chính là làm sao cho ông già vui vẻ. Ông già mà đã cười thì coi như công việc của chúng ta chót lọt. Cậu hãy kể cho ông già nghe hết chuyện cười này đến chuyện khác.
– Tớ không làm được đâu, Netzhet ạ.
– Cậu phải làm được. Mêlikha đã ra tối hậu thư cho tớ. “Hoặc anh phải đến xin cưới em, hoặc chúng ta sẽ chia tay!”.
Tôi thử tìm cách can ngăn bạn tôi.
– Đừng vội, Netzhet. Cậu còn chưa hoàn thành nghĩa vụ quân sự. Nghề nghiệp của cậu có thể nói là chưa có. Cậu là ai? Một anh làm báo quèn. Lương tháng chỉ có 60 lia. Làm sao cậu nuôi được gia đình?
– Bố của Mêlikha rất giàu, – Netzhet đáp. – Cậu tưởng tớ chỉ đơn giản muốn cưới vợ không thôi? Đó còn là cơ hội duy nhất để tớ được thành người. Tớ van cậu, hãy giúp tớ! Hãy đi cùng với tớ. Hôm nay là ngày bố mẹ cô ấy có nhà.
– Netzhet thân mến ơi, tớ không thể đi được.
– Hãy là bạn bè! Hạnh phúc của tớ tùy thuộc vào cậu đấy! Đừng phá hỏng nó!
– Tôi thấy anh ta như sắp khóc đến nơi. Tôi đành đồng ý. Nhưng có một khó khăn: Đôi giày của tôi đã há cả mõm. Làm sao có thể đi ăn hỏi với bề ngoài như vậy được! Mà mua giày mới thì không có tiền. Tôi hỏi xin ứng trước tiền ở ông chủ tờ báo chúng tôi làm, nhưng ông ta kiếm cớ từ chối.
– Vừa hôm nọ anh đã xin ứng trước 10 lia rồi. Anh đang còn là con nợ của tôi đấy!
Đồ keo kiệt!
May sao ông tổng biên tập của chúng tôi là người rộng rãi hơn, ông cho tôi vay mười lăm lia cho đến kỳ lương.
Không để mất thời gian, tôi và Netzhet ra ngay chợ bán hàng nội địa, nơi có bán những đôi giày rẻ tiền nhất. Chúng tôi hỏi thì được biết: Giày cỡ số 37 giá 14 lia 75, còn cỡ từ 38 – 40 thì đắt hơn 10 lia. Tôi mang giày cỡ 38.
Chúng tôi hỏi người bán hàng:
– Tại sao giá lại chênh nhau nhiều thế?
Ông ta giải thích:
– Giày từ số 37 trở xuống được coi là giày trẻ con.
– Thật quá vô lý! – tôi nổi cáu. – Lấy của người ta thêm 10 lia chỉ vì chân nhỏ hơn người khác có một xăngtimet! Vậy tại sao tôi phải trả một đôi giày cỡ 38 bằng số tiền của một gã khổng lồ nào đó mang giày cỡ 46?
Chúng tôi không sao nói cho lão bán hàng đó hiểu ra cái sự vô lý ấy. Chúng tôi đến gặp ông phụ trách quầy bán giày đàn ông với hy vọng ông ấy hiểu được chúng tôi. Nhưng, than ôi, chúng tôi cũng không làm sao để ông này thông cảm cho. Khi đó chúng tôi đến gặp thẳng ông giám đốc cửa hàng. Ông này tuy hiểu điều chúng tôi phàn nàn, nhưng cũng không thể thay đổi gì được.
– Tôi không thể làm gì giúp các vị được, – ông ta nói rất lịch sự. – Giá đã quy định thế rồi!
Tôi không kìm được nữa và tuôn ra một tràng những lời lẽ phê phán đầy tức giận mà tôi còn nhớ bắt đầu bằng câu như thế này: “Mẹ kiếp tất cả những điều bất công vô lý!.”
– Tôi xin cảnh cáo ông, – ông giám đốc cửa hàng ngắt lời tôi. – Ngay bây giờ chúng tôi sẽ lập biên bản.
Nói tóm lại, chúng tôi không đủ tiền mua đôi giày đúng cỡ chân tôi.
– Thôi, cứ lấy đại số 37 đi vậy? – Netzhet nói.
– Nhưng tôi không xỏ vừa.
– Hãy vì tình yêu của tôi, anh hãy cố xỏ đi!
– Trời ơi, Netzhet, nhưng đôi chân tôi nó không thông cảm – vì cái này hay vì cái nọ!
Làm sao bây giờ? Tôi thương hại Netzhet quá và đành mua đôi cỡ 37. Rồi sau đó phải lấy hết sức bình sinh cố xỏ chúng vào. Nếu không có sự trợ giúp của hai người bán hàng có lẽ cũng chịu. Họ phải cố gắng đến toát mồ hôi mới nhét được đôi giày vào chân tôi. Netzhet cũng mệt phờ người. Mồ hôi từ mũi anh ta chảy từng giọt. Sau khi buộc giây cho tôi xong, anh ta nói:
– Thôi được rồi, bây giờ anh đứng lên đi!
Được dìu hai bên nách, tôi từ từ đứng dậy khỏi ghế và thét lên như người bị dao cứa vào chân.
– Ái – ái!
Cầu thánh Ala cho các bạn đừng bị cái gì trói buộc tự do của đôi chân! Giây phút này tôi mới hiểu ra tự do của đôi chân đối với con người ta cũng quý giá không kém gì so với tự do báo chí, ngôn luận hay tín ngưỡng.
– Ngài cứ đi ít lâu là nó doãng ra ngay, – người bán hàng nói với tôi.
– “Đi ít lâu!!”, nói thì dễ lắm! Bước một bước còn không nổi nữa là đi!
Netzhet phải dìu tôi bước ra ngoài. Áo sơ mi của tôi ướt đầm mồ hôi.
– Cậu đã chuẩn bị những chuyện cười để kể cho bố Mêlikha chưa? -Anh ta hỏi.
Chúng tôi bước lên xe điện.
– Lạy chúa, Netzhet, anh hãy tháo dùm đôi giày khỏi chân tôi với! – Tôi van xin anh ta.
– Cậu cố chịu một tí, đi một lúc nó doãng ra ngay ấy mà!
Tôi có cảm giác không phải đôi giày doãng ra, mà đôi chân tôi bị bóp chặt lại.
Tôi nhăn mặt vì đau đớn và rên rỉ:
– Cởi ra…!
Bao nhiêu hành khách trên xe điện đều quay lại nhìn tôi.
– Cởi ra… nhanh lên… Netzhet. Đến khi nào xuống xe tôi sẽ đi.
Hành khách, người lái tầu, người soát vé ái ngại cho tôi, xúm vào cố giúp tôi cởi đôi giày chết tiệt. Nhưng dù đã cố hết sức họ vẫn không làm sao cởi được. Đôi giày không chịu tuột ra.
Một hành khách góp ý:
– Phải cắt nó ra thôi, may ra mới cứu được anh chàng tội nghiệp!
– Ấy, không, không! Không đời nào. – Tôi ngăn họ ngay.
Tôi phải vất vả thế nào mới vay được số tiền đó? Hơn nữa, tôi vẫn còn hy vọng đi một thời gian nó sẽ doãng ra.
Vừa tập tễnh vừa kêu rên, tôi bước xuống tàu điện. Netzhet phải đỡ tôi. Tôi ngạc nhiên không biết tại sao tôi vẫn còn tập tễnh đi được. Còn Netzhet thì vẫn chỉ quan tâm đến một chuyện:
– Cậu đã nghĩ ra cái chuyện cười chưa? Thế nào cậu cũng phải làm cho bố Mêlikha cười lên đấy nhé! Chỉ cần ông ta mỉm cười thì coi như mọi việc đã xong – chắc chắn ông ta sẽ gả con gái cho tớ. Cậu cứ kể cho ông ta nghe chuyện Khôtgia Naxrêđin ấy!
Chúng tôi đến nơi. Vào đến phòng khách, tôi ngồi phịch ngay xuống chiếc ghế sa lông và đưa hai tay ôm mặt.
– Các vị đến nhà tôi có việc gì vậy? – Bố Mêlikha hỏi.
Netzhet nhìn tôi với vẻ mặt như sắp khóc. Còn tôi thì như người bị cắt mất lưỡi. Những đau đớn mà tôi đang chịu đựng thật chẳng kém gì những đau đớn mà kẻ có tội phải chịu đựng dưới địa ngục. Đến mắt tôi cũng chảy mồ hôi. Cả người, cả tay và mặt nóng bừng. Tôi cảm thấy như mình đang lên cơn sốt. Giá đo nhiệt độ lúc này chắc phải đến 430.
Netzhet nhìn tôi và hiểu rằng không thể chờ đợi gì ở tôi nữa. Thế là bỗng nhiên anh ta mở miệng nói, nói thao thao bất tuyệt không ai ngăn được! Tôi cứ ngồi mồ hơi toát đầm đìa, còn anh ta thì cố ra sức làm cho bố mẹ cô gái vui.
Mẹ cô gái hỏi tôi:
– Sao anh im lắng thế?
– Thưa bác, tính anh ấy nhút nhát lắm, Netzhet đỡ lời cho tôi.
Tôi cứ ngồi cắn răng vì đau, hai tay nắm chặt, kẹp giữa hai đầu gối.
Người yêu của Netzhet bê khay cà phê bước vào phòng. Lạy chúa tôi, sao có người xấu đâu mà xấu đến thế. Nhìn thấy cô ta tôi chỉ muốn cắm đầu bỏ chạy. Mong sao cho cậu bị từ chối, Netzhet! Chả lẽ bao nhiêu đau đớn tôi phải cố chịu vì cậu chỉ vì cô gái xấu xí như thế này?!
Netzhet cuối cùng cũng làm cho bố mẹ Mêlikha phải cười. Trong khi đó tôi gần như sắp bị ngất. Trước mắt tôi hiện ra những vòng tròn lửa. Theo tôi, thậm chí tôi đã khóc.
Cuối cùng Netzhet mới nói đến chuyện anh ta muốn cưới Mêlikha.
Ông bố mỉm cười có vẻ thân thiện.
– Chúng tôi sẽ suy nghĩ, cậu ạ.
– Cậu cứ tin vào điều tốt lành, – bà mẹ nói thêm – Nếu đã là số phận thì khó tránh được.
– Thế còn cậu cũng chưa có vợ à? – Ông chủ nhà hỏi tôi.
Tôi cúi thấp đầu để họ không nhìn thấy những giọt nước mắt và lí nhí đáp:
– Vâng ạ!
Đó là câu duy nhất tôi nói ra trong nhà họ.
Ra ngoài phố Netzhet bắt đẩu trách mắng tôi:
– Thế cũng gọi là bạn bè! Sau chuyện này tớ chẳng còn muốn nhìn mặt cậu nữa! – Nói đoạn anh ta bỏ đi.
Còn lại một mình, tôi ngồi xuống vỉa hè cố tháo đôi giày ra khỏi chân, nhưng không tài nào tháo được. Đôi giày như dính liền vào chân tôi. Tôi không nhớ làm cách nào tôi lết về được đến toà soạn.
Vừa bước qua ngưỡng cửa, tôi nằm vật ngay xuống sàn và kêu to:
– Cứu tôi với, các bạn ơi!
Các bạn đồng nghiệp cũng không tài nào giúp tôi tháo được đôi giày.
– Phải cắt nó ra thôi, – Có ai đó bảo.
– Thì cắt đi! -Tôi rên rỉ.
Các đồng nghiệp của tôi người dùng dao gíp, người dùng dao cạo, người dùng kéo, xúm vào giúp tôi.
– Không được, phải gọi bác sĩ phẫu thuật mới được, – Ông sửa mo-rat của chúng tôi nói. – Ca này không phải đơn giản đâu!
Đôi giày như dính chặt vào da, đã bị rạch ra mà nó vẫn không rời khỏi chân tôi. Cuối cùng người ta phải cắt nó ra thành từng miếng nhỏ, lúc đó đôi chân tôi mới được giải thoát.
Tôi phải nằm trên giường mất ba ngày. Nhưng như thế vẫn chưa phải là hết. Từ trước đến nay tôi vẫn đi giày cỡ ba tám, vậy mà bây giờ xỏ vào đôi cỡ bốn mươi vẫn còn khó khăn. Vì đôi chân tôi, sau khi được giải phóng, trở nên to hẳn ra.
Đến ngày thứ tư bố mẹ Mêlikha đến gặp tôi và bảo:
– Vợ chồng tôi quyết định gả con gái cho anh.
Tôi luống cuống.
– Chúng tôi rất thích anh, – hai vị khách nói tiếp. – Chúng tôi chưa bao giờ gặp một thanh niên nào hiền lành và tử tế như anh. Khi anh ngồi ở nhà chúng tôi, chúng tôi thấy mồ hôi trên má anh chảy ròng ròng, còn mặt anh thì đỏ như gấc. Anh ngồi trên ghế mà không nói một lời nào, mặt cứ cúi gầm, tay thì không biết để vào đâu. Thời buổi bây giờ mà có người lịch sự nhã nhặn như anh thật là hiếm! Anh có thể làm vinh dự cho bất cứ gia đình quyền quý nào.
– Thế còn Netzhet ạ? Anh ấy là bạn tôi.
– Ôi, tôi xin anh đừng nói về anh tay. Một kẻ ba hoa khoác loác chưa từng thấy trên đời! Một gã bồng bột, xốc nổi: chúng tôi đoán ra ngay cái anh bạn Netzhet của anh. Anh tay không khi nào được nhìn thấy con Mêlikha nhà chúng tôi nữa!
– Nhưng hiện cháu chưa có ý định cưới vợ ạ.
– Anh cứ suy nghĩ đi, chúng tôi sẽ còn đến nữa.
Sau đó ông già cô gái thường xuyên ghé qua chỗ tôi và tâng bốc tôi lên tận mây xanh.
– Trong đời chúng tôi chưa bao giờ… người khiêm tốn, điềm đạm như thế… anh ngồi mặt đỏ dừ như gấc… anh không biết để tay vào đâu…
Đến một hôm không nhịn được nữa tôi lôi trong ngăn kéo ra những mảnh da giày bị cắt vụn và quăng xuống chân ông già:
– Tất cả là do cái này đây! Ông hãy gả con gái ông cho cái này này! Có giáo dục, khiêm tốn, tế nhị!…
Từ đó ông ta không đến nữa.
Tóm lại, các bạn chớ quên nếu có đi hỏi vợ thì hãy mang đôi giày thật chật. Tôi có thể chúc mừng trước các bạn!
Tập Truyện Aziz Nesin Tập Truyện Aziz Nesin - Aziz Nesin Tập Truyện Aziz Nesin