Tính cách không thể được hình thành trong yên bình. Chỉ có trải nghiệm mới hun đúc tâm hồn, làm rõ tầm nhìn, sản sinh ra tham vọng, và giúp đạt được thành tựu.

Helen Keller

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 120
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3179 / 36
Cập nhật: 2016-06-20 20:54:37 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 43: Cải Cách Tiền Lương
rong nền kinh tế thị trường, lương chính là số tiền được chi trả để mua sức lao động (lao động trí óc và lao động chân và người bán là yếu tố xử lý như thế nào. Và đây là lãnh địa khiến các nhà cải cách phải đối mặt với không ít những khó khăn.
Trước hết, đó là sức ì của tư duy và tâm lý “sống lâu lên lão làng”. Chuyển từ một hệ thống mà lương được trả căn cứ vào quá trình “phấn đấu” và sự “cống hiến” sang một hệ thống dựa vào sự đánh giá của thị trường là điều không dễ. Chúng ta có thể đồng ý với nhau là người giỏi thì phải được trả lương cao, ưng sẽ rất khó chấp nhận việc một người chỉ đáng bậc con tay). Khả năng mặc cả giữa người mua quyết định đối với mức lương thực tế được hình thành. Người mua không thể trả giá vượt quá khả năng chi, người bán không thể đồng ý với mức thấp hơn sự xứng đáng của mình. Nhu cầu của thị trường và quan hệ cung cầu về lao động chính là những nhân tố quyết định giá cả của sức lao động. Những loại hình lao động khan hiếm sẽ được mua với giá cao. Những loại hình dư thừa sẽ được mua với giá thấp, thậm chí không có ai mua. Đây là quy luật của thị trường lao động. Cải cách tiền lương chính là điều chỉnh chính sách tiền lương nhằm phản ánh được các quy luật này. Tuân theo quy luật của thị trường sẽ giúp chúng ta bảo đảm được tính năng động và sự tương thích của lực lượng lao động Việt Nam trong quá trình hội nhập và cạnh tranh toàn cầu.
Đối với thành phần kinh tế tư nhân và các xí nghiệp liên doanh, các doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài, các quy luật của thị trường lao động sẽ được tuân thủ một cách tự nhiên (nếu các thiết chế hành chính không ngăn cản điều này). Vấn đề đặt ra là lương cho hệ thống công chức và cán bộ sẽ được xử lý như thế nào và đây là lãnh địa khiến các nhà cải cách phải đối mặt với không ít những khó khăn.
Trước hết, đó là sức ì của tư duy và tâm lý “sống lâu lên lão làng”. Chuyển từ một hệ thống mà lương được trả căn cứ vào quá trình “phấn đấu” và sự “cống hiến” sang một hệ thống dựa vào sự đánh giá của thị trường là điều không dễ. Chúng ta có thể đồng ý với nhau là người giỏi thì phải được trả lương cao, ưng sẽ rất khó chấp nhận việc một người chỉ đáng bậc con cháu lại được hưởng mức lương cao hơn cha chú. Tuy nhiên, cứ nghĩ mà xem: Một kỹ sư tin học trẻ tuổi được các công ty trả lương 5 – 6 triệu đồng/tháng, thì các cơ quan Nhà nước không thể tuyển dụng với mức lương 280-500 ngàn đồng/ tháng được. Tiền nào của ấy là quy luật nghiệt ngã của kinh tế thị trường. Với một mức lương quá thấp so với giá lao động thực tế trên thị trường, Nhà nước sẽ có được một đội ngũ công chức như thế nào là điều không nói ra thì ai cũng biết.
Hai là, khả năng chi trả của Nhà nước. Tiền lấy ở đâu ra có thể là câu hỏi dẫn mọi cố gắng cải cách vào ngõ cụt. Tuy nhiên, có vẻ như tiền là cái không bao giờ đủ và không bao giờ dư thừa. Điều quan trọng không chỉ là tìm cách tận thu và mở rộng các nguồn thu, mà là xác định rõ đâu là lĩnh vực Nhà nước cần phải chi. Những việc mà thị trường và xã hội làm tốt hơn thì không biết Nhà nước có nên tham gia quá sâu vào không? Một thực tế là ngân sách Nhà nước có lớn bao nhiêu thì cũng nhỏ hơn tổng thu nhập của toàn xã hội rất nhiều. Thế thì Nhà nước không thể làm thay xã hội.
Tiền tệ hóa sự bao cấp cho các quan chức cũng là một cách để có thêm kinh phí cho cải cách tiền lương, đồng thời tiết kiệm cho Ngân sách. Một cách khác là chuyển thẳng vào lương các khoản chi tiêu lòng vòng với mục đích thiện ý là bổ sung thu nhập và hậu quả bất ý là tạo ra sự bất bình đẳng.
Ba là, chính sách đối với những người về hưu và các đối tượng hưởng trợ cấp xã hội. Rõ ràng, đây không phải là những người đang làm công ăn lương, nên không phải đối tượng trực tiếp của việc cải cách tiền lương. Tuy nhiên, vì hai lẽ mà công cuộc cải cách không thể không chú ý đến các đối tượng này: lẽ thứ nhất là công bằng xã hội; lẽ thứ hai là việc tăng lương sẽ ảnh hưởng đến sức mua của những người về hưu và các đối tượng chính sách.
Những Nghịch Lý Của Thời Gian Những Nghịch Lý Của Thời Gian - Nguyễn Sĩ Dũng Những Nghịch Lý Của Thời Gian