If we are peaceful, if we are happy, we can smile, and everyone in our family, our entire society, will benefit from our peace.

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 120
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3179 / 36
Cập nhật: 2016-06-20 20:54:37 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 44: Chính Trị Của Cải Cách Hành Chính
ẻ được, người mất là điều khó tránh khỏi trong các cuộc cải cách hành chính (có lẽ, trong mọi cuộc cải cách nói chung). Và khi chúng ta bàn đến việc ai được, ai mất chúng đến chính trị của cải cách hành chính.
Theo một điều tra của Ngân hàng Thế giới thì có đến 2/3 các cuộc cải cách hành chính chẳng mang lại kết quả gì. Sự thất bại của các cuộc cải cách này thường do nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân quan trọng nhất là các vấn đề chính trị của cải cách đã không được quan tâm đúng mức.
Mục đích của cải cách hành chính thường là để cải tiến và nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, tiết kiệm chi tiêu ngân sách, nâng cao chất lượng dịch vụ công. Xét từ góc độ mục đích, chẳng một lực lượng nào của xã hội có lý do để phản đối cải cách. Tuy nhiên, khi chúng ta bàn đến việc làm thế nào để đạt được mục đích đó, nghĩa là bàn đến sự cần thiết phải giảm biên chế, phân cấp, phân quyền... thì lợi ích của nhiều đối tượng sẽ bị đụng chạm; một loạt vấn đề sẽ nẩy sinh. Đến lúc này, cải cách hành chính bắt đầu trở thành một vấn đề chính trị nóng bỏng đụng chạm đến sự cân bằng quyền lực giữa nhiều chủ thể – các công chức, các bộ trưởng, thủ tướng, các nhà lập pháp, cũng như giữa các cơ quan, các tổ chức xã hội, các nhóm lợi ích (chủ thể này chưa hình thành một cách rõ nét ở nước ta), chính quyền Trung ương, địa phương và các công dân.
Ví dụ, chính sách giảm biên chế hành chính 15% là một nội dung của cuộc cải cách hành chính mà chúng ta đang tiến hành. Mục đích chính của việc giảm biên chế này là khắc phục tình trạng cồng kềnh của bộ máy hành chính và tiết kiệm chi ngân sách cho quỹ tiền lương. (Đến nay vẫn còn các ý kiến khác nhau về số lượng công chức của nước ta có thật sự là quá lớn hay những người ăn lương từ ngân sách thì quá lớn còn đội ngũ công chức thì tương đối bé so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên đây là một vấn đề khác). Mục đích của chính sách này có thể là đúng đắn. Nhưng trên thực tế, không ai muốn cưa đứt cành cây mà mình đang ngồi trên đó. Đội ngũ công chức - cũng vậy. Họ khó lòng tán thành và nhiệt tình ủng hộ việc “bẻ cành, bứt lá” nói trên. Lý do đơn giản là vì lợi ích của họ sẽ bị đụng chạm tức thì - kể cả những người bị chuyển việc, sa thải, lẫn những người được giữ lại trong đội ngũ công chức. Những người bị loại ra ngoài phải chịu những tổn thất to lớn về tinh thần và vật chất. Những người được giữ lại sẽ phải làm một số lượng công việc lớn hơn mà không rõ có được tăng 15% lương hay không. Sự không ủng hộ của đội ngũ công chức, có lẽ, là một trong những nguyên nhân làm cho chính sách này của chúng ta đang dẫm chân tại chỗ, nếu không nói là đi thụt lùi ở nhiều nơi. Đây là hậu quả có thể thấy trước của việc ít coi trọng sự ủng hộ của đội ngũ công chức, khi đề ra chính sách cắt giảm 15% biên chế hành chính. Nếu các giải pháp thực sự đem lại những cơ hội mới tốt hơn cho “những người bị loại khỏi cuộc chơi” và sự khuyến khích vật chất đối với những người được giữ lại cơ hội thành công của chúng ta sẽ lớn hơn.
Một ví dụ khác là về sự phân cấp ngân sách. Vừa qua, trong quá trình sửa đổi Hiến pháp, tu chính án về việc Quốc hội chỉ phân bổ ngân sách Trung ương mà không can thiệp vào việc phân bổ ngân sách địa phương (Khoản 4, Điều 84) đã không gặp phải sự chống đối nào đáng kể của các nhà lập pháp. Đây là điều đáng ngạc nhiên, vì tu chính án này đã lấy đi một phần quyền lực rất lớn của cơ quan lập pháp. (Có lẽ, tính hình thức trong việc phân bổ ngân sách của Quốc hội là sự lý giải cho “thái độ vô tư lự” của các nhà lập pháp trong thời gian vừa qua). Mặc dù, đây là cải cách hết sức quan trọng nếu không nói là quan trọng nhất trong việc phân cấp, phân quyền ở nước ta và là thắng lợi vĩ đại của các nhà cải cách. Nhưng vượt qua mọi cửa ải của quá trình sửa đổi Hiến pháp vẫn chưa phải là đã qua sông. Cải cách này tiến xa đến đâu và thành công đến mức nào vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào sự ủng hộ của các nhà lập pháp vì việc sửa đổi Luật Ngân sách vẫn còn nằm ở phía trước và Quốc hội vẫn còn được giữ lại quyền “quyết định dự toán ngân sách nhà nước”.
Động cơ của cải cách hành chính cũng là một phần của chính trị. Trên thực tế, động cơ này ở các nước khác nhau có thể rất khác nhau. Ví dụ, ở Anh quốc, tư tưởng của những người bảo thủ trọng kinh doanh dưới thời của bà Đầm thép Thatcher là tái cấu trúc toàn bộ nền văn hóa của xã hội chứ không chỉ ở lĩnh vực hành chính công. Đây là một nhiệm vụ mà những người thuộc Công đảng đang cầm quyền nhận thấy có thể kế thừa. Ở New Zealand, các nhà cải cách lại nhấn mạnh đến việc tư nhân hóa, xác lập mối quan hệ khách hàng và người cung cấp dịch vụ giữa các cơ quan và các nhà thầu tư dẫn đến việc xóa bỏ hệ thống công vụ chính quy. Động cơ cải cách hành chính của chúng ta là gì? Phải chăng là đoạn tuyệt văn hóa xin- cho trong mối quan hệ của người dân với công quyền và vượt qua lòng tin ngây thơ về giá trị tự thân của quản lý.
Nhận thức và lòng tin của xã hội về sự cần thiết phải cải cách hệ thống hành chính là yếu tố quan trọng nhất trong việc quyết định sự thắng lợi hay thất bại của cải cách. Bên cạnh đó, không phải những tuyên ngôn to tát về tầm quan trọng của cải cách, mà ý chí chính trị trong việc đẩy tới những biến đổi thật sự sẽ mang lại thành công.
Những Nghịch Lý Của Thời Gian Những Nghịch Lý Của Thời Gian - Nguyễn Sĩ Dũng Những Nghịch Lý Của Thời Gian