Số lần đọc/download: 13190 / 450
Cập nhật: 2015-03-02 12:48:56 +0700
Chương 2-2 - Giai Đoạn Nhì ( 1927 – 37) : Tấn Công Cộng
Trong 10 năm từ khi trục xuất cộng sản ra khỏi chính quyền, đặt họ ra ngoài vòng pháp luật, cho tới khi Quốc và Cộng liên hiệp với nhau để lập mặt trận thống Nhất chống Nhật ( 1937), Tưởng Giới Thạch vừa cải tổ chính phủ, kiến thiết quốc gia, đối phó với ngoại quốc, vừa tận lực tấn công Cộng, nhưng không diệt được họ, chỉ xua họ ra khỏi Hoa Trung, Hoa Nam, bắt họ phải lùi lên miền Tây Bắc. Vậy là mới thống nhất xong thì nội chiến đã phát nữa.
Cộng tuy biết sức yếu, nhưng mấy năm đầu vẫn nỗi dậy, và lần nào cũng bị thiệt hại.
Tháng 9 – 1927, họ sách động nông dân nổi lên cướp lúa sau vụ gặt lúa mùa thu, không thành công . Vụ này đưọc nhà văn phe tả, Mao Thuẫn tả trong tiểu thuyết Thu thu.
Ba tháng sau, cộng sản bị thiệt hại rất nặng ở Quảng Châu, sau khi bị trục xuất ở Nam Kinh, các cố vấn Nga, rút xuống Quảng Châu, tháng 12 – 1927, ra lệnh cho Trương Đại Lôi, chủ tịch ủy ban cách mạng, xúi giục thợ thuyền nổi lên bạo động, giết các tài chủ để chiếm đoạt tài sản .
Họ chiếm được trại lính, công sở, nhưng nhân dân Quảng Châu đa số là thương nhân, không hưởng ứng, thợ thuyền không chịu tổng đình công. Quân Quốc gia do Trương Phát Khuê, Lý tế Thâm chỉ huy, dẹp tan phiếm loạn. Trong vụ đó có đến 4.000 đảng viên bị giết, trong số có hơn 100 cố vấn Nga và viên cầm đầu tướng quân sự Cộng sản là Kirischeff.
Năm 1930, Lý Lập Tam lên thay Trần Độc Tú đã bị cách chức chủ tịch đảng từ trước rồi vì có khuynh hướng thiên hữu. Ông ở Pháp về, theo chỉ thị của Phòng thông tin đệ tam quốc tế, nhân một vụ xung đột giữa Tưởng Giới Thạch và Phùng Ngọc Tường, chiếm vài thị trấn để lập lại cơ sở thợ thuyền của đảng . Mới đầu, ông ta chiếm được Trường Sa nhờ Bành Đức Hoài, nhưng sau thua, không dám tiến lên Hán Khẩu, bị Moscou khiển trách, kéo về Nga. Quốc dân đảng nắm chắc được các thị trấn, lùng bắt tất cả những kẻ thân cộng, cộng không làm gì đươọc.
Tóm lại trong mấy năm đâu, Cộng thất bại liên tiếp, đưòng lối thường thay đổi, giới lãnh đạo cũng vậy, các cố vấn Nga phải về nước, một số ít ở lại Giang Tây, để lập một chính quyền sô viết tại đó.
Tuy vậy sự hoạt động của Cộng sản cũng thu được vài kết quả ở Phúc Kiến, Giang Tây, Hồ Nam, Hồ Bắc. HỌ lập được tại đó những đạo hồng quân có khí giới dầy đủ, được huấn luyện kỷ, nhờ một tướng rất tài về du kích tướng Chu Đức.
Cộng thay đổi đường lối
- Rút kinh nghiệm mấy năm đó, họ xét lại đường lối của họ, thấy giới vô sản ( thợ thuyền ) ở các thị trấn còn yếu quá, mà chính họ lại không hoạt động ở thị trấn được, phải cách biệt với vô sản, vậy đành phải chú trọng tới nông dân và họ nhớ lại lời Lénine nói năm 1919 với một số dảng viên cộng sản Á Châu:
- “ Các Đống chí phải áp dụng lý thuyết và thực hành mà đừng quên rằng nông dân là giai cấp quan trọng nhất trong quần chúng “.
Lénine đã sửa đổi lý thuyết của Marx để cho hợp với các nước Á châu chưa được kỹ nghệ hoá, còn ở trong giai đoạn nông nghiệp.
Từ dó đảng Cộng sản Trung Hoa mới nghĩ tới việc gây một cuộc vận động dân tộc, dân chủ, điền địa, như Tôn Văn đã chú trương, cuộc vận động đó gọi là Tân Dân Chủ.
Nông dân được bọn trí thức huấn luyện, khi bạo động thì có thể dùng những kẻ cướp gốc nông dân như các triều đại cũ, vì bọn đó gan dạ ( nhưng nếu làm phản thì phải thủ tiêu liền ), không dùng phương tiện tổng đình công nữa, mà dùng du kích chiến, đưa vấn đề cải cách điền địa lên hàng đầu. Đó là những nét chính của cuộc cách mạng Trung Hoa. Vậy, họ trở lại đường lối bạo động của các cuộc khởi nghĩa thời phong kiến, chỉ khác người lãnh đạo là giới trí thức, bọn cướp chỉ là tay sai, không tấn công ồ ạt để chiếm đất, mà dùng du kích để tỉa lần, sau cùng diệt quân đội của chính quyền, thành công rồi thì thực hành việc chia đất, như hồi xưa, những địa chủ chẳng những mất đất mà còn bị trừng trị, điễm này khác Nga.
Tóm lại, cách mạng của Trung Hoa là cách mạng điền địa cho nông dân trước hết, và do nông dân làm dưới sự lãnh đạo của đảng, chứ không phải do lực lượng thợ thuyền để diệt bọn tư bản các xí nghiệp, các công ty thương mãi, vì Trung Hoa còn ở giai đoạn tiểu tư bản chưa có lực lượng thợ thuyền.
Điều đó, Mao Trạc Đông hiểu rõ và sớm hơn ai hết, nếu không phải là có sáng kiến đưa ra . Ông không phải là lý thuyết gia, chỉ có lương tri của một nông dân, và lương tri đã thắng giáo điều
Mao Trạch Đông
Mao sinh năm 1893 ở Hồ Nam, trong một gia đình nông dân, nhưng không phải là nông dân, mà thuộc giai cấp trí thức tiểu tư sản. Cha làm ruộng, mới đầu nghèo, sau giàu làm thêm nghề buôn bán nữa. Học ở trường ông đồ trong làng, được cha mẹ cưới vợ cho rất sớm. Ông to lớn, lực lưỡng, như nông dân, hiểu những vấn đề của nông dân.
Năm 1908 ông vô học một trường huyện, được nghe nói về phong trào Duy tân, năm 1911 được thấy nhà Thanh sụp đổ và nghe nói về Tôn Văn. Trong mấy năm sauông vô trường sư phạm Hồ Nam ở Tràng Sa ( 1912- 18), sau đó lên Bắc Kinh, làm một thư ký tầm thường trong thư viện Quốc Gia ( 1918- 19), đọc sách của Khang Hữu Vi, Lưong Khải Siêu, các bản dịch của Rousseau, Montesquieu, tìm hiểu tư tưởng của Tôn Văn, sau cùng là thuyết Mác – Xít. Các bạn ông hồi đó đều nhận rằng thể chất ông lực lưỡng mà tinh thần ông cũng rất mạnh.
Nam 1919, ông từ chối một cơ hội qua Pháp, trở về Hồ Nam dạy học bỏ vợ trước, cưới bà vợ sau (1) con thầy học của ông, bắt đầu viết báo dự vào các cuộc hoạt động văn hóa. . Bồng bột ái quốc, dự cuộc vận động Ngũ Tứ ( 4-5-1919)
Năm 1921, ông vô đảng Cộng Sản và bắt đầu làm Cách mạng từ 1925, trong khi các đồng chí hướng về thợ thuyền ở các thị trấn thì ông hướng về nông dân, tổ chức nhiều cuộc hội họp nông dân, do đó mà ông viết được một tập mỏng nhan đề là : “ Báo cáo cuộc điều tra về phong trào nông dân ờ Hồ Nam ”. Ngày nay có người cho rằng chủ nghĩa “ Mao ” ( Maoisme ) phát sinh từ đó.
Khi Cộng sản bị khai trừ, ông quay về với nông dân, tổ chức họ, dạy họ về chính trị, vô bị, ở những khu rừng núi gần ranh giới chung của các tỉnh Giang tây, Hồ Nam, Phúc Kiến, họ thành những chiến sĩ rất có tinh thần và kỷ luật.
Năm 1931, những khu đó tập hợp lại, thành lập Chính phủ Cộng hòa Sô Viết đầu tiên của Trung Hoa ở thụy Kim ( tỉng Giang Tây ) gồm Mao Trạch Đông làm chủ tịch, Chư Đức, Chu Ân Lai, Bành Đức Hoài ....
Chính phủ đó kiểm soát được nhiui tỉnh ở rung và Đông Nam Trung Hoa, dân số được khoảng 20 triệu ( có sách nói 90 triệu) quân số năm đầu đưọc khoảng 6 vạn, ba năm sau tăng lên 30 vạn.
Từ đó Trung Hoa lại có hai chính phủ: Quốc và Cộng, Mao thành đối thủ của Tưởng.
Tưởng tấn công Mao ở Giang tây
Cộng cản mặc dầu bị đàn áp, tấn công dữ mà vẫn phát triển mạnh khiến Tưởng phải tìm cách trị cho được.
Từ 1930 đến 1934, ông tấn công tất cả 5 lần. Lần đầu vào cuối 1930 với 100.000 binh, thua lần thứ nhì vào đầu 1931 với 200.000 binh do Hà Ứng Khâm chỉ huy, cũng thua.
lần thứ ba, đích thân Tưởng Giới Thạch chỉ huy 300.000 quân từ tháng 7 đến tháng 9 cũng năm 1931, cũng không có kết quả gì cả.
Vì Nhật c xâm chiếm Mãn Châu và Thượng Hải ( coi ở sau) Tưởng tạm để yên Cộng sản, giữa năm 1932 mới tấn công trở lại thắng được vài trận nhỏ ở Hố Bắc, nhưng kế đó lại đại bại ở Giang tây.
Sau cùng, lần thứ năm tháng 10-1933, Tưởng dùng 1.000.000 quân và 200 phi cơ, thay đổi chiến lược . Không tấn công ồ ạt nữa, mà dùng 500.000 quân bao vây, quân Cộng ở trong rừng núi thiếu gạo, nhất là thiếu muối, phải lộ diện để phá vòng vây và lúc đó bị 500.000 quân nữa chặn đánh họ không còn dùng được chiến thuật du kích mà họ rất thạo nữa. Tưởng đã dùng ngoại giao, thu xếp với Nhật, được Nhật để yên nên có thể đdem nữa số quân lực Quốc Gia, nhất định diệt cộng cho được. Vòng vây lần lần thu hẹp lại, Cộng thấy nguy, bỏ căn cứ Giang tây mà tiến về phía Tây, để lên miền Tây Bắc Trung hoa.
Họ Bắt đầu cuộc Trường hành, cũng gọi là Trường chinh, vì vừa chạy vừa phải chiến đấu, vô tiền trong lịch sử Trung hoa, có lẽ cả trong lịch sử nhân loại nữa, làm cho Tây Phương phải thần phục.
Rốt cuộc, Tưởng vẫn không diệt được Cộng, chỉ xua họ ra khỏi Hoa Trung và Hoa Nam thôi.
1-) Bà này bị Quốc dân đảng giết