Sự khác biệt giữa người thành công và những người khác không nằm ở chỗ thiếu sức mạnh, thiếu kiến thức, mà là ở chỗ thiếu ý chí.

Vince Lambardi

 
 
 
 
 
Tác giả: Cao Hành Kiện
Thể loại: Tiểu Thuyết
Dịch giả: Trần Đĩnh
Biên tập: Bach Ly Bang
Upload bìa: Bach Ly Bang
Số chương: 82
Phí download: 8 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 7882 / 156
Cập nhật: 2015-08-05 20:17:40 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 45
àng hỏi:
- Anh sắp đi ư?
- Xe ca chạy không phải là lúc bảy giờ sao?
- Bảy chứ, hãy còn một ít thời gian.
Ta xếp cái xắc đeo lưng: gấp quần áo bẩn, nhét cả vào trong xắc. Lúc đầu ta nghỉ ngơi thêm hai ngày nữa ở huyện lỵ này, giặt hết quần áo và lấy lại hơi sức. Ta biết nàng đứng sau ta, đang nhìn ta. Ta không ngẩng đầu lên, sợ không chịu nổi cái nhìn của nàng. Ta có thể sẽ không đi nữa và sẽ càng tự trách móc mình hơn.
Trong thời gian phòng trống không, chỉ có một giường đơn và một bàn con gần cửa sổ. Tất cả đồ lề của ta rải ở trên giường. Ta về từ gian buồng của nàng, đêm qua ta ở đó, nằm sát vào nàng nhìn qua cửa sổ nhờ nhờ trằng.
Hai hôm trước, ta đến huyện lỵ này bằng xe khách. Lúc đó buổi chiều, ta gặp nàng trong cái phố duy nhất của thị trấn, ở cái chỗ cửa sổ trổ ra. Các cửa hàng đã đóng cửa, đường phố gần như vắng ngắt. Nàng đi trước ta và ta bắt kịp nàng để hỏi Trung tâm văn hóa ở đâu để tìm một chỗ qua đêm, ta đặt cầu âu với nàng câu hỏi ấy. Nàng quay đầu lại. Nàng không thật đẹp nhưng nước da trắng của nàng rất hấp dẫn và đôi môi dầy đỏ của nàng có khóe phân minh rõ ràng.
Nàng nói ta cứ việc theo nàng rồi hỏi ta tìm ai ở Trung tâm văn hóa. Ta nói cái đó không quan trọng, dĩ nhiên tốt hơn cả là gặp giám đốc. "Tại sao?" Ta giải thích rằng ta sưu tầm tài liệu. "Tài liệu gì? Để làm gì?" Rồi nàng hỏi ta ở đâu đến. Ta nói ta có giấy tờ chứng nhận cho căn cước ta.
- Tôi xem được không? Nàng cau mày, tựa như sắp sửa tiến hành tra vấn.
Ta lấy trong túi sơ mi ra thẻ hội viên Hội nhà văn với cái bìa chất dẻo màu lam. Ta biết rằng tên ta từ lâu đã vào trong các tài liệu nội bộ. Từ các cơ quan của Ủy ban Trung ương cho tới các cấp khác nhau ở cơ sở, những ngừơi phụ trách đảng, Nhà nước và các cơ sở băn hóa hẳn đã có thể xem đến. Ta cũng biết đâu đâu cũng có những ngừơi thích viết lên cấp trên các báo cáo, ở đấy họ sẽ xem hành vi ngôn luận của ta rồi căn cứ cái giọng điệu đã được xác đinh trong văn kiện mà thảo thành tài liệu gửi đi. Các bạn từng nếm qua kinh lịch này đã báo trước ta rằng ta cần tránh những người như thế ở dưới tỉnh để khỏi hút đến ta các sự phiền toái. Nhưng việc ta thâm nhập làng Mèo đã chứng tỏ rằng tấm thẻ này đôi khi cũng có những cái tiện lợi. Và đây, ngừơi đối thoại của ta là một cô gái ít có cơ hội để ý tới ta.
Nàng quả đã chăm chú nhìn ta để kiểm tra cái ảnh trong thẻ hội viên nhà văn có hợp với ta không.
- Anh là nhà văn? Nàng hỏi, lông mày chùng xuống.
- Một ngừơi nghiên cứu người rừng thì đúng hơn, ta đùa.
- Em chính là ở Trung tâm văn hóa đấy.
Thật khéo.
- Tên cô là gì, xin phép hỏi?
Nàng nói tên nàng không quan trọng, nàng đã đọc các tác phẩm của ta và nàng thích chúng lắm. Trung tâm văn hóa có mỗi một buồng duy nhất cho khách dành cho cán bộ các làng lân cận đến thành phố. Rẻ hơn và sạch hơn là khách sạn. Vào giờ này, các văn phòng đã đóng cửa, nhưng nàng có thể dắt ta đến thẳng nhà giám đốc.
Nàng bắt đầu bận tâm đến ta.
- Giám đốc không có văn hóa.
Rồi nàng nói thêm:
- Nhưng người đủ tốt.
Giám đốc, một ngừơi có tuổi, thấp và béo, muốn xem thẻ của ta trước tiên. Ông đã xem xét nó cực kỳ cẩn thận. Cái dấu đóng lên bức ảnh dĩ nhiên không thể nào là giả được. Sau đó ông suy nghĩ một hồi lâu, rồi mặt ông rạng sáng lên, ông cười toét và trả lại ta cái thẻ.
- Thông lệ khi ngừơi ta, cả các nhà văn nhà báo đến với chúng tôi, họ đều được văn phòng huyện ủy và phòng tuyên truyền huyện tiếp đón. Không được như thế thì giám đốc văn hóa mới ra mặt.
Dĩ nhiên ta biết rằng chức giám đốc Trung tâm văn hóa huyện thật sự là một chức béo bở. Được chỉ định vào chức đó cũng giống như già rồi không ai đoái hoài được cho đến Viện dưỡng lão. Dù ông có đoc các tài liệu về ta, ông cũng không thể có trí nhớ khá tốt để nhớ được nó. Gặp một người già vừa không văn hóa vừa tử tế thật là may.
- Tôi chỉ là một nhà văn nhỏ thôi, ta vội khẳng định, không cần kinh động nhiều.
- Ở đây, ông nói tiếp, chúng tôi chỉ tổ chức các hoạt động phổ cập văn hóa có tính nhân dân. Chẳng hạn chúng tôi về nông thôn thu nhập các bài dân ca...
- Cái ấy tôi mê nhất, ta ngắt lời ông, chính là tôi đang có ý định thu thập các vật liệu trong lĩnh vực này.
- Phòng khách trên gác không trống à?
Con mắt lấp lánh thông minh nhìn ta, cô gái rình đúng lúc để xen vào.
- Điều kiện ăn ở của chúng tôi ở đây không được tốt, ông đáp, chúng tôi không có căng tin, anh phải ăn ở ngoài phố.
- Càng tiện cho tôi vì rằng tôi muốn đi đến các làng quanh đây.
- Thôi thì có thế nào anh hãy bằng lòng thế ấy.
Ông té ra rất khách khí.
Và ta đã ở lại đây như thế đấy. Nàng đã đưa ta lên gác của Trung tâm văn hóa, vào phòng khách ở đầu cầu thang. Ta đặt xắc xuống, nàng nói rõ buồng nàng ở cuối hành lang. Nàng mới ta đến đó ngồi một lát.
Trong căn phòng nho nhỏ phảng phất mùi thơm của phấn và kem. Gần cửa sổ, trên giá, cái gương tròn xinh xinh, những lọ con cóng con. Bây giờ các cô gái phố huyện cũng dùng mỹ phẩm. Tường phủ đầy các áp phích điện ảnh, chắc là các ngôi sao nàng tôn thờ. Cũng có cả ảnh một vũ nữ Ấn Độ, chân trần, mặc váy bằng hàng tơ thấu suốt, bức ảnh cắt ra từ tạp chí. Dưới chiếc màn, trên nhũng tấm chăn xếp gọn gàng ngay ngắn, chễm chệ một chú gấu mào bằng bông trắng và đen. Lại một mốt bây giờ. Đồ thủ công duy nhất của địa phương là một xô nước gia công tinh xảo, sơn mài màu đỏ son bóng láng, đặt ở trong góc. Ta vừa đi khắp các rừng sâu núi cao trong nhiều tháng, ta đã sống với cán bộ, nông dân ở các làng, đã ngủ trên rơm rạ, đã nói thô lỗ tục tằn, đã uống rượu đến cháy họng, căn phòng nho nhỏ sáng tươi với mùi thơm của phấn của ke này lập tức cho ta chìm ngay vào một cơn ngây ngất hoàn toàn.
- Tôi chắc đầy rận là rận, ta nói kiểu như xin lỗi.
Nàng cười một cái không lấy đó là điều:
- Vậy thì anh tắm đi, còn nước nóng trong các phích đấy, em mới lấy lên trưa nay. Anh tìm thấy ở đấy mọi cái anh cần đến.
- Thật là ngượng, tôi đi về buồng tôi đây, tôi mượn cô cái thau được không?
- Thau làm gì? Có nước lạnh trong xô đấy.
Vừa nói nàng vừa lấy ở gầm giường ra một chậu to bằng gỗ đánh véc ni đỏ rồi sửa soạn xà phồng, khăn tắm.
- Anh đừng ngại, em ra văn phòng đọc một tý. Ở bên cạnh đây là phòng bảo tồn các cổ vật, xa hơn là văn phòng và ở đầu cùng đằng kia là buồng anh.
- Có gì là di tích ở đây không?
- Em không rõ nữa. Anh muốn xem à? Em có chìa khóa.
- Dĩ nhiên là muốn rồi, thế thì nhất.
Nàng giải thích rằng ở tầng trệt có một phòng đọc sách báo cùng một phòng giải trí văn hóa để người ta diễn tập các tiết mục nhỏ. Lát nữa nàng sẽ dẫn ta tới đó.
Tắm xong, ta thấy vương trên người ta cũng cái hương thơm như ở nàng. Sau đó nàng trở lại chuẩn bị cho ta một tách trà. Ta thấy sảng khoái dễ chịu ở buồng nàng, ta không muốn đi xe cổ vật nữa.
Ta hỏi nàng về công việc của nàng. Nàng tốt nghiệp Học viện sư phạm địa phương, nàng học múa và nhạc. Nhưng bà già trông coi thư viện của Trung tâm văn hóa bị ốm, nàng thay bà trông nom phòng đọc. Nàng làm ở đây đã sắp một năm. Nàng cũng nói nàng sắp hai mươi mốt.
- Cô hát được các bài hát vùng này không?
- Em không dám đâu ạ.
- Còn có các ca sĩ già không?
- Dĩ nhiên còn. Ở thị trấn nhỏ cách đây bốn chục dặm có một người biết nhiều lắm.
- Tìm ra ông ta không?
- Ông ta sống ở Lục Phố, một trong những làng hát của vùng này. Đi xe khách, anh có thể đến đó rồi về trong ngày.
Nhưng nàng nói thêm là không may, nàng không thể đi cùng ta. Chắc giám đốc không muốn vì không có ai thay nàng; Chủ nhật thì còn có thể. Song nàng có thể gọi điện thoại, đây chính là quê nàng, nàng có thể gọi điện thoại ra Ủy ban thị trấn để họ dặn ngừơi ca sỉ tiếp ta, nàng quen mọi người ở Ủy ban. Xe trở lại hồi bốn giờ chiều, nàng mới ta ăn ở chỗ của nàng khi ta quay về. Đằng nào thì nàng cũng phải nấu cơm cho nàng mà.
Sau đó nàng kể rằng trong thị trấn này có một cô may quần áo thời trang, chị của một đứa bạn học của nàng, một ngừơi đàn bà đẹp đặc biệt, một sắc đẹp hiếm thấy, da trắng, như một pho tượng ngọc.
- Anh sẽ đi gặp chị ấy, em bảo đảm với anh rằng...
- Bảo đảm cái gì?
Nàng bảo nàng nói như thế để đùa vui thôi. Người đàn bà trẻ ấy sống nhờ cái cửa hàng may mặc ở một phố nhỏ tại trấn Lục Phố. Từ ngoài phốt đã có thể nhìn thấy chị ấy nhưng họ bảo chị ấy bị hủi.
- Thật nhảm, chẳng ai dám lấy chị ấy, nàng nói.
- Nếu thật bị hủi thì chị ấy phải vào viện cách ly chứ.
- Mọi người nói thế để bêu xấu chị ấy chứ em không tin.
- Chị ấy có thể đến bệnh viện khám và xin giấy chứng nhận, ta gợi ý.
- Những người để mắt đến chị ấy không được đã nuôi cái tin đồn, con người ta ác độc lắm. Giấy chứng nhận thì giúp được gì?
Sau đó nàng kể, một trong các chị em của nàng mà nàng có quan hệ rất tốt đã lấy một nhân viên thuế vụ. Hắn đánh chị ấy dữ đến nỗi ngừơi chị đầy những vết tím bầm.
Ta hỏi vì sao.
- Vì đêm tân hôn, hắn phát hiện chị ấy không còn trinh! Ngừơi ở đây thô thiển lắm, tàn nhẫn lắm, không như người thành phố các anh.
- Cô ta đã yêu chưa?
Ta mạo muội hỏi.
- Từng có một bạn cùng lớp sư phạm. Em với anh ấy đã đủ tốt. Sau khi tốt nghiệp, chúng em tiếp tục viết thư cho nhau nhưng gần đây, anh ấy lấy vợ, em không hiểu trong hoàn cảnh nào. Dĩ nhiên là em không có quan hệ đều đặn với anh ấy, chúng em có tình cảm với nhau nhưng chưa chắc thật sự nói ra. Khi nhận được thư anh ấy lấy vợ, em khóc. Anh không thích nghe các loại chuyện như thế này hả?
- À không, ta nói, cái ấy khó viết được vào tiểu thuyết.
- Em không bảo anh viết. Nhưng cái gì mà lại không viết ra được, anh là nhà văn cơ mà?
- Nếu muốn viết thì mới viết được.
- Chị ấy thật tội nghiệp! nàng thở dài.
Ta không biết nàng thở dài cho cô thợ may thời trang của thị trấn này hay cho chị em nàng.
- Tội nghiệp thật.
Ta buộc phải tỏ ra có thưong cảm.
- Anh định ở lại đây bao nhiêu hôm?
- Một hai ngày. Anh nghỉ một ít rồi đi.
- Anh còn muốn thăm nhiều nơi chứ?
- Đúng, còn không ít nơi anh chưa đến mà.
- Những nơi anh đã đến thì cả đời em chẳng bao giờ đến.
- Em không muốn đi Thượng Hải và Bắc Kinh, em cần tìm gặp anh, anh có nhận được ra em không?
- Sao không?
- Anh sẽ quên em ngay thôi.
- Em đánh giá anh thấp quá!
- Em nói thật, người quen biết anh rất đông, đúng không?
- Nghề của anh thì tiếp xúc với nhiều người nhưng người đáng yêu thì rất hiếm.
- Nhà văn các anh rất khéo nói. Anh không thể ở lại thêm vài ngày nữa sao? Không phải chỉ ở Lục Phố mới biết hát những bài dân ca.
- Đúng, dĩ nhiên anh có thể ở lại.
Ta cảm thấy bị mắc trong tấm lưới trừu mến mà cô gái nhỏ này vung về phía ta. Ta đoán nàng như thế thì cũng ngay lập tức cảm thấy ta không lương thiện lắm.
- Em mệt ư?
- Hơi mệt.
Ta nhận ra cần phải để nàng lại một mình rồi ta hỏi giờ xe khách ngày mai chạy đi Lục Phố.
Không bao giờ ta nghĩ rằng từ ngày mai, theo chỉ dẫn của nàng, ta đi suốt một ngày ròng, chẳng cả dậy sớm lẫn giặt quần áo bẩn nữa. Và còn hơn thế, suốt thời gian đó ta mong đến chiều để gặp lại nàng.
Khi ta trở lại bữa ăn đã sẵn sàng. Bếp cồn đã đốt, một nồi xúp lim rim sôi trên ngọn lửa. Thấy những món ăn nàng đã làm, ta đề nghị đi mua rượu.
- Em đã có.
- Em uống ư?
- Đúng một tẹo thôi.
Ta mở gói thịt muối và ngỗng quay bọc lá sen mua ở một tiệm nho nhỏ trước bãi xe đường dài. Trong huyện lỵ này, ngừơi ta vẫn giữ thói quen gói hàng như thế này. Ta nhớ lại ngày bé, trong các hàng ăn, ngừơi ta làm như thế và nhờ vậy thịt có mùi thơm đặc biệt. Sàn nhà cọt kẹt dưới mỗi bước chân, không khí biệt lập do chiếc màn muỗi và cái xô gỗ nhỏ màu đỏ sơn mài công phu tạo nên, tất cả đưa ta về lại với tuổi thơ.
- Anh đã gặp người ca sĩ già chưa? Nàng hỏi, rót cho ta một chén rượu ngon.
- Có, anh đã gặp.
- Ông ta có hát không?
- Có, có hát.
- Có hát cả những bài hơi đặc biệt chứ?
- Những bài thế nào?
- Ông ta không cho anh nghe những bài ấy à? À đúng, trước mặt người lạ, ông ta không dám.
- Em định nói đến các bài tình ca rất sống sượng ư?
Nàng cười, hơi ngượng nghịu.
- Ông ta không hát các bài ấy trước mặt đàn bà đâu, nàng giải thích.
- Cái đó tùy. Giữa những người quen biết thì có đàn bà ông ta càng hát khỏe.
- Anh có sưu tầm được những tài liệu có ích không? Nàng đổi sang chuyện khác. Anh đi rồi, em có gọi điện thoại từ văn phòng đến Ủy ban thị trấn để yêu cầu họ báo trước cho ông lão ca sĩ biết rằng có một nhà văn ở Bắc Kinh đến thăm ông lão. Thế nào? Ngừơi ta có báo trước cho ông ta không?
- Ông ta có việc đi vắng, anh đã gặp vợ ông ta.
- Vậy là anh đi công cốc, nàng kêu lên.
- Không, không thể gọi là công cốc. Anh đã đến ngồi một hồi lâu ở một quán trà và học được không ít cái ở đó. Anh không ngờ vẫn còn những cái quán như thế. Ở tầng dưới cũng như ở trên gác, nông dân đi chợ vào ngồi đông tưởng vỡ nhà ra.
- Em ít khi đến những nơi như thế.
- Rất thú vị. Người ta bàn chuyện làm ăn, người ta chuyện gẫu, rất náo nhiệt. Anh cũng đã thảo luận với họ, đời mà, cái đó cũng là đời.
- Nhà văn là những người kỳ dị.
- Anh đã gặp mọi loại người. Một người trong đám hỏi anh liệu có cách nào mua cho anh ta một chiếc xe ô tô không. Loại nào, anh hỏi? Một chiếc Giải phóng hay một cam nhông hai tấn rưỡi?
Nàng cười cùng với ta.
- Một số người giàu thật đấy. Một người chỉ nói đến các vụ làm ăn trên mười nghìn nguyên thôi. Anh đã gặp một người nuôi côn trùng. Anh ta có đến hàng chục nghìn chum đầy côn trùng. Anh ta sắp bán hơn mười nghìn con rết mỗi con ít nhất năm phân 1...
- Đừng nói rết với em đi, em sợ run lên rồi đây.
- Đồng ý, nói chuyện khác vậy.
Ta nói ta la cà cả ngày trong quán trà. Thật ra có chuyến xe trưa ta có thể đáp về sớm chút ít giặt quần áo bẩn nhưng ta sợ nàng thất vọng. Về buổi chiều, vào giờ nàng đã định hay hơn. Ta đã đi một vòng vào các làng lân cận nhưng ta không nói với nàng.
- Anh cũng định thử làm ăn buôn bán, ta nói không nghĩ ngợi.
- Ăn thua không?
- Không, anh mới chỉ tán gẫu, anh không quen ai để cùng làm ăn và anh cũng không có năng lực làm ăn.
Nàng mới ta uống.
- Anh uống đi, anh sẽ đỡ mệt.
- Bình thường, em cũng uống rượu trắng ư?
- Không, rượu này em mua vì một bạn học cũ đến thăm cách đây vài tháng. Ở đây khi có khách, ngừơi ta đều mời rượu.
- Nào, chúc sức khỏe em.
Không ngần ngại, nàng chạm cốc và uống cạn một hơi.
Bên ngoài có tiếng tí tách.
- Mưa à?
Nàng ra nhòm ở cửa sổ:
- May mà anh đã về chứ không ướt hết.
- Mưa quá hay. Cái buồng nho nhỏ này và mưa rơi bên ngoài.
Nàng cười dịu dàng, mặt nàng đã đỏ. Mưa tí tách gõ trên mái nhà nàng hay trên ngói nhà bên cạnh.
- Sao em không nói gì?
- Em nghe mưa.
Rồi nàng nói thêm:
- Em đóng cửa sổ lại nhé?
- Đúng, dĩ nhiên rồi, sẽ thú vị hơn.
Cửa sổ đóng lại, ta cảm thấy thình lình gần gũi nàng hơn, nhờ trận mưa nho nhỏ tuyệt vời này. Khi nàng trở về bàn, nàng chạm khẽ vào cánh tay ta. Ta bèn ôm lấy eo nàng, kéo nàng vào lòng ta. Người nàng theo, ấm và mềm mại.
- Anh yêu em thật không? Nàng thì thầm.
- Anh nghĩ đến em suốt cả ngày.
Ta chỉ nói được tất cả có thế và đó là sự thật.
Lúc đó nàng quay mặt lại, ta tìm môi nàng mà trong khoảnh khắc nàng hé ra, rồi ta đè ngửa nàng xuống giường. Nàng lẩn đi nhanh như một con cá vừa quẫy vào bờ sông. Ta không kìm được mình nữa nhưng nàng van ta tắt đèn, buông màn.
- Đừng nhìn em, đừng nhìn...
Nàng khẽ van ta trong đêm, ở bên tai.
- Anh chẳng nhìn thấy gì hết mà! Ta nói, lần sờ người nàng đang không thôi cựa quậy.
Thình lình nàng ngồi lên cầm lấy cổ tay ta. Nàng nhè nhẹ đưa tay ta vào dưới chiếc sơ mi mà ta đã phanh ra rồi đặt nó lên chiếc nịt vú căng cứng. Nàng dướn thẳng và không nói gì nữa. Như ta nàng đã chờ cái nóng hổi và những vuốt ve này. Rượu, mưa, màn rủ đã cho nàng một cảm giác an toàn. Không xấu hổ nữa, nàng để ta cởi quần áo nàng ra. Ta hôn cổ, đầu vú và các chi ẩm ướt đang dạng ra nhè nhẹ. Ta ấp úng báo trước:
- Anh sắp đi vào em đây...
- Không, anh đừng thế. Nàng thở dài.
Ta lập tức nằm lên người nàng.
- Anh đi vào em đây!
Ta không biết tại sao ta lại báo trước như vậy, có phải là để tìm kiếm một kích thích? Hay để giảm nhẹ trách nhiệm của ta đi?
- Em còn trinh đấy...
Ta nghe thấy nàng khóc.
Ta hơi ngập ngừng:
- Liệu rồi em có ân hận không?
- Anh sẽ không lấy em đâu. Nàng rất tỉnh táo và chính cái đó khiến nàng khóc.
Cái khốn là ta không thể lừa nàng, ta biết ta chỉ đang cần đến đàn bà; đang chán nản, ta chỉ muốn hưởng thụ ở nàng không thôi, ta không thể gánh một trách nhiệm lớn hơn nữa với nàng. Ta rất thất vọng nằm xuống cạnh nàng; không ngừng hôn nàng, ta hỏi:
- Em giữ cái ấy lắm à?
Nàng im lặng lắc đầu.
- Em không sợ chồng em đánh nếu hắn nhận ra hôm cưới ư?
Nàng rùng mình.
- Em bằng lòng trả một giá đắt như thế vì anh à?
Ta vuốt ve hai môi nàng đang cắn vào nhau, nàng nhiều lần gật đầu làm cho ta thương hại. Ta ôm đầu nàng vào hai bàn tay, hôn mặt nàng, cổ nàng, hai má ướt đầm của nàng. Nàng im lặng khóc.
Ta không thể tàn nhẫn như thế này với nàng, buộc nàng phải trả một cái giá ngần ấy để thỏa mãn cơn ham muốn nhất thời của ta. Tuy vậy ta không thể ngăn ta thích nàng được, ta biết đây không phải là tình yêu, nhưng thế nào là tình yêu đây? Người nàng tươi mát và nhạy cảm, ta đầy dục vọng đối với nàng, cái gì ta cũng đã làm rồi, chỉ là không vượt qua được giới hạn cuối cùng này. Và nàng, nàng chờ đó, tỉnh táo, ngoan khéo, để cho ta làm mọi cái. Không còn có gí kích thích hơn. Ta sẽ nhớ lại từng cái run bần bật của từng bộ phận cơ thể nàng và ta sẽ làm sao cho cả thân xác lẫn tinh thần của nàng không bao giờ quên ta. Nàng tiếp tục run và khóc, cả người nàng trên dưới đều ướt. Ta thầm hỏi cái đó chẳng phải là còn tàn nhẫn hơn nữa sao. Nàng chỉ dịu nguôi khi những ánh sáng đầu tiên của ban mai lọc qua chiếc màn hạ xuống lưng chừng.
Dựa lên thành giường ta ngắm thân người nàng trắng ngần nằm êm ả, hoàn toàn phô bày.
- Anh không yêu em?
Ta không đáp, ta không thể trả lời.
Sau đó nàng đứng dạy ra tựa vào cửa sổ. Hình dáng và khuôn mặt nàng cúi nghiêng nghiêng làm tim ta tan nát.
- Tại sao anh không...?
Đau khổ ló ra trong tiếng nói của nàng, rõ ràng nàng tiếp tục tự dằn vặt.
Ta còn nói được gì chứ?
- Anh chắc đã có nhiều kinh nghiệm, hẳn là thế mà.
- Không! Ta bật dậy, cùng với một xung động không cần thiết.
- Đừng đến gần!
Nàng giận dữ ngăn ta lại và mặc quần áo.
Từ dưới phố dâng lên tiếng ồn ào những bước chân, tiếng nói của ngừơi qua đường, chắc là nông dân đi chợ.
- Em chả có giữ anh đâu, nàng vừa nói vừa sửa đầu tóc trước gương.
Ta muốn nói rằng ta sợ nàng bị đánh, sợ sau này nàng không hạnh phúc, sợ chẳng may nàng có thai, ta biết người ở thị trấn be bé này sẽ nghĩ như thế nào về một ngừơi đàn bà không chồng mà phá thai, ta muốn nói với nàng:
- Anh...
- Đừng nói gì cả, nghe em. Em biết anh lo cái gì, em sẽ rất nhanh tìm ra người em lấy thôi mà, em cũng không giận anh đâu.
Nàng thờ dài rất dài.
- Anh nghĩ rằng...
- Đừng! Anh ở im đằng ấy, muộn quá rồi.
- Anh nghĩ anh phải đi hôm nay, ta nói.
- Em biết em không đáng với anh nhưng anh là một người tốt.
Cái đó chẳng lẽ là thật cần thiết ư?
-Anh không quan tâm mấy đến thân thể người đàn bà.
Ta muốn bảo nàng rằng không phải thế.
- Đừng! Anh đừng nói gì cả.
Lúc ấy lẽ ra ta phải nói nhưng ta không nói gì cả.
Nàng chải đầu kỹ càng, đổ nước cho ta rửa ráy rồi ngồi lên một ghế dựa chờ ta xong việc. Bây giờ trời đã sáng bạch.
Ta về buồng khách sắp xếp đồ đạc. Một lúc sau, nàng đến. Ta biết nàng ở sau ta nhưng ta chỉ dám quay lại khi đã cho mọi thứ vào trong xắc và khéo khóa.
Trước khi ra, ta ôm lấy nàng, nàng ngoảnh mặt đi và nhắm mắt lại. Ta muốn hôn nàng một lần nữa nhưng nàng đã gỡ ra.
Đường ra ga dài. Buổi sáng, người qua đường không ngừng nườm nượp tới lui vô cùng hỗn độn.
Nàng đi rất nhanh, giữ khoảng cách với ta, tựa như hai người xa lạ.
Nàng đưa ta ra bến xe đường dài. Ở đấy nàng gặp nhiều người quen. Nàng chào họ, có nhiều chuyện để nói với từng người trong đám họ. Nàng có vẻ hoàn toàn tự nhiên, thoải mái. Nàng chỉ tránh cái nhìn của ta, mà ta, ta cũng không dám bắt gặp mắt nàng. Ta nghe thấy nàng giới thiệu ta, đây là nhà văn, đến sưu tầm dân ca. Chỉ đến lúc xe lăn bánh, ta mới nhìn mắt nàng. Ta không chịu được cái ánh sáng trong vắt của đôi mắt nàng, ta chịu không nổi khát vọng thuần khiết của nàng.
--------------------------------
1 Bằng xu của tiền Việt Nam.
Linh Sơn Linh Sơn - Cao Hành Kiện Linh Sơn