A house without books is like a room without windows.

Heinrich Mann

 
 
 
 
 
Tác giả: Jo Nesbo
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Đỗ Quốc Dũng
Upload bìa: Đỗ Quốc Dũng
Số chương: 52
Phí download: 6 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1233 / 34
Cập nhật: 2017-08-25 12:57:34 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 45: Công Chúa Medea
arry thận trọng đẩy cửa phòng ngủ. Anh nghĩ vẫn ngửi thấy mùi nước hoa của cô, nhưng loãng đến mức anh không rõ liệu nó có sẵn trong căn phòng hay hiện về từ ký ức. Chiếc giường lớn ở giữa phòng trông oai vệ như chiến thuyền La Mã. Anh ngồi xuống cái đệm, đặt những ngón tay lên tấm ga trải giường màu trắng, lạnh lẽo, nhắm mắt lại và cảm thấy nó đang trồi lên hụp xuống. Một cơn sóng đáy chậm rãi, dữ dội. Có phải tối hôm đó Anna đã đợi anh ở đây, giống như thế này không? Tiếng chuông giận dữ vang lên. Harry nhìn đồng hồ đeo tay. Bảy giờ đúng. Đó là Beate. Mấy phút sau Aune bấm chuông và cái cằm hai ngấn của ông đỏ ửng lên vì leo cầu thang. Ông hổn hển chào Beate và cả ba đi vào phòng khách.
“Vậy là cô có thể nói ba bức chân dung này vẽ ai sao?” Aune hỏi.
“Arne Albu,” Beate nói, chỉ vào bức tranh bên trái. “Harry ở giữa, và Alf Gunnerud bên phải.”
“Ấn tượng đấy,” Aune nói.
“Ừm,” Beate nói. “Một con kiến có thể phân biệt được khuôn mặt của cả triệu con kiến khác trong tổ mà. Theo tỷ lệ tương ứng với trọng lượng cơ thể, nó có hồi hình thoi còn lớn hơn cả tôi nữa.”
“Vậy thì tôi e là bộ phận đó của tôi cực kỳ kém phát triển,” Aune nói. “Anh có nhìn ra điều gì không, Harry?”
“Chắc chắn là tôi có thể nhìn được ra nhiều hơn so với lần đầu Anna cho tôi xem chúng. Giờ thì tôi hiểu ra rằng chính là ba người này đã bị cô ấy kết tội.” Harry ra hiệu về phía hình người phụ nữ đang cầm ba cái bóng đèn. “Nemesis, nữ thần của công lý và báo thù.”
“Mà người La Mã đã ăn cắp của người Hy Lạp,” Aune nói. “Họ đã giữ lại biểu tượng cái cân, thay cái roi bằng thanh kiếm, bịt mắt bà ta lại và gọi bà ta là Justitia.” Ông đi tới chỗ cái đèn. “Vào năm 600 trước Công nguyên, khi họ bắt đầu nghĩ rằng cái hệ thống báo thù bằng sinh mạng không có hiệu quả và quyết định không để cho cá nhân báo thù nữa mà biến nó trở thành chuyện của cả xã hội, thì chính người phụ nữ này đã trở thành biểu tượng của nhà nước pháp quyền hiện đại.” Ông vuốt ve khuôn mặt bằng đồng lạnh lẽo của người phụ nữ. “Công lý đui mù. Sự báo thù tàn nhẫn. Nền văn minh của chúng ta nằm trong tay bà ta. Bà ta thật đẹp phải không?”
“Đẹp như ghế điện,” Harry nói. “Sự báo thù của Anna không hẳn là tàn nhẫn.”
“Nó vừa tàn nhẫn, lại vừa cuồng nhiệt,” Aune nói. “Cùng lúc vừa có tính toán trước, lại vừa do kích động mạnh. Chắc cô ta hẳn rất nhạy cảm. Tất nhiên là bị chấn thương về tâm lý nữa, nhưng ai mà chẳng thế. Tất cả chỉ phụ thuộc vào mức độ chấn thương mà thôi.”
“Thế Anna đã bị chấn thương ra sao?”
“Tôi chưa bao giờ gặp cô ta nên sẽ chỉ phỏng đoán thôi.”
“Cứ nói đi,” Harry nói.
“Nói về chủ đề các vị thần cổ đại, tôi đoán là anh đã nghe đến tên Narkissos, vị thần Hy Lạp say mê chính cái bóng của mình đến mức không thể dứt ra được rồi chứ? Freud đã giới thiệu khái niệm ái kỷ với tâm lý học, một người có ý thức thái quá về sự độc tôn, bị ám ảnh bởi giấc mơ bất bại. Với người ái kỷ, nhu cầu trả thù những kẻ đã sỉ nhục họ thường lớn hơn rất nhiều so với mọi nhu cầu khác. Nó được gọi là ‘cơn thịnh nộ của kẻ ái kỷ’. Nhà phân tâm học người Mỹ Heinz Kohut đã mô tả một người như vậy có thể tìm cách trả thù kẻ lăng mạ mình - vốn có khi chỉ là chuyện vặt vãnh đối với chúng ta - bằng bất cứ phương tiện nào mà họ có trong tay. Ví dụ, một chuyện mà nhìn bề ngoài chỉ là sự cự tuyệt bình thường có thể khiến cho kẻ ái kỷ hành động không biết mệt mỏi, với quyết tâm sắt đá, hòng san bằng tỷ số, nếu cần có thể gây ra cái chết.”
“Cái chết cho ai?” Harry hỏi.
“Tất cả.”
“Thật điên rồ,” Beate thốt lên.
“Thật ra, đó chính là câu tôi đang muốn nói,” Aune nói gọn lỏn.
Họ đi vào phòng ăn. Aune ngồi thử lên một cái ghế tựa cũ kỹ, thẳng đứng kê cạnh cái bàn gỗ sồi dài và hẹp. “Người ta không còn đóng ghế kiểu này nữa.”
Beate rên rỉ. “Nhưng sao cô ta lại phải tước đi mạng sống của chính mình… chỉ để trả thù? Phải có những cách khác chứ.”
“Đương nhiên,” Aune nói. “Nhưng tự sát thường tự nó đã là một hành động trả thù. Ta muốn bắt kẻ đã bỏ rơi mình cảm thấy có lỗi. Chỉ là Anna tăng thêm vài mức. Hơn nữa, có đủ lý do để nghi ngờ rằng cô ta không muốn sống thêm nữa. Cô đơn, bị người tình và gia đình ruồng bỏ. Cô ta đã thất bại trong nỗ lực trở thành một nghệ sĩ và phải mượn ma túy giải sầu, nhưng cái đó cũng chẳng giúp được gì. Nói tóm lại, cô ta là một con người bất hạnh và thất vọng sâu sắc đã chọn tự sát có tính trước. Và cũng để báo thù.”
“Mà không hề cân nhắc đạo lý chút nào ư?” Harry hỏi.
“Đương nhiên, ở góc độ đạo lý cũng khá thú vị.” Aune khoanh tay. “Xã hội của chúng ta áp đặt lên chúng ta trách nhiệm đạo lý là phải sống và vì thế người ta chỉ trích việc tự sát. Tuy nhiên, rõ ràng cô ta ngưỡng mộ những gì thuộc về thời cổ, nên có lẽ Anna đã tìm thấy chỗ dựa ở những triết gia Hy Lạp, vốn cho rằng mọi người đều nên được tự chọn thời điểm mà họ chết đi. Nietzsche cũng cho rằng cá nhân có đầy đủ quyền đạo lý để tự kết liễu mạng sống của mình. Ông ta đã dùng từ tự tận hay là cái chết tự nguyện.” Aune giơ ngón tay trỏ lên để nhấn mạnh. “Nhưng cô ta phải đương đầu với một sự khó xử về đạo đức nữa. Báo thù. Trong tư cách một người theo Công giáo, cô ta được đạo đức Công giáo yêu cầu không báo thù. Đương nhiên, nghịch lý là ở chỗ những người Công giáo lại thờ vị Chúa vốn là kẻ báo thù khủng khiếp nhất trong số họ. Chống lại Chúa thì sẽ bị thiêu trong hỏa ngục đời đời, một hành động báo thù hoàn toàn không hề cân xứng với tội lỗi, gần như một trường hợp mà tổ chức Ân xá Quốc tế kêu gọi bảo vệ, nếu anh hỏi ý kiến tôi. Và nếu như…”
“Có lẽ cô ta chỉ căm ghét thôi?”
Cả Aune và Harry đều quay lại nhìn Beate. Cô ngước lên nhìn họ với vẻ sợ sệt, như thể vừa lỡ lời.
“Đạo lý,” cô thì thào. “Tình yêu cuộc sống. Tình yêu. Vậy mà căm ghét lại mạnh nhất.”
Kẻ Báo Thù Kẻ Báo Thù - Jo Nesbo Kẻ Báo Thù